vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam

71 911 4
vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ----o0o---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011 – 2015) Đề tài: VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Đông Bộ Môn: Luật Thương Mại MSSV: 5115705 Lớp: Luật Tư pháp 1 – K37 Cần Thơ, 11/ 2014 Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 5. Bố cục đề tài ....................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ................................................................................................................... 4 1.1 Khái niệm về nuôi con nuôi và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .............. 4 1.1.1 Khái niệm nuôi con nuôi .......................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ........................................ 5 1.2 Bản chất và tầm quan trọng của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.......... ............................................................................................................. 6 1.2.1 Bản chất của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ............................. 6 1.2.1.1 Bản chất xã hội ................................................................................. 6 1.2.1.2 Bản chất pháp lý ............................................................................... 6 1.2.2 Tầm quan trọng của việc nuôi con nuôi có yếu nước ngoài ...................... 7 1.3 Mục đích và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ................ 8 1.3.1 Mục đích của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ............................ 8 1.3.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ............................... 8 1.4 Đặc trưng về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ............................ 9 1.4.1 Đối tương điều chỉnh ............................................................................... 9 1.4.1.1 Yếu tố chủ thể .................................................................................. 10 1.4.1.2 Yếu tố khách thể .............................................................................. 10 1.4.1.3 Sự kiện pháp lý................................................................................ 11 1.4.1.4 Yếu tố nơi cư trú .............................................................................. 12 1.4.2 Phương pháp điều chỉnh ........................................................................ 13 1.4.2.1 Phương pháp thực chất ................................................................... 13 1.4.2.2 Phương pháp xung đột .................................................................... 14 1.4.3 Nguồn luật điều chỉnh............................................................................ 15 1.4.3.1 Điều ước quốc tế ............................................................................. 15 1.4.3.2 Pháp luật quốc gia .......................................................................... 16 1.4.4 Nguyên tắc điều chỉnh ........................................................................... 16 GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 1.4.4.1 Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự (Lex patriace) ................... 16 1.4.4.2 Nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự ( Lex domicile) ................ 17 1.4.4.3 Nguyên tắc luật Tòa án (Lexfori)..................................................... 17 1.5 Lược sử hình thành và phát triển chế định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt nam................................................... 18 1.5.1 Trước năm 1945..................................................................................... 18 1.5.2 Từ năm 1945 đến 1959 .......................................................................... 19 1.5.3 Từ năm 1959 đến 1986 .......................................................................... 19 1.5.4 Từ năm 1986-2000................................................................................. 20 1.5.5 Từ năm 2000 đến nay. ............................................................................ 22 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH VỀ QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.....................................................................................................................24 2.1 Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .............................................. 24 2.1.1 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi .......................................... 24 2.1.1.1 Điều kiện đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam........... 24 2.1.1.2 Điều kiện đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài ......... 26 2.1.2 Điều kiện đối với người được nhận nuôi ................................................ 27 2.1.2.1 Điều kiện đối với trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi nước ngoài……… ................................................................................................ 27 2.1.2.2 Điều kiện đối với trẻ em nước ngoài được nhận làm con nuôi…………………………………………………………………………………..28 2.2 Hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .............................. 28 2.2.1 Quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi ................................................. 28 2.2.2 Quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ đẻ .................................................... 32 2.2.3 Quan hệ giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi........... ..................................................................................................... 33 2.3 Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ................ 36 2.3.1 Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam........ ........................................................................................................ 36 2.3.2 Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại cơ quan đại diện........................................................................................................... 36 2.4 Trình tự, thủ tuc giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.......... ........................................................................................................... 37 2.4.1 Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuối con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ......................................................................................... 37 2.4.2 Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại cơ quan đại diện .............................................................................. 41 GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 2.4.3 Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới ............................................................................. 42 2.4.3.1 Trình tự, thủ tục giải quyết việc người nước ngoài tại khu vực biên giới nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ................................................................ 42 2.4.3.2 Trình tự, thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam ở khu vực biên giới nhận trẻ em nước láng giềng làm con nuôi ..................................................... 43 2.5 Chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ...................................... 44 2.5.1 Thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi .............................................. 44 2.5.2 Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi...................... 44 2.6 Hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài ........................................ 45 2.6.1 Điều kiện thành lập ............................................................................... 45 2.6.2 Hồ sơ xin đăng xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam ............................. 46 2.6.3 Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam .......................................................................................... 46 2.6.4 Sửa đổi nội dung giấy phép, gia hạn giấy phép và thu hồi giấy của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam .................................................. 47 2.6.5 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.............. ........................................................................................... 50 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM .................. 52 3.1 Thực trạng về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài....................................... 52 3.1.1 Thành tựu về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ....................... 52 3.1.1.1 Tạo ra cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế minh bạch hơn so với thời kỳ trước đây ................................................................................... 52 3.1.1.2 Trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài…………………………………………………………………………………54 3.1.1.3 Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi ngày được mở rộng……………………………………………………………………………...55 3.1.1.4 Tìm được mái ấm gia đình thay thế cho trẻ em ................................ 55 3.1.1.5 Về công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài................. ................................................................................. 56 3.1.2 Những tồn tại, bất cập trong việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài..................................................................................................................56 3.1.2.1 Thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi còn bất cập .............. 56 3.1.2.2 Về việc quản lý thông tin của trẻ khi đã được giao làm con nuôi nước ngoài…………………………………………………………………………………57 3.1.2.3 Nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi ................................ 57 3.1.2.4 Sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn chồng chéo và chưa GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam tốt……………………………………………………………………………………..58 3.1.2.5 Chưa bảo đảm ưu tiên việc nuôi con nuôi trong nước trước khi cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài............................................................... 58 3.1.2.6 Còn thiếu sự minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài ........................................... 59 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ........................................................................................................... 59 3.2.1 Về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.......... .................................................................................................... 60 3.2.2 Về việc quản lý thông tin của trẻ em khi đã được giao nhận làm con nuôi nước ngoài ..................................................................................................... 60 3.2.3 Nâng cao nhận thức về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ....... 61 3.2.4 Về vấn đề minh bạch trong việc tiếp nhận và sự dụng hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài............................................................................62 3.2.5 Về công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài…………………………………………………… . 62 KẾT LUẬN ................................................................................................ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình trước đây. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ; việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi đã góp phần giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình thay thế trong và ngoài nước, giúp cho nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt trở thành những người có ích cho xã hội. Đồng thời, thông qua việc giải quyết nuôi con nuôi cũng góp phần quan trọng bảo đảm cho những người đơn thân hoặc cặp vợ chồng hiếm con được thực hiện quyền làm cha mẹ. Hiện nay, do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng, song hiện tượng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những diễn biến đa dạng và phúc tạp. Ngoài bản chất và mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ gia đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ có cuộc sống tốt hơn, cũng còn xuất hiện những việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh nghĩa cho trẻ làm con nuôi để thu gom, môi giới, dẫn dắt mua bán trẻ em. Do vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong những vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi ngành luật tư pháp quốc tế nên những quan hệ phát sinh trong quan hệ này chịu sự điều chỉnh đặc biệt. Như chúng ta đã biết, bất kỳ một lĩnh vực nào trong đời sống cũng cần có sự điều chỉnh của pháp luật, nó cần phải có nguyên tắc, các quy định cụ thể để hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì các mối quan hệ sẽ trở nên rối rắm. Lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung cũng như nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng, việc bảo vệ quyền lợi của người được nuôi và người nhận nuôi là một lĩnh vực quan trọng trong thực tiễn đời sống. Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi thời gian và sự tham gia của không chỉ các cơ quan nhà nước mà của toàn xã hội. Luật Nuôi con nuôi ra đời với những điều khoản quy định riêng về lĩnh vực nuôi con nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, những chồi non của đất nước, tạo tính thống nhất, đồng bộ trong việc giải quyết nuôi con nuôi. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 1 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Việc dựa trên quy định của Luật nuôi con nuôi để giải quyết những vấn đề về nhận con nuôi, các nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ, trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong việc nuôi con nuôi. Song, khi tiến hành công tác áp dụng pháp luật trên thực tiễn tuy gặt hái được những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc, bất cập về trình tự, thủ tục giải quyết, về công tác đánh giá, nhận thức về nuôi con nuôi đặc biệt là đối với vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do vậy, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như về mặt áp dụng pháp luật trong thực tiễn sao cho pháp luật quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế góp phần thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về giải quyết vấn đề trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em gặp phải bất hạnh trong cuộc sống. Từ những lý do khách quan về lý luận và thực tiễn nêu trên, người viết đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài tốt nghiệp khóa học của mình. 2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam”, người viết tập trung phân tích những vấn đề lý luận chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như khái niệm, bản chất, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài…Đồng thời, người viết tiến hành phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như về nguyên tắc giải quyết, điều kiện nuôi con nuôi, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ, trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Dựa trên cơ sở lý luận cũng như cơ sở pháp lý, người viết đưa ra thực trạng và giải pháp hoàn thiện về vấn nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Nuôi con nuôi là hoạt động nhân đạo làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con mang tính chất lâu dài giữa một bên là người nhận nuôi và trẻ em được nhận nuôi bảo đảm cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách tốt nhất trong môi trường gia đình. Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia có một số lượng lớn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em cơ nhỡ, trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi, trẻ em bị ảnh hưởng chất độc hóa học từ chiến tranh…chưa được quan tâm từ cộng đồng xã hội. Hơn ai hết những đứa trẻ GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 2 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam đó cần phải có một mái ấm gia đình, cần có sự yêu thương chăm sóc trọn vẹn để các em được phát triện toàn diện, hiểu được tầm quan trọng đó Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách hợp tác quốc tế nhằm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho trẻ em, trong đó có quyền cho làm con nuôi của trẻ. Nhằm mục đích tạo sự công bằng, tiến bộ đảm bảo quyền lợi của trẻ em trong vấn đề nuôi con nuôi, hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hiện nay về hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi giữa các nước, tạo ra một môi trường thuận lợi nhất dành cho sự phát triển của trẻ em trong tương lai một cách rộng rãi và hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu một cách sâu rộng và đầy đủ về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các chính sách hợp tác quốc tế của nước ta về vấn đề nuôi con nuôi đề từ đó áp dụng trong thực tiễn nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em. Từ đó nêu cao tinh thần chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, trách nhiện của các cơ quan chức năng trong vấn việc nuôi con nuôi đặc biệt là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích truyền thống như: phương pháp phân tích câu chữ, kết hợp với phân tích và phân tích lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu… nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế để từ đó đề ra hướng giải quyết cho những vấn đề đã đặt ra. 5. Bố cục đề tài Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp truyền thống gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Chương 2: Nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 3 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Chương này người viết tập chung nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như khái niệm, bản chất , đặc trưng cơ bản về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài…Từ tiền đề lý luận chung sẽ tạo cơ sở cho hoạt động nghiên cứu về quy định pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.1 Khái niệm về nuôi con nuôi và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.1.1 Khái niệm nuôi con nuôi Con nuôi là việc một người được người khác nhận làm con nhưng không trực tiếp sinh ra, người nhận con nuôi gọi là cha nuôi, mẹ nuôi. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ nuôi và con nuôi giống như quan hệ pháp luật giữa cha mẹ đẻ và con đẻ. Việc nhận con nuôi phải tuân theo những quy định của pháp luật1. Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi...; dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi2. Theo Điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích:“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Nếu như quan hệ cha mẹ đẻ và con đẻ được xác lập trên cơ sở là quan hệ huyết thống thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được thiết lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyện vọng của các đương sự và sự tuân thủ các quy định của pháp luật về các điều kiện xác lập quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Như vậy, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là quan hệ ràng buộc một người vào một hoặc hai người khác, những người có liên quan không có quan hệ huyết thống với nhau như cha mẹ – con ruột, nhưng người nuôi xem như cha mẹ của người được nuôi, dù không sinh ra người được nuôi; người được nuôi về phần mình, coi người nuôi như cha mẹ 1 Biên soạn Nguyễn Thùy Dương, Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của Bộ luật dân sự, trang 50. 