Mặc dù việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài đã tiến hành hơn hai
chục năm nay, song trong một số cơ quan nhà nước, kể cả ở Trung ương và địa
con nuôi quốc tế nói riêng; thậm chí còn mơ hồ vềtính nhân đạo, nhân văn của lĩnh
vực con nuôi quốc tế, cũng như về các vấn đề pháp lý có liên quan.
Nuôi con nuôi nước ngoài là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng liên quan đến số
phận của những trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi phải sống xa quê hương, đất nước
nơi mình sinh ra, hậu quả của nó còn kéo dài hàng chục năm sau đó. Vì vậy, trên
phương diện pháp luật, Nhà nước phải xử lý hàng loạt các vấn đềliên quan đến con
nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, những người và tổ chức có liên quan khác và trong
đó, quan trọng hơn cảlà liên quan đến quyền và lợi ích của trẻ em.
Một quyết định không được cân nhắc kỹlưỡng, thiếu chính xác, một hành vi
thiếu tính nhân đạo hoặc trục lợi sẽ gây hậu quả khôn lường không những đối với
trẻ em, người xin con nuôi, tổ chức con nuôi mà thậm chí đến quan hệ giữa nước
cho con nuôi và nước nhận con nuôi. Một nhận thức không đúng về vấn đề nuôi con
nuôi có thể dẫn đến việc một cá nhân có thể góp phần làm sai lệch giấy tờ về nguồn gốc của trẻ, một công chức nhà nước hoặc một cán bộ có chức quyền ởđịa phương
có thể tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến việc đạo diễn cho trẻ em làm con nuôi, xâm hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả
khôn lường cho xã hội.
3.1.2.4 Sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến
việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn chồng chéo và chưa tốt
Hiện nay, mặc dù cơ chế phối hợp giữa các cơ quan địa phương trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài đã từng bước được hoàn thiện.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế, thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp.
Đối với cơ quan cấp xã, vẫn còn tồn tại việc chính quyền địa phương thông
đồng với người mô giới, trục lợi trong việc thu gom trẻ em, làm sai lệch hồ sơ của
trẻ em được nhận làm con nuôi.Về phía cơ quan cấp tỉnh, vẫn còn nhiều tỉnh chưa
xây dựng cơ chế phối hợp.Một số tỉnh đã xây dựng nhưng lại mang tính hình thức dẫn đến việc không thể triển khai trên thực tế.
Đối với cấp Trung ương, còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trong việc hoạch định chính sách về nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài, về chế độ bảo trợ xã hội đối với nhận con nuôi nước ngoài, về vấn đề tài chính, hỗ trợnhân đạo.
3.1.2.5 Chưa bảo đảm ưu tiên việc nuôi con nuôi trong nước trước
khi cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
con nuôi nước ngoài nhằm để đảm bảo cho trẻ em có môi trường tốt nhất bởi vì
không có nơi nào tốt hơn để đứa trẻ phát triển bằng chính nơi đứa trẻ được sinh
ra.Mặc dù đây là một nguyên tắc được thừa nhận trong Luật nuôi con nuôi năm
2010, nhưng trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp các cơ sở nuôi dưỡng vì các
khoản tiền hỗ trợ từ nước ngoài mà không tiến hành tìm kiếm gia đình thay thế
trong nước cho trẻ mà giữ trẻđể giới thiệu cho làm con nuôi nước ngoài từđó gây
khó khăn cho công tác quản lý về vấn đề nuôi con nuôivà ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của trẻem không được ưu tiên phát triển trong môi trường trong nước.
3.1.2.6 Còn thiếu sự minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các
khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Trong những năm qua, trong công tác thực thi pháp luật về nuôi con nuôi
nước ngoài cho thấy các tổ chức nước ngoài và các cơ sở nuôi dưỡng điều chưa
thực hiện báo cáo đầy đủ và chính xác về các khoản hộ trỡ nhân đạo cho Bộ Tư
pháp. Các báo cáo gửi về từ phía tổ chức con nuôi nước ngoài và địa phương còn có sự khác biệt. Mặc dù luật hiện hành đã tách biệt hỗ trợnhân đạo với việc cho con
nuôi nước ngoài, nhưng thực tếcác cơ sởnuôi dưỡng còn trông chờ vào hỗ trợ nhân
đạo mới tiến hành giới thiệu trẻcho làm con nuôi nước ngoài. Điều này gây ra khó
khăn cho công tác quản lý, thống kê và việc giám sát các khoản hỗ trợnhân đạo và
giám sát việc thực hiện các khoản hỗ trợnhân đạo.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc sử dụng các khoản hỗ trợnhân đạo của tổ chức nuôi con nuôi nước
ngoài cho cơ sởnuôi dưỡng thuộc vềcơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh. Nhưng trong
thực tiễn cho thấy hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát các khoản tài chính còn
lỏng lẽo chưa được quan tâm đúng mức.
