Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
2,35 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)
Đề tài:
GIẢI QUYẾTTRANHCHẤPTHƯƠNGMẠIQUỐC TẾ
BẰNG PHƯƠNGTHỨCTRỌNG TÀI
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Đào
Mssv: 5115703
Lớp luật thươngmại 1 K37
Cần Thơ, 20/10/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)
Đề tài:
GIẢI QUYẾTTRANHCHẤPTHƯƠNGMẠIQUỐC TẾ
BẰNG PHƯƠNGTHỨCTRỌNG TÀI
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Đào
Mssv: 5115703
Lớp luật thươngmại 1 K37
Cần Thơ, 20/10/2014
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Lời cảm ơn!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Th.S Bùi Thị Mỹ Hương, người
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài Luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, tôi cũng
xin cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã tạo nền
tảng kiến thức cho tôi trong suốt khóa học. Đồng cảm ơn đến Trung tâm học liệu
và Thư viện Khoa Luật của trường đã giúp tôi có được những tài liệu tham khảo
có giá trị trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tôi mong muốn
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè- những người đã động viên giúp đỡ
tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc đến quý Thầy, Cô, gia đình và bạn bè luôn
khỏa mạnh và thành công trong cuộc sống!
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Đào
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2014
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trọng tài với tư cách là một phươngthứcgiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốc tế
đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và được giới kinh doanh quốctế đặc biệt ưa chuộng
do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phươngthứcgiảiquyếttranhchấp thương
mại quốctế khác. Tuy nhiên, trọngtài - một phươngthứcgiảiquyếttranhchấp tư - còn
khá mới mẻ ở Việt Nam, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của Nhà nước và cũng
chưa thực sự thu hút sự chú ý của xã hội.
Các quốc gia trên thế giới dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu hướng
tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều,
đa lĩnh vực, trong đó thươngmại là một trong những lĩnh vực được coi là trung tâm. Xã
hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng được
nhu cầu xã hội, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới càng phải đẩy mạnh phát triển thương
mại quốctế và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong xu thế chung hội nhập kinh tế
toàn cầu, Việt Nam đang tiến hành đổi mới một cách toàn diện đất nước, tích cực gia
nhập và đã là thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới hiện nay như Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, Tổ chức Thươngmại thế giới WTO, tham gia
diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC, kí nhiều Hiệp định hợp tác
kinh tế với các nước trong và ngoài khu vực, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế theo nền
kinh tế thị trường. Các quan hệ kinh tếtrong nước cũng như các quan hệ kinh tếquốc tế
của Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng với mong muốn trở thành quốc gia có
nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Điều đó cũng có nghĩa là
tranh chấptrong hoạt động thươngmạiquốctế nảy sinh là tất yếu và cần phải có cơ chế
giải quyết các tranhchấp đó một cách phù hợp và có hiệu quả, nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên chủ thể, bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh thương mại
được diễn ra một cách liên tục và thuận lợi, góp phần duy trì ổn định và thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 phương thức
giải quyếttranhchấpthươngmạiquốctế cơ bản, bao gồm: thương lượng; hòa giải; trọng
tài và Tòa án.
Mỗi hình thứcgiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế đều mang đặc tính riêng
với những thuận lợi và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế thị
trường phát triển, đại đa số các tranhchấpthươngmạiquốctếthường được giải quyết
bằng các phươngthức ngoài tòa án, trong đó trọngtài được đặc biệt ưa chuộng, song ở
Việt Nam, thực tiễn cho thấy, số lượng các tranhchấpthươngmạiquốctế được các bên
lựa chọn giảiquyếtbằngphươngthứctrọngtài là quá ít ỏi, và đây là điều không bình
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
1
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
thường trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên của thị trường trọngtài nước ta như pháp luật
nước ta trong lĩnh vực trọngtài chưa đáp ứng hiệu quả yêu cầu giảiquyết các tranh chấp
thương mạiquốc tế. Thực tiễn trọngtàithươngmại chỉ ra rằng, không ít quy định của
pháp luật nước ta trong lĩnh vực này chưa phù hợp với thực tiễn, chưa tương thích với
pháp luật trọngtàiquốc tế, đặc biệt là Luật mẫu trọngtàithươngmạiquốctế của Uỷ ban
Liên Hợp Quốc về luật thươngmạiquốctế năm 1985. Bên cạnh đó, năng lực giải quyết
tranh chấpthươngmạiquốctế của các trung tâm trọngtài và các trọngtài viên Việt Nam
còn ở mức độ hạn chế, chưa tạo được uy tín vững chắc đối với các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Trước bối cảnh đó, người viết xin đề cập và đi sâu tìm hiểu, phân tích cụ thể
những quy định của pháp luật về đề tài “Giải quyếttranhchấpthươngmạiquốctế bằng
phương thứcTrọng tài”.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản
về tranhchấpthươngmạiquốctế và trọngtàithương mại; những quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế trên cơ sở Luật trọng tài
thương mại 2010, đồng thời phân tích, so sánh với các quy định về trọngtàithương mại
và tranhchấpthươngmạiquốctế được quy định trong các Điều ước quốc tế, Luật mẫu
UNCITRAL về trọngtàithươngmạiquốctế 1985 và quy tắc tố tụng của các trung tâm
trọng tàiquốctế có liên quan. Trên cơ sở đó, người viết nêu lên thực trạng giải quyết
tranh chấpthươngmạiquốctếbằngtrọngtài ở nước ta, từ đó đề xuất một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật trọngtàitrong nước, góp phần phát triển hơn nửa phương thức
này tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Để hiểu rõ những quy định của pháp luật về phươngthứctrọngtài và tranh chấp
thương mạiquốc tế, thực trạng áp dụng chế định này vào việc giảiquyếttranh chấp
thương mạiquốctế ở nước ta giai đoạn hiện nay, người viết sẽ tập trung nghiên cứu
những luận cứ, cơ sở pháp lý về vấn đề này. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá
những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giảiquyếttranhchấpthương mại
quốc tếbằngtrọngtài và thực trạng của vấn đề này; so sánh, đối chiếu các quy định trên
với các Điều ước quốctế quan trọng về trọngtàithươngmạiquốctế dưới ánh sáng của
Luật mẫu UNCITRAL 1985 về trọngtàithươngmạiquốctế với mong muốn sẽ góp phần
làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằng trọng
tài; vấn đề về thỏa thuận trọngtài và tố tụng trọngtài theo pháp luật Việt Nam, đồng thời
người viết chỉ ra những điểm còn bất cập, hạn chế của pháp luật nước ta trong lĩnh vực
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
2
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
này, từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giảiquyếttranh chấp
thương mạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu đã đề ra, người viết đã vận dụng cơ sở lý luận và
phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và Pháp luật kết hợp với việc vận dụng các quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tếquốc tế. Trên nền tảng phương pháp luận đó, người viết cũng áp
dụng các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu nhằm làm nổi bật nội dung chính của đề tài, giúp người đọc có một cái
nhìn khái quát, toàn diện về vấn đề giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằng trọng
tài, cũng như đưa ra các đề xuất hoàn thiện pháp luật trọngtài Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
của Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề lý luận cơ bản về giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốc tế
bằng phươngthứcTrọng tài
Chương 2: Pháp luật về giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphương thức
Trọng tàitại Việt Nam
Chương 3: Thực trạng và kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tạitrong hoạt động
giải quyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngtrọngtài ở Việt Nam hiện nay
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
3
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢIQUYẾTTRANH CHẤP
THƯƠNG MẠIQUỐCTẾBẰNGPHƯƠNGTHỨCTRỌNG TÀI
1.1 Khái niệm tranhchấpthươngmạiquốctế và tầm quan trọng của việc giải quyết
tranh chấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
1.1.1 Khái niệm tranhchấpthươngmạiquốc tế
Thương mạiquốctế đã được hình thành lâu đời và trải qua nhiều thời kì, trong đó
phải kể đến việc hình thành GATT năm 1947 và sự ra đời của WTO năm 1995 đã đánh
dấu thời kì phát triển mạnh mẽ chưa từng có của thươngmạiquốc tế.1 Thêm vào đó, nhờ
ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật và sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia
góp phần làm cho thươngmạiquốctế ngày càng trở nên phổ biến, phát triển và tồn tại
cho đến ngày nay. Ở Việt Nam, chủ trương hội nhập thươngmạiquốctế được thể hiện cụ
thể trong Đại hội IX năm 2001 với nội dung “Các Bộ, ngành cần xây dựng các kế hoạch
đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ quản lý, các luật sư am hiểu luật pháp quốc tế
và hội nhập quốc tế, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội
nhập kinh tếquốc tế”.2 Như vậy, cho thấy rằng thươngmại và hội nhập kinh tếquốc tế
ngày càng có tầm quan trọng và trở thành xu hướng thiết yếu đối với Việt Nam nói riêng
và các quốc gia trên thế giới nói chung, mở ra triển vọng mới và tiến tới một nền kinh tế
phát triển mạnh.
Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất và
chuyên điều chỉnh về lĩnh vực thươngmạiquốctế nhưng dựa vào các điều luật được quy
định rải rác trong các luật như Luật thươngmại 2005, Bộ luật dân sự 2005, Luật trọng tài
thương mại 2010 và các văn bản dưới luật có liên quan, ta có thể hiểu khái niệm thương
mại quốctế là việc thực hiện các hoạt động thươngmại có yếu tố nước ngoài, theo đó
thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thươngmại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.3
Trong đó, mua bán hàng hóa quốctế là việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mà hàng hóa được đưa ra hay đưa vào lãnh thổ
trong nước và khu vực được xem là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.4
Hay nói cách khác, thươngmạiquốctế là việc thực hiện các hoạt động thươngmại vượt
ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia hay biên giới hải quan.
1
Nông Quốc Bình, Giáo trình Luật thươngmạiquốc tế, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội, 1999, tr. 5,6.
2
Nghị quyết số 07- NQ/TW ngày 27-11-2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tếquốc tế, website: www.cpv.org,
[ngày truy cập 13-8-20014].
3
Luật thươngmại năm 2005, điều 3, khoản 1.
4
Luật thươngmại năm 2005, điều 28, 29.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
4
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Như vậy, lãnh thổ là tiêu chí mà Luật thươngmại 2005 đưa ra để xác định tính chất
quốc tế của quan hệ thương mại. Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới hiện nay xác định
tính chất quốctếtrong quan hệ thươngmại theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như
Luật mẫu về trọngtàithươngmạiquốctế của Ủy ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại
quốc tế 1985 quy định một quan hệ thươngmại được xem là có yếu tố nước ngoài khi nó
đáp ứng được một trong ba tiêu chí sau: một là, các bên tham gia quan hệ thương mại
mang quốc tịch, có nơi cư trú hoặc có trụ sở thươngmại ở các quốc gia khác nhau; hai là,
quan hệ thươngmại được xác lập hoặc được thực hiện ở nước ngoài đối với ít nhất một
bên; ba là, tài sản liên quan đến quan hệ thươngmại đó ở nước ngoài. Còn theo Công ước
Lahaye 1964 và Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế, tính chất quốctế của hoạt động thươngmại đều được xác định bởi tiêu chuẩn
các bên tham gia có trụ sở thươngmại đặt ở các nước khác nhau.5 Tuy nhiên, tại điều 1
Công ước LaHaye quy định, tính chất quốctế còn được thể hiện dưới các tiêu chí sau:
hàng hoá, đối tượng của hợp đồng được chuyển qua biên giới một nước hoặc là việc trao
đổi ý chí giữa các bên được xác lập ở những nước khác nhau. Đối với Luật trọng tài
thương mại 2010 thì yếu tố nước ngoài trong quan hệ thươngmại là các yếu tố được quy
định tại Điều 758 Bộ luật dân sự 2005.6
Qua một số phân tích cho thấy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau và chưa thống nhất
về thươngmạiquốc tế. Vì thế, theo quan điểm của người viết thì hoạt động thương mại
quốc tế là việc thực hiện các hoạt động thươngmại theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Theo đó, thươngmại là việc thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thươngmại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác. Một quan hệ thươngmại mang tính chất nước ngoài khi nó có
một trong ba yếu tố sau: có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ thươngmại theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc
tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Trong quan hệ thươngmạiquốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự khác
biệt về ngôn ngữ, truyền thống pháp luật, tập quán thương mại, thiếu hiểu biết và sự tin
cậy lẫn nhau...và dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, các mâu thuẫn, bất đồng,
tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh là điều khó tránh khỏi, đặc biệt trong nền
5
Công ước viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế năm 1980, điều 1.
6
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công
dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
5
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, các quan hệ thươngmạiquốctế càng phát triển thì
các tranhchấp càng trở nên đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải có cách giảiquyết tranh
chấp thích hợp góp phần thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tếquốc tế.
Hiện nay, thuật ngữ tranhchấpthươngmạiquốctế đã trở nên phổ biến ở Việt Nam
nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung, đặc biệt là những nước có nền kinh tế
phát triển. Tuy nhiên, vẫn chưa có văn bản nào quy định thế nào là tranhchấp thương
mại quốctế và vấn đề này chỉ mới dừng lại ở phương diện tranhchấpthươngmại thông
qua việc tiếp cận, đề cập bởi một số quan điểm trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, theo
các quan điểm như quan điểm của tác giả trong cuốn Kĩ năng hành nghề Luật sư – Tập
III – Hợp đồng và tư vấn hợp đồng của Học viện Tư pháp thì tranhchấp hợp đồng là sự
mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan tới việc
thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.7
Như vậy, ta có thể hiểu tranhchấpthươngmại là tranhchấp khi có đủ các yếu tố, đó
là: tranhchấpthươngmại trước hết là những tranhchấp về quyền và nghĩa vụ giữa các
bên trong mối quan hệ thươngmại xảy ra trước, trong hay sau thỏa thuận của các bên;
những mâu thuẫn phải phát sinh từ hoạt động thươngmại giữa các thương nhân hoặc các
chủ thể khác có liên quan đến hoạt động thương mại. Từ những quan điểm về tranh chấp
thương mại, người viết đưa ra quan điểm về tranhchấpthươngmạiquốctế là những mâu
thuẫn (bất đồng hay xung đột) xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh đối với việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện các hoạt động thươngmại có yếu tố nước
ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận. Yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 758 Bộ luật
dân sự 2005, như các bên tham gia quan hệ thươngmại là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các bên là công dân, tổ chức Việt Nam
nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh
tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
1.1.2 Tầm quan trọng của việc giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế bằng
trọng tài
Trong kinh doanh, các mối quan hệ càng nhiều, càng phức tạp thì khả năng xảy ra
tranh chấp càng lớn, bất chấp một khung pháp lý hoàn chỉnh đến đâu- bởi không phải lúc
nào các bên cũng tuân thủ pháp luật một các nghiêm chỉnh. Đặc biệt, trongthương mại
quốc tế- lĩnh vực mà các bên tham gia đều có những bất đồng về tập quán kinh doanh,
ngôn ngữ và văn hóa thì khả năng xảy ra tranhchấp là điều không thể tránh khỏi. Chẳng
hạn như hàng nhập khẩu vào Trung Quốc bắt buộc phải có mã số, mã vạch trên bao bì,
7
Học viện tư pháp, Kỹ năng hành nghề luật sư- Tập III- Hợp đồng và tư vấn hợp đồng, Nxb Công an Nhân dân, Hà
Nội, 2002, tr. 53.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
6
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
nhãn hiệu hàng hóa và nếu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung
Quốc không tuân thủ quy định này thì tranhchấp xảy ra là điều tất yếu.8
Trước tình hình đó, việc giảiquyếttranhchấp nói chung và tranhchấpthương mại
quốc tế nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại
của doanh nghiệp khi một thương vụ không thành. Thiệt hại đó có thể là tiền bạc, công
sức, thời gian vì doanh nghiệp bị gián đoạn hoạt động kinh doanh và đặc biệt là uy tín
thương hiệu- tài sản vô hình mà mọi doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì và phát triển. Để
giảm tránh tối thiểu những thiệt hại có thể và đang xảy ra, đòi hỏi các nhà kinh doanh cần
lựa chọn phươngthứcgiảiquyếttranhchấp phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Thực tế
hiện nay đã chứng minh, trong số bốn hình thứcgiảiquyếttranhchấp nói chung thì trọng
tài là phươngthứcgiảiquyếttranhchấpthương mại, đặc biệt là thươngmạiquốctế được
giới kinh doanh ưa chuộng nhất, bởi một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, do phươngthức này có thủ tục tiện lợi, linh hoạt, nhanh chóng và phán
quyết của trọngtài là chung thẩm. Khi giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài các bên được
tự do thỏa thuận đặt ra một quy tắc tố tụng riêng hoặc lựa chọn thủ tục tố tụng của một
trung tâm trọngtài nào đó và sau khi trọngtài đưa ra phán quyết thì phán quyết đó bắt
buộc có hiệu lực thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng
nghị. Vì thế, chủ thể trongtranhchấp có thể tránh tình trạng dây dưa kéo dài ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc trong
việc theo đuổi vụ việc tranh chấp.
