tại Việt Nam
Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài có quyền và nghĩa vụsau đây:
- Tư vấn cho người nhận con nuôi vềđiều kiện kinh tế- xã hội, hoàn cảnh gia
đình, môi trường xã hội, nhu cầu và sở thích của trẻ em Việt Nam;
- Thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam;
- Hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắt bệnh hiểm nghèo khác;
nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành;
- Thuê trụ sở, sử dụng lao động Việt Nam làm việc theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam;
- Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam
được nhận làm con nuôi gửi BộTư pháp;
- Hỗ trợ cha mẹ nuôi trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam cho trẻ em
được nhận làm con nuôi;
- Nộp lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam;
- Báo cáo tình hình hoạt động, chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã từng bước được hoàn thiện, tạo cơ chế gắn kết giữa nuôi con nuôi
trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài, góp đơn giản hóa thủ tục giải quyết việc
nuôi con nuôi nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc áp dụng pháp luật
về nuôi con nuôi nước ngoài vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần tháo
gỡ, do vậy, cần phải nghiên cứu hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như vấn đề áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài trong thực tiễn đời sống.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ VẤN ĐỀ NUÔI
CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Trong chương này,người viết nêu ra những mặt ưu điểm cũng mặt như hạn chế của
pháp luật điều chỉnh về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.Qua đó, người viết còn đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài tại Việt Nam.