Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 33)

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa:

Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức

pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất

chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các

quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có thể xác định bản chất pháp

lý của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại trên cơ sở quy định của Bộ

luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản.

Theo Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự

thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhân tiền, còn bên mua có ngĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Cần nhấn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu trưng bởi việc giao một tài sản để đổi lấy một số tiền. Không có yếu tố đặc trưng ấy,

hợp đồng sẽ mang một tên gọi khác chứ không thể là hợp đồng mua bán. Mua bán

có thể hiểu là một hợp đồng song vụ theo khoản 1 Điều 406 Bộ luật Dân sự, tức là nó làm phát sinh nghĩa vụ của hai bên giao kết đối với nhau. Đó là một hợp đồng

chuyển giao quyền sở hữu tài sản có đền bù, khác với hợp đồng tặng cho là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản không có đền bù. Trên nguyên tắc, đó là một

hợp đồng ưng thuận, nghĩa là được giao kết vào thời điểm đạt được sự thỏa thuận

giữa các bên về nội dung chủ yếu của hợp đồng, không phải ở thời điểm giao tài sản

hoặc thời điểm ghi nhận sự thỏa thuận đó bằng văn bản. Một cách ngoại lệ, đối với

vài hợp đồng mua bán có đối tượng là những tài sản có giá trị lớn và phải đăng ký

quyền sở hữu, luật Việt Nam hiện hành có những quy định riêng về hình thức giao

kết và trong điều kiện của những trường hợp đó, mua bán được coi là một hợp đồng

trọng thức. Từ đó cho thấy hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một

dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Một hợp đồng mua bán có thể là thỏa

thuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Bất cứ khi nào, một người mua bán hàng hóa bằng tiền

hoặc bằng phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hóa thì khi đó

hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Căn cứ vào các yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa được

chia thành hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu về

hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước qua đó rút ra một số đặc điểm của loại hợp đồng này trên cơ sở những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước:

Có thể xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng

mua bán tài sản trong dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nhiều vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi pháp luật

không có sự khác biệt với các hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự như: giao kết

hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu… Bên cạnh đó, để phù hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với bản chất thương mại của hợp đồng mua bán hàng hóa, một số vấn đề như chủ

thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, chế

tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa… được quy định trong

pháp luật thương mại có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân

luật truyền thống về hợp đồng mua bán tài sản.Với tư cách là hình thức pháp lý của

quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm nhất định xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

a) Chủ thể của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ

chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc

lập thường xuyên và có đăng kí kinh doanh (khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại). Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt

Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng

có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Hoạt động của bên chủ

thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ

hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật Thương mại (khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại). Quy định này của Luật Thương mại phù hợp với học thuyết pháp lý

về áp dụng pháp luật thương mại đối với các giao dịch hỗn hợp.

b) Về hình thức của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thiết lập theo cách thức nào mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa các bên. Hợp đồng mua bán

có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể

của các bên giao kết. Trong những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng mua bán bằng hình thức văn bản. Điều 24 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,

bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng

mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một ví dụ về trường hợp bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng văn bản. Theo

khoản 2 Điều 27 và khoản 15 Điều 3 của Luật Thương mại năm 2005 thì hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng

hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như: điện báo, TELEX, FAX, thông điệp dữ liệu…

c) Về đối tượng của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo nghĩa thông thường, hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích

thỏa mãn nhu cầu của con người. Khái niệm hàng hóa được ghi nhận trong pháp

luật các quốc gia trên thế giới, mặc dù có những khác biệt nhất định nhưng đều có xu hướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Ở Việt Nam, trước khi có Luật Thương mại năm 2005, đối tượng được coi là hàng hóa bao gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu

dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua bán. Khái niệm hàng hóa theo cách hiểu này có phạm

vi hẹp hơn so với quan niệm phổ biến trên thế giới. Trên thực tế, các hoạt động mua

bán có tính chất thương mại ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở đối tượng là các loại

hàng hóa này. Khắc phục sự bất cập của Luật Thương mại năm 1997 về khái niệm

hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005 đã quy định hàng hóa bao gồm:

- Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai.

- Những vật gắn liền với đất đai.

Với cách hiểu về hàng hóa như vậy, hàng hóa là đối tượng mua bán có thể là

đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai, có thể là động sản hoặc bất động

sản được phép lưu thông thương mại.

d) Về nội dung của hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu

hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả

tiền cho bên bán. Hành vi mua bán của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất là hành vi thương mại. Mục đích thông thường của các bên mua bán là lợi nhuận.

Hợp đồng mua bán hàng hóa khác với hợp đồng thuê tài sản. Trong hợp đồng

thuê tài sản, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản được chuyển dịch từ người cho thuê sang người thuê song người cho thuê vẫn là chủ sở hữu tài sản cho thuê

(Điều 480 Bộ luật Dân sự).

Hợp đồng mua bán hàng hóa khác với hợp đồng tặng cho tài sản. Hợp đồng

mua bán là hợp đồng song vụ, có tính chất đền bù; giá của hàng hóa luôn được xác định. Việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa luôn kèm theo yêu cầu đền bù tương ứng với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận. Trong khi đó, hợp đồng tặng cho tài sản,

bên tặng cho giao tài sản và giao quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho mà không có yêu cầu đền bù (Điều 465 Bộ luật Dân sự).

Cũng cần phân biệt hợp đồng cung ứng dịch vụ với hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng dịch vụ là hình thức của các quan hệ dịch vụ thương mại (có thể là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa như dịch vụ Logistics, dịch vụ trung gian thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại… có thể là các dịch vụ không gắn

trực tiếp với mua bán hàng hóa như dịch vụ xây dựng, dịch vụ bảo hiểm, ngân

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

chuyển giao từ bên cung cấp dịch vụ sang bên nhận dịch vụ. Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ là cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt trong nội dung điều chỉnh pháp

luật giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương

mại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 33)