Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)

Luật Thương mại năm 2005 không có quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ

luật Dân sự năm 2005. Căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 122 và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để

thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn mua bán hàng hóa, chủ thể tham

gia hợp đồng mua bán chủ yếu là các thương nhân. Khi tham gia hợp đồng mua bán

nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh

doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Trường hợp mua bán các loại

hàng, sản phẩm có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều

kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm

quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật

hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán,

cần lưu ý quy định tại Điều 145 Bộ luật Dân sự năm 2005 về hậu quả của giao dịch

dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện. Theo đó, khi người

không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán, sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong

thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng đó không

làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện nhưng người không có

quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với

mình, trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm

của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng

không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn

của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa bị cấm

kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp.

Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng

nhằm đảm bảo sự thỏa thuận giữa các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến

những lợi ích chính đáng của các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi ích

mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 389,

việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nói riêng, các chủ thể phải

tuân theo nguyên tắc thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi

cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng… là lý do dẫn đến hợp đồng mua

bán không có hiệu lực.

Thứ năm, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Để hợp đồng mua bán có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo Điều 24 Luật Thương mại năm 2005 quy định

hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được

xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (ví dụ:

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán nhà ở nhằm mục đích kinh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

CHƯƠNG 2

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG

HÓA TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)