Bảo đảm an ninh trật tự vệ sinh, an toàn trong hoạt động bán hàng rong

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 27)

những khu vực này.

2.3. Nghĩa vụ của ngƣời bán hàng rong và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động mua bán hàng rong nƣớc đối với hoạt động mua bán hàng rong

2.3.1. Nghĩa vụ của người bán hàng rong

Cũng như tất cả các chủ thể kinh doanh, cá nhân hoạt động thương mại khác trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh người bán hàng rong phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng rong. Đồng thời người bán hàng rong phải tuân theo quy định của pháp luật về thương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan. Phải đảm bảo an ninh, trật tự, buôn bán nhưng không làm ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong xã hội. Phải giữ gìn vẻ mỹ quan đô thị và đặc biệt là không được xâm hại đến quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng.

2.3.1.1. Bảo đảm an ninh, trật tự vệ sinh, an toàn trong hoạt động bán hàng rong rong

Trong hoạt động của mình người bán hàng rong “phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải”23.

Để hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại nói chung và người bán hàng rong nói riêng không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong xã hội, pháp luật quy định người bán hàng rong phải tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Pháp luật nghiêm cấm hoạt động buôn bán với cách thức gây rối trật tự ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng; cá nhân bán hàng rong không được rao bán rong gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau24. Khi muốn sử dụng các phương tiện tăng âm để phục vụ hoạt động buôn bán như: loa, còi, kèn,…thì cá nhân bán hàng rong phải xin phép và cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

23 Điều 7, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

24 Điều 7, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 23 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Trong khi thực hiện hoạt động thương mại, cá nhân bán hàng rong phải đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, đồng thời phải đảm bảo vẻ mỹ quan chung cho cộng đồng. Người bán hàng rong không được đổ chất thải bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông, xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng. Khi bố trí, trưng bày hàng hóa để buôn bán phải bày trí gọn gàng không làm mất đi vẻ mỹ quan chung.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)