1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn

75 1,7K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 873,93 KB

Nội dung

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Trang 1

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

  

Giáo viên hướng dẫn

Trang 2

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

  

LỜI NÓI ĐẦU Trang 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ HỢP

ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 3

1.1 Khái quát chung về mua bán hàng hóa 3

1.1.1 Hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa 3

1.1.2 Bản chất của hành vi mua bán hàng hóa 7

1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa 13

1.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước 14

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 14

1.2.2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước 18

1.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 21

1.4 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 24

Chương 2: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC 26

2.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán 26

2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước 26

2.2.1 Nghĩa vụ cơ bản của bên bán 26

2.2.2 Nghĩa vụ cơ bản của bên mua 35

2.3 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước 39

2.3.1 Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 39

2.3.2 Căn cứ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 40

2.3.3 Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 42

2.3.4 Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán 47

2.4 Giải quyết tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam 48

Chương 3: HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 51

3.1 Tình hình mua bán hàng hóa ở nước ta trong những năm gần đây 51

3.2 Những vướng mắc khi ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và một số đề xuất để hoàn thiện 53

Trang 3

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

  

1 Bộ luật Dân sự năm 2005

2 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004

3 Hiến pháp năm 1992

4 Luật Thương mại năm 1997

5 Luật Thương mại năm 2005

6 Nghị định của Chính Phủ số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

7 Tập thể tác giả: ThS Đinh Thị Mai Phương, ThS Nguyễn Văn Cương, CN

Lê Thị Hoàng Thanh, CN Chu Thị Hoa, CN Phan Công Thành - Những điểm mới của Luật Thương mại năm 2005 - Nhà xuất bản Tư Pháp năm 2005

8 Trường Đại học Cần Thơ - Khoa Luật - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện - Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 1 quyển 1 - Tủ sách Đại học Cần Thơ năm 2003

9 Trường Đại học Cần Thơ Khoa Luật Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên Giáo trình Luật Thương mại, phần 3: Giải quyết tranh chấp và phá sản doanh nghiệp - Tủ sách Đại học Cần Thơ năm 2005

10 Trường Đại học Luật Hà Nội Giáo trình Luật Thương mại, tập 1 và tập 2 Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2006

Trang 5

-Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

  

DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH

(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP

ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ)

hiện hành ( * )

Cơ quan quản lý ngành

1

Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư

và trang thiết bị đặc chủng, công nghệchuyên dùng chế tạo chúng

Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996;

100/2005/NĐ-CP

phòng, BộCông an

Luật Xuất bản năm 2004;

Pháp lệnh Thú y năm 2004; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001

nghiệp và Phát triển nông thôn,

Bộ Thủy sản

Trang 6

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

8

được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và cỏc loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thỏc và sửdụng

Công ước CITES;

32/2006/NĐ-CP

nghiệp và Phát triển nông thôn,

Bộ Thủy sản

9

Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người

Luật Thủy sản năm

10

Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam

113/2003/NĐ-CP

nghiệp và Phát triển nông thôn

Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004

nghiệp và Phát triển nông thôn

12

Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái

Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004

nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bộ Thuỷ sản

13 Khoáng sản đặc biệt, độc hại

Luật Khoáng sản năm 1996;

160/2005/NĐ-CP

nguyên và Môi trường

14 Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường

Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994

nguyên và Môi trường

15

Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tếchưa được phép sử dụng tại Việt Nam

Luật Dược năm 2005;

Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 2003

Bộ Y tế

16 Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 2003Bộ Y tế

17

Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen

đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà

Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003

Bộ Y tế

Trang 7

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

18

B Dịch vụ

1 Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em Nghị định số 03/2000/NĐ-CP Bộ Công an

2 Tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức Nghị định số 03/2000/NĐ-CP Bộ Công an3

Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Nghị định

4

Hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn

có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời

Nghị định

số 68/2002/NĐ-CP Bộ Tư pháp5

Hoạt động kinh doanh môi giới nhận cha,

mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời

A Hàng hóa

1 Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ

Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996; Nghị định số08/2001/NĐ-CP

Bộ Công an, BộQuốc phòng, Ủy ban Thể dục -Thểthao

2

Hàng hóa có chứa chất phóng

xạ, thiết bị phát bức xạ hoặc nguồn phóng xạ

Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996; Nghị định

số 50/1998/NĐ-CP

Bộ Khoa học và Công nghệ

3

Vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amôn (NH4NO3) hàm lượng cao từ 98,5% trở lên

Nghị định 27/CP ngày 20/4/1995;

Nghị định số 02/CP ngày 05/01/1995

Công ước CITES; Nghịđịnh số 32/2006/NĐ-CP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 8

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

và các bộ phận của chúng đã được chế biến)

6 Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác

Nghị định

số 76/2001/NĐ-CP và Nghị định này

số 08/2001/NĐ-CP

Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Công an

-DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

2 Khí đốt các loại (bao gồm cả hoạt động chiết nạp) Nghị định này Bộ mại Thương

4 Thực phẩm thuộc Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao

Pháp lệnh Vệ sinh

an toàn thực phẩm năm 2003;

163/2004/NĐ-CP

Bộ Y tế

5

Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;

nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật

Pháp lệnh Thú y năm 2004; Pháplệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001

nghiệp và Phát

thôn, Bộ Thủy sản

6 Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Luật Di sản văn hoá

năm 2001; Nghị

Bộ Văn hóa Thông tin

Trang 9

-Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

92/2002/NĐ-CP

7 Phim, băng, đĩa hình (bao gồm cảhoạt động in, sao chép) Nghị 11/2006/NĐ-CPđịnh sốBộ Văn hóa -Thông tin

số 76/2001/NĐ-CP Bộ Công nghiệp

1 Dịch vụ y tế; dịch vụ y, dược cổtruyền

Pháp lệnh Hành nghề

y, dược tư nhân năm 2003; Nghị định số103/2003/NĐ-CP

Bộ Y tế

2

Dịch vụ kinh doanh thuốc bao gồm dịch vụ bảo quản thuốc và kiểm nghiệm thuốc

Luật Dược năm 2005

4 Hành nghề xông hơi khử trùng

Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001

Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn

5 Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụviễn thông

chính, viễn thông năm 2002;

Nghị định

số 160/2004/NĐ-CP

Bộ Bưu chính, Viễn thông

6 Dịch vụ truy nhập Internet (ISP) Nghị định số 55/2001/NĐ-CP

chính,Viễn thông

7 Dịch vụ kết nối Internet (IXP) Nghị định số 55/2001/NĐ-CP Bộ Bưu chính, Viễn thông8

Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông (OSP bưu chính, OSP viễn thông)

Nghị định

số 55/2001/NĐ-CP

Bộ Bưu chính, Viễn thông

9 Cung cấp dịch vụ bưu chính

chính, viễn thông năm 2002;

Nghị định

số 157/2004/NĐ-CP

Bộ Bưu chính, Viễn thông

10 Dịch vụ chuyển phát thư trong nước

và nước ngoài

chính, viễn thông

Bộ Bưu chính, Viễn thông

Trang 10

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

số 157/2004/NĐ-CP11

Phân phối điện, bán buôn điện, bán

lẻ điện và tư vấn chuyên ngành vềđiện lực

Luật Điện lực năm

12 Dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật Nghị 11/2006/NĐ-CPđịnh sốBộ Văn hóa -Thông tin

13 Dịch vụ hợp tác làm phim Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 Bộ Văn hóa -Thông tin

14 Dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế

125/2003/NĐ-CP

Bộ Giao thông vận tải

15 Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải Nghị định

số 125/2004/NĐ-CP

Bộ Giao thông vận tải

16

Các dịch vụ bảo hiểm:

- Bảo hiểm nhân thọ;

Bảo hiểm phi nhân thọ;

Tái bảo hiểm;

Môi giới bảo hiểm;

Đại lý bảo hiểm

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000;

Môi giới chứng khoán; tự kinh doanh chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán; đăng

ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;

Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;

Đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương

-Xã hội19

Dịch vụ pháp lý (bao gồm cả tư vấn pháp luật và bào chữa) do luật sư Việt Nam thực hiện

Pháp lệnh Luật sư năm 2001;

Trang 11

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Mục 2

Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

1

Các loại hóa chất độc khác không thuộc hóa chất bảng (theo Công ước quốc tế)

Nghị định

số 100/2005/NĐ-CP Bộ Công nghiệp

2

Thực phẩm ngoài Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003;

3 Các loại trang thiết bị y tế

Nghị định

số 59/2005/NĐ-CP

Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, BộThủy sản

ngày 19/3/1996

Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn

8 Giống cây trồng chính, giống cây trồng quý hiếm cần bảo tồn

Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004

Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn

10 Vật liệu xây dựng Luật Xây dựng năm 2003 Bộ Xây dựng

Trang 12

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

số 160/2005/NĐ-CP

12 Vật tư, thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến)

chính, viễn thông năm 2002;

Nghị định

số 160/2004/NĐ-CP

Bộ Bưu chính, Viễn thông

13 Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến

chính, viễn thông năm 2002;

Nghị định

số 24/2004/NĐ-CP

Bộ Bưu chính, Viễn thông

14

Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Bộ luật Lao động;

Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995;

Nghị định

số 110/2002/NĐ-CP

Bộ Lao động Thương binh và

1

Giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật sau giết mổ, sơ chế

Pháp lệnh Thú y năm 2004

Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn,

Bộ Thủy sản2

Dịch vụ về giống cây trồng, vật nuôi theo Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi

Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004;

Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004

Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn,

Bộ Thủy sản

3

Đại lý dịch vụ bưu chính, dịch vụchuyển phát thư (bao gồm cả đại lý dịch vụ chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát nước ngoài)

chính, viễn thông năm 2002;

Nghị định

số 157/2004/NĐ-CP

Bộ Bưu chính, Viễn thông

4 Đại lý dịch vụ viễn thông

chính, viễn thông năm 2002;

Nghị định

số 160/2004/NĐ-CP

Bộ Bưu chính, Viễn thông

5 Đại lý dịch vụ Internet công cộng Nghị định số

55/2001/NĐ-CP

Bộ Bưu chính, Viễn thông

6 Dịch vụ phát hành xuất bản phẩm Luật Xuất bản

năm 2004

Bộ Văn hóa Thông tin

Trang 13

-Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Dịch vụ thành lập, in và phát hành các loại bản đồ không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương

Dịch vụ kiểm định các loại máy, thiết

bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệsinh lao động

Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995;

Nghị định

số 110/2002/NĐ-CP

Bộ Lao động Thương binh và

-Xã hội

14 Dịch vụ dạy nghề; tư vấn dạy nghề Nghị định số 02/2001/NĐ-CP

Bộ Lao động Thương binh và

-Xã hội

số 19/2005/NĐ-CP

Bộ Lao động Thương binh và

17 Dịch vụ vận tải đường sắt

18 Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

19 Các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt

20 Dịch vụ vận tải đường sắt đô thị

Luật Đường sắt năm 2005

Bộ Giao thông vận tải

21

Dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy nội địa

22 Dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa, phục vụhành khách tại cảng, bến thủy nội địa

23 Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004;

Nghị định

số 21/2005/NĐ-CP

Bộ Giao thông vận tải

Trang 14

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

26 Dịch vụ môi giới hàng hải

27 Dịch vụ cung ứng tầu biển

28 Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa

29 Dịch vụ lai dắt tầu biển

30 Dịch vụ sửa chữa tầu biển tại cảng biển

31 Dịch vụ vệ sinh tầu biển

32 Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển

số 57/2001/NĐ-CP

Bộ Giao thông vận tải

34 Đại lý làm thủ tục hải quan

Luật Hải quan năm 2001;

Luật Kế toán năm 2003;

Nghị định số 56/CP ngày 18/9/1995;

45 Dịch vụ hướng dẫn viên

Luật Du lịch năm 2005

Tổng cục Du lịch

46 Dịch vụ giám định thương mại

Luật Thương mại năm 2005;

Nghị định

Bộ Thương mại

Trang 15

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 16

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LỜI NÓI ĐẦU

Ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay đã làm phát sinh các quan

hệ thương mại mà mục đích chủ yếu của nó là lợi nhuận, tuy nhiên các hành vi thương mại đó không phải hoạt động một cách tự do, tự phát mà phải theo một khuôn khổ nhất định Do đó, một hệ thống các văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động mang tính chất thương mại đó

Do sự phát triện trong quan hệ thương mại, cùng với sự phát triển của xã hội

mà các chế định pháp lý có liên quan cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện Nếu như trước đây, các quan hệ mua bán, giao dịch chủ yếu được điều chỉnh bằng các quy định của Luật Dân sự và Luật Kinh tế thì ngày nay để đáp ứng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhằm cụ thể hóa các hoạt động thương mại tại Việt Nam trên cơ sở pháp luật, Quốc hội đã ban hành Luật Thương mại năm 2005, và Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và

có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết về hoạt động thương mại Luật Thương mại năm 2005 ra đời là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, khi trước đó chúng ta đã có Luật Thương mại năm 1997 Do đó, Luật Thương mại năm 2005 được ban hành là sự thay thế và bổ sung kịp thời trong quá trình đổi mới của nước ta nhất là trong các quan hệ thương mại Luật Thương mại năm 2005 đã thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, cơ chế quản lý thương mại của Nhà nước

Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động mua bán hàng hóa trong nước trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đây là một nội dung quan trọng trong Luật Thương mại vì nó có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội

- Về phạm vi điều chỉnh của đề tài là các hoạt động thương mại được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam

- Về đối tượng áp dụng:

+ Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật

+ Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại

+ Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật Thương mại năm 2005, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

- Nghiên cứu đề tài này nhằm những mục đích như sau:

+ Trước hết là hiểu biết về phát luật trong lĩnh vực mua bán hàng hóa trong nước một cách đầy đủ và chính xác

Trang 17

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

+ Tìm hiểu về trình tự, thủ tục, điều kiện, nội dung và hình thức của một hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

+ Các hình thức giải quyết tranh chấp khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào

- Về phương pháp nghiên cứu của đề tài: sưu tầm, phân tích dựa trên những tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng

Từ những điều trên chúng ta có thể tìm ra những phương hướng giải quyết và hoàn thiện những quy định trong hoạt động mua bán hàng hóa trong nước

Bố cục của đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Khái quát chung về mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa

- Chương 2: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

- Chương 3: Hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: thực tiễn và hướng hoàn thiện

Sinh viên thực hiện

Phan Trần Duy Khiêm

Trang 18

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

1.1 Khái quát chung về mua bán hàng hóa:

1.1.1 Hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa:

Hàng hóa là sản phẩm lao động của con người tạo ra nhằm mục đích trao đổi mua bán để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của xã hội Nó chính là đối tượng trong các hoạt động thương mại trong xã hội, tuy nhiên hàng hóa thì được quy định trong Luật Thương mại một cách cụ thể như sau:

Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại: “Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động

sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”.

