Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã đóng góp một phần to lớn trong việc
điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới hiện nay, nhiều quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không còn phù
hợp nữa do đó cần được nghiên cứu và bổ sung. Đểđáp ứng yêu cầu trong nước và
quốc tế trong giai đoạn mới, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc Hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 9/6/2000 tại kỳ họp thứ 7 khoá X. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2001. Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Pháp lệnh 1993,
NghịĐịnh 184/CP và các văn bản hướng dẫn thi hành NghịĐịnh.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dành một chương (chương XI) quy
định quan hệhôn nhân và gia đình có yếu tốnước ngoài.Chương này gồm 7 điều từ
Điều 100 đến Điều 106. Trong đó quan hệ nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài được
quy định tại Điều 105 “Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ
em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.” Sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã
đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc giải quyết quan hệhôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng, nó có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm
1986, Pháp lệnh 1993 và Nghị Định 184/CP. Ngày 10/07/2002, Nghị Định
68/2002/NĐ-CP của Chính phủquy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật hôn
Chính phủ thông qua. Ngày 16/12/2000, Bộ Tư pháp ra thông tư số 07/2000/TT-
BTP hướng dẫn thi hành một số điều của NghịĐịnh 68/2002/NĐ-CP. Các văn bản
pháp lí này đã tạo điều kiện cho việc áp dụng dễ dàng và thống nhất các quy định về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000.
Hiện nay, với sự ra đời của Luật nuôi con nuôi năm 2010, Chính phủđã ban hành cụ thể một sốvăn bản quan trọng nhằm hướng dẫn thi hành các quy định trong luật này. Điển hình là Nghịđịnh 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật nuôi con
nuôi, Thông tư 12/2011/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi do BộTư pháp ban hành và Thông tư 21/2011/TT-BTP về quản
lý Văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do bộTư pháp ban hành. Các
văn bản này được xem là những bổ sung và giải thích cần thiết cho bản thân chế định nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi hiện nay.
Tóm lại, các vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay
là vấn đề đặt nền tảng cho việc hiểu và áp dụng cụ thểcác quy định pháp luật quy
định về nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài. Bên cạnh việc hiểu được bản chất nền tảng của chếđịnh này, sự cần thiết của việc hiểu và áp dụng các chế định về nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài còn thể hiện qua việc xác định một cách chính xác cơ
sở pháp lý liên quan bên cạnh Luật nuôi con nuôi năm 2010. Có thể nói hiện nay, pháp luật tách các chếđịnh về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng ra khỏi pháp luật vềhôn nhân và gia đình là một bước chuyển quan trọng cho việc xác định cụ thểvà độc lập, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật chuyên ngành.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH VỀ
QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Trong chương này, người viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
như điều kiện, hệ quả pháp lý, thẩm quyền, trình tự thủ tục nuôi con nuôi nước ngoài...Thông qua việc phân tích quy định pháp luật sẽ tạo tiền đề cho người viết
đưa ra những ưu điểm cũng như hạn chế của vấn đề nuôi con nuôi có yếu tốnước
ngoài hiện nay.