Trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước

Một phần của tài liệu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 59)

ngoài

Về trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻem làm con nuôi nước ngoài theo quy

định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định

19/2011/NĐ-CP đã cải tiến hơn so với Nghị định 68/2002/NĐ-CP trước đây. Thời

gian giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài được rút ngắn; quy định thời gian xử lý hồ sơ cụ thể của các cơ quan liên quan đến quá trình giải quyết rõ ràng, ngắn hơn trước; các giấy tờ, mẫu đơn đăng ký xin nhận con nuôi được thiết kể theo mẫu đáp ứng dễ dàng cho quá trình thực hiện.

Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (Cục Con nuôi, SởTư pháp, Công an

tỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cơ sở nuôi dưỡng) được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn ở từng khâu liên quan trong toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ của

người xin con nuôi và hồsơ của trẻ em.

Ở địa các địa phương hiện nay đại đa số các Sở Tư pháp đã có bộ phận

chuyên trách xử lý về hồ sơ con nuôi quốc tế (thuộc Phòng Hộ tịch do Giám đốc Sở

hoặc Phó Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách); cán bộtư pháp và cơ sởnuôi dưỡng trẻ

em tại địa phương hàng năm đều được Cục Con nuôi tập huấn về nghiệp vụ.

Về việc cấp hộ chiếu cho trẻ em xuất cảnh Việt Nam đã được cải tiến một

bước. Nếu trước đây nhiều địa phương giải quyết việc cấp hộ chiếu trong thời hạn

20 ngày, thì gần đây rút xuống còn 05 ngày.

Thời hạn cha mẹnuôi đến Việt Nam để làm lễ giao nhận con nuôi và làm các

thủ tục khác để đưa con nuôi về nước cũng được rút ngắn đáng kể (khoảng trên

dưới 03 tuần), phù hợp với thời gian nghỉ phép của họ. Đây là điều kiện thuận lợi để

cha mẹ nuôi có thể thu xếp công việc đến Việt Nam mà không ảnh hưởng lớn đến công việc làm ăn ởnước ngoài.

3.1.1.3 Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi ngày được mở rộng

Trước khi công ước Lahay có hiệu lực, trên cơ sở các Hiệp định hợp tác song

phương, Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với 9 nước, bao

gồm: Pháp, Đan Mạch, Italia, Ailen, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Thụy Sỹ và Tây

Ban Nha.

Sau khi Công ước Lahay có hiệu lực đối với Việt Nam (năm 2012) ngoài

những nước trên, Bộ Tư pháp đã nhận được văn bản đề nghị hợp tác về nuôi con

nuôi của 6 nước thành viên khác của Công ước Lahay, gồm: Ailen, Thụy

Điển,Vương quốc Bỉ, Cộng hòa Liên bang Đức, Nauy, Hoa Kỳ và Luxembourg.Cho

đến nay tất cảcác nước trên đều chính thức thiết lập quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Với tư cách là Cơ quan trung ương theo các Hiệp định hợp tác về nuôi con

nuôi quốc tế, Cục Con nuôi – BộTư pháp thường xuyên trao đổi thông tin và phối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp hoạt động với Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế của các nước ký kết và

các nước hữu quan khác, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để triển khai

thực hiện tốt các quy định của Hiệp định và xử lý các vụ việc liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài.

Việc trao đổi với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam của các nước

ký kết Hiệp định về các vấn đề nuôi con nuôi cũng được duy trì thường xuyên, kịp

thời phối hợp xử lý các vấn đề tác nghiệp liên quan đến hồ sơ nuôi con nuôi và các

thủ tục, trình tự liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi. Trong thời gian qua, Cục Con nuôi – BộTư pháp đã tổ chức 3 cuộc đối thoại trực tiếp tại Hà Nội với các nhân viên lãnh sự của các nước ký kết đểtrao đổi về các vấn đềmà phía nước ngoài

đặt ra nhằm tháo gỡcác vướng mắc trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài.

3.1.1.4 Tìm được mái ấm gia đình thay thế cho trẻ em

Việc tìm mái ấm gia đình cho các trẻem là đem lại tiếng cười và niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình cha mẹ nuôi, trong đó có một số lượng đáng kể các gia

đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là việc làm nhân đạo để tăng

cường hơn nữa sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, thiết lập nên mối

quan hệ thân thiện với các dân tộc trên thế giới và góp phần quan trọng thực hiện chính sách của Đảng về đại đoàn kết dân tộc đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Theo thống kê của BộTư pháp từ khi Luật nuôi con nuôi và Công ước Lahay 1993 có hiệu lực thì cả nước đã giải quyết được 1.234 trường hợp trẻ em được

người nước ngoài nhận làm con nuôi, trong đó có 543 trường hợp được giải quyết theo Nghịđịnh 68/2002/NĐ-CP còn lại 691 trường hợp giải quyết theo quy định của

Luật nuôi con nuôi năm 2010.

3.1.1.5 Về công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nuôi con nuôi

có yếu tố nước ngoài

Hàng năm, Bộ Tư pháp đều phối hợp cùng các cơ quan khác ở trung ương

như Bộ Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành kiểm tra tình hình

nuôi con nuôi quốc tế ởcác địa phương. Ngoài ra, các cuộc kiểm tra đột xuất cũng được Cục Con nuôi tiến hành khi phát hiện có những vấn đề phức tạp phát sinh. Nội dung các cuộc kiểm tra khá toàn diện, đặc biệt về việc xác minh nguồn gốc trẻ em; việc bảo đảm các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ (nhất là những giấy tờ liên quan đến việc

tiếp nhận trẻ em vào cơ sởnuôi dưỡng); việc sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo.

Ngoài ra, BộTư pháp cũng yêu cầu các địa phương hàng năm tự tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ các vướng mắc, bất cập, vi phạm để báo cáo về Bộ xử lý.

Hàng năm, Bộ Tư pháp có kế hoạch kiểm tra định kỳ các Văn phòng con

nuôi nước ngoài trên phạm vi cảnước để kịp thời phát hiện và uốn nắn các lệch lạc,

qua đó thấy được những khó khăn, vướng mắc của các Văn phòng con nuôi nước

ngoài để có giải pháp tháo gỡ. Ngoài ra, các tỉnh cũng đều có kế hoạch tổ chức kiểm

tra định kỳ hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng và hoạt động của Văn phòng con

nuôi nước ngoài trên phạm vi địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra được thông báo cho Bộ

Tư pháp. Thanh tra Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thanh tra định kỳvà đột xuất một số địa phương, nhất là những nơi có dấu hiệu vi

phạm hoặc thực hiện chưa tốt pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế.

Hoạt động kiểm tra, thanh tra đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý,

nhất là việc xử lý, ngăn ngừa các vi phạm trong lĩnh vực giải quyết các vụ việc về

nuôi con nuôi quốc tế trong thời gian qua.

3.1.2 Những tồn tại bất cập trong việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nước ngoài

Bên cạnh những thành tựu đạt được từ khi áp dụng Luật nuôi con nuôi vào giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, việc thực thi pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi cần phải khắc phục và hoàn thiện về mặt pháp lý.

3.1.2.1 Thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi còn bất cập

Mặc dù Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Nghịđịnh 19/NĐ-CP quy định cụ

trình thực hiện vẫn còn gặp phải những khó khăn, bất cập cần được khắc phục. Cụ

thể:

Về thủ tục giới thiệu cho trẻem làm con nuôi nước ngoài. Trên thực tế hiện nay, dữ liệu về trẻ em đủđiều kiện giới thiệu làm con nuôi là do cơ sởnuôi dưỡng

thực hiện trong khi quy định của pháp luật hiện hành quy định các cơ sởnuôi dưỡng

phải gửi danh sách về trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài cho Bộ Tư

pháp. Nhưng trên thực tếcác cơ sởnuôi dưỡng chỉ gửi danh sách trích ngang chỉ có

số lượng và họ tên của trẻ em, chưa kèm theo hồ sơ đầy đủ của trẻ em đểđảm bảo

trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài. Ngoài ra, việc gửi danh sách cho

cơ quan Trung ương cũng chỉ là hình thức để thông báo bởi vì cơ quan Trung ương

không trực tiếp thực hiện việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.Quyền giới thiệu trẻem nào đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài là do cơ sởnuôi dưỡng

quyết định.

Về việc kiểm tra hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi còn hiện

tượng thực hiện có tính hình thức. Thực tế cho thấy nhiều địa phương giao toàn bộ

hồ sơ của trẻem cho cơ sở nuôi dưỡng và chuyển cho SởTư pháp kiểm tra, những

Sơ Tư pháp cũng chỉ kiểm tra về mặt hình thức không thẩm tra xác minh rồi làm

công văn gửi Cục con nuôi. Đểđảm bảo an toàn hồsơ của trẻ em, nhiều địa phương

đã chuyển tất cả hồsơ cho Công an tỉnh xác minh, cho ý kiến.Nhưng trong đại đa số

các trường hợp, cơ quan Công an chỉ cho ý kiến về mặt an ninh mà chưa chú ý đến

việc xác minh rõ nguồn gốc thực sự của trẻem được giới thiệu làm con nuôi.

3.1.2.2 Về việc quản lý thông tin của trẻ khi đã được giao làm con

nuôi nước ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù pháp luật hiện hành quy định người xin nhận con nuôi phải làm bản cam kết về việc định kỳ 06 tháng một lần thông báo cho UBND cấp tỉnh và cơ quan

con nuôi quốc tế về tình hình phát triển của con nuôi trong 3 năm đầu tiên, sau đó

mỗi năm tiếp theo thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ 18 Tuổi, nhưng trong

thực tế việc thực hiện cam kết chủ yếu dựa vào sự tự nguyện của cha mẹ mà chưa

có các chế tài cụ thể đối với những trường hợp vi phạm cam kết. Quy định thiếu chặt chẽ trong vấn đề này dễ gây ra tình trạng nới lỏng kiểm soát việc trẻ có được

chăm sóc và nuôi dưỡng phù hợp với mục đích nhân đạo hay không.

