Nếu như trước đây, các hoạt động mua bán chỉ được điều chỉnh bởi Luật Thương mại năm 1997 vì nó khá phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế nước ta lúc
bấy giờ. Nhưng trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu
hướng hội nhập, hoạt động thương mại tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
là hoạt động thương mại theo Luật Thươnmg mại năm 1997, bởi Luật này chỉ quy định gói gọn gồm 14 hành vi thương mại. Điều này không chỉ cản trở đến đa dạng
hóa các hoạt động thương mại mà còn đi ngược lại với những chuẩn mực của thương mại quốc tế. Do đó, các hoạt động mua bán ở thời điểm đó diễn ra khá tẻ
nhạt do luật không chi phối hết những hành vi thương mại mới xuất hiện hoặc các
doanh nghiệp đang có nhu cầu thực hiện nhưng hiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể. Bên cạnh đó, việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp cũng chưa mạnh dạn do những quy định của pháp luật về thương mại về quyền và nghĩa
vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng còn sơ sài, bất cập, chưa phù hợp với điều ước và tập quán thương mại quốc tế (ví dụ như một số nghĩa vụ của bên bán hàng, bên mua hàng, những quy định về chuyển rủi ro…).
Sau một thời gian thực thi Luật Thương mại năm 1997 và cùng với sự phát
triển đa dạng của các hành vi thương mại, Luật Thương mại năm 2005 ra đời đã tạo
ra thời cơ mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sau hơn hai năm thực hiện Luật Thương mại năm 2005, chúng ta có thể thấy được một số điểm đạt được trong thực
tiễn:
- Việc quy định rộng hơn các hoạt động thương mại (như mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa, nhượng quyền thương mại…) và quan trọng hơn trong
hoạt động mua bán hàng hóa, việc quy định hàng hóa ở khoản 2 Điều 3 đã tạo ra bước phát triển mới cho các doanh nghiệp. Có thể thấy, phạm vi mua bán của thương nhân sẽ rộng hơn về đối tượng, từ đó sẽ tạo ra sự đa dạng và phong phú trong mua bán hàng hóa. Ví dụ: nếu như trước đây thương nhân chỉ được phép mua
bán các loại hàng hóa như máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu… thì bây giờ ngoài những mặt hàng đó thương nhân có thể mua bán tất cả các loại hàng hóa là động
sản, bất động sản kể cả động sản hình thành trong tương lai (như đã phân tích ở Chương 1). Chính điều này mà hoạt động mua bán ở Việt Nam trong những năm
gần đây diễn ra rất sôi nổi, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước.
- Luật Thương mại năm 2005 phù hợp với nguyên tắc tự do hoạt động thương
mại đã được khẳng định tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Việc khẳng định rõ và bảo đảm quyền tự do hoạt động của thương nhân là động lực chủ yếu khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động thương mại. Theo đó: các bên có quyền tự do thỏa thuận không
trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tự do ở đây được thể
hiện trong nội dung của hợp đồng, tức là các bên mua bán hàng hóa có thể tự do
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quyền và nghĩa vụ khi thực hiện hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận bất kỳ nội
dung mình mong muốn nhưng không trái pháp luật, đây là điều kiện rất thuận lợi cho thương nhân trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mua bán
hàng hóa một cách chi tiết và chặt chẽ sẽ tạo cảm giác yên tâm cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại. Việc quy định như vậy thể hiện sự ràng buộc đối với các bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại giúp cho các thương nhân có ý thức tôn trọng hợp đồng. Thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa ở nước ta từ khi thực thi Luật Thương mại năm 2005 đã phát triển một cách đa
dạng. Ví dụ: số hợp đồng được giao kết giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều, trong khi đó số vụ tranh chấp trong lĩnh vực thương mại được giải quyết một cách
nhanh gọn do nghĩa vụ của các bên được quy định chi tiết và cụ thể trong hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Tuy nhiên, từ thực trạng của nền kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ hiện
nay thì không ít những trường hợp vi phạm hợp đồng mua bán, không đúng với quy định của pháp luật đã diễn ra, điều này đã và đang là vấn đề bức xúc của người dân, làm cho không ít người rơi vào tình trạng tiền mất mà hàng hóa mua lại không đúng như mong muốn. Do đó, cần có sự quan tâm sâu rộng từ phía Nhà nước để tình trạng này không diễn ra và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước.