hóa theo pháp luật Việt Nam:
Hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị kinh tế nảy sinh các quan hệ kinh tế (ký
kết hợp đồng, tranh chấp giữa các công ty và các thành viên công ty trong việc
thành lập, giải thể công ty…) mà nội dung của nó là những quyền và nghĩa vụ kinh
tế. Các bên hưởng quyền và có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ những điều khoản mà mình đã thống nhất ý chí ghi vào các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế cũng nghiêm chỉnh, tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Mục đích đạt được lợi nhuận tối đa đã trở thành động lực
trực tiếp của các bên tham gia hoạt động thương mại. Trong điều kiện như vậy,
tranh chấp thương mại là một hệ quả tất yếu. Cùng với sự phát triển của các quan hệ thương mại và dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, tranh chấp trong kinh doanh thương mại do vậy cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tạp hơn về tính chất, quy mô. Chính vì vậy, việc áp dụng các hình thức và phương
thức giải quyết tranh chấp cho phù hợp, có hiệu quả là một đòi hỏi khách quan để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong hoạt động thương mại, đảm
bảo nguyên tắc pháp chế thông qua đó góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Khái niệm tranh chấp thương mại:
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền
và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Như
vậy, tranh chấp thương mại phải hội đủ các yếu tố sau đây:
- Thứ nhất, tranh chấp thương mại trước hết là những mâu thuẫn (bất đồng) về
quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ cụ thể.
- Thứ hai, những mâu thuẫn đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Thứ ba, những mâu thuẫn đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân.
Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân với nhau. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương
mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: tranh chấp
giữa công ty và thành viên công ty; giữa các thành viên của công ty với nhau liên
quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty hay tranh chấp vể giao dịch giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại
(khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại năm 2005).
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại:
Luật Thương mại quy định tại Điều 317 về hình thức giải quyết tranh chấp
như sau:
- Thương lượng giữa các bên;
- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải;
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến
hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp thương mại được pháp luật Việt Nam thừa
nhận dưới các hình thức: thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Tòa án. Trong đó, thương lượng , hòa giải và Trọng tài thương mại là các phương thức giải quyết tranh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lực nhà nước như phán quyết của Tòa án) mà chủ yếu được giải quyết dựa trên nền
tảng của ý chí tự định đoạt của các bên tranh chấp hoặc phán quyết của bên thứ ba độc lập (được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo. Trong khi đó, Tòa án lại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang ý chí quyền lực nhà
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 3
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
TRONG NƯỚC: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG
HOÀN THIỆN
Trong điều kiện kinh tế thị trường, mua bán là phương thức chủ yếu để dịch
chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Một số lượng lớn các giao dịch dân sự diễn ra trong đời sống kinh tế hàng ngày là giao dịch
mua bán tài sản. Ở Việt Nam, cùng với tiến trình hội nhập vào đời sống thương mại
quốc tế, khái niệm thương mại hàng hóa đã được đề cập trong khoa học pháp lý
cũng như luật thực định nhưng cho đến nay, vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về
khái niệm này. Ngày nay, hầu hết các nước đang cố gắng thích ứng hệ thồng pháp
luật của mình với tính hợp lý của thị trường thế giới, phù hợp với pháp luật và tập
quán quốc tế. Theo số liệu của WTO và IMF, tính đến giữa năm 1996, trên thế giới đã có 101 liên minh kinh tế, thương mại được thành lập, đầu năm 2000 đã có 184 thỏa thuận về thương mại có tính chất khu vực, trong đó có 109 thỏa thuận khu vực
còn hiệu lực (ví dụ như EU, ASEAN, APEC…). Với yêu cầu của thực tiễn, trong
quá trình nghiên cứu và vận hành luật pháp, các nhà nghiên cứu và các nhà thực
tiễn, từng bước phải đi đến đánh giá đầy đủ hơn về cách thức, hệ thống pháp luật
của mỗi nước ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước đó như thế nào. Điều này, lại càng được thể hiện một cách rõ rệt và đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết ở những nước đang chuyển đổi, trong đó có Việt Nam. Trước đòi hỏi của thực tiễn kinh
doanh trong tiến trình hội nhập, pháp luật về mua bán hàng hóa của Việt Nam đã và sẽ còn có những thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời của Luật Thương mại năm 2005 đánh dấu một bườc phát triển mới của pháp luật thương mại nói chung và pháp luật mua bán hàng hóa nói riêng, đã phần nào minh chứng cho những thay đổi này.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, trong chương này, tác giả chỉ đề cập đến
thực tiễn về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, qua đó đề xuất
một số phương hướng hoàn thiện về mặt pháp lý đối với những chế định trong Luật Thương mại năm 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước.