Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 34)

nhà nước đối hoạt động bán hàng rong

UBND cấp tỉnh; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là UBND cấp huyện) thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương theo hướng dẫn và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Cụ thể bao gồm các công việc sau đây31:

- Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra UBND cấp dưới trong việc thực hiện các quy định về quản lý hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn;

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn;

- Kịp thời đưa ra các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;

- Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại vượt thẩm quyền của UBND cấp dưới;

- Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương; kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng này.

Nếu UBND cấp xã là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động của người bán hàng rong thì UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện là cơ quan quản lý gián tiếp đối với hoạt động này. Những báo cáo của UBND cấp xã giúp UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh nắm bắt được tình hình hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại nói chung, của người bán hàng rong nói riêng và đây sẽ là cơ sở quan trọng để UBND cấp tỉnh có những giải pháp kịp thời, hình thức quản lý phù hợp đối với hoạt động mua bán hàng rong. Chẳng hạn như việc quy định hợp lý về thời gian và chỉ đạo việc lắp đặt biển cấm người bán hàng rong tiến hành hoạt động buôn bán tại các khu vực, tuyến đường mà theo quy định là cấm cá nhân thực hiện hoạt động thương mại. Bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép người bán hàng rong buôn bán.

31 Điều 9, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 30 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Đối với những khu vực, tuyến đường có thể tạm thời cho người bán hàng rong thực hiện hoạt động thương mại thì UBND cấp tỉnh quy định cụ thể việc quy hoạch và cho phép cá nhân sử dụng tạm thời các khu vực, tuyến đường và phần vỉa hè đường bộ trên địa bàn để thực hiện các hoạt động thương mại phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Để những “gánh hàng rong” hoạt động hiệu quả nhất cần có sự phối hợp từ nhiều phía đó là từ cơ quan quản lý, từ cá nhân bán hàng rong và từ phía người tiêu dùng. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với hoạt động mua bán hàng rong cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho người bán hàng rong. Thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định pháp luật. Đồng thời cơ quan quản lý cần có những giải pháp kịp thời để bảo đảm quyền lợi cho những cá nhân bán hàng rong và ngăn chặn tình trạng hàng rong buôn bán một cách tràn lan không kiểm soát, gây mất an ninh, trật tự, xâm hại đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Người bán hàng rong cũng cần nhận thức được bên cạnh quyển tự do kinh doanh là nghĩa vụ phải thực hiện, tự do thực hiện hoạt động thương mại nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật, sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức khác cũng như lợi ích chung của cộng đồng.

Để quyền lợi của người tiêu dùng không bị xâm hại thì trước hết người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ cho chính mình. Người tiêu dùng phải thật sáng suốt trong việc lựa chọn những loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày, chọn những mặt hàng có giá cả hợp lý nhưng cũng không nên xem nhẹ chất lượng hàng hóa để tránh những đối tượng buôn bán bất chính lợi dụng tâm lý “thích đồ rẻ nhưng chất lượng tốt” của người tiêu dùng để bán những mặt hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 31 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)