3.1.2.3 Nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi

Mặc dù việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài đã tiến hành hơn hai

chục năm nay, song trong một số cơ quan nhà nước, kể cả ở Trung ương và địa

con nuôi quốc tế nói riêng; thậm chí còn mơ hồ vềtính nhân đạo, nhân văn của lĩnh

vực con nuôi quốc tế, cũng như về các vấn đề pháp lý có liên quan.

Nuôi con nuôi nước ngoài là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng liên quan đến số

phận của những trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi phải sống xa quê hương, đất nước

nơi mình sinh ra, hậu quả của nó còn kéo dài hàng chục năm sau đó. Vì vậy, trên

phương diện pháp luật, Nhà nước phải xử lý hàng loạt các vấn đềliên quan đến con

nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, những người và tổ chức có liên quan khác và trong

đó, quan trọng hơn cảlà liên quan đến quyền và lợi ích của trẻ em.

Một quyết định không được cân nhắc kỹlưỡng, thiếu chính xác, một hành vi

thiếu tính nhân đạo hoặc trục lợi sẽ gây hậu quả khôn lường không những đối với

trẻ em, người xin con nuôi, tổ chức con nuôi mà thậm chí đến quan hệ giữa nước

cho con nuôi và nước nhận con nuôi. Một nhận thức không đúng về vấn đề nuôi con

nuôi có thể dẫn đến việc một cá nhân có thể góp phần làm sai lệch giấy tờ về nguồn gốc của trẻ, một công chức nhà nước hoặc một cán bộ có chức quyền ởđịa phương

có thể tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến việc đạo diễn cho trẻ em làm con nuôi, xâm hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả

khôn lường cho xã hội.

3.1.2.4 Sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến

việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn chồng chéo và chưa tốt

Hiện nay, mặc dù cơ chế phối hợp giữa các cơ quan địa phương trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài đã từng bước được hoàn thiện.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế, thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp.

Đối với cơ quan cấp xã, vẫn còn tồn tại việc chính quyền địa phương thông

đồng với người mô giới, trục lợi trong việc thu gom trẻ em, làm sai lệch hồ sơ của

trẻ em được nhận làm con nuôi.Về phía cơ quan cấp tỉnh, vẫn còn nhiều tỉnh chưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xây dựng cơ chế phối hợp.Một số tỉnh đã xây dựng nhưng lại mang tính hình thức dẫn đến việc không thể triển khai trên thực tế.

Đối với cấp Trung ương, còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trong việc hoạch định chính sách về nuôi con

nuôi có yếu tố nước ngoài, về chế độ bảo trợ xã hội đối với nhận con nuôi nước ngoài, về vấn đề tài chính, hỗ trợnhân đạo.

3.1.2.5 Chưa bảo đảm ưu tiên việc nuôi con nuôi trong nước trước

khi cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài

con nuôi nước ngoài nhằm để đảm bảo cho trẻ em có môi trường tốt nhất bởi vì

không có nơi nào tốt hơn để đứa trẻ phát triển bằng chính nơi đứa trẻ được sinh

ra.Mặc dù đây là một nguyên tắc được thừa nhận trong Luật nuôi con nuôi năm

2010, nhưng trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp các cơ sở nuôi dưỡng vì các

khoản tiền hỗ trợ từ nước ngoài mà không tiến hành tìm kiếm gia đình thay thế

trong nước cho trẻ mà giữ trẻđể giới thiệu cho làm con nuôi nước ngoài từđó gây

khó khăn cho công tác quản lý về vấn đề nuôi con nuôivà ảnh hưởng trực tiếp đến

quyền lợi của trẻem không được ưu tiên phát triển trong môi trường trong nước.

3.1.2.6 Còn thiếu sự minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các

khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Trong những năm qua, trong công tác thực thi pháp luật về nuôi con nuôi

nước ngoài cho thấy các tổ chức nước ngoài và các cơ sở nuôi dưỡng điều chưa

thực hiện báo cáo đầy đủ và chính xác về các khoản hộ trỡ nhân đạo cho Bộ Tư

pháp. Các báo cáo gửi về từ phía tổ chức con nuôi nước ngoài và địa phương còn có sự khác biệt. Mặc dù luật hiện hành đã tách biệt hỗ trợnhân đạo với việc cho con

nuôi nước ngoài, nhưng thực tếcác cơ sởnuôi dưỡng còn trông chờ vào hỗ trợ nhân

đạo mới tiến hành giới thiệu trẻcho làm con nuôi nước ngoài. Điều này gây ra khó

khăn cho công tác quản lý, thống kê và việc giám sát các khoản hỗ trợnhân đạo và

giám sát việc thực hiện các khoản hỗ trợnhân đạo.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc sử dụng các khoản hỗ trợnhân đạo của tổ chức nuôi con nuôi nước

ngoài cho cơ sởnuôi dưỡng thuộc vềcơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh. Nhưng trong

thực tiễn cho thấy hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát các khoản tài chính còn

lỏng lẽo chưa được quan tâm đúng mức.

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 59)