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam
Pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài hiện nay
đã quy định tương đối đồng bộ và đầy đủ về điều kiện, trình tự, thủ tục cũng như
thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài, tạo nên khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong những năm qua cho thấy còn không ít tồn tại, bất cập xảy ra, cả
về pháp luật và về cơ chế chính sách. Trước tình hình đó, Việt Nam cần phải sớm hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi, tạo cơ sở pháp lý toàn diện, vững chắc và tin cậy cho việc giải quyết và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Do vậy, Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
3.2.1 Về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài như sau:
Thứ nhất, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương để bảo đảm việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi
ngoài nước một cách chặt chẽ, đúng pháp luật luôn là sụ cần thiết. Đó là sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành ởTrung ương từ công tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, đến việc xử lý từng vụ việc cụ thể.
Thứ hai, cần tăng cường vai trò quan quản lý việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ởTrung ương nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi nước ta đang trong
quá trình đang thực thi công ước Lahay 1993. Đểđảm bảo yêu cầu đặt ra khi thực
thi công ước ước Lahay 1993, Cơ quan Trung ương cần thiết phải thực hiện một số
biện pháp như sau:
- Cung cấp thông tin pháp luật vềnuôi con nuôi nước ngoài, thống kê số liệu cụ thể chính xác và các biểu mẫu vềnuôi con nuôi nước ngoài.
- Cần tiến hành báo cáo việc thực thi công ước hằng năm để nhằm phát hiện ra những trở ngại trong việc thực thi công ước để từđó đưa ra những giải pháp khắc phục.
- Cơ quan Trung ương cần phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác tiến hành mọi biện pháp nhằm ngăn chặn việc lợi dụng nuôi con nuôi để thu
lợi bất chính. Đây là nhiệm vụquan trong giai đoạn hiện nay, khi mà các hoạt động
trung gian, môi giới bất hợp pháp, các hành vi tham nhũng, đưa và nhận hối lộ trong
lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế diễn ra ngày càng tinh vi và nhiêm trọng hơn.
3.2.2 Về việc quản lý thông tin của trẻ em khi đã được giao nhận làm con
nuôi nước ngoài
Cần xém xét việc quy định người nhận con nuôi phải làm bản cam kết về việc định kỳ 03 tháng một lần thông báo cho UBND cấp tỉnh và cơ quan nuôi con nuôi
quốc tế về tình hình phát triển của con nuôi trong 3 năm đầu tiên thay vì 6 tháng
như hiện nay, sau đó mỗi năm tiếp theo thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ
18 tuổi. Bởi tháng gian 6 tháng như luật hiện hành quy định là quá dài dẫn đến việc
khó nắm bắt tình hình phát triển của trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài.
Đồng thời, luật cũng nên quy định hình thức xử lý nếu như người nhận nuôi con
chính hoặc có thể hủy bỏ việc đăng ký nuôi con nuôi tùy vào mức độ vi phạm của
người nhận nuôi con nuôi.
3.2.3 Nâng cao nhận thức về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Trong quá trình nghiên cứu đềtài, người viết đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân và cán bộ thực thi pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài trong thực tiễn hiện nay như sau:
Thứ nhất, Cần đẩy mạnh công tác hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng nhằm nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là nhân dân sống tại khu vực vùng sâu,
vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại vùng biên giới, hải đảo bằng cách cử
các cán bộ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài đến công tác tại các địa bàn nói trên đồng thời mở các lớp giảng dạy pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng để người dân có thể hiểu được các quy định pháp luật về nuôi con nuôi. Về phía các phương tiện
thông tin đại chúng cũng cần phải thường xuyên phổ biến pháp luật về nuôi con
nuôi nước ngoài thông qua hoạt động của mình.
