Quan hệ giữa con nuôivà các thành viên khác của gia đình cha mẹ

Một phần của tài liệu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 38)

nuôi

Khi trởthành thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi, con nuôi có yếu tốnước ngoài cần có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, có các quyền, nghĩa vụ với các thành

viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ.Chỉ có như vậy con nuôi mới hòa

nhập một cách tốt nhất vào gia đình cha mẹ nuôi, tránh được sự phân biệt đối xử

giữa con đẻ và con nuôi. Vì vậy, Luật Nuôi con nuôi đã quy định: “…giữa con nuôi

và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụđối với nhau theo qui định của pháp luật vềhôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và

các quy định khác của pháp luật có liên quan…”.Theo đó, pháp luật công nhận giữa

vụ và quyền như sau:

* Nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội nuôi, ông bà ngoại nuôi và cháunuôi

- Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo

dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu (khoản 1 Điều 47 Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2000);

- Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật,

mất năng lực hành vi dân sự, không có khảnăng lao động và không có tài sản để tự

nuôi mình mà không có anh, chị, em trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụnuôi dưỡng cháu (khoản 1 Điều 47 Luật Hôn nhân và

gia đình năm 2000);

- Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại (khoản 2 Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000);

- Trong trường hợp cháu cần được giám hộ mà ông bà nội, ông bà ngoại có

đủ điều kiện làm người giám hộ thì những người này thỏa thuận cử một bên làm

người giám hộ; cháu có đủ điều kiện làm người giám hộ thì phải giám hộ cho ông bà nội, ông bà ngoại, nếu ông bà không có con phụng dưỡng (Điều 84 Luật hôn

nhân và gia đình 2000). Luật đã không thừa nhận việc giám hộ giữa anh, chị, em nuôi với nhau, do đó, việc giám hộ giữa ông bà nuôi và cháu nuôi cũng sẽ không

được đặt ra.

- Quyền thừa kế tài sản giữa ông bà nội nuôi, ông bà ngoại nuôi và cháu

nuôi. Theo Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà

nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của

người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Như vậy, theo quy

định của Bộ Luật Dân sự hiện hành giữa ông bà nuôi và cháu nuôi không có mối quan hệ thừa kế với nhau. Bên cạnh đó, họ không có ràng buộc gì về mặt pháp lý (thủ tục đăng ký nuôi con nuôi chỉ được thực hiện giữa người nhận nuôi và con nuôi).Vì vậy, Luật nên có văn bản hướng dẫn sâu hơn về vấn đề này.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu

trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có cha, mẹ hoặc anh, chị,

em để cấp dưỡng; Cháu nội, cháu ngoại đã thành niên không sống chung với ông bà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà không có khảnăng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn con hoặc anh, chị, em để cấp dưỡng. Luật Nuôi

con nuôi quy định sau khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi thì giữa con nuôi và các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thành viên trong khác trong gia đình cha mẹ nuôi, ở đây cụ thể là ông bà nội nuôi,

ông bà ngoại nuôi, thì quan hệ cấp dưỡng của họ có được đặt ra không? Trong khi

Luật không quy định người nhận nuôi con nuôi phải hỏi ý kiến hoặc cần sựđồng ý

của các thành viên trong gia đình hoặc người thân của họ và quan hệ cấp dưỡng chỉ

đặt ra khi ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu hoặc cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại, thêm vào đó đây là vấn đề liên

quan đến tài sản. Mặt khác, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa

những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

(khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).Như vậy, Luật có cấm kết

hôn giữa ông bà nội nuôi, ông bà ngoại nuôi và cháu nuôi hay không? Vì vậy, Luật

cần nên có văn bản hướng dẫn thêm về vấn đề này.

* Nghĩa vụ và quyền giữa con nuôi với con đẻ của người nhận nuôi (giữa anh, chị, em nuôi với nhau)

- Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau (Điều 48

Luật Hôn nhân và gia đình 2000);

- Có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹkhông có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo

dục con (Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2000);

- Trong trường hợp anh, chị, em ruột cần được giám hộ thì anh, chị, em đã

thành niên có năng lặc hành vi dân sự thỏa thuận cử một người trong số họ có đủ

điều kiện làm người giám hộ (khoản 1 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2000).Như vậy, Luật không thừa nhận việc giám hộ giữa anh, chị, em nuôi với nhau.

- Quyền thừa kế: về quyền thừa kế giữa anh, chị, em với nhau Bộ luật dân sự

hiện hành chỉđề cập quyền giữa anh, chị, em ruột với nhau hoặc giữa cháu ruột với cô ruột, bác ruột, dì ruột, chú ruột, cậu ruột, luôn luôn có từ “ruột” mà không có từ

“nuôi”.Vậy thì phát sinh quyền này thì luật nào sẽđiều chỉnh và điều chỉnh như thế

nào.Vì vậy, Luật cũng nên có hướng dẫn cụ thể thêm về vấn đề này.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng: Tương tự như trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nuôi và cháu nuôi. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em nuôi có được đặt ra không trong khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không cấm kết hôn giữa con ruột và con nuôi.

* Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (Điều 49 Luật Hôn nhân và gia

- Các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm,

giúp đỡnhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức,

tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khảnăng thực tế của mình.

- Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ

nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được tôn trọng và

được pháp luật bảo vệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 38)