Với tính chất là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán được áp dụng khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Với mỗi
hình thức chế tài, căn cứ áp dụng có sự khác nhau nhất định, phụ thuộc vào tính chất và mục đích của hình thức chế tài đó. Theo quy định hiện hành, các hình thức
chế tài được áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán được áp dụng khi có các căn cứ sau:
Có hành vi vi phạm hợp đồng:
Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là xử sự của các chủ thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Biểu hiện cụ thể của vi phạm hợp đồng mua bán là việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Cần lưu ý, trong quan hệ hợp đồng mua bán, các bên không chỉ phải thực hiện những nghĩa vụ thỏa thuận
trong hợp đồng (ghi vào hợp đồng) mà còn có thể phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (trong khoa học pháp lý thường gọi là nội dung thường
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bán hàng hóa hay không cần phải căn cứ vào hợp đồng và các quy định về hợp đồng
mua bán.
Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra:
Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng mua bán gây ra là căn cứ bắt
buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Đối với các hình thức chế tài khác, thiệt hại thực tế có thể được coi là tình tiết để xác định mức độ nặng, nhẹ của
chế tài được áp dụng. Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính được thành tiền
mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu (hàng hóa mất mát, hư hỏng, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại…). Thiệt hại thực tế được chia thành hai loại là thiệt
hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại đã xảy ra
trên thực tế, có thể tính toán một cách dễ dàng và chính xác. Biểu hiện cụ thể của
thiệt hại trực tiếp là tài sản bị mất mát, hư hỏng, chi phí để ngăn chặn và hạn chế
thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra… Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại phải
dựa trên sự suy đoán khoa học (trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu) mới có thể xác định được. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại gián tiếp là thu nhập thực tế bị mất, bị
giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu.
Về nguyên tắc, bên bị vi phạm chỉ được bồi thường (và bên vi phạm chỉ có
nghĩa vụ phải bồi thường) những khoản thiệt hại trong phạm vi do pháp luật quy định. Đối với các hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được Bộ
luật Dân sự quy định ở khoản 2 Điều 307 như sau: trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do
bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Đối với hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, Luật Thương mại quy định về
các khoản thiệt hại do vi phạm hợp đồng bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp
mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị
vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại). Nếu bên vi phạm chậm thanh toán tiền thì bên bị vi phạm có quyền
yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả (Điều 306 Luật Thương mại).
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
thực tế:
Về phương diện triết học, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại, tất yếu; hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng. Trên thực tế, một hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt
hại và một khoản thiệt hại cũng có thể được sinh ra do nhiều hành vi vi phạm hợp đồng. Trong khi đó, các chủ thể hợp đồng, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh có thể
cùng lúc tham gia nhiều quan hệ hợp đồng khác nhau. Vì vậy, việc xác định chính
xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế không
phải bao giờ cũng dễ dàng; sẽ rất dễ nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào sự suy đoán chủ quan. Điều này đòi hỏi bên bị vi phạm khi đòi bồi thường thiệt hại (cũng như các cơ
quan tài phán khi quyết định áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm) phải dựa trên những chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp.
Lỗi của bên vi phạm:
Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với
tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Trong khoa học pháp lý, lỗi được
hiểu là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi của họ
và hậu quả của hành vi đó. Vấn đề trạng thái tâm lý và nhận thức chỉ được đặt ra đối
với các chủ thể là cá nhân. Trong khi bên vi phạm hợp đồng có thể là cá nhân hoặc
tổ chức. Vì vậy, khi xác định lỗi của chủ thể là tổ chức vi phạm hợp đồng để áp
dụng trách nhiệm hợp đồng phải căn cứ vào lỗi của người đại diện cho tổ chức đã giao kết và thực hiện hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng được áp dụng theo nguyên tắc lỗi suy đoán, theo đó mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình không có lỗi); khi áp dụng chế tài đối với bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán, không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.