Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 36)

Cá nhân bán hàng rong trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.4.1. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong bán hàng rong

Xử lý vi phạm hành chính là một biện pháp chế tài theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2008 và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, theo đó cơ quan quản lý hành chính nhà nước sẽ áp dụng biện pháp xử lý theo từng trường hợp vi phạm và tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà cơ quan Nhà nước áp dụng để xử lý hành vi vi phạm đó.

Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại mà không phải là tội phạm và theo quy về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bị xử phạt vi phạm hành chính32

.

Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và biện pháp xử lý đối với các hành vi ấy được quy định chi tiết tại Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và Nghị định 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2008/NĐ-CP. Một số trường hợp cụ thể như:

- Trường hợp kinh doanh hàng giả thì tùy theo giá trị của hàng hóa mà chủ thể kinh doanh có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Nếu hàng giả là thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, thuốc thú y, phân bón, xi măng, sắt thép, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thì chủ thể kinh doanh sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt theo quy định đối với hàng giả là hàng thông thường33. Ngoài ra chủ thể vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

32 Điều 1, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

33 Khoản 15, Điều 1, Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 32 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

- Hành vi đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xoá, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của hàng hóa đã hết hạn sử dụng hoặc sắp hết hạn sử dụng nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa thì tùy vào giá trị của hàng hóa chủ thể kinh doanh có thể bị phạt từ 200.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra chủ thể vi phạm còn bị áp dụng các ình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Bên cạnh những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại nếu người bán hàng rong có những hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh, an toàn; điều kiện về an toàn thực phẩm;…thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật có liên quan34

.

- Thứ nhất là xử lý vi phạm hành chính về bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động mua bán hàng rong.

Bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động bán hàng rong là một trong những nghĩa vụ mà khi thực hiện hoạt động thương mại cá nhân hoạt động thương mại nói chung, người bán hàng rong nói riêng phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về an ninh, trật tự do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính35.

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể chịu một số hình phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính,… Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Đối với cá nhân bán hàng rong trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại vi phạm những quy định về bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh, an toàn thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Một số trường hợp cụ thể như sau:

34 Ở phần này dựa trên nội dung ở mục 2.3.1 Nghĩa vụ của người bán hàng rong trong hoạt động buôn bán người viết sẽ phân tích những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm của cá nhân bán hàng rong khi họ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

35 Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 33 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

+ Với hành vi rao bán rong gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau36

. Cá nhân bán hàng rong vi phạm quy định này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng37.

+ Sử dụng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn và các phương tiện tăng âm khác để phục vụ hoạt động buôn bán mà chưa cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng38. Ngoài ra còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm.

+ Cá nhân bán hàng rong có hành vi vi phạm việc thực hiện nếp sống văn minh như có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng39.

+ Hành vi đổ rác vào hệ thống thoát nước công cộng bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng; hành vi đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng40. Ngoài ra với những hành vi này người bán hàng rong còn bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi của mình gây ra.

- Thứ hai là xử lý vi phạm hành chính về đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm. Đây là nghĩa vụ mà cá nhân bán rong các loại thực phẩm, thức ăn đường phố phải tuyệt đối thực hiện nghiêm túc và cơ quan chức năng cũng cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này. Vì nếu người bán hàng rong không thực hiện đầy đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là những hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm một cách cố ý hoặc vô ý các quy định của pháp luật về an toàn

36

Điều 7, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

37 Điều 8, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

38

Điều 8, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

39 Điều 10, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

40 Điều 9, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 34 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

thực phẩm mà không phải là tội phạm và theo quy định của phải bị xử phạt vi phạm hành chính41.

Cũng như vi phạm hành chính về đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn trong hoạt động bán hàng rong. Khi cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể chịu một số hình phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính,…Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Những hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố của người bán hàng rong sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Một số trường hợp cụ thể được quy định tại Nghị định 91/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm một trong những hành vi sau:

a) Bày bán thực phẩm không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;

c) Nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định.

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố không có nguồn gốc rõ ràng;

b) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;

c) Sử dụng bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm;

41 Điều 1, Nghị định 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 35 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

d) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm.

+ Ngoài ra cơ sở kinh doanh vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi trên; buộc tiêu hủy tang vật khi sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố không có nguồn gốc rõ ràng.

Các quy định trên để xử lý những hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố, tuy nhiên những quy định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Pháp luật không nêu cụ thể khái niệm “cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố” nhưng từ hai khái niệm “ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” và “Kinh doanh thức ăn đường phố” quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố, có thể hiểu cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay có địa điểm cố định được bày bán ngay trên đường phố, tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự. Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không bao gồm đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn trên đường phố. Vậy trường hợp cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố khi vi phạm những quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Có áp dụng những quy định để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cho đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố?

- Thứ ba là xử lý vi phạm hành chính về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động bán hàng rong.

Theo quy định tại Nghị 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều 15 xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ của Nghị định 34/2010/NĐ- CP đã được sử đổi bổ sung. Trong đó hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa đã được phân chia rõ ràng hơn để có thể áp dụng vào thực tiễn.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 36 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ sẽ bị xử lý cụ thể như sau42

:

+ Trường hợp người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

+ Trường hợp chiếm dụng đường phố để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân bán hàng rong có hành vi vi phạm quy định này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)