Từ năm 1986 2000

Một phần của tài liệu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 25)

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta

bước sang một thời kỳ mới, chuyển dần sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng

xã hội chủ nghĩa.Trước những thay đổi mới to lớn của đất nước, Nhà nước ta đã ban

hành nhiều văn bản pháp luật kịp thời điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh. Luật

hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời, trong thời kỳ đổi mới đất nước, kế thừa những nguyên tắc dân chủ và tiến bộ của chế độ hôn nhân gia đình mới được thể

chế hoá trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Đã góp phần vào việc xây dựng

và củng cố chếđộ gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục

tập quán, truyền thống tốt đẹp về hôn nhân và gia đình, từng bước nâng cao nhận thức và ý thức của nhân dân trong việc thi hành các quy định của Luật hôn nhân và

gia đình. Về cơ bản, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 kế thừa và tiếp tục phát

huy những thành tựu lập pháp của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, đồng thời bổ sung những chế định quan trọng phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta đã dành một chương

riêng (Chương IX) để quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước

ngoài.Trong chương này, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

và gia đình năm 1986, đáp ứng nhu cầu của tình hình mới và phản ánh xu hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình, bước đầu quy định về

hôn nhân và gia đình.

Trong khoảng thời gian này, Quốc hội đã thông qua một số văn bản pháp lí

có liên quan đến quan hệhôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và

quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng như Luật quốc tịch năm 1988,

Điều 14 quy định: trẻ em là công dân Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài

không vì thế mà mất quốc tịch Việt Nam; Luật bảo vệchăm sóc giáo dục trẻ em quy

định (Điều 7)“ Mọi trường hợp đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từnước ngoài vào

phải theo quy định của pháp luật “; Pháp lệnh lãnh sự năm 1990, trong đó có quy

định Cơ quan lãnh sự có thẩm quyền đăng kí kết hôn, nuôi con nuôi giữa công dân

Việt Nam với người nước ngoài.

Ngày 29/04/1992, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 145/

HĐBT quy định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em mồ

côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật ởcác cơ sở nuôi dưỡng do ngành lao động thương binh xã

hội quản lí. Sau đó, ngày 19/01/1993, Bộ lao động - thương binh - xã hội, Bộ Tư

pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số01/TTLB hướng dẫn thi hành Quyết định 145/HĐBT. Quyết định 145/HĐBT là văn bản pháp luật

trong nước đầu tiên của Việt Nam cụ thể hoá nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam

và người nước ngoài. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc cho người nước

ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, Quyết định 145/HĐBT đã bộc lộ một số

hạn chế.

Ngày 02/12/1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh hôn

nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, trong đó Pháp lệnh

có đề cập đến nuôi con nuôi tại Điều 16, Điều 17 với nội dung quy định cơ chế giải

quyết tranh chấp và xác định quyền và nghĩa vụ của người nuôi và con nuôi, chấm

dứt việc nuôi con nuôi. Để thi hành Pháp lệnh, ngày 30/11/1994 Nhà nước đã ban

hành Nghị Định 184/CP quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡđầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Theo Điều 16 của Nghị Định trên thì trẻ em được nhận làm con nuôi bao gồm trẻ ở cơ sở nuôi

dưỡng, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được cha mẹđồng ý và cảtrường hợp trẻ em bị bỏ lại ởcác cơ sở y tế.

Tiếp đó, ngày 25/05/1995, liên Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ đã

ban hành Thông tư số 503/TTLB hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị Định số 184/CP.

Ngày 28/08/1995, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 337/TT-PLQT hướng dẫn thi

Cũng trong giai đoạn này, ngày 01/02/2000 Việt Nam đã kí kết Hiệp định

song phương với Cộng hoà Pháp hợp tác về lĩnh vực nuôi con nuôi. Hiệp định đã

quy định các vấn đề vềđối tượng nhận con nuôi, cho làm con nuôi; thẩm quyền giải

quyết việc nuôi con nuôi và luật áp dụng; trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi… Hiệp định hợp tác về lĩnh vực nuôi con nuôi này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Như vậy, trong giai đoạn này Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật

khá đầy đủ, đồng bộ và tương đối chi tiết điều chỉnh các vấn đề thuộc quan hệ nuôi

con nuôi có yếu tố nước ngoài.Các văn bản này đã góp phần vào việc thực hiện

chính sách đối ngoại mở rộng của Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Đồng thời đã định

ra một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp với các Uỷ ban nhân dân tỉnh trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài.

Một phần của tài liệu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 25)