Nếu như trước đây trong Luật Thương mại năm 1997 quy định hàng hóa một cách chi tiết gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua bán Như vậy đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa được giới hạn trong phạm vi rất hẹp thì trong Luật Thương mại năm 2005 quy định khái niệm hàng hóa được mở rộng hơn, theo đó hàng hóa bao gồm các loại động sản kể cá động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai Quy định này phù hợp với quan điểm trong Bộ luật Dân sự năm 2005 trong việc coi tài sản hình thành trong tương lai cũng là một loại hàng hóa Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với thực tiễn của hoạt động mua bán, hiện nay người ta

có thể mua bán các ngôi nhà chung cư khi chúng chưa được xây hay mua bán vườn quả khi chúng chưa ra quả Để phân biệt động sản và bất động sản thì Bộ luật Dân

sự năm 2005 quy định tại Điều 174 như sau:

1 Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a) Đất đai.

b) Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó.

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai.

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2 Động sản là những tài sản khác không phải là bất động sản.

Như vậy, đối chiếu với quy định cụa Luật Thương mại thì hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa là động sản và bất động sản Do đó, những vật gắn liền với đất như nhà cửa và công trình xây dựng… hay những vật sinh ra từ đất (như cây cối, mùa màng, khoáng sản…) đều được xem là bất động sản Trái lại, những vật

Trang 19

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

không cố định vị trí trên đất (như bàn, ghế, xe máy, tàu thuyền…), những vật không

do đất sinh ra (như súc vật, chim muông, thú rừng…), những vật đã tách rời ra khỏi đất (như mùa màng đã thu hoạch, khoáng sản đã khai thác…) đều được xem là động sản Riêng đối với các quyền vô hình (như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại…) do không gắn liền với đất đai hoặc mặc dù thông qua các tài sản gắn liền với đất đai, vẫn không được thừa nhận là bất động sản Tất cả các quyền vô hình đều là động sản (1)

Tuy khái niệm hàng hóa tại khoản 2 Điều 3 như đã nói trên là rất rộng nhưng tại Điều 25 Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung thêm quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện như sau:

1 Căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.

2 Đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thưc hiện khi hàng hóa và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không phải hàng hóa nào cũng được phép kinh doanh mà phải theo những quy định của pháp luật, phải đủ điều kiện kinh doanh thì mới được phép lưu thông, mua bán trên thị trường, theo đó những hàng hóa trong danh mục cấm quy định như Điều 25 thì không được phép mua bán nếu không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, và tất nhiên khi kinh doanh thì thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định Theo Điều 6 và 7 của Nghị Định 59/2006/NĐ - CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 thì điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh gồm:

- Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;

+ Thương nhân kinh doanh phải là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;

1 Theo TS Nguyễn Ngọc Điện - Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ

Trang 20

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

+ Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp

vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật;

+ Phạm vi, quy mô, thời gian, địa điểm kinh doanh, số lượng thương nhân tham gia kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh phải phù hợp với yêu cầu quản lý đặc thù và quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đó trong từng thời kỳ;

+ Thương nhân kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật

- Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh mặt hàng thuốc lá, rượu phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản

lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và hướng dẫn việc cấp giấy phép kinh doanh

Điều 7 của Nghị định này cũng quy định về điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện như sau:

- Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;

+ Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của pháp luật;

+ Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;

+ Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp

vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật;

+ Thương nhân kinh doanh phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy chứng nhân đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh

Trang 21

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh hàng xăng, dầu, khí đốt phù hợp với quy định tại khoản 1 điều này

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan quản

lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên đối với những doanh nghiệp kinh doanh những loại hàng hóa trên theo Nghị định này và phải có biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm

Chúng ta có thể tham khảo Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện cũng trong Nghị định này ở phần phụ lục

Ngoài ra, Luật Thương mại năm 2005 cũng đưa ra một quy định mới về việc

áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước ở Điều 26 như sau:

- Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây:

+ Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;

+ Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp

- Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật

Trong quy định này bắt buộc khi hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước mà thuộc trường hợp trên thì có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp phải thu hồi, cấm lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép Trường hợp này chúng ta được thấy rất rõ trong thời gian qua khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm lây lan rất nhanh như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh ở lợn… Khi đó trong một thời gian dài, cả nước đã bị cấm lưu thông hoặc lưu thông phải qua kiểm dịch của

cơ quan nhà nước đối với các loại gia súc, gia cầm đó Quy định này thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với thị trường để đảm bảo cho việc tự do kinh doanh hàng

Trang 22

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hóa của các chủ thể không ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dung cũng như trật tự công cộng Đây là quy định phù hợp với xu thế phát triển của đất nước

1.1.2 Bản chất của hành vi mua bán hàng hóa:

 Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa:

Ở nước ta, theo cách hiểu phổ thông, hành vi mua bán hàng hóa là những hoạt động trao đổi hay giao lưu hàng hóa, dịch vụ dựa trên cơ sở thuận mua vừa bán Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, khi nói đến hành vi mua bán chính là nói đến hoạt động giao dịch buôn bán liên quan đến việc mua sắm vật tư kỹ thuật cho sản xuất (thương mại đầu vào) và quá trình tiêu thụ sản phẩm (thương mại đầu ra) Đối với doanh nghiệp, mỗi sản phẩm được sản xuất ra là nhằm để bán cho người tiêu dùng Không phải không có cơ sở khi người ta đưa ra phương châm của sản xuất kinh doanh “phục vụ khách hàng như phục vụ vua” hoặc “người tiêu dùng bao giờ cũng có lý” Nói một cách khác, người tiêu dùng giữ một vị trí trung tâm, là đối tượng chú trọng số một của sản xuất kinh doanh Hoạt động mua bán hàng hóa

là một bộ phận chủ yếu của hoạt động thương mại và được định nghĩa tại khoản 8

Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương

mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhân thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán; nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thoả thuận”.

