Nếu việc chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được tiến hành tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam, thì các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi hoàn toàn chấm dứt. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không còn tồn tại mối
quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con nữa; nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình, thì Toà án quyết định giao người đó
cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng. Nếu con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản của mình. Nếu con nuôi đã thay đổi họ, tên, thì
được lấy lại họ tên cũ của mình do cha mẹđẻđặt.
Nếu việc chấm dứt nuôi con nuôi do Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài tiến hành thì thường phát sinh những hệ quả pháp lý sau:
- Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt tức là cha mẹ nuôi và con nuôi không còn tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, không có các quyền và nghĩa vụđối với nhau kể cả về cấp dưỡng, thừa kế.
- Quan hệ pháp lý giữa cha mẹđẻ (nếu có) và con nuôi được khôi phục lại. - Con nuôi được lấy lại họ của cha mẹđẻ.
- Khôi phục lại các quan hệ gia đình giữa con nuôi và gia đình gốc của mình kể cả quan hệ thừa kế.
Sau khi Toà án hoặc Cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài quyết định việc chấm dứt nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, đểđảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em, nếu cha mẹ nuôi hoặc cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài yêu cầu nhận trẻ em về Việt Nam do hậu quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi đó, thì cha mẹđẻ, người giám hộ hoặc cơ sơ nuôi dưỡng đã giao trẻem đó trước đây có trách nhiệm làm thủ tục tiếp nhận trẻ em.