Nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 29)

Ở nước ta, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh

các quan hệ thương mại nhằm mục đích lợi nhuận và do vậy một hệ thống các văn

bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động manh

tính chất kinh doanh thương mại đó. Việt Nam từ trước đến nay các quan hệ mua

bán giao dịch chủ yếu được điều chỉnh bằng các quy định của Luật Dân sự và Luật

Kinh tế.

Tuy vậy, nền kinh tế thị trường có những giao dịch thương mại của các thương nhân, điều đó đòi hỏi cần phải có quy định pháp lý phù hợp. Chính từ những yêu cầu của xã hội, Luật Thương mại năm 2005 ra đời để thỏa mãn quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Trong các hành vi thương mại được quy định

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

trong Luật Thương mại thì hành vi mua bán hàng hóa được xem là quan trọng hơn

cả bởi nó có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội và nó cũng chi phối những hành vi thương mại khác:

-Thứ nhất, hoạt động mua bán hàng hóa là một quá trình gồm nhiều khâu, là hoạt động thực tế của cuộc sống và được nhiều chủ thể thực hiện. Trong cuộc sống thường nhật, các chủ thể cho dù là thương nhân hay không phải thương nhân, để đáp ứng các nhu cầu của mình, vẫn thường xuyên thực hiện các hành vi mua bán

hàng hóa dưới những hình thức có thể khác nhau và với mục đích riêng của mình

nhưng bản chất của các quá trình đều giống nhau.

-Thứ hai, mua bán hàng hóa là khâu quyết định của hoạt động kinh doanh, là yếu tố quyết định của hành vi thương mại. Mua bán hàng hóa có vị trí trung tâm trong hành vi kinh doanh, còn theo lý thuyết về hành vi thương mại ở các nước có

nền kinh tế thị trường trên thế giới thì mua bán là yếu tố quyết định nên hành vi

thương mại độc lập. Trong một hành vi, nếu không có yếu tố mua và bán thì không

được coi là hành vi thương mại.

- Thứ ba, hoạt động mua bán hàng hóa là một quá trình phổ biến có ý nghĩa

quan trọng trong phần lớn các hoạt động của các chủ thể. Hoạt động mua bán hàng

hóa được coi là một bộ phận hữu cơ, quan trọng của hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp sản xuất, phục vụ trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Hoạt động này là hoạt động chủ yếu của các thương nhân. Đồng thời, đó là hoạt động đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mỗi một con người. Có thể nói mua

bán hàng hóa là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)