Về cơ bản, hoạt động thương mại ở tất cả các nước đều diễn ra dưới hai hình thức: mua bán nội địa và mua bán quốc tế, về bản chất đều là những hoạt động mà trong đó người bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua Còn người mua có nghĩa vụ chuyển cho người bán một khoản ngang bằng với giá trị hàng hóa, dịch vụ được trao đổi

Như vậy khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì hành vi mua bán thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa các cá nhân, các đơn vị kinh doanh hợp pháp có khả năng và nhu cầu về hàng hóa và đồng thời đó cũng là quan hệ pháp luật ràng buộc trách nhiệm giữa người mua và người bán Mối quan hệ này có sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ

 Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa:

Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động chủ yếu trong các hoạt động thương mại, nhiều hoạt động thương mại khác gắn với mua bán hàng hóa hoặc nhằm phục vụ cho mua bán hàng hóa Do đó, hoạt động mua bán hàng hóa có một

số đặc điểm sau:

- Thứ nhất, chủ thể của hành vi mua bán hàng hóa là bất kỳ cá nhân, tổ chức,

đơn vị kinh doanh nào có nhu cầu về hàng hóa

Trang 23

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Mỗi cá nhân, tổ chức đều có quyền thực hiện hành vi mua bán hàng hóa với các cá nhân, tổ chức nào khác trong khuôn khổ năng lực pháp lý và năng lực hành

vi của họ, không phân biệt địa giới hành chính hoặc thành phần kinh tế

Theo quy định của Luật Thương mại, quan hệ mua bán hàng hóa có thể phát sinh giữa các thương nhân với nhau, hoặc giữa một bên là thương nhân với bên kiakhông phải là thương nhân Như vậy, chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa là thương nhân, cá nhân, tổ chức khác hoạt động có liên quan đến thương mại hoặc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh Trong quan hệ mua bán hàng hóa, theo Luật Thương mại nước ta, ít nhất một bên phải là thương nhân, có nghĩa là tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện

để trở thành thương nhân theo quy định của pháp luật Còn bên kia có thể là thương nhân khác hoặc tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân nhưng có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và có khả năng, nhu cầu về hàng hóa

- Thứ hai, đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa có thể được hiểu là vật

chất, dưới dạng cụ thể, có hai thuộc tính là giá trị trao đổi và giá trị sử dụng Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 được hiểu ở nghĩa khá hẹp, tức là nó chỉ bao gồm những hàng hóa được pháp luật quy định cụ thể, kèm với nó là những loại hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến cách thức xử sự của các chủ thể, quy tắc xử sự của các chủ thể bị chi phối bởi đặc điểm riêng của mỗi loại đối tượng (hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu,…)

và từng mặt hàng cụ thể

- Thứ ba, quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình

chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền quản lý sử dụng (đối với doanh nghiệp nhà nước) hàng hóa giữa bên bán với bên mua Cùng với sự chuyển giao hàng hóa của người bán cho người mua sẽ có sự chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền quản lý sử dụng đối với hàng hóa Tuy nhiên, cách thức, thủ tục, thời điểm chuyển giao quyền

sở hữu hoặc quyền quản lý sử dụng phải theo đúng quy định của pháp luật

 Điểm khác nhau giữa hành vi thương mại và hành vi dân sự:

Đặc điểm của hành vi thương mại được xem xét trong mối quan hệ với hành vi dân sự có nghĩa là ở đây tập trung giải quyết tính chất chung của hành vi thương mại và hành vi dân sự đồng thời làm sáng tỏ nét riêng biệt của hành vi thương mại.Theo GS.TSKH Đào Trí Úc thì “hành vi thương mại là một biểu hiện của hành vi pháp lý dân sự, phải là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại” Như vậy mối quan hệ giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại

Trang 24

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

được nhìn nhận là mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, trong đó hành vi dân sự là cái chung còn hành vi thương mại là cái riêng

Cái chung, tính chất chung của hai loại hành vi này thể hiện ở chỗ hành vi dân

sự và hành vi thương mại đều là hành vi của con người, phát sinh và tồn tại trong quá trình sản xuất, trao đổi sản phẩm hàng hóa, đều là những nội dung của quan hệ hàng hóa - tiền tệ và ở những mức độ nhất định đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan Bên cạnh những điểm giống nhau tạo nên tính chất chung giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại, giữa chúng cũng có những điểm khác biệt và chính những điểm khác biệt này tạo nên cái riêng của hành vi thương mại; một số điểm khác nhau cơ bản giữa hành vi thương mại và hành vi dân sự là:

Thứ nhất, hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện

và về tính ổn định.

Về mặt lịch sử, hành vi dân sự ra đời từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, từ khi con người tạo ra những sản phẩm dư thừa và có nhu cầu trao đổi lấy những sản phẩm khác loại của người khác với mục đích thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mình Còn hành vi thương mại xuất hiện muộn hơn, mãi đến khi

sự phân công lao động trong xã hội đạt đến trình độ nhất định, trong xã hội xuất hiện tầng lớp chuyên mua đi bán lại các sản phẩm, hàng hóa với mục đích kiếm lời thì thương mại mới ra đời

Cũng dưới góc độ lịch sử, ta thấy rằng, các quan hệ dân sự mang tính ổn định

và bền vững cao hơn các quan hệ thương mại Đặc biệt, các quan hệ này ít chịu tác động hơn của các biến động bên ngoài về chính trị, xã hội so với các quan hệ thương mại Chính vì vậy, có thể nói, hành vi thương mại hay thay đổi, ít bền vững hơn hành vi dân sự Lịch sử đã cho thấy nhiều cách thức xử sự, nhiều nguyên tắc chung của các chế định về sở hữu, thừa kế, hôn nhân, khế ước… đã xuất hiện từ thời khởi thủy của Luật Dân sự, đến nay vẫn còn được chấp nhận Trong khi đó, quan hệ thương mại chịu sự ảnh hưởng của thực tế đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nhiều hơn, do đó, cách thức xử sự của các chủ thể thương mại thường phải thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội Có thể lấy những

sự thay đổi trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế ở nước ta trong thời

kỳ kế hoạch hóa tập trung và trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta làm ví dụ minh chứng cho điều đó

Qua nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của quá trình trao đổi hàng hóa, có thể khẳng định hành vi dân sự ra đời sớm hơn và ổn định hơn hành vi thương mại

Thứ hai, hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi:

Trang 25

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”

Theo PGS.TS Đỗ Đình Toàn thì “thương mại phải gắn với thị trường, thị trường và thương mại đi liền với nhau như hình với bóng” Sở dĩ thương mại phải được diễn ra trên thị trường là vì mua bán là khâu quan trọng nhất, là thành tố của hành vi thương mại Nói đến thương mại không thể không nói đến yếu tố này Còn các yếu tố khác (sản xuất và dịch vụ) phải kết hợp với khâu mua bán mới có thể coi

là thực hiện xong một hành vi thương mại

Đương nhiên, thị trường – nơi diễn ra hành vi thương mại phải là “thị trường hiện” (thị trường hợp pháp), bởi hành vi thương mại đang được đề cập là hành vi thương mại hợp pháp, hành vi thương mại được Nhà nước bảo hộ Mọi hành vi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sẽ không được coi là hành vi thương mại nếu chúng không diễn ra trên thị trường hoặc diễn ra ở thị trường ngầm

Là hành vi diễn ra trên thị trường, hành vi thương mại phải tuân theo các quy luật của thị trường, trong đó phải kể đến các quy luật như: quy luật cạnh tranh, quy luật tăng lợi nhuận, quy luật kích thích sức mua giả tạo, quy luật cung cầu… và các quy luật riêng trong thương mại như quy luật của người mua, quy luật về ý chí tiến thủ của chủ doanh nghiệp Dưới sự tác động của các quy luật đó, các hành vi thương mại có những nét đặc thù so với các hành vi dân sự

Chẳng hạn, dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, các chủ doanh nghiệp thường phải vươn lên giành giật lấy toàn bộ hoặc một phần nào đấy của thị trường

để tồn tại, tăng trưởng và phát triển, để làm được điều đó, ngoài việc tiến hành các hành vi thương mại, các chủ thể thương mại có thể thực hiện các mưu kế trong thương mại nhằm buộc đối thủ cạnh tranh của mình nhất định phải hành động theo đúng dự định của mình đặt ra Điều này hầu như không được biết đến khi thưc hiện các hành vi dân sự Hoặc dưới tác động của quy luật của người mua, các chủ thể thương mại sẽ phải bán ra cái mà thị trường cần chứ không phải bán ra cái mình đang có, phải có cả trách nhiệm với khách hàng cả sau khi hàng đã bán và phải đảm bảo uy tín trong thương mại để phát triển lâu dài sự nghiệp thương mại của mình Đây là điều ít thấy khi thực hiện hành vi dân sự tương tự, nơi việc mua bán thường được thực hiện theo phương thức “mua đứt, bán đoạn”

Theo quy định của pháp luật, hành vi thương mại không chỉ là hành vi diễn ra trên thị trường mà còn là hành vi nhằm mục đích sinh lợi Cho dù thương mại được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì mục đích của hành vi thương mại vẫn không

có sự thay đổi Mưu cầu lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục đích hướng đến của các

Trang 26

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

chủ thể thực hiện hành vi thương mại Bởi vậy, mục đích tìm kiếm lợi nhuận là một đặc điểm kết dính của hành vi thương mại giúp chúng ta phân biệt với hành vi dân

sự Mục đích của hành vi dân sự là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của chủ thể thực hiện hành vi Ngược lại, các hành vi thương mại được thương nhân thực hiện để mưu cầu lợi nhuận Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, khi xác định một hành vi thương mại thì tính lợi nhuận của hành vi được xác định thông qua hoạt động kinh doanh của chủ thể thực hiện hành vi đó (kế hoạch kinh doanh của thương nhân) Bởi vậy, cho dù hoạt động thương mại của thương nhân bị thua lỗ (thậm chí phá sản) thì các hành vi do thương nhân đó thực hiện trong hoạt động thương mại vẫn được coi là hành vi thương mại

Đây là đặc điểm mà dựa vào đó để phân biệt hành vi thương mại với hành vi dân sự Nếu một hành vi được thực hiện nhằm mục đích tiêu dùng (thỏa mãn các nhu cầu cá nhân) thì đó là hành vi dân sự; ngược lại, cũng hành vi đó nhưng được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi thì đó là hành vi thương mại Tiêu chí này được

sử dụng khá phổ biến để phân biệt hành vi dân sự và hành vi thương mại

Không dừng lại ở đó, từ chỗ khác nhau về mục đích này, có thể phái sinh những sự khác nhau khác giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại về các yếu tố cấu thành nên các hành vi đó, về khách thể mà các hành vi đó hướng tới, thậm chí

cả yếu tố tâm lý của các chủ thể thực hiện hành vi… Chẳng hạn, như đã phân tích, xuất phát từ mục đích lợi nhuận, hành vi thương mại bắt buộc phải có hai yếu tố cấu thành quan trọng nhất đó là mua và bán, có nghĩa để được coi là hành vi thương mại hoàn chỉnh, chủ thể thương mại trước hết phải mua hàng hóa sau đó phải bán hàng hóa đó đi, có như vậy mới nói đến vấn đề lợi nhuận Điều đó khác với hành vi dân

sự, trong đó chỉ thuần túy mua hoặc bán Ví dụ khác, người nào đó có thể mua nhà

để ở, thương nhân có thể mua nhà để kinh doanh Ở đây, khách thể của hai hành vi trên đều là ngôi nhà nhưng sự quan tâm của hai chủ thể đó đối với ngôi nhà lại không giống nhau Đối với người mua nhà để ở, sự quan tâm chủ yếu tập trung vào thuộc tính thứ nhất của ngôi nhà, đó là giá trị sử dụng Còn đối với người mua để bán lại quan tâm nhiều hơn đến thuộc tính thứ hai của ngôi nhà, đó là giá trị của ngôi nhà

Như vậy, thương mại – hành vi được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi là đặc điểm quan trọng, mang tính khách quan của hành vi thương mại trong mối quan hệ với hành vi dân sự nói chung

Thứ ba, hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp được thương nhân (tổ chức, cá nhân kinh doanh) thực hiện.

Trang 27

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Thương mại là hành vi mang tính nghề nghiệp có nghĩa là chủ thể của hành vi khi tham gia thương trường thực hiện sự phân công lao động xã hội Các hành vi này được chủ thể tiến hành thường xuyên, liên tục, thể hiện tính chuyên nghiệp cao

và mang lại thu nhập chính cho chủ thể thực hiện hành vi Dựa vào nét đặc thù này,

dễ dàng nhận thấy rằng mặc dù trên thương trường có thể diễn ra những hành vi nhằm mục đích sinh lợi nhưng chúng không được coi là hành vi thương mại, bởi lẽ

đó không phải là hành vi thuờng xuyên của người thực hiện hành vi Hơn nữa, hành

vi đó không mang lại thu nhập chính cho người đó Ví dụ: trong một chuyến tham quan, một nhà giáo mua một số hàng hóa về để bán lại cho đồng nghiệp nhằm kiếm lời

Liên quan đến đặc điểm này của hành vi thương mại, đặc thù về chủ thể thực hiện hành vi thương mại cũng có một ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt hành

vi dân sự với hành vi thương mại Như phân tích ở trên, chủ thể thương mại trước hết là chủ thể hành vi dân sự, các chủ thể này phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự nhưng điều đó không có nghĩa tất cả các chủ thể của hành

vi dân sự đều là chủ thể thực hiện hành vi thương mại Xuất phát từ tính chất của hành vi thương mại, chỉ có những chủ thể nào hội đủ những điều kiện nhất định mới

là thương nhân Những điều kiện để trở thành chủ thể thương nhân phải được pháp luật quy định cụ thể Trong lúc pháp luật chưa quy định cụ thể, những điều kiện đó

có thể hiểu là phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nào đó về các yếu tố cần có của quá trình thực hiện hành vi thương mại (vốn, tài sản, sức lao động…) trong khuôn khổ của pháp luật, phải được tự do và chủ động tiến hành các hành vi thương mại và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của quá trình đó Chính những điều kiện riêng này tạo nên đặc thù của thương nhân

Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, phải dựa vào điểm đặc thù này để xác định trở lại giao dịch nào là giao dịch dân sự, giao dịch nào là giao dịch thương mại Bởi vì, ở nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ, một bên có mục đích lợi nhuận còn bên kia lại có mục đích tiêu dùng, một bên sẽ có hành vi thương mại còn bên kia sẽ có hành vi dân sự Trong những trường hợp cụ thể như vậy, Nhà nước còn phải dựa vào đặc thù về chủ thể để xác định tính chất của giao dịch

Mặc dù dựa trên tiêu chí chủ quan nhưng nó cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phân biệt giữa Luật Thương mại và Luật Dân sự Ở đây, trong các trường hợp cụ thể đòi hỏi các nhà làm luật phải có những quy định rõ ràng để xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật thương mại và pháp luật dân sự Có như vậy mới điều chỉnh bằng pháp luật một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội

Trang 28

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cũng cần lưu ý rằng xuất phát từ bản chất nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như xuất phát từ vai trò của hành vi thương mại so với các hành vi dân sự Nhà nước tác động vào hành vi thương mại thông qua các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của các hành vi thương mại còn thông qua hệ thống pháp luật Nhà nước

sẽ xác định rõ tính chất của hành vi thương mại, những hành vi thương mại bị cấm hoặc những hành vi thương mại có điều kiện và thủ tục pháp lý để một hành vi thương mại được coi là hợp pháp… Chẳng hạn, để thực hiện hành vi thương mại, chủ thể phải tiến hành đăng ký kinh doanh hoặc hành vi sản xuất, trao đổi hàng hóa nào đó trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, chỉ được coi là hành vi thương mại nếu hành vi đó không bị pháp luật cấm

Ngoài ra, sự tác động của Nhà nước vào hành vi thương mại còn được thể hiện

ở chỗ khi thực hiện các hành vi thương mại, Nhà nước buộc các chủ thể phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định Ví dụ, về nguyên tắc, bất cứ chủ thể nào khi thực hiện hành vi thương mại cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

Chính sự tác động của Nhà nước vào hành vi thương mại đã tạo nên sự khác biệt nhất định giữa hành vi thương mại và hành vi dân sự

Như vậy, giữa hành vi thương mại và hành vi dân sự có những điểm tương đồng và khác biệt, từ đó làm bật lên mối quan hệ giữa hành vi thương mại và hành

vi dân sự, đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, trong đó hành vi dân sự là cái chung còn hành vi thương mại là cái riêng Hai hành vi này đều tồn tại một cách khách quan và độc lập với nhau; những thuộc tính vốn có của hành vi dân sự được biểu hiện cụ thể trong các hành vi thương mại đồng thời trong hành vi thương mại cũng có những nét riêng của nó

1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa:

Ở nước ta, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh các quan hệ thương mại nhằm mục đích lợi nhuận và do vậy một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động manh tính chất kinh doanh thương mại đó Việt Nam từ trước đến nay các quan hệ mua bán giao dịch chủ yếu được điều chỉnh bằng các quy định của Luật Dân sự và Luật Kinh tế

Tuy vậy, nền kinh tế thị trường có những giao dịch thương mại của các thương nhân, điều đó đòi hỏi cần phải có quy định pháp lý phù hợp Chính từ những yêu cầu của xã hội, Luật Thương mại năm 2005 ra đời để thỏa mãn quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước Trong các hành vi thương mại được quy định

Trang 29

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

trong Luật Thương mại thì hành vi mua bán hàng hóa được xem là quan trọng hơn

cả bởi nó có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội và nó cũng chi phối những hành vi thương mại khác:

- Thứ nhất, hoạt động mua bán hàng hóa là một quá trình gồm nhiều khâu, là

hoạt động thực tế của cuộc sống và được nhiều chủ thể thực hiện Trong cuộc sống thường nhật, các chủ thể cho dù là thương nhân hay không phải thương nhân, để đáp ứng các nhu cầu của mình, vẫn thường xuyên thực hiện các hành vi mua bán hàng hóa dưới những hình thức có thể khác nhau và với mục đích riêng của mình nhưng bản chất của các quá trình đều giống nhau

- Thứ hai, mua bán hàng hóa là khâu quyết định của hoạt động kinh doanh, là

yếu tố quyết định của hành vi thương mại Mua bán hàng hóa có vị trí trung tâm trong hành vi kinh doanh, còn theo lý thuyết về hành vi thương mại ở các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới thì mua bán là yếu tố quyết định nên hành vi thương mại độc lập Trong một hành vi, nếu không có yếu tố mua và bán thì không được coi là hành vi thương mại

- Thứ ba, hoạt động mua bán hàng hóa là một quá trình phổ biến có ý nghĩa

quan trọng trong phần lớn các hoạt động của các chủ thể Hoạt động mua bán hàng hóa được coi là một bộ phận hữu cơ, quan trọng của hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp sản xuất, phục vụ trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Hoạt động này là hoạt động chủ yếu của các thương nhân Đồng thời, đó là hoạt động đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mỗi một con người Có thể nói mua bán hàng hóa là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

1.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước:

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa:

 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa:

Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán Luật Thương mại năm 2005 không đưa

ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có thể xác định bản chất pháp

lý của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản

Theo Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự

thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhân tiền, còn bên mua có ngĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” Cần nhấn

mạnh các từ khóa trong định nghĩa: “bán”, “tài sản”, “tiền” Hợp đồng mua bán đặc

Trang 30

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

trưng bởi việc giao một tài sản để đổi lấy một số tiền Không có yếu tố đặc trưng ấy, hợp đồng sẽ mang một tên gọi khác chứ không thể là hợp đồng mua bán Mua bán

có thể hiểu là một hợp đồng song vụ theo khoản 1 Điều 406 Bộ luật Dân sự, tức là

nó làm phát sinh nghĩa vụ của hai bên giao kết đối với nhau Đó là một hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản có đền bù, khác với hợp đồng tặng cho là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản không có đền bù Trên nguyên tắc, đó là một hợp đồng ưng thuận, nghĩa là được giao kết vào thời điểm đạt được sự thỏa thuận giữa các bên về nội dung chủ yếu của hợp đồng, không phải ở thời điểm giao tài sản hoặc thời điểm ghi nhận sự thỏa thuận đó bằng văn bản Một cách ngoại lệ, đối với vài hợp đồng mua bán có đối tượng là những tài sản có giá trị lớn và phải đăng ký quyền sở hữu, luật Việt Nam hiện hành có những quy định riêng về hình thức giao kết và trong điều kiện của những trường hợp đó, mua bán được coi là một hợp đồng trọng thức Từ đó cho thấy hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản Một hợp đồng mua bán có thể là thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai Bất cứ khi nào, một người mua bán hàng hóa bằng tiền hoặc bằng phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hóa thì khi đó hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa Căn cứ vào các yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa được chia thành hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước qua đó rút ra một số đặc điểm của loại hợp đồng này trên cơ sở những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa

 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước:

Có thể xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Nhiều vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi pháp luật không có sự khác biệt với các hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự như: giao kết hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu… Bên cạnh đó, để phù hợp với bản chất thương mại của hợp đồng mua bán hàng hóa, một số vấn đề như chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa… được quy định trong pháp luật thương mại có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về hợp đồng mua bán tài sản.Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm nhất định xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa:

Trang 31

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

a) Chủ thể của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương

nhân Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ

chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng kí kinh doanh (khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại)

Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng

có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật Thương mại (khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại) Quy định này của Luật Thương mại phù hợp với học thuyết pháp lý

về áp dụng pháp luật thương mại đối với các giao dịch hỗn hợp

năm 2005 cũng quy định “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,

bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó” Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một ví dụ về

trường hợp bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng văn bản Theo khoản 2 Điều 27 và khoản 15 Điều 3 của Luật Thương mại năm 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như: điện báo, TELEX, FAX, thông điệp dữ liệu…

c) Về đối tượng của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa Theo nghĩa thông thường, hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người Khái niệm hàng hóa được ghi nhận trong pháp luật các quốc gia trên thế giới, mặc dù có những khác biệt nhất định nhưng đều có

xu hướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông thương mại Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng

Trang 32

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Ở Việt Nam, trước khi có Luật Thương mại năm 2005, đối tượng được coi là hàng hóa bao gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua bán Khái niệm hàng hóa theo cách hiểu này có phạm

vi hẹp hơn so với quan niệm phổ biến trên thế giới Trên thực tế, các hoạt động mua bán có tính chất thương mại ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở đối tượng là các loại hàng hóa này Khắc phục sự bất cập của Luật Thương mại năm 1997 về khái niệm hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005 đã quy định hàng hóa bao gồm:

- Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai

- Những vật gắn liền với đất đai

Với cách hiểu về hàng hóa như vậy, hàng hóa là đối tượng mua bán có thể là đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai, có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại

d) Về nội dung của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán Hành vi mua bán của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

có tính chất là hành vi thương mại Mục đích thông thường của các bên mua bán là lợi nhuận

Hợp đồng mua bán hàng hóa khác với hợp đồng thuê tài sản Trong hợp đồng thuê tài sản, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản được chuyển dịch từ người cho thuê sang người thuê song người cho thuê vẫn là chủ sở hữu tài sản cho thuê (Điều 480 Bộ luật Dân sự)

Hợp đồng mua bán hàng hóa khác với hợp đồng tặng cho tài sản Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ, có tính chất đền bù; giá của hàng hóa luôn được xác định Việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa luôn kèm theo yêu cầu đền bù tương ứng với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận Trong khi đó, hợp đồng tặng cho tài sản, bên tặng cho giao tài sản và giao quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho mà không có yêu cầu đền bù (Điều 465 Bộ luật Dân sự)

Cũng cần phân biệt hợp đồng cung ứng dịch vụ với hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng dịch vụ là hình thức của các quan hệ dịch vụ thương mại (có thể là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa như dịch vụ Logistics, dịch vụ trung gian thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại… có thể là các dịch vụ không gắn trực tiếp với mua bán hàng hóa như dịch vụ xây dựng, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng…) Trong các hợp đồng dịch vụ, đối tượng của hợp đồng là dịch vụ sẽ được

Trang 33

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

chuyển giao từ bên cung cấp dịch vụ sang bên nhận dịch vụ Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ là cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt trong nội dung điều chỉnh pháp luật giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại

1.2.2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước:

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng

Pháp luật các nước có những cách khác nhau trong quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán; theo đó các bên phải thỏa thuận để giao kết hợp đồng Các nước thuộc hệ thống luật Anh - Mỹ, về cơ bản chỉ bắt buộc thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng mua bán; những nội dung khác, nếu các bên không thỏa thuận

cụ thể có thể được viện dẫn tập quán thương mại để xác định Trong khi đó, theo pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa mà Cộng hòa Pháp

là một ví dụ điển hình, thông thường hợp đồng mua bán cần phải thỏa thuận rõ về đối tượng, chất lượng và giá cả, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không quy định hợp đồng mua bán phải có những nội dung nào và như vậy, nếu luật của một quốc gia thành viên Công ước được chọn áp dụng có quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán thì các bên phải tuân thủ những quy định đó

Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng, đồng thời phòng ngừa những trang chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng Luật Thương mại năm 2005 không quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng mua bán hàng hóa Mặc dù các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa

có thể xác định được dựa trên những quy định manh tính “khuyến nghị”, “định hướng” của pháp luật, thói quen và tập quán thương mại nhưng trong điều kiện nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế thì điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những rủi ro pháp lý, những tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa

Trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, xuất phát từ tính chất của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, có thể thấy những điều khoản quan trọng của một hợp đồng mua bán bao gồm: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng Những

Trang 34

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nội dung trên được quy định ở Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2005 và quy định một cách chi tiết từ Điều 429 đến Điều 434 trong Bộ luật này

Ngoài ra cần lưu ý, trong quan hệ mua bán hàng hóa các bên không chỉ chịu

sự ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau (bằng lời nói hay văn bản hợp đồng) mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật (những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng) Luật Thương mại năm 2005 không quy định cụ thể về nội dung nhưng theo tinh thần của luật Dân sự năm 2005 thì những nội dung như đã nêu trên có thể được hiểu như sau:

 Về đối tượng của hợp đồng:

Đây là một loại điều khỏan chủ yếu, do đó trong nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên phải thể hiện rõ ràng và cụ thể tên của hàng hóa mà hai bên giao dịch Những hàng hóa mà hai bên giao dịch có thể có tên chung theo quy định của pháp luật Ví dụ: xăng, dầu, than đá, gas… có tên chung là nhiên liệu Tên chung của hàng hóa được sử dụng để đặt tên cho hợp đồng, còn trong nội dung của hợp đồng phải ghi rõ tên của hàng hóa mà hai bên giao dịch (xăng hoặc dầu hoặc than đá… chứ không thể lấy tên chung là nhiên liệu)

Tên hàng hóa thể hiện đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, do đó để một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực, cần phải quan tâm đến hàng hóa mà hai bên giao dịch có phù hợp theo quy định của pháp luật hay không Để coi là hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại hàng hóa mà các bên giao dịch phải được quy định trong Luật Thương mại ở khoản 2 Điều 3 và Điều 25, 26 như đã phân tích

ở trên

 Điều khoản về số lượng:

Số lượng trong nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm trọng lượng và khối lượng của hàng hóa Có nhiều cách khác nhau để xác định số lượng hàng, trọng lượng hàng Các bên phải dùng các đơn vị đo lường được pháp luật công nhận để xác định số lượng của hàng hóa và số lượng hàng hóa giao dịch đó cần phải ghi rõ trong hợp đồng Nếu các bên dùng trọng lượng để tính

số lượng, để tránh nhầm lẫn, trong hợp đồng không chỉ ghi nhận trọng lượng của hàng hóa mà cần phải ghi rõ cả trọng lượng của bao bì