2 Tập thể tác giả, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình – Đại học luật Hà Nội, trang 171. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 4 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam ruột. Đó là quan hệ cha mẹ con không được xác lập bằng con đường sinh sản mà theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng của các đương sự, đặc biệt là của người nuôi3. Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi làm phát sinh giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con và việc nuôi con nuôi chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đăng ký theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay là vấn đề hiện được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá như hiện nay, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực sự đã trở thành vấn đề nhân đạo mang tính toàn cầu và đã được thể chế hoá trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Ở nước ta trong những năm gần đây nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được Nhà nước đặc biệt quan tâm bằng việc ban hành nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm xử lý những sai phạm, làm cho việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài thực sự mang tính nhân đạo, tìm mái ấm gia đình và hạnh phúc cho trẻ em. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài”. Như vậy các quan hệ của các chủ thể hình thành quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm: - Quan hệ nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với trẻ em Việt Nam cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hoặc cư trú ở nước ngoài. - Quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với trẻ em nước ngoài ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. - Quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. - Quan hệ nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau phát sinh tại Việt Nam. Theo các trường nêu hợp trên, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được mở rộng không chỉ là quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà còn bao gồm quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam 3 Ts Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập 1 – Gia đình, trang 197. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 5 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam với nhau ở nước ngoài và quan hệ nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau ở Việt Nam. 1.2 Bản chất và tầm quan trọng của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.2.1 Bản chất của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.2.1.1 Bản chất xã hội Nuôi con nuôi là một hoạt động xã hội mang tính nhân đạo được sự quan tâm từ phía cộng đồng, đối với vấn đề xã hội này không chỉ tác động đối với một quốc gia cụ thể nào mà nó có tác động sâu rộng đến tất cả quốc gia trên toàn thế giới. Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mang bản chất xã hội trong việc thể hiện tinh thần hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới nhằm tìm kiếm gia đình thay thế cho những đứa trẻ gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để chúng có cơ hội được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường gia đình góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Ngoài ra, bản chất xã hội của vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được thể hiện ở chỗ mang lại cơ hội cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn thế giới đặc biệt là tại các quốc gia nghèo về kinh tế, điều kiện chăm sóc, bảo vệ trẻ em con yếu kém, giúp tạo ra sự quan tâm của toàn xã hội trong việc chăm sóc bảo vệ trẻ em. Hiện nay, việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho các quan hệ có yếu tố nước ngoài giữa các quốc gia ngày càng phát triển phong phú và đa dạng trong đó có quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng như các vấn đề về dân tộc, tôn giáo và trình độ phát triển của các quốc gia ngày càng găn bó mật thiết. Từ những thành tựu trên đã góp phần xóa dần sự phân biệt, gắn kết tất cả quốc gia với nhau, mở rộng các mối quan hệ về tình người, về tính hợp tác bình đẳng tôn trọng quyền lợi giữa các quốc gia với nhau. Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thể hiện ý chí của tất cả các quốc gia trong việc định hướng phát triển toàn diện của trẻ em sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế. Sự quan tâm này xuất phát từ mục đích cao cả của cộng đồng và xã hội đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho trẻ em. 1.2.1.2 Bản chất pháp lý Cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi ý chí của các bên đương sự thể hiện một cách rõ ràng đồng thời các bên đương sự phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật. Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là sự ghi nhận về mặt pháp lý của các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 6 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Bản chất pháp lý của vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước tiên là sự thể hiện ý chí của các bên đương sự trong việc xác lập quan hệ cha me nuôi - con nuôi. Đây là sự thể hiện ý chí của người nhận con nuôi, sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc là của người giám hộ của người được cho làm con nuôi. Trên cơ sở ý chí của các bên đương sự được một cách rõ ràng thì quan hệ pháp lý được xác lập và được pháp luật thừa nhận. Sự công nhận quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật quốc gia có ý nghĩa quyết định trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi trên cơ sở xem xét về ý chí của các bên và những điều kiện cần thiết cho việc xác lập đúng theo quy định của nhà nước trên cơ sở đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành việc đăng ký và ra quyết định công nhận quan hệ giữa cha mẹ nuôi- con nuôi. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, vì vậy bản chất pháp lý của quan hệ này cũng thuộc lĩnh vực chuyên ngành tư pháp quốc tế phát sinh trong quá trình giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Từ những phân tích cho thấy các vấn đề liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đều chịu sự điều chỉnh bởi các nguyên tắc cơ bản của ngành luật tư pháp quốc tế và pháp luật quốc gia. 1.2.2 Tầm quan trọng của việc nuôi con nuôi có yếu nước ngoài Nhằm hoàn thiện hơn chính sách phát triển toàn diện của trẻ em, các quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ em, đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc giáo dục một cách tốt nhất Đảng và nhà nước ta đã xác định việc nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong chính sách bảo vệ quyền trẻ em hiện nay. Việc tạo ra một môi trường tốt nhất cho việc chăm sóc trẻ em Việt Nam hiện nay được nhà nước ta luôn chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho trẻ em có thể sống tốt và phát triển một cách toàn diện vấn đề được cụ thể hóa bằng các chính sách pháp luật, trong đó có các điều luật liên quan đến nuôi con nuôi được ban hành và càng được hoàn thiện đặc biệt từ khi Luật nuôi con nuôi 2010 được ban hành. Trong những năm qua việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển rộng rãi góp phần tích cực trong việc mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi với các nước trên thế giới trong thời kỳ hội nhập, thúc đẩy giao lưu hợp tác hữu nghị tăng cường tinh thần đoàn kết quốc tế cũng như góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em tạo cho trẻ có môi trường tốt nhất nhằm hướng tới mục đích chung là sự phát triển toàn diện về mọi mặt của cho trẻ em hiện nay. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 7 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 1.3 Mục đích và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.3.1 Mục đích của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Theo Điều 2 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy đinh “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảm đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình”. Việc nuôi con nuôi con nuôi là nhằm tạo ra một môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt đẹp, tạo ra môi trường sống lành mạnh có điều kiện phát triển toàn diện về mọi mặt nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn thế giới. Hiện nay, vấn nạn về buôn bán, lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em diễn biến ngày càng phúc tạp với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển và lang rộng ra toàn thế giới. Trong đó, nước ta là một trong những quốc gia đang có số lượng lớn trẻ em làm nuôi ở nước ngoài, vì vậy công tác phòng chống tội phạm liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi ngày càng gay gắt. Trước tình hình thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đang ban hành những chính sách pháp luật để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ pháp luật này. Cùng với các văn bản pháp luật trong nước Nhà nước ta ngày càng tăng cường hợp tác với các quốc gia khác bằng việc ký kết các hiệp định, các điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ về vấn đề quyền lợi của trẻ em và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được thể hiện vì lợi ích, mục đích của các quốc gia trong việc hướng đến sự phát triển của trẻ em sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế. Sự quan tâm này đòi hỏi xuất phát từ ý chí chung mang tính nhân đạo của cộng đồng xã hội đi đến việc xóa bỏ ý niệm nuôi con nuôi vì vụ lợi đi ngược lại với đạo đức xã hội vì quyền lợi của trẻ em. 1.3.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng thể hiện quan hệ xã hội có tính nhân đạo, thể hiện truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người và con người, đặc biệt là đối với những đứa trẻ bị mồ côi, không nơi nương tựa. Cần khẳng định rằng, nuôi con nuôi là một trong những biện pháp tốt nhất và có hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng trẻ em mồ côi, lang thang không nơi nương tựa. Nuôi con nuôi đã tạo ra khả năng giải quyết một vấn đề xã hội phức tạp là hạn chế được tình trạng trẻ em lang thang tự kiếm sống, thậm chí phạm tội do không có sự chăm sóc, giáo dục cần thiết và thích hợp của gia GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 8 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam đình. Nhà nước ta đã có những chính sách thích hợp để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, không nơi nương tựa, bị mồ côi, bỏ rơi hoặc những trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được nhận làm con nuôi, để chúng được sống trong môi trường gia đình tốt hơn và đó cũng chính là một phần chính sách để ổn định xã hội. Đối với bản thân đứa trẻ, việc được nhận làm con nuôi có ý nghĩa sâu sắc làm thay đổi cơ bản số phận đứa trẻ. Đứa trẻ làm con nuôi sẽ được sống trong môi trường thuận lợi nhất để có thể phát triển hài hòa về thể chất, nhân cách và tinh thần với sự “ yêu thương, thông cảm ” trong một gia đình nghèo đúng nghĩa của nó. Đối với người nuôi, việc nhận nuôi con nuôi đem lại cho họ sự thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tinh thần, làm cân bằng các trạng thái tâm lý, ổn định cảm xúc, giúp họ vững vàng và tự tin hơn trong cuộc sống, bởi vì khi gắn bó với đứa trẻ, cuộc sống của học sẽ trở nên ý nghĩa hơn và gia đình cũng trọn vẹn hơn. 1.4 Đặc trưng về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.4.1 Đối tương điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phức tạp bởi yếu tố nước ngoài: Yếu tố nước ngoài khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, có thể là chủ thể, pháp luật áp dụng, sự kiện pháp lý… Việc xác định đúng yếu tố nước ngoài rất quan trọng, nhằm xác định thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi, giải quyết tranh chấp phát sinh, xác định pháp luật cần áp dụng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.” Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực điều chỉnh của ngành luật tư pháp quốc tế. Việc xác định có yếu tố nước ngoài hay không có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề xác định pháp luật áp dụng một cách chính xác. Đồng thời, việc xác định yếu tố nước ngoài còn là căn cứ quan trong trong việc xác định thẩm quyền giải quyết giữa các quốc gia về lĩnh vực phát sinh trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài vì vậy đối tượng điều chỉnh trong quan hệ nuôi con nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chính là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong vấn đề nuôi con nuôi. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 9 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 1.4.1.1 Yếu tố chủ thể Khi đề cập đến yếu tố chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, có hai dạng chủ thể cơ bản: Thứ nhất, công dân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phải có quyền năng chủ thể tức là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi trước tiên theo pháp luật Việt Nam. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính của chủ thể pháp luật, là đặc trưng không thể thiếu của chủ thể pháp luật. Vấn đề năng lực pháp luật và năng lực hành vi ở đây trước hết được xác định trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Thứ hai, Bên cạnh đó người nước ngoài cũng là chủ thể cơ bản của quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Hiện nay pháp luật Việt Nam và của nhiều nước trên thế giới có nét đặc trưng là đều lấy dấu hiệu quốc tịch để định nghĩa người nước ngoài, theo quy định pháp luật Việt Nam định nghĩa “Người nước ngoài” như sau: “là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch”4. Để tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng như quan hệ con nuôi có yếu tố nước ngoài thì người nước ngoài phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi trước tiên là theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc pháp luật của nước mà người đó thường trú nếu người đó là người không quốc tịch. Theo quy định tại Điều 761 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ các trường hợp ngoại lệ.Tuy nhiên, để người nước ngoài tham gia trực tiếp vào quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì người nước ngoài phải có năng lực hành vi. Theo Điều 762 thì Việt Nam đã sử dụng chủ yếu nguyên tắc luật quốc tịch để xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài. Ngoài ra, trong một số trường hợp năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật dân sự Việt Nam. 1.4.1.2 Yếu tố khách thể Yếu tố khách thể trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là những quan hệ về quyền nhân thân và quyền tài sản phát sinh khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Về quyền tài sản: Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 thì “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” và, theo Điều 174 Bộ luật dân sự 2005 thì “Tài sản bao gồm động sản và bất động sản”. Tuy nhiên, trên 4 Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 138/2006NĐ-CP. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 10 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam thực tế vấn đề quy định về tài sản ở các quốc gia có những điểm khác nhau có quốc gia xem loại đó là tài sản, nhưng cũng cùng loại đó ở quốc gia khác thì không được xem là tài sản, có quốc gia xem đó là động sản, những cũng có quốc gia xem đó là bất động sản. Đây là hiện tượng thường gặp trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt liên quan đến vấn đề thừa kế trong quan nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; tranh chấp về quyền sở hữu tài sản…Khi đó, việc lựa chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật, xung đột thẩm quyền xét xử và các vấn đề liên quan thuộc chuyên ngành tư pháp quốc tế được đề cập đến. Về mặt nguyên tắc, luật áp dụng sẽ là luật của nước có tài sản đối với loại tài sản được xem là động sản và luật nước mà đương sự có quốc tịch nếu loại tài sản đó được xem là bất động sản. - Về quyền nhân thân: Trong pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước trên thế giới, quyền nhân thân phát sinh trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được giải quyết dựa trên nguyên tắc luật nhân thân. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tùy vào từng quan hệ cụ thể mà cho phép áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch hay hệ thuộc luật cư trú của chủ thể để giải quyết. Vấn đề lựa chọn áp dụng luật áp dụng để điều chỉnh xung đột về quyền nhân thân giữa các thành viên trong gia đình có yếu tố nước ngoài liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài xuất phát từ thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, xung đột pháp luật giữa các thành viên trong gia đình có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh bởi luật nơi thực hiện hành vi. 1.4.1.3 Sự kiện pháp lý Sự kiện pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phải là sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài. Nó có thể là sự kiện, hành vi …phù hợp với pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài. Sự kiện pháp lý còn là hành vi pháp lý. Hành vi pháp lý là hành vi hợp pháp xảy ra do các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi thực hiện (làm chấm dứt quan hệ về nhân thân và tài sản của đứa trẻ với cha, mẹ đẻ và làm phát sinh những quan hệ đó giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi). Hành vi của những người tham gia quan hệ pháp luật nuôi con nuôi nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi cần thiết phải có cả quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận sự kiện hoặc hành vi theo thủ tục luật định. Ví dụ: Để cho việc xác nhận con nuôi làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nhận nuôi và con nuôi thì cần thiết phải có quyết định về việc nhận con nuôi của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Uỷ ban nhân cấp xã nếu việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 11 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam. Sự kiện pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài. Về việc nhận nuôi con nuôi ở nước ngoài, pháp luật Việt Nam thường sử dụng quy tắc luật nơi thực hiện hành vi để giải quyết xung đột pháp luật phát sinh trong quan hệ này. Trong trường hợp Việt Nam và nước hữu quan ký kết điều ước quốc tế thì xung đột pháp luật trong vấn đề này được điều chỉnh theo các quy phạm pháp luật ghi nhận trong các điều ước đó. Như vậy, việc xác định đúng thời điểm mà sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định đúng luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật phát sinh giữa các bên, từ đó áp dụng luật chính xác trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.4.1.4 Yếu tố nơi cư trú Theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống”. Việc xác định nơi cư trú của các bên đương sự có vai trò rất quan trọng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ như việc lựa chọn áp dụng pháp luật các quy định liên quan đến nơi cư trú của các bên đương sự. Trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì yếu tố cư trú được pháp luật quy định: Quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; Quan hệ giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; Quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau mà các căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài5. Từ quy định trên ta có thể rút ra yếu tố nơi cư trú trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam bao gồm: - Người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm: Giữa người nước ngoài với nhau thường trú trên lãnh thổ Việt Nam; Giữa người nước ngoài với người Việt Nam định cư trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là chủ thể phát sinh ngày càng tăng theo chiều hướng hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế của đất nước ta trong, vấn đề hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng đặc biệt là vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Người nước ngoài cư trú ở nước ngoài: Giữa công dân Việt Nam định cư ở 5 Khoản 14 Điều 08 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 12 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam nước ngoài với công dân Việt Nam định cư trên lãnh thổ Việt Nam; Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau.Các chủ thể này chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Việc xác định dấu hiệu nơi cư trú trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó đặc biệt là quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là nền tảng cho việc thiết lập và áp dụng luật trong vấn đề giải quyết phát sinh trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.4.2 Phương pháp điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh của pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài trong đó có quan hệ nuôi con nuôi là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Hai phương pháp này được kết hợp hài hoà và tác động tương hỗ với nhau trong điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm sự thuận lợi cho các bên trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.4.2.1 Phương pháp thực chất Phương pháp thực chất là phương pháp điều chỉnh dựa vào việc thể nhất hoá các quy phạm luật thực chất, cách thức giải quyết quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật của từng nước, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này dưới dạng định ra các quy phạm thực chất thống nhất. Quy phạm thực chất là loại quy phạm trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy phạm thực chất có thể được xây dựng trong các điều ước quốc tế (gọi là các quy phạm thực chất thống nhất). Việc xây dựng các quy phạm thực chất trong các điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng như trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là hết sức cần thiết. Nó làm hài hoà sự khác biệt trong pháp luật của các quốc gia và có tính chất đơn giản hoá trong việc điều chỉnh các quan hệ này. Khi các quốc gia kí kết với nhau điều ước quốc tế trong đó có quy phạm thực chất thống nhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ dựa vào đó để xem xét và giải quyết thực chất vấn đề trên cơ sở áp dụng ngay quy phạm đó.Việc áp dụng các quy phạm thực chất sẽ loại trừ vấn đề phải chọn luật và cả vấn đề áp dụng luật nước ngoài. Quy phạm thực chất còn được xây dựng trong pháp luật quốc gia. Loại quy phạm này gọi là quy phạm thực chất thông thường. Tuy nhiên, về vấn đề này trong khoa học pháp lý các nước chưa có quan điểm thống nhất. Song, cùng với các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất thống nhất, các quy phạm thực chất thông GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 13 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam thường là quy phạm được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm thực chất này được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Việt Nam ban hành. Ví dụ như Điều 31 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định “ Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.”. Rõ ràng các quy phạm thực chất trong pháp luật quốc gia điều chỉnh trực tiếp quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.4.2.2 Phương pháp xung đột Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh dựa vào các quy tắc được ấn định để áp dụng pháp luật của một nước chỉ định nhằm giải quyết quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phát sinh thông qua các quy phạm xung đột. Phương pháp xung đột được hình thành và phát triển trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia và các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật ấn định pháp luật của nước nào phải được áp dụng để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể. Như vậy, quy phạm xung đột là loại quy phạm pháp luật “dẫn chiếu”, theo đó các cơ quan có thẩm quyền chọn được hệ thống pháp luật tối ưu để điểu chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.Khác với các loại quy phạm pháp luật thông thường, quy phạm xung đột được cấu thành bởi hai bộ phận là phạm vi (tương tự phần “giả định” ) và hệ thuộc (tương tự phần “ quy định”), không có phần chế tài. Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, các nước thường sử dụng một số kiểu hệ thuộc cơ bản sau: Luật nhân thân (lex personalis) bao gồm luật quốc tịch (lex patriae) và luật nơi cư trú (lex domicili); luật nơi thực hiện hành vi (lex loci astus) và luật toà án (lex fori). Phương pháp xung đột được áp dụng tương đối phổ biến để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, mà nó chỉ ra việc áp dụng pháp luật của một nước nào đó để điều chỉnh quan hệ này. Ví dụ, Khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 ghi nhận “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 14 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này”. Như vậy, phương pháp xung đột áp dụng điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam là từ các nguồn pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập với các quốc gia trên thế giới. 1.4.3 Nguồn luật điều chỉnh 1.4.3.1 Điều ước quốc tế Hiện nay trong mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn luật điều chỉnh quan trọng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đặc biệt là quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng. Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý thể hiện sự thỏa thuận giữa các chủ thể pháp luật quốc tế giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm quy định thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên ký kết trong quan hệ quốc tế sao cho phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia và luật pháp quốc tế6. Trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài điều ước quốc tế là nguồn luật quan trọng trong quá trình giải quyết các quan hệ phát sinh trong vấn đề này về vấn đề xung đột phát luật xãy ra ngày càng nhiều trong lĩnh vực dân sự có yếu tố nước ngoài vì vậy mà hiện nay Nhà nước ta rất chú trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với các nước trên thế giới thông qua việc ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế song phương với các quốc gia trong đó có cả Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề nuôi con nuôi. Các điều ước quốc tế đã góp phần tích cực trong việc đề ra các nguyên tắc thỏa thuận áp dụng góp phần hạn chế hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra là cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng được hoàn thiện về mặt pháp lý. Việc áp dụng điều ước quốc tế sẽ được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng, đối với quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng thuộc đối tượng của luật hôn nhân và gia đình nên áp dụng theo qui định tại Khoản 2 Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “ Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.”. 6 Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2006, tr 122. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 15 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 1.4.3.2 Pháp luật quốc gia Pháp luật quốc gia là loại nguồn khá phổ biến so với các loại nguồn khác, pháp luật quốc gia bao gồm một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ nằm trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Hiện nay pháp luật Việt Nam điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như: Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Luật nuôi con nuôi năm 2010; Nghị định 19/2011/NĐ/CP, đây là những cơ sở quan trọng trong vấn đề điều chỉnh phù hợp đối với các vấn đề phát sinh liên quan đến quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.4.4 Nguyên tắc điều chỉnh 1.4.4.1 Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự (Lex patriace) Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong quan hệ dân sự quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Đây là nguyên tắc thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các chủ thể tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài7.Theo đó, nguyên tắc luật quốc tịch quy định pháp luật của nước mà các bên mang quốc tịch sẽ được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó có quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì nguyên tắc luật quốc tịch còn được ghi nhận trong hầu hết các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập với các quốc gia trên thế giới như: Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt với Pháp, Đan Mạch, Ai len,… Trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng thì khi xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật thì Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch để giải quyết. Tuy nhiên, việc xác định quốc tịch của một chủ thể là công dân của quốc gia nào là một vấn đề hết sức quan trọng, vì nguyên tắc luật quốc tịch chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và cả pháp luật của quốc gia sở tại. Vì vậy, khi quan hệ nuôi con nuôi phát sinh giữa công dân nước nào thì sẽ áp dụng pháp luật của nước đó để điều chỉnh. Tóm lại, việc xác định quốc tịch của các bên đương sự tham gia trong quan 7 Đại học luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb, Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001. tr 55. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 16 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là rất cần thiết, nhằm xác định pháp luật của nước nào sẽ phải được áp dụng để giải quyết về vấn đề hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.4.4.2 Nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự ( Lex domicile) Nguyên tắc luật cư trú của các bên đương sự hiện nay được áp dụng rộng rãi trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng. Theo nguyên tắc này thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của nước mà đương sự có nơi cư trú.Nguyên tắc này không chỉ áp dụng phổ biến chỉ ở pháp luật trong nước mà còn được thể hiện trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các nước: Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với Italia, Đan Mạch, Thụy Điển…Theo Điều 9 của Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với Pháp “Người thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết này muốn xin nhận trẻ em là công dân của nước ký kết kia và thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết đó làm con nuôi phải liên hệ với Cơ quan trung ương của nước ký kết nơi người xin nhận nuôi thường trú…” Theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã ghi nhận liên quan đến vấn đề này như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này8”. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản được áp dụng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác.Việc áp dụng nguyên tắc này đã góp phần đơn giản hóa quá trình dẫn chiếu các quy phạm xung đột, góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. 1.4.4.3 Nguyên tắc luật Tòa án (Lexfori) Nguyên tắc luật của nước nơi có tòa án có thẩm quyền được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: Tố tụng dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, cụ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong quan hệ này nguyên tắc luật của nước nơi Tòa án có thẩm quyền sẽ được áp dụng để xác định pháp luật áp dụng để giải quyết các vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Khi đó, để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu ở khu vực biên giới) hoặc Cơ quan đại 8 Khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi năm 2010. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 17 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam diện Ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, khi quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phát sinh có tranh chấp thì Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của Công dân Việt Nam (nếu ở khu vực biên giới) sẽ áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để giải quyết. Như vậy, Tòa án Việt Nam được quyền áp dụng nguyên tắc luật của nước nơi có Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.5 Lược sử hình thành và phát triển chế định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt nam. Theo từng thời gian, để phù hợp với sự nghiệp cách mạng của đất nước, phù hợp với tình hình phát triển của các điều kiện kinh tế, xã hội và thực tế của các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng, trong đó có quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình dần được hoàn thiện, là công cụ pháp lý của Nhà nước ta, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. 1.5.1 Trước năm 1945 Pháp luật phong kiến nước ta từ thế kỉ XV đến thể kỉ XIX tiêu biểu là hai bộ luật đó là: Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới triều Lê) và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long được ban hành dưới triều Nguyễn). Hai bộ luật này quy định khá cụ thể việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi trong thời kỳ đó.Thể hiện rõ nét phong tục, tập quán truyền thống của người Việt Nam về gia đình. Song các bộ luật này cũng không tránh khỏi hạn chế của chế độ phong kiến đang suy tàn, xu hướng duy trì chế độ phụ hệ vững chắc, triệt tiêu sự bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con nuôi và con đẻ. Dưới thời Pháp thuộc, đất nước ta bị chia làm ba kì là Bắc kì, Trung kì và Nam kì. Sau khi xâm lược Việt Nam và đặt ách đô hộ ở Nam kì, thực dân Pháp đã ban hành Bộ dân luật giản yếu Nam kì áp dụng ở Nam kì và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đã Nẵng. Bộ dân luật Bắc kì được ban hành vào ngày 30/03/1931 theo Nghị Định của Thống sứ Bắc kì để thi hành trên toàn Bắc kì từ ngày 01/07/1931 thay cho Bộ luật Gia Long. Hoàng Việt Trung kì bộ luật được ban hành năm 1939 thi hành trên toàn Trung kì. Về quan hệ gia đình, các bộ luật này đã quy định về vấn đề nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con theo mô hình phương Tây. Song pháp luật dân sự thời kì này có những mặt hạn chế nhất định đó là gia đình GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 18 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ, nhiều quy định về nghĩa vụ của con còn rất khắc khe. 1.5.2 Từ năm 1945 đến 1959 Ngay từ khi ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quan tâm và coi trọng việc xây dựng hệ thống pháp luật nhằm củng cố và bảo vệ thành quả của cách mạng. Tuy chưa có văn bản riêng điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhưng vấn đề này được quy định trong một số văn bản pháp luật khác, như trong Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945 về quốc tịch Việt Nam. Hiến pháp năm 1959 là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh quan hệ gia đình trong thời kì này, tuy nhiên vẫn chưa có quy định cụ thể điều chỉnh trực tiếp quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài. Pháp luật trong nước về quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài còn hết sức đơn giản, chưa tập hợp thành hệ thống. Nhà nước ta chủ trương chưa ban hành văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh trực tiếp quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài mà chỉ điều chỉnh quan hệ gia đình trong nước theo Hiến pháp 1946. Quan hệ hợp tác giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà với các nước chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn này mới bắt đầu kiến lập và dần được củng cố. Trong bối cảnh đó, các quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài phát sinh, đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh, tuy nhiên vấn đề quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài chưa phải là yêu cầu bức xúc. 1.5.3 Từ năm 1959 đến 1986 Trong thời kì này, bản Hiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 11 ngày 31/12/1959, tiếp tục ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ (Điều 24). Xuất phát từ tình hình thực tế của quan hệ gia đình trong thời kì mới, Luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội thông tại kì họp thứ 11 ngày 29/12/1959.Luật đã điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, giữa cha, mẹ và con.Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không có quy phạm điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài. Ở miền Bắc, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04 ngày 16/01/1961 kèm theo Điều lệ về đăng kí hộ tịch. Ngày 21/06/1961, Bộ nội vụ ban hành Thông tư số 05/NV hướng dẫn thi hành Điều lệ về đăng kí hộ tịch nói trên. Tuy nhiên, trong văn bản pháp luật này chưa quy định điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài đầy đủ nhưng những quy định này sẽ là nền móng cơ bản để chúng ta giải quyết quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là vấn đề con nuôi.Trong giai đoạn này, một số ít trường hợp người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 19 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được giải quyết. Do vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật nói trên nên khi giải quyết các việc này các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của ta còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng. Ở miền Nam, cũng trong giai đoạn này, chính quyền Nguỵ Sài Gòn đã ban hành Bộ dân luật ngày 20/12/1972.Trong Bộ dân luật này đã quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng. Điều 248 Bộ dân luật Sài Gòn có quy định về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, theo quy định này thì “Người Việt Nam có thể lập người ngoại quốc làm con nuôi hay làm con nuôi của người ngoại quốc”. Sau khi đất nước thống nhất, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng được mở rộng, do đó đã làm phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài, đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh ngay. Để xử lý tình hình này, Việt Nam đã tiến hành đàm phán và kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hoà dân chủ Đức (1980) , Liên Xô (1981), Tiệp Khắc (1982), Cu Ba (1984)…Các hiệp định này đã tạo lập một khung pháp lí khá hoàn chỉnh điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài như quan hệ pháp lí giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con; vấn đề nuôi con nuôi; vấn đề xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền được giải quyết khá cụ thể. 1.5.4 Từ năm 1986-2000 Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta bước sang một thời kỳ mới, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trước những thay đổi mới to lớn của đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật kịp thời điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời, trong thời kỳ đổi mới đất nước, kế thừa những nguyên tắc dân chủ và tiến bộ của chế độ hôn nhân gia đình mới được thể chế hoá trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Đã góp phần vào việc xây dựng và củng cố chế độ gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp về hôn nhân và gia đình, từng bước nâng cao nhận thức và ý thức của nhân dân trong việc thi hành các quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Về cơ bản, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 kế thừa và tiếp tục phát huy những thành tựu lập pháp của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, đồng thời bổ sung những chế định quan trọng phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta đã dành một chương riêng (Chương IX) để quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.Trong chương này, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 52, 53 và 54. Đây là bước phát triển mới của Luật hôn nhân GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 20 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và gia đình năm 1986, đáp ứng nhu cầu của tình hình mới và phản ánh xu hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình, bước đầu quy định về hôn nhân và gia đình. Trong khoảng thời gian này, Quốc hội đã thông qua một số văn bản pháp lí có liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng như Luật quốc tịch năm 1988, Điều 14 quy định: trẻ em là công dân Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài không vì thế mà mất quốc tịch Việt Nam; Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em quy định (Điều 7)“ Mọi trường hợp đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào phải theo quy định của pháp luật “; Pháp lệnh lãnh sự năm 1990, trong đó có quy định Cơ quan lãnh sự có thẩm quyền đăng kí kết hôn, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Ngày 29/04/1992, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 145/ HĐBT quy định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do ngành lao động thương binh xã hội quản lí. Sau đó, ngày 19/01/1993, Bộ lao động - thương binh - xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/TTLB hướng dẫn thi hành Quyết định 145/HĐBT. Quyết định 145/HĐBT là văn bản pháp luật trong nước đầu tiên của Việt Nam cụ thể hoá nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, Quyết định 145/HĐBT đã bộc lộ một số hạn chế. Ngày 02/12/1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, trong đó Pháp lệnh có đề cập đến nuôi con nuôi tại Điều 16, Điều 17 với nội dung quy định cơ chế giải quyết tranh chấp và xác định quyền và nghĩa vụ của người nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi. Để thi hành Pháp lệnh, ngày 30/11/1994 Nhà nước đã ban hành Nghị Định 184/CP quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Theo Điều 16 của Nghị Định trên thì trẻ em được nhận làm con nuôi bao gồm trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được cha mẹ đồng ý và cả trường hợp trẻ em bị bỏ lại ở các cơ sở y tế. Tiếp đó, ngày 25/05/1995, liên Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 503/TTLB hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị Định số 184/CP. Ngày 28/08/1995, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 337/TT-PLQT hướng dẫn thi hành một số quy định của Thông tư số 503 nói trên. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 21 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Cũng trong giai đoạn này, ngày 01/02/2000 Việt Nam đã kí kết Hiệp định song phương với Cộng hoà Pháp hợp tác về lĩnh vực nuôi con nuôi. Hiệp định đã quy định các vấn đề về đối tượng nhận con nuôi, cho làm con nuôi; thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi và luật áp dụng; trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi… Hiệp định hợp tác về lĩnh vực nuôi con nuôi này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Như vậy, trong giai đoạn này Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật khá đầy đủ, đồng bộ và tương đối chi tiết điều chỉnh các vấn đề thuộc quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.Các văn bản này đã góp phần vào việc thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng của Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Đồng thời đã định ra một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp với các Uỷ ban nhân dân tỉnh trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.5.5 Từ năm 2000 đến nay. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã đóng góp một phần to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới hiện nay, nhiều quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không còn phù hợp nữa do đó cần được nghiên cứu và bổ sung. Để đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế trong giai đoạn mới, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 9/6/2000 tại kỳ họp thứ 7 khoá X. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2001. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Pháp lệnh 1993, Nghị Định 184/CP và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị Định. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dành một chương (chương XI) quy định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.Chương này gồm 7 điều từ Điều 100 đến Điều 106. Trong đó quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 105 “Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.” Sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng, nó có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Pháp lệnh 1993 và Nghị Định 184/CP. Ngày 10/07/2002, Nghị Định 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã được GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 22 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Chính phủ thông qua. Ngày 16/12/2000, Bộ Tư pháp ra thông tư số 07/2000/TTBTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định 68/2002/NĐ-CP. Các văn bản pháp lí này đã tạo điều kiện cho việc áp dụng dễ dàng và thống nhất các quy định về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Hiện nay, với sự ra đời của Luật nuôi con nuôi năm 2010, Chính phủ đã ban hành cụ thể một số văn bản quan trọng nhằm hướng dẫn thi hành các quy định trong luật này. Điển hình là Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật nuôi con nuôi, Thông tư 12/2011/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi do Bộ Tư pháp ban hành và Thông tư 21/2011/TT-BTP về quản lý Văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do bộ Tư pháp ban hành. Các văn bản này được xem là những bổ sung và giải thích cần thiết cho bản thân chế định nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi hiện nay. Tóm lại, các vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay là vấn đề đặt nền tảng cho việc hiểu và áp dụng cụ thể các quy định pháp luật quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh việc hiểu được bản chất nền tảng của chế định này, sự cần thiết của việc hiểu và áp dụng các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn thể hiện qua việc xác định một cách chính xác cơ sở pháp lý liên quan bên cạnh Luật nuôi con nuôi năm 2010. Có thể nói hiện nay, pháp luật tách các chế định về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng ra khỏi pháp luật về hôn nhân và gia đình là một bước chuyển quan trọng cho việc xác định cụ thể và độc lập, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật chuyên ngành. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 23 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH VỀ QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Trong chương này, người viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như điều kiện, hệ quả pháp lý, thẩm quyền, trình tự thủ tục nuôi con nuôi nước ngoài...Thông qua việc phân tích quy định pháp luật sẽ tạo tiền đề cho người viết đưa ra những ưu điểm cũng như hạn chế của vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay. 2.1 Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Người nước ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và để trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài, về mặt pháp luật các bên đương sự phái thỏa mãn điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nươc ngoài. 2.1.1 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi 2.1.1.1 Điều kiện đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành thì người nước ngoài thường trú tại Việt Nam muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi sẽ phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 20109 và pháp luật của nước nơi người đó thường trú ở đây chính là Việt Nam. Vì vậy, những điều kiện để người nước ngoài thường trú tại Nam được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Điều kiện này đòi hỏi người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại Điều 18, 19 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người có năng lực hành vi dân sự là người thành niên từ đủ mười tám tuổi trở lên (Trừ trường hợp quy định tại Điều 22, 23 Bộ luật dân sự năm 2005). Quy định này có ý nghĩa đảm bảo cho người nhận nuôi con nuôi có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi nhận nuôi con nuôi và là người đại diện cho con nuôi của mình chưa thành niên trước pháp luật. - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên: Quy định nhằm đảm bảo cho quan hệ gia đình hợp lý như độ tuổi này có thể phân biệt rõ ràng bố mẹ và con cái Bố mẹ hơn con cái 20 tuổi, trải qua cuộc sống sẽ có kinh nghiệm và kiến thức để dạy dỗ con 9 Điều 9 Luật nuôi con nuôi năm 2010. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 24 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam cái, ngoài ra việc quy định độ tuổi này còn giúp hạn chế trường hợp nhận con nuôi sau đó phát sinh tình cảm nam nữ. - Có tư cách đạo đức tốt: Để có thể xây dựng một gia đình hạnh phúc cho bản thân mình và con nuôi sau khi nhận nuôi con nuôi, thì người nhận nuôi con nuôi phải có đạo đức tốt. Yêu thương và chăm sóc cho gia đình mình, cho đứa con mình nhận nuôi. Nếu như không có đạo đức tốt: Trước hết, người đó sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của con mình (vì bố mẹ là tấm gương cho con cái học tập, nếu bố mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của đứa trẻ); người nhận nuôi con nuôi có đạo đức không tốt như có những hành vi bạo hành trong gia đình thì đây là điều rất cần được nghiêm cấm. - Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi: Điều kiện thực tế này được Luật nuôi con nuôi 2010 cụ thể hóa đó là điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở. Mục đích của việc nuôi con nuôi là: Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Như thế, ta rất cần phải chú trọng sao cho cuộc sống của đứa trẻ được nhận làm con nuôi ngày càng tốt hơn. Chính vì thế mới có điều kiện này để đảm bảo cho đứa trẻ được nhận làm con nuôi được dạy dỗ tốt nhất, có tình cảm gia đình bao bọc. Không những thế, điều kiện này đảm bảo cho gia đình nhận nuôi con nuôi có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Những trường hợp không được nhận nuôi con nuôi: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. - Cha, mẹ bị hạn chế một số quyền đối với con khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Với những cha mẹ như vậy, không nên cho nhận nuôi con nuôi, vì nếu như khi nhận con nuôi về mà đối xử với con nuôi như GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 25 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam vậy thì không đảm bảo mục đích của việc nuôi con nuôi. Luật nuôi con nuôi năm 2010 còn có thêm những quy định cụ thể đối với những trường hợp không được nhận nuôi con nuôi như10: - Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. Những người này bản thân không thể lo cho người khác được vì có thể người này đang vi phạm cần phải giáo dục hoặc có bệnh cần chữa trị. Như thế, họ không thể nhận con nuôi vì hoàn cảnh chưa cho phép họ lo cho con nuôi. - Đang chấp hành hình phạt tù. Người đang chấp hành hình phạt tù, họ không thể nhận con nuôi, vì họ đang ở trong trại giam, không thể chăm sóc, dạy dỗ cho con nuôi, họ cũng không thể mang đến tình cảm cho con nuôi khi bản thân mình đang ở trong tù. - Ngoài ra, nếu là một cặp vợ chồng muốn nhận con nuôi, thì mong muốn nhận nuôi con nuôi phải xuất phát từ cả hai người và cả vợ chồng đều phải có đủ những điều kiện trên: có như vậy, đứa trẻ được nhận làm con nuôi mới có thể đảm bảo được sống trong một gia đình hạnh phúc, có tình yêu thương từ mọi người trong gia đình. Những người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nếu có mong muốn nhận nuôi con nuôi là trẻ em Việt Nam nếu có đủ những điều kiện trên, mà không nằm trong những trường hợp không được nhận nuôi con nuôi thì làm hồ sơ và nộp lên Bộ tư pháp. Nếu người nhận nuôi con nuôi đã xác định được chính xác người mình muốn nhận nuôi thì ghi rõ trong hồ sơ xin nhận con nuôi. Còn nếu người có mong muốn nhận con nuôi chưa xác định được đích danh đứa trẻ mà mình muốn nhận làm con nuôi thì có thể gửi đơn ghi rõ nguyện vọng muốn nhận trẻ em Việt Nam phù hợp với nguyện vọng và khả năng chăm sóc của mình làm con nuôi. 2.1.1.2 Điều kiện đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài Để đảm cho trẻ em có được sự chăm sóc tốt nhất, pháp luật về nuôi con nuôi đã quy định cụ thể về các điều kiện cụ thể đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được phép nhận nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam.Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì phái đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định. 10 Khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 26 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam * Thường trú tại nước mà nước đó với Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi. Theo quy định tại Điều 29 Luật nuôi con nuôi năm 2010: Đối với người nước ngoài thường trú tại nước ngoài mà nước đó với Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi thì điều kiện để họ được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi và đủ điều kiện theo pháp luật nước nơi người đó thường trú.Về nguyên tắc sẽ ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế về nuôi con nuôi nếu pháp luật về nuôi con nuôi của nước ta trái với điều ước quốc tế. Nếu đáp ứng được những điều kiện trên, người nước ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì làm hồ sơ theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi và nộp hồ sơ thông qua cơ quan trung ương về nuôi con quốc tế (hoặc tổ chức nuôi con nuôi được ủy quyền) của nước đó. * Thường trú tại nước mà nước đó chưa ký kết hoặc xin gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam. Hiện nay Việt Nam chỉ tiếp nhận hồ sơ đối với người nước ngoài thường trú tại nước mà Việt Nam ký kết điều ước hợp tác song phương về nuôi con nuôi nước ngoài, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biết sẽ cho phép nhận nuôi con nuôi đối với người nước ngoài thường chú tại quốc gia chưa ký kết điều ước vì mục đích nhân đạo. Hiện tại chưa có quy định cụ thể trường hợp cụ thể nào có thể được nhận nuôi con nuôi khi người nước ngoài thường trú tại nước chưa ký kết hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam. 2.1.2 Điều kiện đối với người được nhận nuôi 2.1.2.1 Điều kiện đối với trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi nước ngoài Bên cạnh những quy định về điều kiện, đối tượng là người nhận con nuôi phải đảm bảo thì việc quy định về điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi cũng hết sức quan trọng.Hiện nay pháp luật hiện hành điều chỉnh về điều kiện đối với trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài khi thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010, theo đó trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài phải thỏa mãn những điều kiện sau: - Trẻ em dưới 16 tuổi. - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận làm con nuôi.Theo điều luật có thể hiểu trẻ em trong trường GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 27 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hợp này khi có người thân thuộc một trong các trường hợp trên, đang cư trú tại nước ngoài hoặc mang quốc tịch nước ngoài thì được pháp luật cho phép cho người được làm con nuôi nước ngoài. Việc quy định độ tuổi của người được nhận làm con nuôi từ 16 tuổi và từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thuộc một trong các trường hợp nêu trên là phù hợp với đối tượng người được nhận làm con nuôi, đảm bảo phù hợp với tính chất quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi đồng thời đảm bảo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục từ cha mẹ nuôi đối với trẻ em là con nuôi. Ngoài ra, bên canh việc quy định những điều kiện cụ thể về độ tuổi pháp luật còn quy định “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng”11 việc quy định này nhằm đảm bảo sự phù hợp với quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi với nhau được thiết lập trên cơ sở thiết lập pháp lý duy nhất phù hợp với bản chất của việc nhận nuôi con nuôi đặc biệt là trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 2.1.2.2 Điều kiện đối với trẻ em nước ngoài được nhận làm con nuôi Đối với trường hợp người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi thì điều kiện của đứa trẻ được làm con nuôi cũng phải thõa mãn quy định tại Điều 8 của luật nuôi con nuôi năm 2010 và tuân theo theo pháp luật của nước mà đứa trẻ đó là công dân.Người Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi phải tuân thủ quy định tại Điều 40 Luật nuôi con nuôi năm 2010. 2.2 Hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 2.2.1 Quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi được xác lập thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng cũng giống như quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con ruột.Theo đó Cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ với nhau như sau: * Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (khoản 1 Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). - Con có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt 11 Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 28 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ (khoản 2 Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). * Quyền có tài sản riêng của con và quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản riêng của con - Quyền có tài sản riêng của con: + Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác (khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); + Con từ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình (khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); - Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với tài sản riêng của con + Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi hoặc của con mất năng lực hành vi dân sự. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con (khoản 2 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); + Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); + Cha mẹ quản lý tài sản riêng của con từ đủ mười lăm tuổi trở lên khi con không tự quản lý tài sản của mình mà nhờ cha mẹ quản lý (khoản 1 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); + Nếu con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi định đoạt tài sản riêng của mình mà là tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ (khoản 2 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); * Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con gây ra Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra (Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000), nhưng căn cứ vào khả năng nhận thức và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, Điều 606 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định nghĩa vụ bồi thường của cha mẹ nuôi đối với thiệt hại do con nuôi gây ra như sau: GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 29 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. - Cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra. Nếu cha, mẹ nuôi không đủ tài sản để bồi thường mà người con gây ra thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng của con để bồi thường phần con thiếu, trừ Điều 621 Bộ luật dân sự năm 200512. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. - Con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại mà cha mẹ là người giám hộ thì cha mẹ được lấy tài sản của người con đó để bồi thường. Nếu người con đó không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ là người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. * Quyền thừa kế tài sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi có quyền thừa kế tài sản của nhau khi người kia chết. Nếu cha nuôi, mẹ nuôi hoặc con nuôi chết trước có để lại di chúc cho con nuôi hoặc cha nuôi, mẹ nuôi được hưởng di sản thì con nuôi hoặc cha nuôi, mẹ nuôi sẽ được hưởng phần di sản theo di chúc.Trong trường hợp người lập di chúc không cho con hoặc cha, mẹ hưởng di sản hoặc hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật thì con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động hoặc cha, mẹ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật (Điều 669 Bộ luật dân sự 2005)13. Trong 12 Điều 621 Bộ luật dân sự 2005 : Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý 1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường. 13 Điều 669 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trù khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 30 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam đó, những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vô điều kiện gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng của người để lại di sản và con dưới mười tám tuổi của người đó, bao gồm con đẻ và con nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú14. Do đó con nuôi hoặc cha, mẹ nuôi cũng có thể được thừa kế trong trường hợp này nếu thỏa điều kiện. Theo Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005, trong trường hợp thừa kế theo pháp luật , cha mẹ nuôi và con nuôi được thừa kế theo pháp luật của nhau thuộc hàng thừa kế thứ nhất. 15 * Nghĩa vụ cấp dưỡng - Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); - Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.Người không trực tiếp nuôi con nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.Như vậy, sau khi ly hôn quan hệ cha, mẹ và con không chấm dứt và đương nhiên quan hệ nuôi con nuôi cũng vậy. 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”. 14 Ts Phùng Trung Tập, Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2008, trang 76 15 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005: những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 31 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 2.2.2 Quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ đẻ Khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”. Như vậy, Luật không quy định hình thức “nuôi con nuôi trọn vẹn” như các nước trên thế giới, theo đó, hình thức “nuôi con nuôi trọn vẹn” sẽ chấm dứt hoàn toàn quyền, nghĩa vụ pháp lý giữa người được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ. Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình , Luật nuôi con nuôi hiện hành không quy định về những hình thức này. Bên cạnh đó, việc nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam xuất phát từ tình yêu thương, đùm bọc, nên mặc dù được nhận làm con nuôi nhưng trẻ em vẫn không bị hạn chế (cả về nhận thức, đạo lý và pháp luật) cơ hội tiếp tục duy trì quan hệ với cha, mẹ đẻ và gia đình gốc. Công ước Lahay năm 1993 cũng có quy định cho phép các nước thành viên lựa chọn hình thức nuôi con nuôi phù hợp. Luật Nuôi con nuôi Việt Nam, khi đã cho con làm con nuôi người khác trừ trường hợp giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ có thỏa thuận khác, thì giữa cha mẹ đẻ và người con đã cho làm con nuôi vẫn còn quan hệ thừa kế với nhau. Ta có hai trường hợp: - Trường hợp giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ có thỏa thuận, thì thỏa thuận này sẽ được tôn trọng khi không trái những quy định của pháp luật cũng như mục đích nuôi con nuôi. - Trường hợp giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ không có thỏa thuận khác thì theo quy định của pháp luật, giữa cha mẹ đẻ và con đẻ đã cho làm con nuôi sẽ chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ, cụ thể là: + Giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi không còn nghĩa vụ và quyền đối với nhau nữa như nghĩa vụ và quyền của cha mẹ (Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), nghĩa vụ và quyền của con (Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), nghĩa vụ và quyền giáo dục con (Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), đại diện cho con (Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), bồi thường thiệt hại do con gây ra (Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), quản lý tài sản riêng của con (Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000), định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên (Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Như vậy, Luật Nuôi con nuôi ngoài kế thừa hệ quả chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đẻ đối với con đã cho làm con nuôi (khoản 3 Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000), còn bởi thực tế, đây là những quyền và nghĩa vụ mà một khi đã cho con đi GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 32 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam làm con nuôi và con nuôi sống cùng với cha mẹ nuôi, thì cha mẹ đẻ không thể có điều kiện thực hiện. Mặt khác, để tránh xảy ra tranh chấp trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi đối với người con đó, thì việc quy định chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ đẻ đối với con đã cho làm con nuôi là điều cần thiết và hợp lý. Những trường hợp cấm kết hôn tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có trường hợp cấm kết hôn “giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ hàng trong phạm vi ba đời”. Người đã được nhận làm con nuôi, đã thiết lập quan hệ nuôi dưỡng với cha mẹ nuôi nhưng không vì thế mà quan hệ huyết thống với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ ruột bị mất đi. Do vậy, việc kết hôn giữa người con đã cho làm con nuôi với những người thân thuộc cùng huyết thống vẫn bị cấm theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. + Cha mẹ đẻ không còn nghĩa vụ cấp dưỡng (khoản 3 Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), ngoài ra, theo Điều 11 Luật nuôi con nuôi việc chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và con không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện những quyền, nghĩa vụ khác của cha mẹ đẻ và con theo quy định của pháp luật như con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình; thêm vào đó Luật không chấm dứt quyền thừa kế giữa con đã cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ. Bộ luật dân sự 1995, tại Điều 681 và Điều 679 đã quy định: “con nuôi có quyền thừa kế của cha, mẹ nuôi và của cha, mẹ đẻ theo quy định của pháp luật” và ngược lại. Kế thừa quy định đó tại Điều 678 Bộ luật dân sự 2005 về quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi và cha, mẹ ruột. Như vậy, con nuôi được bảo tồn quyền thừa kế đối với di sản của những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của cha, mẹ ruột, là người thừa kế thứ hai của anh, chị, em ruột, là người thừa kế thế vị của cha, mẹ rột trong di sản của ông bà nội (ông bà ngoại)… 2.2.3 Quan hệ giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi Khi trở thành thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi, con nuôi có yếu tố nước ngoài cần có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, có các quyền, nghĩa vụ với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ.Chỉ có như vậy con nuôi mới hòa nhập một cách tốt nhất vào gia đình cha mẹ nuôi, tránh được sự phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. Vì vậy, Luật Nuôi con nuôi đã quy định: “…giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo qui định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan…”.Theo đó, pháp luật công nhận giữa con nuôi và các thành viên gia đình khác của gia đình cha mẹ nuôi có những nghĩa GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 33 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam vụ và quyền như sau: * Nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội nuôi, ông bà ngoại nuôi và cháu nuôi - Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu (khoản 1 Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); - Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có anh, chị, em trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu (khoản 1 Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); - Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại (khoản 2 Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); - Trong trường hợp cháu cần được giám hộ mà ông bà nội, ông bà ngoại có đủ điều kiện làm người giám hộ thì những người này thỏa thuận cử một bên làm người giám hộ; cháu có đủ điều kiện làm người giám hộ thì phải giám hộ cho ông bà nội, ông bà ngoại, nếu ông bà không có con phụng dưỡng (Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Luật đã không thừa nhận việc giám hộ giữa anh, chị, em nuôi với nhau, do đó, việc giám hộ giữa ông bà nuôi và cháu nuôi cũng sẽ không được đặt ra. - Quyền thừa kế tài sản giữa ông bà nội nuôi, ông bà ngoại nuôi và cháu nuôi. Theo Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Như vậy, theo quy định của Bộ Luật Dân sự hiện hành giữa ông bà nuôi và cháu nuôi không có mối quan hệ thừa kế với nhau. Bên cạnh đó, họ không có ràng buộc gì về mặt pháp lý (thủ tục đăng ký nuôi con nuôi chỉ được thực hiện giữa người nhận nuôi và con nuôi).Vì vậy, Luật nên có văn bản hướng dẫn sâu hơn về vấn đề này. - Nghĩa vụ cấp dưỡng: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có cha, mẹ hoặc anh, chị, em để cấp dưỡng; Cháu nội, cháu ngoại đã thành niên không sống chung với ông bà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn con hoặc anh, chị, em để cấp dưỡng. Luật Nuôi GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 34 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam con nuôi quy định sau khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi thì giữa con nuôi và các thành viên trong khác trong gia đình cha mẹ nuôi, ở đây cụ thể là ông bà nội nuôi, ông bà ngoại nuôi, thì quan hệ cấp dưỡng của họ có được đặt ra không? Trong khi Luật không quy định người nhận nuôi con nuôi phải hỏi ý kiến hoặc cần sự đồng ý của các thành viên trong gia đình hoặc người thân của họ và quan hệ cấp dưỡng chỉ đặt ra khi ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu hoặc cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại, thêm vào đó đây là vấn đề liên quan đến tài sản. Mặt khác, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).Như vậy, Luật có cấm kết hôn giữa ông bà nội nuôi, ông bà ngoại nuôi và cháu nuôi hay không? Vì vậy, Luật cần nên có văn bản hướng dẫn thêm về vấn đề này. * Nghĩa vụ và quyền giữa con nuôi với con đẻ của người nhận nuôi (giữa anh, chị, em nuôi với nhau) - Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau (Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2000); - Có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con (Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2000); - Trong trường hợp anh, chị, em ruột cần được giám hộ thì anh, chị, em đã thành niên có năng lặc hành vi dân sự thỏa thuận cử một người trong số họ có đủ điều kiện làm người giám hộ (khoản 1 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2000).Như vậy, Luật không thừa nhận việc giám hộ giữa anh, chị, em nuôi với nhau. - Quyền thừa kế: về quyền thừa kế giữa anh, chị, em với nhau Bộ luật dân sự hiện hành chỉ đề cập quyền giữa anh, chị, em ruột với nhau hoặc giữa cháu ruột với cô ruột, bác ruột, dì ruột, chú ruột, cậu ruột, luôn luôn có từ “ruột” mà không có từ “nuôi”.Vậy thì phát sinh quyền này thì luật nào sẽ điều chỉnh và điều chỉnh như thế nào.Vì vậy, Luật cũng nên có hướng dẫn cụ thể thêm về vấn đề này. - Nghĩa vụ cấp dưỡng: Tương tự như trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nuôi và cháu nuôi. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em nuôi có được đặt ra không trong khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không cấm kết hôn giữa con ruột và con nuôi. * Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (Điều 49 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 35 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam - Các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình. - Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2.3 Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Đăng ký việc nuôi con nuôi là điều kiện về hình thức để đảm bảo cho việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được pháp luật công nhận. 2.3.1 Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thuộc về “ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”. Quy định về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong nước được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Nghị định 19 năm 2011, theo đó “Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Sở tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh” 2.3.2 Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại cơ quan đại diện Theo quy định thì thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Cơ quan đại Việt của Việt Nam ở nước ngoài như sau16: - Trường hợp đăng ký việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam cùng thường trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm 16 Khoản 3 Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 36 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. - Trường hợp đăng ký việc nuôi con nuôi mà cả hai bên tạm trú ở nước không có cơ quan đại diện của Việt Nam thì có thể nộp hồ sơ đăng ký tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất. Tóm lại, việc nhận con nuôi giữa công dân Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước mà công dân Việt Nam đó đang tạm trú. 2.4 Trình tự, thủ tuc giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Khoản 3 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi qui định tại Điều này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng miền”. Theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký công nhận con nuôi có yếu tố nước sẽ được hướng dẫn riêng, khác với trình tự, thủ tục đăng ký con nuôi trong nước, để phù hợp với điều kiện của người dân, đảm bảo cho người dân có đủ điều kiện và tự nguyện đi đăng ký. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/03/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi đã có những hướng dẫn, cụ thể như sau: 2.4.1 Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuối con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam Nhằm đảm bảo cho việc giải quyết đăng ký nhận nuôi con nuôi được diễn ra đúng trình tự, thủ tục góp phần cho việc giải quyết đăng ký nuôi con nuôi được nhanh chóng, Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật nuôi con nuôi đã quy định trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cụ thể như sau: * Trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải tuân thủ theo trình tự sau: Đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở nước ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải nộp hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, hồ sơ đăng ký phải có các giấy tờ tài liệu sau đây17: Hồ sơ của người xin nhận nuôi con nuôi bao gồm: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; 17 Khoản 1 Điều 31 Luật nuôi con nuôi năm 2010, Điều 13 Nghị định 19/2011/NĐ-CP. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 37 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam - Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; - Bản điều tra về tâm lý, gia đình; - Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; - Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp xin đích danh ( là các giấy tờ chứng minh mối quan hệ rằng người nhận nuôi con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi). Các giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài, do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cần được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ được lập thành 02 bộ và nộp tại Cục con nuôi – Bộ Tư pháp. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gồm có: - Giấy khai sinh; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Hai (02) ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng; - Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của đứa bé. Hồ sơ được lập thành 03 bộ và nộp tại sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. Về thủ tực nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi mang quốc tịch nước ngoài được quy định cụ thể như sau18: - Trong trường hợp xin nuôi con nuôi đích danh, thì người nhận nuôi con nuôi phải nộp hồ sơ trục tiếp tại Cục con nuôi. Ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng mà không thể nộp hồ sơ tại Cục con nuôi thì người nhận nuôi con nuôi có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác có quan hệ họ hang, thân thích hiện đang thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục con nuôi hoặc có thể gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện theo hình thức gửi đảm bảo. - Trường hợp xin nuôi con nuôi không đích danh, thì người nhận nuôi con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết 18 Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi năm 2010. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 38 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hợp tác nuôi con nuôi có thể nộp hồ cho Cục con nuôi thông qua tổ chức nuôi con nuôi có nước đó được phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức nuôi con nuôi được phép hoạt động tại Việt Nam thì người nhận nuôi con nuôi có thể nộp hồ sơ cho Cục con nuôi thông qua cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch tại Việt Nam. - Cục con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ vào số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ người người nhận nuôi con nuôi nước ngoài thì việc kiểm tra hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại nước ngoài được thực hiện như sau19: + Sau nhận đủ hồ sơ, Cục con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ và xác định các vấn đề: Người nhận nuôi con nuôi có đáp ứng đủ các điều kiện để được nhận nuôi con nuôi tại nước của họ và có đáp ứng đủ điều kiện để được nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam không. + Khi thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết, Cục con nuôi có thể lấy ý kiện chuyên gia tâm lý, ý tế, gia đình, xã hội để xác định người nhận nuôi con nuôi có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi không. + Hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện Cục con nuôi sẽ chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp; trường hợp không chấp nhận thì Cục con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản. * Trong trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi phải tuân thủ theo trình tự sau20: Hồ sơ của người nhận nuôi côn nuôi bao gồm: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận nuôi con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật nuôi con nuôi năm 2010. 19 20 Khoản 1 Điều 34 của Luật nuôi con nuôi, Điều 18 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011. Điều 40 Luật nuôi con nuôi năm 2010. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 39 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Hồ sơ phải nộp cho Bộ Tư pháp để xem xét, khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Bộ Tư pháp cấp giấy xác nhận cho người nhận nuôi con nuôi đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư pháp nơi người nhận nuôi con nuôi nước ngoài thường trú xác minh trong thời hạn 60 ngày. Sau khi hoàn tất các thủ tục nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi thì công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi có trách nhiệm làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi đó tại Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú. * Trong trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì phải tuân theo các quy định sau21: Theo quy định thì đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì hồ sơ xin nhận con nuôi cũng giống như hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi năm 2010. Ngoài ra, cần có các giấy tờ sau: - Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự. - Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em cơ sở nuôi dưỡng đối với trường hợp xin nhận trẻ em đang được nuôi dưỡng tại cơ sỡ nuôi dưỡng. Hồ sơ được nộp cho Sơ Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam được nhận con nuôi; trường hợ từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối. Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện sở Tư pháp và các bên có liên quan và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận nuôi con nuôi.Trường hợp người nhận con nuôi không đến dự lễ giao nhận con nuôi mà không có lý do chính đáng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy 21 Điều 41 Luật nuôi con nuôi năm 2010. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 40 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam làm con nuôi. 2.4.2 Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại cơ quan đại diện Trong trường hợp giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi của công dân Việt Nam đăng ký nhận nuôi con nuôi diễn ra tại Cơ quan đại diện của Việt Nam phải tuân thủ quy định như sau22: - Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 01 bộ, gồm các loại giấy tờ được quy định tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi năm 2010.Trong trường hợp người đăng ký nhận nuôi con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, thì phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người đó có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú cấp. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi được lập thành 01 bộ, gồm các loại giấy tờ quy định tại Điều 18 Luật nuôi con nuôi năm 2010. Trong trường hợp người xin nhận con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, thì giấy khám sức khỏe và các loại giấy tờ tương ứng có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú cấp. Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện của Việc Nam được thực hiện như sau23: - Người đăng ký nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được nhận làm con tại Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc nơi tạm trú của người nhận con nuôi. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người có liên quan về việc nuôi con nuôi. Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch phải nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan.Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi. - Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày lấy ý kiến của những người liên quan, Cơ quan đại diện đăng ký việc nuôi con nuôi. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được 22 23 Điều 26 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011. Điều 27 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 41 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam nhận làm con nuôi phải có mặt. Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận cho các bên, đồng thời sẽ gửi thông báo cho Cục con nuôi và Cục lãnh sự kèm theo văn bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi. - Trong trường hợp hồ sơ đăng ký không rõ rang cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ thì Cơ quan đại diện gửi văn bản kèm bản chụp hồ sơ cho Cục Con nuôi, đồng thời gửi cho Cục lãnh sự yêu cầu xác minh.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Cục con nuôi đề nghị cơ quan có liên quan trong nước thẩm tra và xác minh sau đó trả lời cho Cơ quan đại diện. Trường hợp cơ quan đại diện từ chối việc đăng ký thì phải gửi văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người nhận nuôi con nuôi. 2.4.3 Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới 2.4.3.1 Trình tự, thủ tục giải quyết việc người nước ngoài tại khu vực biên giới nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi Việc người nước ngoài ở khu vực biên giới đăng ký nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.Hồ sơ của người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của các nước láng giềng đắng ký nhận trẻ em Việt Nam ở khu vực biên giới làm con nuôi thì phải có đơn xin đăng ký nhận nuôi con nuôi kèm theo các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp, cụ thể hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi bao gồm24: - Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận về việc người nhận nuôi con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nước đó; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe; - Hai ảnh mới nhất, chụp toàn thân, cỡ 9 cm x 12 cm hoặc 10 cm x 15 cm. Các loại giấy tờ nêu trên phải được dịch ra tiếng Việt, lập thành 02 bộ hồ sơ.Người nhận nuôi con nuôi khi đăng ký phải nộp 02 bộ hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi và 02 bộ hồ sơ của mình cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được nhận làm con nuôi; hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi phải đúng theo quy định tại Điều 18 Luật nuôi con nuôi năm 2010. 24 Điều 21 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 42 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Khi nộp hồ sơ đăng ký, người nhận nuôi con nuôi phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Nghị định 19 năm 2011. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 19 năm 2011 và có văn bản gửi Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ của người nhận con nuôi và 01 bộ hồ sơ của trẻ em để xin ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi theo quy định tại Điều 10 của Nghị định; trong trường hợp Sở Tư pháp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nhận con nuôi biết. 2.4.3.2 Trình tự, thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam ở khu vực biên giới nhận trẻ em nước láng giềng làm con nuôi Thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng làm con nuôi được quy định như sau25: - Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi và các điều kiện khác theo quy định của nước láng giềng. - Hồ sơ xin nhận con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 17 của Luật nuôi con nuôi và các giấy tờ khác theo quy định pháp luật của nước láng giềng; số bộ hồ sơ được lập theo pháp luật của nước láng giềng. - Sau khi chuẩn bị hồ sơ hoàn tất thì người nhận nuôi con nuôi phải nộp hồ sơ trực tiếp cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và xác nhận nếu người đó đủ điều kiện theo quy định của luật nuôi con nuôi năm 2010. - Sau khi đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng, người nhận con nuôi phải làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú. 25 Điều 22 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 43 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 2.5 Chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Việc nuôi con nuôi không chỉ là một biện pháp phúc lợi cho trẻ em mà còn là một biện pháp xã hội và pháp lý để bảo vệ trẻ em nhằm tạo ra mái ấm gia đình, sự thương yêu đùm bọc của cha mẹ nuôi để cứu giúp những đứa trẻ bất hạnh như các trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi… Việc chấm dứt việc nuôi con nuôi nằm ngoài sự mong đợi của cha mẹ nuôi và con nuôi. Nhưng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên cũng như ý nghĩa xã hội của chế định nuôi con nuôi mà pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định những trường hợp chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể là: - Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên cùng tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. - Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi. - Cha mẹ nuôi đã lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác; bị hạn chế hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác ; ngược đãi hành hạ ông bà, vợ, chồng, cha, mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em ; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. 2.5.1 Thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi Cơ quan có thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay là Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài đã xuất cảnh ra nước ngoài cùng cha mẹ nuôi, thì việc chấm dứt nuôi con nuôi do Toà án hoặc Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nơi tiến hành việc nuôi con nuôi đó, thực hiện theo pháp luật nước ngoài. 2.5.2 Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi Nếu việc chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được tiến hành tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam, thì các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi hoàn toàn chấm dứt. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không còn tồn tại mối GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 44 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con nữa; nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình, thì Toà án quyết định giao người đó cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng. Nếu con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản của mình. Nếu con nuôi đã thay đổi họ, tên, thì được lấy lại họ tên cũ của mình do cha mẹ đẻ đặt. Nếu việc chấm dứt nuôi con nuôi do Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài tiến hành thì thường phát sinh những hệ quả pháp lý sau: - Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt tức là cha mẹ nuôi và con nuôi không còn tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, không có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau kể cả về cấp dưỡng, thừa kế. - Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ (nếu có) và con nuôi được khôi phục lại. - Con nuôi được lấy lại họ của cha mẹ đẻ. - Khôi phục lại các quan hệ gia đình giữa con nuôi và gia đình gốc của mình kể cả quan hệ thừa kế. Sau khi Toà án hoặc Cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài quyết định việc chấm dứt nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, để đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em, nếu cha mẹ nuôi hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài yêu cầu nhận trẻ em về Việt Nam do hậu quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi đó, thì cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc cơ sơ nuôi dưỡng đã giao trẻ em đó trước đây có trách nhiệm làm thủ tục tiếp nhận trẻ em. 2.6 Hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài 2.6.1 Điều kiện thành lập Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành thì Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài chỉ được cấp phép hoạt động tại Việt Nam khi Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài có đủ các điều kiện sau26: - Được thành lập và hoạt động hợp pháp , phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi trên lãnh thổ của nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên; - Được cơ quan có thẩm về nuôi con nuôi của nước nơi thành lập cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam; - Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế liên tục từ 03 26 Khoản 1 Điều 43 Luật nuôi con nuôi năm 2010. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 45 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam năm trở lên, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xác nhận; - Có đội ngủ nhân viên công tác xã hội và quản lý hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi; - Người đại diện của tổ chức tại Việt Nam phải có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn về lĩnh vực nuôi con nuôi. 2.6.2 Hồ sơ xin đăng xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài muốn được cấp phép hoạt động tại Việt Nam phải nộp 02 bộ hồ sơ cho Cục con nuôi, hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau27: -Đơn của tổ chức con nuôi nước ngoài xin phép hoạt động tại Việt Nam; -Bản sao điều lệ, quy chế hoạt động hoặc văn bản thành lập tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài; - Bản sao giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập cấp, cho phép tổ chức được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; - Báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế trong 03 năm gần nhất, bao gồm cả tình hình thu, chi tài chính về nuôi con nuôi quốc tế, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập xác nhận; trường hợp đã hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì phải báo cáo tình hình hoạt động tại Việt Nam; - Báo cáo đánh giá về sự hiểu biết của nhân iên xã hội và nhân viên pháp lý làm việc tại tổ chức con nuôi nước ngoài về các lĩnh vực pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi; - Lý lịch cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp, sao văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người đứng đầu tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài; - Lý lịch cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp, sao văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và văn bản của tổ chức chấp thuận cử người đó làm người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. 2.6.3 Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam Trình tự, thủ tục cấp phép cho tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động 27 Điều 31 Nghị định 19/2011 ngày 21/3/2011. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 46 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam tại Việt Nam được quy định như sau28: - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục nuôi con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ; phỏng vấn để kiểm tra đánh giá về tiêu chuẩn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra, đánh giá về điều kiện, năng lực chuyên môn của tổ chức và đội ngũ nhân viên của tổ chức con nuôi nước ngoài; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời văn bản cho bộ Tư pháp. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Cụ con nuôi hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam cho tổ chức con nuôi nước ngoài và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Cục con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài. - Giấy phép có giá trị trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn tối đa là 05 năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn cho mỗi lần là 05 năm. - Lệ phí cấp giấy phép là sáu mươi lăm triệu đồng ( 65.000.000 đồng)/ giấy phép. 2.6.4 Sửa đổi nội dung giấy phép, gia hạn giấy phép và thu hồi giấy của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam 2.6.4.1 Sửa đổi nội dung giấy phép cho tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam nếu trong quá trình hoạt động muốn thay đổi các vấn đề trong giấy phép hoạt động thì phải thuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Vấn đề sửa nội dụng giấy phép của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định như sau29: - Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài muốn thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở chính tại nước nơi tổ chức được thành lập, thay đổi trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì tổ chức phải có đơn gửi Cục Con nuôi đề nghị ghi chú nội dung thay đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị ghi chú thay đổi , Cục con nuôi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp 28 29 Điều 33 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011. Điều 35 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 47 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam cho ghi nội dung thay đổi vào Giấy phép; thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý. - Trong trường hợp thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức con nuôi nước ngoài phải có đơn gửi Cục Con nuôi, kèm theo đơn phải có Giấy phép và 02 bộ giấy tờ của người dự kiến đứng đầu Văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục con nuôi thẩm định hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến, kèm theo 01 bộ hồ sơ của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho phép thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp không chấp nhận người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài. - Lệ phí sửa đổi giấy phép là hai triệu đồng ( 2.000.000 đồng)/ lần sửa đổi. Cục Con nuôi thu lệ phí khi tổ chức con nuôi nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam ( Điều 45 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) Bên cạnh đó, trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài còn phải thực hiện theo quy định chung như sau30: - Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an hoặc hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 33, khoản 4 Điều 34 và khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, Cục con nuôi có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét quyết định. - Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối đa quy định tại khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, thì chỉ cấp, gia hạn Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam bằng thời hạn của giấy phép đó do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hữu quan cấp cho tổ chức con nuôi nước ngoài. 30 Khoản 1 Điều 5 Thông tư 21/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quản lý văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 48 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Ngoài ra, vì mục đích nhân đạo, tổ chức con nuôi nước ngoài có những hoạt động tích cực hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật được ưu tiên xem xét cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam31. 2.6.4.2 Gia hạn giấy phép cho tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Việc gia hạn giấy phép của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại quy định cụ thể tại Điều 34 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định trình tự gia hạn giấy phép cho tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như sau: - Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam, nếu chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, thì được gia hạn Giấy phép. - Chậm nhất 60 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, tổ chức con nuôi nước ngoài phải làm đơn xin gia hạn gửi Cục Con nuôi, kèm theo Giấy phép và báo cáo hoạt động tại Việt Nam. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Con nuôi thẩm định hồ sơ; kiểm tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; đánh giá lại năng lực chuyên môn của tổ chức con nuôi nước ngoài, nếu thấy cần thiết; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến. - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ Trưởng Bộ Tư pháp quyết định gia hạn Giấy phép và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trừ trường hợp từ chối gia hạn Giấy phép, Cục con nuôi thôn báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài. - Lệ phí gia hạn giấy phép là ba mươi lăm triệu đồng ( 35000.000 đồng)/ lần gia hạn. 31 Khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quản lý văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 49 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 2.6.4.3 Thu hồi giấy phép của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Tổ chức nuôi con nuôi không đủ điều kiện để cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể theo quy định tại Điều 43 Luật nuôi con nuôi, vi phạm nghĩa vụ hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài. Đồng thời, việc thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài con được quy định như. - Tổ chức con nuôi nước ngoài đã chấm dứt hoạt động tại nước nơi tổ chức được thành lập; - Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không cho phép tổ chức tiếp tục hoạt động tại Việt Nam; - Tổ chức con nuôi nước ngoài đề nghị chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trước thời hạn ghi trong Giấy phép do Bộ Tư pháp cấp; - Hết hạn Giấy phép hoạt động tại Việt Nam mà tổ chức không đề nghị gia hạn hoặc có đơn đề nghị nhưng không được gia hạn; - Bị tước quyền sử dụng Giấy phép theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong quá trình hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức rơi vào quy định thu hồi giấy phép hoạt động của pháp luật Việt Nam, thì tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài phải nộp lại Giấy phép cho Cục Con nuôi và thanh toán mọi khoản nợ ( nếu có) với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại Việt Nam. Cục con nuôi thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thu hồi Giấy phép. 2.6.5 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Tư vấn cho người nhận con nuôi về điều kiện kinh tế- xã hội, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội, nhu cầu và sở thích của trẻ em Việt Nam; - Thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam; - Hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắt bệnh hiểm nghèo khác; - Được cung cấp thông tin, pháp luật và tham gia các khoản bồi dưỡng về GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 50 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành; - Thuê trụ sở, sử dụng lao động Việt Nam làm việc theo quy định của pháp luật; - Chấp hành pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam; - Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi gửi Bộ Tư pháp; - Hỗ trợ cha mẹ nuôi trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam cho trẻ em được nhận làm con nuôi; - Nộp lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam; - Báo cáo tình hình hoạt động, chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của pháp luật. Tóm lại, pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã từng bước được hoàn thiện, tạo cơ chế gắn kết giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài, góp đơn giản hóa thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi nước ngoài vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, do vậy, cần phải nghiên cứu hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như vấn đề áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong thực tiễn đời sống. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 51 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Trong chương này, người viết nêu ra những mặt ưu điểm cũng mặt như hạn chế của pháp luật điều chỉnh về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.Qua đó, người viết còn đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. 3.1 Thực trạng về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 3.1.1 Thành tựu về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi hiện là hai văn bản pháp lý quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn về cơ chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo Nghị định 19/2011/NĐ-CP, cho thấy chính sách và pháp luật về nuôi con nuôi nước ta ngày càng tiếp cận gần hơn với cơ chế nuôi con nuôi quốc tế, góp phần tạo thuận lợi để cơ quan nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. 3.1.1.1 Tạo ra cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế minh bạch hơn so với thời kỳ trước đây Luật nuôi con nuôi năm 2010 được hướng dẫn bởi Nghị định 19/2011 /NĐCP đã có những bước phát triển hơn so với Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ trong việc cải cách cơ chế, quy trình, thủ tục, hồ sơ giấy tờ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài theo hướng minh bạch, rõ ràng và cụ thể hơn, tạo cơ chế liên thông giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài từ đó cho thấy pháp luật về nuôi con nuôi của nước ta đang dần hòa nhập với cơ chế nuôi con nuôi quốc tế, bước đầu đáp ứng những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay. Cụ thể như sau: Thứ nhất, Luật nuôi con nuôi đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài, theo đó chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở những nước ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi. Như vậy, cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết vấn đề nuôi con nuôi quốc tế là điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước hưu quan. Đối với những nước chưa ký kết điều ước quốc tế, chỉ giải quyết trong một số trường hợp ngoại lệ có tính nhân đạo, theo pháp luật Việt nam. Việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài trên cơ sở các Hiệp định song phương, có thể coi như GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 52 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam bước đầu triển khai việc thực hiện theo Công ước Lahay về nuôi con nuôi. Thứ hai, Luật nuôi con nuôi và Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định trách nhiệm theo dõi, quản lý vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài cho một cơ quan đầu mối là Cơ quan con nuôi quốc tế của Bộ Tư pháp (tức là Cục Con nuôi). Cơ quan này đồng thời đảm nhiệm chức năng của Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế theo các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước. Với sự thành lập cơ quan này và gắn với trách nhiệm thẩm tra hồ sơ của người xin nhận con nuôi, đã bước đầu thực hiện trung ương hóa về thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Thứ ba, đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài cũng được quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn và chặt chẽ hơn trước đây. Với sự kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền của địa phương và trung ương đối với hồ sơ của trẻ em, đã dần dần tạo ra sự minh bạch hơn về nguồn gốc của trẻ em. Điều này góp phần hạn chế một cách đáng kể các hành vi làm sai lệch hồ sơ về nguồn gốc của trẻ em để cho làm con nuôi người nước ngoài, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền của trẻ em. Các thông tin về trẻ em được theo dõi, quản lý khá thống nhất từ địa phương đến trung ương. Thứ tư, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở địa phương với nhau và với cơ quan trung ương đã được kiện toàn một bước. Nhiều tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi quốc tế, tạo ra sự kiểm tra thường xuyên hơn đối với hoạt động nuôi con nuôi quốc tế tại địa phương, có ý nghĩa tích cực trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích trục lợi. Đồng thời, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan địa phương và trung ương (thông qua đầu mối là Cục Con nuôi) đã thúc đẩy công tác quản lý và điều hành thống nhất giữa trung ương và địa phương, nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong khâu quản lý, đảm bảo yêu cầu đối ngoại. Thứ năm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với các cơ quan - tổ chức nước ngoài trong quá trình thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi cũng được cải tiến đáng kể, đặc biệt là với các Đại sứ quán, lãnh sự quán và cơ quan quản lý nhập cư của các nước, đã tạo điều kiện để nước ta thực hiện được đầy đủ các cam kết theo Hiệp định. Định kỳ hàng năm hoặc 2 năm Nhóm hỗn hợp gồm chuyên gia của nước ta và các nước ký kết Hiệp định nhóm họp để kiểm điểm tình hình thực hiện Hiệp định, cùng nhau bàn bạc để tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc, nhằm đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các Hiệp định, tăng GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 53 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam cường hợp tác nuôi con nuôi với các nước. Như vậy, có thể nói rằng Luật nuôi con nuôi và Nghị định 19/2011/NĐ-CP đã tạo ra một cơ chế thuận lợi hơn cho việc giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây chính là bước chuyển tiếp quan trọng để chuẩn bị cho việc áp dụng cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế theo Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế. Chính cơ chế này đã cho phép tạo ra quy trình, thủ tục minh bạch hơn trong việc xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. 3.1.1.2 Trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài Về trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP đã cải tiến hơn so với Nghị định 68/2002/NĐ-CP trước đây. Thời gian giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài được rút ngắn; quy định thời gian xử lý hồ sơ cụ thể của các cơ quan liên quan đến quá trình giải quyết rõ ràng, ngắn hơn trước; các giấy tờ, mẫu đơn đăng ký xin nhận con nuôi được thiết kể theo mẫu đáp ứng dễ dàng cho quá trình thực hiện. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (Cục Con nuôi, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cơ sở nuôi dưỡng) được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn ở từng khâu liên quan trong toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ của người xin con nuôi và hồ sơ của trẻ em. Ở địa các địa phương hiện nay đại đa số các Sở Tư pháp đã có bộ phận chuyên trách xử lý về hồ sơ con nuôi quốc tế (thuộc Phòng Hộ tịch do Giám đốc Sở hoặc Phó Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách); cán bộ tư pháp và cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại địa phương hàng năm đều được Cục Con nuôi tập huấn về nghiệp vụ. Về việc cấp hộ chiếu cho trẻ em xuất cảnh Việt Nam đã được cải tiến một bước. Nếu trước đây nhiều địa phương giải quyết việc cấp hộ chiếu trong thời hạn 20 ngày, thì gần đây rút xuống còn 05 ngày. Thời hạn cha mẹ nuôi đến Việt Nam để làm lễ giao nhận con nuôi và làm các thủ tục khác để đưa con nuôi về nước cũng được rút ngắn đáng kể (khoảng trên dưới 03 tuần), phù hợp với thời gian nghỉ phép của họ. Đây là điều kiện thuận lợi để cha mẹ nuôi có thể thu xếp công việc đến Việt Nam mà không ảnh hưởng lớn đến công việc làm ăn ở nước ngoài. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 54 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 3.1.1.3 Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi ngày được mở rộng Trước khi công ước Lahay có hiệu lực, trên cơ sở các Hiệp định hợp tác song phương, Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với 9 nước, bao gồm: Pháp, Đan Mạch, Italia, Ailen, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Thụy Sỹ và Tây Ban Nha. Sau khi Công ước Lahay có hiệu lực đối với Việt Nam (năm 2012) ngoài những nước trên, Bộ Tư pháp đã nhận được văn bản đề nghị hợp tác về nuôi con nuôi của 6 nước thành viên khác của Công ước Lahay, gồm: Ailen, Thụy Điển,Vương quốc Bỉ, Cộng hòa Liên bang Đức, Nauy, Hoa Kỳ và Luxembourg.Cho đến nay tất cả các nước trên đều chính thức thiết lập quan hệ hợp tác với Việt Nam. Với tư cách là Cơ quan trung ương theo các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế, Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế của các nước ký kết và các nước hữu quan khác, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện tốt các quy định của Hiệp định và xử lý các vụ việc liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Việc trao đổi với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam của các nước ký kết Hiệp định về các vấn đề nuôi con nuôi cũng được duy trì thường xuyên, kịp thời phối hợp xử lý các vấn đề tác nghiệp liên quan đến hồ sơ nuôi con nuôi và các thủ tục, trình tự liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi. Trong thời gian qua, Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp đã tổ chức 3 cuộc đối thoại trực tiếp tại Hà Nội với các nhân viên lãnh sự của các nước ký kết để trao đổi về các vấn đề mà phía nước ngoài đặt ra nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 3.1.1.4 Tìm được mái ấm gia đình thay thế cho trẻ em Việc tìm mái ấm gia đình cho các trẻ em là đem lại tiếng cười và niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình cha mẹ nuôi, trong đó có một số lượng đáng kể các gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là việc làm nhân đạo để tăng cường hơn nữa sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, thiết lập nên mối quan hệ thân thiện với các dân tộc trên thế giới và góp phần quan trọng thực hiện chính sách của Đảng về đại đoàn kết dân tộc đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo thống kê của Bộ Tư pháp từ khi Luật nuôi con nuôi và Công ước Lahay 1993 có hiệu lực thì cả nước đã giải quyết được 1.234 trường hợp trẻ em được GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 55 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam người nước ngoài nhận làm con nuôi, trong đó có 543 trường hợp được giải quyết theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP còn lại 691 trường hợp giải quyết theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010. 3.1.1.5 Về công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Hàng năm, Bộ Tư pháp đều phối hợp cùng các cơ quan khác ở trung ương như Bộ Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành kiểm tra tình hình nuôi con nuôi quốc tế ở các địa phương. Ngoài ra, các cuộc kiểm tra đột xuất cũng được Cục Con nuôi tiến hành khi phát hiện có những vấn đề phức tạp phát sinh. Nội dung các cuộc kiểm tra khá toàn diện, đặc biệt về việc xác minh nguồn gốc trẻ em; việc bảo đảm các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ (nhất là những giấy tờ liên quan đến việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng); việc sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo. Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng yêu cầu các địa phương hàng năm tự tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ các vướng mắc, bất cập, vi phạm để báo cáo về Bộ xử lý. Hàng năm, Bộ Tư pháp có kế hoạch kiểm tra định kỳ các Văn phòng con nuôi nước ngoài trên phạm vi cả nước để kịp thời phát hiện và uốn nắn các lệch lạc, qua đó thấy được những khó khăn, vướng mắc của các Văn phòng con nuôi nước ngoài để có giải pháp tháo gỡ. Ngoài ra, các tỉnh cũng đều có kế hoạch tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng và hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài trên phạm vi địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra được thông báo cho Bộ Tư pháp. Thanh tra Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra định kỳ và đột xuất một số địa phương, nhất là những nơi có dấu hiệu vi phạm hoặc thực hiện chưa tốt pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế. Hoạt động kiểm tra, thanh tra đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý, nhất là việc xử lý, ngăn ngừa các vi phạm trong lĩnh vực giải quyết các vụ việc về nuôi con nuôi quốc tế trong thời gian qua. 3.1.2 Những tồn tại bất cập trong việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Bên cạnh những thành tựu đạt được từ khi áp dụng Luật nuôi con nuôi vào giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, việc thực thi pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi cần phải khắc phục và hoàn thiện về mặt pháp lý. 3.1.2.1 Thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi còn bất cập Mặc dù Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Nghị định 19/NĐ-CP quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, song quá GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 56 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam trình thực hiện vẫn còn gặp phải những khó khăn, bất cập cần được khắc phục. Cụ thể: Về thủ tục giới thiệu cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trên thực tế hiện nay, dữ liệu về trẻ em đủ điều kiện giới thiệu làm con nuôi là do cơ sở nuôi dưỡng thực hiện trong khi quy định của pháp luật hiện hành quy định các cơ sở nuôi dưỡng phải gửi danh sách về trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài cho Bộ Tư pháp. Nhưng trên thực tế các cơ sở nuôi dưỡng chỉ gửi danh sách trích ngang chỉ có số lượng và họ tên của trẻ em, chưa kèm theo hồ sơ đầy đủ của trẻ em để đảm bảo trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài. Ngoài ra, việc gửi danh sách cho cơ quan Trung ương cũng chỉ là hình thức để thông báo bởi vì cơ quan Trung ương không trực tiếp thực hiện việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.Quyền giới thiệu trẻ em nào đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài là do cơ sở nuôi dưỡng quyết định. Về việc kiểm tra hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi còn hiện tượng thực hiện có tính hình thức. Thực tế cho thấy nhiều địa phương giao toàn bộ hồ sơ của trẻ em cho cơ sở nuôi dưỡng và chuyển cho Sở Tư pháp kiểm tra, những Sơ Tư pháp cũng chỉ kiểm tra về mặt hình thức không thẩm tra xác minh rồi làm công văn gửi Cục con nuôi. Để đảm bảo an toàn hồ sơ của trẻ em, nhiều địa phương đã chuyển tất cả hồ sơ cho Công an tỉnh xác minh, cho ý kiến.Nhưng trong đại đa số các trường hợp, cơ quan Công an chỉ cho ý kiến về mặt an ninh mà chưa chú ý đến việc xác minh rõ nguồn gốc thực sự của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi. 3.1.2.2 Về việc quản lý thông tin của trẻ khi đã được giao làm con nuôi nước ngoài Mặc dù pháp luật hiện hành quy định người xin nhận con nuôi phải làm bản cam kết về việc định kỳ 06 tháng một lần thông báo cho UBND cấp tỉnh và cơ quan con nuôi quốc tế về tình hình phát triển của con nuôi trong 3 năm đầu tiên, sau đó mỗi năm tiếp theo thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ 18 Tuổi, nhưng trong thực tế việc thực hiện cam kết chủ yếu dựa vào sự tự nguyện của cha mẹ mà chưa có các chế tài cụ thể đối với những trường hợp vi phạm cam kết. Quy định thiếu chặt chẽ trong vấn đề này dễ gây ra tình trạng nới lỏng kiểm soát việc trẻ có được chăm sóc và nuôi dưỡng phù hợp với mục đích nhân đạo hay không. 3.1.2.3 Nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi Mặc dù việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài đã tiến hành hơn hai chục năm nay, song trong một số cơ quan nhà nước, kể cả ở Trung ương và địa phương còn có sự nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 57 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam con nuôi quốc tế nói riêng; thậm chí còn mơ hồ về tính nhân đạo, nhân văn của lĩnh vực con nuôi quốc tế, cũng như về các vấn đề pháp lý có liên quan. Nuôi con nuôi nước ngoài là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng liên quan đến số phận của những trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi phải sống xa quê hương, đất nước nơi mình sinh ra, hậu quả của nó còn kéo dài hàng chục năm sau đó. Vì vậy, trên phương diện pháp luật, Nhà nước phải xử lý hàng loạt các vấn đề liên quan đến con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, những người và tổ chức có liên quan khác và trong đó, quan trọng hơn cả là liên quan đến quyền và lợi ích của trẻ em. Một quyết định không được cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chính xác, một hành vi thiếu tính nhân đạo hoặc trục lợi sẽ gây hậu quả khôn lường không những đối với trẻ em, người xin con nuôi, tổ chức con nuôi mà thậm chí đến quan hệ giữa nước cho con nuôi và nước nhận con nuôi. Một nhận thức không đúng về vấn đề nuôi con nuôi có thể dẫn đến việc một cá nhân có thể góp phần làm sai lệch giấy tờ về nguồn gốc của trẻ, một công chức nhà nước hoặc một cán bộ có chức quyền ở địa phương có thể tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến việc đạo diễn cho trẻ em làm con nuôi, xâm hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội. 3.1.2.4 Sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn chồng chéo và chưa tốt Hiện nay, mặc dù cơ chế phối hợp giữa các cơ quan địa phương trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài đã từng bước được hoàn thiện.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế, thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp. Đối với cơ quan cấp xã, vẫn còn tồn tại việc chính quyền địa phương thông đồng với người mô giới, trục lợi trong việc thu gom trẻ em, làm sai lệch hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi.Về phía cơ quan cấp tỉnh, vẫn còn nhiều tỉnh chưa xây dựng cơ chế phối hợp.Một số tỉnh đã xây dựng nhưng lại mang tính hình thức dẫn đến việc không thể triển khai trên thực tế. Đối với cấp Trung ương, còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trong việc hoạch định chính sách về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, về chế độ bảo trợ xã hội đối với nhận con nuôi nước ngoài, về vấn đề tài chính, hỗ trợ nhân đạo. 3.1.2.5 Chưa bảo đảm ưu tiên việc nuôi con nuôi trong nước trước khi cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài Việc ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước trước khi cho trẻ em làm GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 58 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam con nuôi nước ngoài nhằm để đảm bảo cho trẻ em có môi trường tốt nhất bởi vì không có nơi nào tốt hơn để đứa trẻ phát triển bằng chính nơi đứa trẻ được sinh ra.Mặc dù đây là một nguyên tắc được thừa nhận trong Luật nuôi con nuôi năm 2010, nhưng trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp các cơ sở nuôi dưỡng vì các khoản tiền hỗ trợ từ nước ngoài mà không tiến hành tìm kiếm gia đình thay thế trong nước cho trẻ mà giữ trẻ để giới thiệu cho làm con nuôi nước ngoài từ đó gây khó khăn cho công tác quản lý về vấn đề nuôi con nuôivà ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em không được ưu tiên phát triển trong môi trường trong nước. 3.1.2.6 Còn thiếu sự minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài Trong những năm qua, trong công tác thực thi pháp luật về nuôi con nuôi nước ngoài cho thấy các tổ chức nước ngoài và các cơ sở nuôi dưỡng điều chưa thực hiện báo cáo đầy đủ và chính xác về các khoản hộ trỡ nhân đạo cho Bộ Tư pháp. Các báo cáo gửi về từ phía tổ chức con nuôi nước ngoài và địa phương còn có sự khác biệt. Mặc dù luật hiện hành đã tách biệt hỗ trợ nhân đạo với việc cho con nuôi nước ngoài, nhưng thực tế các cơ sở nuôi dưỡng còn trông chờ vào hỗ trợ nhân đạo mới tiến hành giới thiệu trẻ cho làm con nuôi nước ngoài. Điều này gây ra khó khăn cho công tác quản lý, thống kê và việc giám sát các khoản hỗ trợ nhân đạo và giám sát việc thực hiện các khoản hỗ trợ nhân đạo. Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng thuộc về cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh. Nhưng trong thực tiễn cho thấy hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát các khoản tài chính còn lỏng lẽo chưa được quan tâm đúng mức. 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam Pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay đã quy định tương đối đồng bộ và đầy đủ về điều kiện, trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài, tạo nên khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong những năm qua cho thấy còn không ít tồn tại, bất cập xảy ra, cả về pháp luật và về cơ chế chính sách. Trước tình hình đó, Việt Nam cần phải sớm hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi, tạo cơ sở pháp lý toàn diện, vững chắc và tin cậy cho việc giải quyết và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Do vậy, Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp sau: GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 59 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 3.2.1 Về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau: Thứ nhất, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương để bảo đảm việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi ngoài nước một cách chặt chẽ, đúng pháp luật luôn là sụ cần thiết. Đó là sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành ở Trung ương từ công tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, đến việc xử lý từng vụ việc cụ thể. Thứ hai, cần tăng cường vai trò quan quản lý việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Trung ương nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi nước ta đang trong quá trình đang thực thi công ước Lahay 1993. Để đảm bảo yêu cầu đặt ra khi thực thi công ước ước Lahay 1993, Cơ quan Trung ương cần thiết phải thực hiện một số biện pháp như sau: - Cung cấp thông tin pháp luật về nuôi con nuôi nước ngoài, thống kê số liệu cụ thể chính xác và các biểu mẫu về nuôi con nuôi nước ngoài. - Cần tiến hành báo cáo việc thực thi công ước hằng năm để nhằm phát hiện ra những trở ngại trong việc thực thi công ước để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục. - Cơ quan Trung ương cần phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành mọi biện pháp nhằm ngăn chặn việc lợi dụng nuôi con nuôi để thu lợi bất chính. Đây là nhiệm vụ quan trong giai đoạn hiện nay, khi mà các hoạt động trung gian, môi giới bất hợp pháp, các hành vi tham nhũng, đưa và nhận hối lộ trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế diễn ra ngày càng tinh vi và nhiêm trọng hơn. 3.2.2 Về việc quản lý thông tin của trẻ em khi đã được giao nhận làm con nuôi nước ngoài Cần xém xét việc quy định người nhận con nuôi phải làm bản cam kết về việc định kỳ 03 tháng một lần thông báo cho UBND cấp tỉnh và cơ quan nuôi con nuôi quốc tế về tình hình phát triển của con nuôi trong 3 năm đầu tiên thay vì 6 tháng như hiện nay, sau đó mỗi năm tiếp theo thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi. Bởi tháng gian 6 tháng như luật hiện hành quy định là quá dài dẫn đến việc khó nắm bắt tình hình phát triển của trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài. Đồng thời, luật cũng nên quy định hình thức xử lý nếu như người nhận nuôi con nuôi không báo cáo đúng thời gian quy định, có thể xem xét xử lý vi phạm hành GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 60 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam chính hoặc có thể hủy bỏ việc đăng ký nuôi con nuôi tùy vào mức độ vi phạm của người nhận nuôi con nuôi. 3.2.3 Nâng cao nhận thức về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân và cán bộ thực thi pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong thực tiễn hiện nay như sau: Thứ nhất, Cần đẩy mạnh công tác hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng nhằm nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là nhân dân sống tại khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại vùng biên giới, hải đảo bằng cách cử các cán bộ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài đến công tác tại các địa bàn nói trên đồng thời mở các lớp giảng dạy pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng để người dân có thể hiểu được các quy định pháp luật về nuôi con nuôi. Về phía các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần phải thường xuyên phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi nước ngoài thông qua hoạt động của mình. Thứ hai, Về phía cán bộ thực thi pháp lực về nuôi con nuôi cũng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng về nghiệp vụ cho họ. Cần quy định cán bộ thực thi pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng phải có trình độ chuyên môn Cử nhân luật trở lên để nhằm nâng cao hiệu quả công tác và thi hành pháp luật về nuôi con nuôi, giúp cho công tác giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi một cách minh bạch, đúng đối đượng và tuân thủ đúng theo quy định pháp luật về nuôi con nuôi. 3.2.4 Về vấn đề minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài Để đảm bảo vấn đề minh bạch tài chính trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, về vấn đề minh bạch tài chính liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức nước ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng. Trên thực tiễn cho thấy, ở nước ta hiện nay các khoản hỗ trợ nhân đạo phần lớn là do các cơ sở nuôi dưỡng tiếp nhận và quản lý. Cơ quan có thẩm địa phương cần kiểm soát chặt chẽ đối với cơ chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ này, cần thực hiện hình thức chuyển đổi các giao dịch đối với khoản hỗ trợ này sang chuyển khoản thay vì thực hiện bằng tiền mặt như hiện nay để tránh tình trạng báo cáo không chính xác của các cơ sở nuôi dưỡng và tình trạng các cơ sở nuôi dưỡng vì GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 61 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam khoản hộ trợ nhân đạo mà giữ trẻ em lại cho làm con nuôi nước ngoài mà không tiến hành tìm kiếm gia đình thay thế trong nước. Thứ hai, Nhà nước cần xem xét để sớm thành lập thêm các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, đồng thời hỗ trợ kinh phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi suy dinh dưỡng để các trung tâm này có đủ điều kiện tiếp nhận trẻ vào trung tâm, đảm bảo “đầu ra” cho công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận con nuôi. Thứ ba, cần nên thành lập Hội đồng tư vấn giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Pháp luật hiện hành quy định thẩm quyền giới thiệu cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài thuộc về các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, nhưng nếu để các cơ sở nuôi dưỡng vừa có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em, vừa tiếp nhận hỗ trợ nhận đạo và vừa có thẩm quyền giới thiệu trẻ em cho làm con nuôi khôn tránh khỏi phát sinh tiêu cực, thậm chí có sự “móc ngoặc” giữa cơ sở nuôi dưỡng và tổ chức con nuôi nước ngoài trong việc thoả thuận hỗ trợ nhận đạo để tìm trẻ em cho người xin nhận con nuôi. Cho nên, thiết nghĩ, việc quy định Hội đồng tư vấn giới thiệu trẻ em là phù hợp. Bởi thực tế trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại địa phương, hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân nguồn gốc của trẻ em phải do các cơ quan có thẩm quyền của địa phương chịu trách nhiệm. 3.2.5 Về công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Thứ nhất, cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương để đảm bảo việc giả quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài được chặt chẽ đúng quy định pháp luật: - Về phía cơ quan Trung ương cần phối hợp giữa các bộ, ban, ngành trong công tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi đến việc quản lý từng vụ việc cụ thể. - Về phía địa phương cần phối hợp với cơ quan Trung ương trong công tác nắm tình hình trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt báo cáo chính xác về cơ quan Trung ương tình hình trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi. Thứ hai, cần ban hành văn bản quy phạm xử lý cụ thể rõ ràng đối với từng hành vi vi phạm và có chế tài thích hợp áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ và có trọng tâm, trọng điểm tránh hình thức đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 62 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam các quy định pháp luật khi hồ sơ cho trẻ em từ khi được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng cho đến khi được giới thiệu làm con nuôi. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 63 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam KẾT LUẬN Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một vấn đề đã tồn tại từ lâu ở nước ta và nay đã được pháp luật công nhận, là một vấn đề mang tính nhân đạo, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa để có mái ấm gia đình, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của người được nuôi và người nhận nuôi. Với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng lý do cơ bản, phổ biến nhất của việc nhận nuôi con nuôi là vì lòng từ tâm, lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những trẻ em rơi vào cảnh khó khăn. Để giải quyết tốt vấn đề nuôi con có yếu tố nước ngoài hiện nay là một vấn đề phức tạp, nhưng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, chi phối mạnh mẽ đến quyền, lợi ích của các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi. Về mặt xã hội, giải quyết tốt vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài còn góp phần củng cố những quan hệ xã hội tốt đẹp, thể hiện bản chất của Nhà nước trong việc quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, Luật Nuôi con nuôi đã được triển khai thực hiện.Đây là thành quả lập pháp từ quá trình pháp điển hóa và sửa đổi, bổ sung các chế định pháp lý, và đạt đến mức hoàn thiện nhất định nào đó về các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Song tất yếu không thể tránh khỏi những vướng mắc, hạn chế trong quá trình giải thích, áp dụng pháp luật cũng như tiếp tục gặp phải những vướng mắc, hạn chế mới nảy sinh từ sự vận động và phát triển của xã hội đưa lại. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sụng cho những vấn đề đặt ra.Cũng như tiếp cận những vấn đề phát sinh trong nuôi con nuôi nước ngoài để giải quyết như sửa đổi, bổ sung, văn bản hướng dẫn cụ thể, luật hóa các vấn đề phát sinh nhằm không ngừng hoàn thiện quy định của luật. Nghiên cứu về “Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam” một mặt giúp chúng ta hiểu thêm về bản chất của việc nuôi con nuôi nước ngoài và cách thức áp dụng pháp luật hiện hành vào thực tiễn. Bên cạnh đó cũng giúp chúng ta tìm ra những mặt chưa hoàn thiện của quy định pháp luật về nuôi con nuôi nước ngoài để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và làm cho chế định nuôi con nuôi có yếu tố nức ngoài ngày càng hoàn thiện hơn. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 64 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO * Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) 2. Hiến pháp 2013 3. Bộ luật Dân sự năm 2005. 4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010. 5. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 6. Luật quốc tịch năm 2008. 7. Luật nuôi con nuôi năm 2010. 8. Nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. 9. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi năm 2010. 10 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 11. Thông tư 08/2006/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 12. Thông tư 21/2011/TT-BTP về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. * Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Đại học luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001. 2. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về hôn nhân và gia đình, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2002. 3. Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thời kì hội nhập quốc tế, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2006. * Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về chấm dứt việc nuôi con nuôi và hủy việc nuôi con nuôi, http://luatminhkhue.vn/hon-nhan/can-hoan-thien-cac-quy-dinh-phap-luat-vecham-dut-viec-nuoi-con-nuoi-va-huy-viec-nuoi-con-nuoi.aspx,[truy cập ngày 10/10/2014]. 2. Lê Bảo, Giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài: Cần tìm được tiếng nói chung, 19/4/2014, http://dantri.com.vn/kieu-bao/giai-quyet-nuoi-con-nuoi-nuocngoai-can-tim-duoc-tieng-noi-chung-866251.htm ,[ truy cập ngày 12/10/2014]. 3. Nâng cao nhận thức, thực thi pháp luật về nuôi con nuôi, http://baodientu.chinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu-tuongChinh-phu/Nang-cao-nhan-thuc-thuc-thi-phap-luat-ve-nuoi-connuoi/181182.vgp,[truy cập ngày 15/10/2014]. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 65 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 4. Những thách thức cần vượt qua trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/nhung-thach-thuc-can-vuot-qua-trongvan-de-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-3933,[ truy cập ngày 25/10/2014]. GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 66 SVTH: Nguyễn Hải Đông [...]... có yếu tố nước ngoài vì vậy đối tượng điều chỉnh trong quan hệ nuôi con nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chính là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong vấn đề nuôi con nuôi GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 9 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 1.4.1.1 Yếu tố chủ thể Khi đề cập đến yếu tố chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, ... cần thiết theo quy định của pháp luật Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là sự ghi nhận về mặt pháp lý của các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 6 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Bản chất pháp lý của vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước... Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH VỀ QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Trong chương này, người viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như điều kiện, hệ quả pháp lý, thẩm quyền, trình tự thủ tục nuôi con nuôi nước. . .Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam với nhau ở nước ngoài và quan hệ nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau ở Việt Nam 1.2 Bản chất và tầm quan trọng của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.2.1 Bản chất của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.2.1.1 Bản chất xã hội Nuôi con nuôi là một hoạt động xã hội mang tính nhân... quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là vấn đề con nuôi. Trong giai đoạn này, một số ít trường hợp người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã GVHD: Ths.Bùi Thị Mỹ Hương 19 SVTH: Nguyễn Hải Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được giải quyết Do vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật nói trên nên... Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam nước ngoài với công dân Việt Nam định cư trên lãnh thổ Việt Nam; Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau.Các chủ thể này chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Việc xác định dấu hiệu nơi cư trú trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó đặc biệt là quan hệ nuôi con nuôi. .. nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 1.3 Mục đích và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.3.1 Mục đích của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Theo Điều 2 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy đinh “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảm đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm... Đông Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 1.4.3.2 Pháp luật quốc gia Pháp luật quốc gia là loại nguồn khá phổ biến so với các loại nguồn khác, pháp luật quốc gia bao gồm một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ nằm trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Hiện nay pháp. .. của luật nuôi con nuôi năm 2010 và tuân theo theo pháp luật của nước mà đứa trẻ đó là công dân.Người Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi phải tuân thủ quy định tại Điều 40 Luật nuôi con nuôi năm 2010 2.2 Hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 2.2.1 Quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi. .. bên Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì: Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. ” Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực điều chỉnh của ngành luật tư pháp quốc tế Việc xác định có yếu tố nước

Ngày đăng: 03/10/2015, 04:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan