Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 55)

hàng hóa:

Khi một hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập có hiệu lực pháp luật, các

bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Việc vi phạm các nghĩa

vụ theo hợp đồng mua bán (không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ

nghĩa vụ) sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do pháp luật quy định. Về

bản chất, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán là dạng cụ thể của trách nhiệm

pháp lý phát sinh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm cơ

bản là:

- Được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng mua bán có hiệu lực

pháp luật;

- Nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản;

- Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị vi phạm áp dụng trên cơ sở pháp luật.

Chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có nội dung

chủ yếu là các quy định về căn cứ áp dụng trách nhiệm, các hình thức trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm. Những quy định này có ý nghĩa quan trọng đối

với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng

mua bán cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về mua bán hàng hóa. Vai trò của chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện ở những khía

cạnh cơ bản sau:

- Chế định trách nhiệm hợp đồng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các

bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi tham gia quan hệ hợp đồng

mua bán, các bên đều nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại lợi ích của bên bị vi phạm (làm mất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu mát, hư hỏng hàng hóa, giảm sút thu nhập, lợi nhuận…). để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm, chế định trách nhiệm hợp đồng đồng mua bán cho phép bên bị vi phạm

tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm

(chế tài) đối với bên vi phạm (buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng). Bên cạnh đó, chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán cũng bảo vệ quyền lợi

của bên vi phạm. Với việc quy định rõ ràng các căn cứ, thủ tục áp dụng trách

nhiệm, các trường hợp miễn trách nhiệm… chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán

bảo đảm cho bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do pháp luật quy định, bảo vệ bên vi phạm trước những hiện tượng tiêu cực trong xử lý vi phạm

hợp đồng.

- Chế định trách nhiệm hợp đồng ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng

mua bán hàng hóa, nâng cáo ý thức trách nhiệm của các chủ thể hợp đồng trong

việc thực hiện hợp đồng. Chế định trách nhiệm hợp đồng chủ trương áp dụng các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biện pháp chế tài đối với mọi hành vi vi phạm hợp đồng (trừ trường hợp được miễn

trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc bên bị vi phạm không yêu cầu áp

dụng chế tài). Quy định về trách nhiệm hợp đồng có tác động rất mạnh mẽ vào ý thức của các bên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện

nghĩa vụ hợp đồng, ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng xảy ra.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 55)