Thứ hai, Về phía cán bộ thực thi pháp lực về nuôi con nuôi cũng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, kỹnăng về nghiệp vụ cho họ. Cần quy định cán bộ
thực thi pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài nói riêng phải có trình độ chuyên môn Cử nhân luật trở lên để nhằm nâng cao hiệu quả công tác và thi hành pháp luật về nuôi con nuôi, giúp cho công tác giải quyết
việc đăng ký nuôi con nuôi một cách minh bạch, đúng đối đượng và tuân thủ đúng
theo quy định pháp luật về nuôi con nuôi.
3.2.4 Về vấn đề minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ
trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Đểđảm bảo vấn đề minh bạch tài chính trong việc tiếp nhận và sử dụng các
khoản hỗ trợnhân đạo cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, về vấn đề minh bạch tài chính liên quan đến việc tiếp nhận và sử
dụng các khoản hỗ trợnhân đạo của tổ chức nước ngoài cho cơ sởnuôi dưỡng. Trên thực tiễn cho thấy, ởnước ta hiện nay các khoản hỗ trợnhân đạo phần lớn là do các
cơ sởnuôi dưỡng tiếp nhận và quản lý. Cơ quan có thẩm địa phương cần kiểm soát
chặt chẽđối với cơ chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ này, cần thực hiện hình thức chuyển đổi các giao dịch đối với khoản hỗ trợ này sang chuyển khoản thay vì thực hiện bằng tiền mặt như hiện nay để tránh tình trạng báo cáo không chính xác của các cơ sở nuôi dưỡng và tình trạng các cơ sở nuôi dưỡng vì
khoản hộ trợ nhân đạo mà giữ trẻ em lại cho làm con nuôi nước ngoài mà không tiến hành tìm kiếm gia đình thay thếtrong nước.
Thứ hai,Nhà nước cần xem xét để sớm thành lập thêm các cơ sởnuôi dưỡng
trẻ em, đồng thời hỗ trợkinh phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các trung
tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi suy dinh dưỡng để các trung tâm này có đủ điều kiện
tiếp nhận trẻ vào trung tâm, đảm bảo “đầu ra” cho công tác giải quyết cho người
nước ngoài nhận con nuôi.
Thứ ba, cần nên thành lập Hội đồng tư vấn giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Pháp luật hiện hành quy định thẩm quyền giới thiệu cho trẻem làm con nuôi người
nước ngoài thuộc về các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, nhưng nếu để các cơ sở nuôi
dưỡng vừa có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em, vừa tiếp nhận hỗ trợ nhận đạo và vừa có thẩm quyền giới thiệu trẻ em cho làm con nuôi khôn tránh khỏi phát sinh tiêu cực, thậm chí có sự “móc ngoặc” giữa cơ sởnuôi dưỡng và tổ chức con nuôi nước ngoài trong việc thoả thuận hỗ trợ nhận đạo để tìm trẻ em cho người xin nhận con nuôi. Cho nên, thiết nghĩ, việc quy định Hội đồng tư vấn giới thiệu trẻ em là phù hợp. Bởi thực tế trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại địa phương, hồ sơ giấy tờ liên
quan đến nhân thân nguồn gốc của trẻ em phải do các cơ quan có thẩm quyền của
địa phương chịu trách nhiệm.
3.2.5 Về công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Thứ nhất, cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Tăng
cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương để đảm bảo việc giả quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài được chặt chẽ đúng quy định pháp luật:
- Về phía cơ quan Trung ương cần phối hợp giữa các bộ, ban, ngành trong
công tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi đến việc quản lý từng vụ việc cụ thể.
- Về phía địa phương cần phối hợp với cơ quan Trung ương trong công tác
nắm tình hình trẻ em bị bỏrơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt báo cáo chính xác vềcơ
quan Trung ương tình hình trẻem đủđiều kiện cho làm con nuôi.
Thứ hai, cần ban hành văn bản quy phạm xử lý cụ thể rõ ràng đối với từng hành vi vi phạm và có chế tài thích hợp áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ và có trọng tâm, trọng điểm tránh hình thức đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ
các quy định pháp luật khi hồ sơ cho trẻ em từ khi được tiếp nhận vào cơ sở nuôi
KẾT LUẬN
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một vấn đềđã tồn tại từ lâu ởnước ta
và nay đã được pháp luật công nhận, là một vấn đề mang tính nhân đạo, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái,
giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa để có mái ấm gia đình, thể
hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của người được nuôi và người nhận nuôi. Với nhiều lý do và mục đích khác
nhau, nhưng lý do cơ bản, phổ biến nhất của việc nhận nuôi con nuôi là vì lòng từ
tâm, lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những trẻ em rơi vào cảnh khó