 Điều khoản về chất lượng (Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2005):

Chất lượng của hàng hóa là những tính chất lý hóa của nó, đáp ứng các nhu cầu sử dụng của người mua Mỗi một loại hàng hóa thường được sản xuất theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định Đối với những hàng hóa này (đã được tiêu chuẩn

Trang 35

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hóa), các bên có thể dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật đó để thỏa thuận về chất lượng hàng hóa và ghi vào hợp đồng

Đối với những hàng hóa có chất lượng ổn định, các bên có thể thỏa thuận theo mẫu hàng Nếu hợp đồng quy định mua bán hàng hóa theo mẫu thì người bán phải giao cho người mua đúng như mẫu đã thỏa thuận, chỉ cần có sai sót dù rất nhỏ với mẫu, người mua có quyền không nhận hàng đó

Đối với những hàng hóa chưa được tiêu chuẩn hóa, các bên giao kết hợp đồng phải mô tả hình thức, đặc điểm, công dụng… của hàng hóa trong hợp đồng

 Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán (Điều 431 Bộ luật Dân

sự năm 2005):

- Theo quy định của pháp luật các bên có quyền tự do thỏa thuận về giá cả của hàng hóa và ghi vào trong hợp đồng Khi thỏa thuận điều khoản về giá, các bên cần quy định về đơn vị tính giá, đồng tiền tính giá (đặc biệt là đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) Phương pháp định giá phải phù hợp với những loại hợp đồng mua, bán Cần quy định điều khoản bảo lưu về giá trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi trong trường hợp có sự tăng hoặc hạ giá sau khi ký hợp đồng, tránh sự rủi ro cho các bên khi có sự tăng giảm giá đột ngột

- Đối với phương thức thanh toán thì cũng do các bên tự do thỏa thuận theo khuôn khổ của pháp luật Các hình thức thanh toán thường được áp dụng trong quan

hệ mua bán hàng hóa bao gồm:

+ Thanh toán bằng tiền mặt

+ Thanh toán bằng hàng đổi hàng

+ Thanh toán bằng phương thức nhờ thu chứng từ

+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (chuyển tiền)

+ Thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)

Về đồng tiền thanh toán có thể quy định ngay trong hợp đồng hoặc căn cứ theo quy định của pháp luật Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Trong trường hợp này các bên được thỏa thuận đồng tiền thanh toán thích hợp hoặc có thể chấp nhận được đối với các bên Nếu hợp đồng không quy định vấn đề này thì áp dụng thực tiễn thương mại

Về phương thức và thời hạn thanh toán đều được quy định trong hợp đồng Trong hợp đồng mua bán hàng hóa việc thanh toán có thể được thực hiện vào bất kỳ thời gian nào Việc thanh toán có thể được các bên thỏa thuận vào các thời điểm như: vào lúc đặt mua hàng hoặc vào lúc nhận hàng, cũng có những trường hợp vào lúc nhận giấy tờ sở hữu hàng hóa

Trang 36

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nghĩa vụ thanh toán của người mua không chỉ bao gồm việc thanh toán theo phương thức và thời điểm đã được thỏa thuận trong hợp đồng mà người mua còn phải thanh toán ở một địa điểm nhất định, bằng một đồng tiền nhất định

 Thời hạn và địa điểm giao nhận hàng (Điều 432 và 433 Bộ luật Dân sự

năm 2005):

Địa điểm và thời hạn giao hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định Các bên có thể thỏa thuận giao hàng vào một thời điểm cụ thể hoặc một thời gian nhất định, trong thời điểm hoặc khoản thời gian đó hàng hóa phải được giao nhận

Địa điểm giao hàng cũng là một điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa Địa điểm giao hàng thường chỉ rõ hàng sẽ được giao ở đâu, ở kho bên bán, trên phương tiện của bên mua hoặc có thể được giao tại cảng sông, cảng biển,

ga tàu, bến xe…

Tóm lại, luật pháp Việt Nam mà chủ yếu là Bộ luật Dân sự năm 2005 đã ghi nhận những điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa Ngoài những điều khoản chủ yếu đó, các bên có thể thỏa thuận thêm các điểu khoản khác Thực tế, trong nội dung của một bản hợp đồng, càng có nhiều điều khoản càng dễ thực hiện

và khi có tranh chấp sẽ có cơ sở để giải quyết

1.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

Về lý thuyết, một hợp đồng mua bán có thể được hình thành theo bất cứ hình thức nào, theo đó, chứng tỏ giữa các bên đã đạt được sự thỏa thuận Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm mà các bên đã được sự thỏa thuận Trong quá trình xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa, các vấn đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ là: đề nghị giao kết hợp đồng; chấp nhận đề nghị hợp đồng; thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng Những vấn đề này không được Luật Thương mại năm 2005 quy định cụ thể, vì vậy các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 sẽ được áp dụng đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

a) Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán:

Đề nghị giao kết hợp đồng nói chung có bản chất là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định Từ quy định của Điều 390 Bộ luật Dân sự, có thể định nghĩa giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể

Đề nghị hợp đồng mua bán có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện Bộ luật Dân sự cũng như Luật Thương mại không quy định về hình thức của đề nghị hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có thể dựa vào quy định về hình thức của hợp đồng

Trang 37

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

mua bán (Điều 24 Luật Thương mại) để xác định hình thức của đề nghị hợp đồng, theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi

cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này

Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thương được bên đề nghị ấn định Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là: đề nghị được chuyển đến nơi cư trú (bên được đề nghị là cá nhân) hoặc trụ sở của bên được đề nghị (bên được đề nghị là pháp nhân); đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác

Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực, nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện

đề nghị hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa hình thành và ràng buộc các bên Nếu các bên không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp: bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp:

- Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;

- Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

- Thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

- Thông báo về việx hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

- Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời

b) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán:

Ngày đăng: 07/04/2013, 11:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3 Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế) Nghị 100/2005/NĐ-CP định số Bộ nghiệp Công - Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn
3 Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế) Nghị 100/2005/NĐ-CP định số Bộ nghiệp Công (Trang 5)
4 Hóa chất bảng 2và bảng 3 (theo Công ước quốc tế) Nghị định số 100/2005/NĐ-CP Bộ Công nghiệp 5Thực  vật,  động  vật  hoang  dã  - Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn
4 Hóa chất bảng 2và bảng 3 (theo Công ước quốc tế) Nghị định số 100/2005/NĐ-CP Bộ Công nghiệp 5Thực vật, động vật hoang dã (Trang 7)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tàiliệu học tập và nghiên cứu18Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc  - Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn
rung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tàiliệu học tập và nghiên cứu18Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc (Trang 7)
7 Phim, băng, đĩa hình (bao gồm cả hoạt động in, sao chép) Nghị 11/2006/NĐ-CP định số Bộ Văn hóa Thông tin - - Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn
7 Phim, băng, đĩa hình (bao gồm cả hoạt động in, sao chép) Nghị 11/2006/NĐ-CP định số Bộ Văn hóa Thông tin - (Trang 9)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w