Thứ hai, phán quyết của trọngtàithường chính xác, khách quan và có độ tin cậy
cao. Vì các bên được quyền tự chọn lựa trọngtài viên, nên các trọngtài viên thường là
những chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về pháp luật trọngtài và các lĩnh
vực chuyên môn liên quan đến vụ tranh chấp. Đồng thời, quyết định của trọngtài dường
như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Vì thế, nó sẽ mang tính khách quan hơn phán
quyết của tòa án.
Thứ ba, giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài luôn có khả năng giữ bí mật rất cao. Đối
với các bên tham gia hợp đồng thươngmạiquốc tế, việc giữ bí mật kinh doanh trong các
vụ kiện là rất quan trọng bởi nó có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Vì thế,
khi tranhchấp xảy ra, mặc nhiên những bí mật đó có thể bị tiết lộ, nhất là khi giải quyết
tại tòa án bởi nguyên tắc xét xử tại tòa án là công khai. Khác với nguyên tắc xét xử công
khai tại tòa án, trọngtài lại hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, các vấn đề liên quan
đến tranhchấp và các phán quyết của trọngtài không được công khai, nếu không được sự
đồng ý của các bên.
8
Đại học thương mại, Tranhchấpthươngmại và giảiquyếttranhchấpthương mại, http://voer.edu.vn/c/tranh-chapthuong-mai-va-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/9800f4f4, [ngày truy cập 13-8-2014].
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
7
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Như vậy, trong quan hệ thươngmại nói chung và thươngmạiquốctế nói riêng thì
trọng tài được xem là phươngthứcgiảiquyếttranhchấp phổ biến nhất hiện nay và được
các doanh nghiệp ưa chuộng bởi đây là hình thức mang nhiều ưu điểm- giảiquyết tranh
chấp một cách nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian và đảm bảo uy tín thương hiệu, bí
mật kinh doanh trongtranh chấp, góp phần thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
thúc đẩy phát triển nền kinh tếtrong và ngoài nước.
1.2 Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền và căn cứ phát sinh thẩm quyền của trọng tài
thương mại
1.2.1 Khái niệm trọng tài
Trọng tài là phươngthứcgiảiquyếttranhchấp đã có từ lâu đời và khá phổ biến trên
thế giới, nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Hiện nay, khi soạn
thảo các điều khoản về giảiquyếttranhchấptrong hợp đồng thương mại, các bên trong
quan hệ giao dịch thường quy định việc giảiquyếttranhchấpbằngphươngthứctrọng tài,
đặc biệt là khi quan hệ giao dịch này có yếu tố nước ngoài.
Trong khoa học pháp lý, trọngtài được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau
và do đó hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về trọng tài. Theo cuốn “Từ điển kinh tế
thị trường từ A đến Z”: “Trọng tài là một cách giảiquyết bất đồng trong quan hệ công
nghiệp mà không cần đưa ra pháp luật hay đình công”. Hay trọngtài là phươngthức giải
quyết những tranhchấp hay bất đồng được đưa ra cho một hoặc nhiều người được xem là
công tâm, không thiên lệch quyết định và quyết định này có tính ràng buộc đối với hai
bên.
Luật mẫu về trọngtàithươngmạiquốctế của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật thương
mại quốctế năm 1985 đưa ra khái niệm “Trọng tài nghĩa là mọi hình thứctrọngtài có
hoặc không có sự giám sát của tổ chức trọngtàithường trực.9 Còn theo Hội đồng trọng
tài Mỹ (AAA) quy định “Trọng tài là cách thứcgiảiquyếttranhchấpbằng cách đệ trình
vụ tranhchấp cho một số người khách quan xem xét giảiquyết và họ sẽ đưa ra quyết định
cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranhchấp phải thi hành”. Tại Việt Nam, theo quy
định tại khoản 1 Điều 3 Luật trọngtàithươngmại hiện hành thì “Trọng tàithươngmại là
phương thứcgiảiquyếttranhchấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định
của Luật trọngtàithương mại”.
Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về trọng tài, song nhìn chung hiện nay
trọng tài được nhìn nhận dưới góc độ:
9
Luật mẫu về trọngtàithươngmạiquốctế của ủy ban Liên Hợp Quốc về luật thươngmạiquốctế năm 1985, điều
2a.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
8
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Trọng tài là phươngthứcgiảiquyếttranhchấp có tính chất tài phán phi nhà nước do
các đương sự thỏa thuận lựa chọn bằng cách giao vụ việc tranhchấp cho các trọng tài
viên, với tư cách là bên thức ba độc lập nhằm giảiquyết các tranhchấpthươngmại trên
cơ sở thỏa thuận trọngtài hoặc quy tắc tố tụng của một trung tâm trọngtài do các bên
thỏa thuận quy định bằng việc đưa ra một phán quyếttrọngtài và phán quyết này có giá
trị chung thẩm buộc các bên phải thực hiện. Trọngtài chính là bên trung gian thứ ba được
các bên tranhchấp chọn ra để giúp các bên giảiquyết những xung đột, bất đồng giữa họ
trên cơ sở thỏa thuận trọngtài và đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Phương thức
trọng tài được tiến hành theo một thủ tục nhất định và được kết thúcbằng phán quyết
trọng tài. Sự khác biệt cơ bản giữa phán quyếttrọngtài với quyết định của tòa án là có
giá trị chung thẩm, ràng buộc các bên và được công nhận tại các quốc gia theo yêu cầu
của các bên và quy định của pháp luật.
1.2.2 Đặc điểm của trọng tài
Trọng tài trở thành một công cụ pháp lý quan trọngtronggiảiquyếttranh chấp
thương mạiquốctế là vì phươngthức này có những điểm đặc trưng sau:
Một là, trọngtài có tính phi nhà nước.
Trọng tài là một loại hình tổ chức phi chính phủ (tổ chức xã hội nghề nghiệp) nhân
danh ý chí các bên, không nhân danh quyền lực tư pháp của nhà nước, hoạt động theo
pháp luật và quy chế trọng tài. Trọngtài là một thiết chế dân chủ tronggiảiquyết tranh
chấp thươngmại và cả thươngmạiquốc tế, trọngtài không chỉ góp phần tạo ra một đời
sống dân chủ và tự do trong tư pháp, mà hơn thế nữa, trọngtài là người chia sẻ nhiệm vụ
với nhà nước nhất là cơ quan Tòa án trong việc xóa bỏ các bất đồng trong xă hội, thể hiện
cụ thể ở việc giảiquyết các tranhchấpthươngmạiquốc tế.
Hai là, cơ chế giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtàithươngmại là sự kết hợp hài hòa
giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán.
Cụ thể, thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyếttrọng tài
thoát ly những yếu tố đã thỏa thuận. Bởi vậy, về nguyên tắc, thẩm quyền của trọng tài
không bị giới hạn bởi các đương sự có thể lựa chọn bất kỳ lúc nào, bất kỳ trọngtài vụ
việc hoặc trọngtài quy chế nào trên thế giới để giảiquyếttranh chấp. Tuy nhiên, một khi
đã được thỏa thuận thì phán quyết của trọngtài có tính chất tài phán và bắt buộc các bên
phải tuân thủ.
Ba là, đương sự được quyền tự do thỏa thuận các vấn đề trong quá trình giải quyết
tranh chấpbằngtrọng tài.
Phương thứctrọngtài bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự cao hơn so với
phương thức tòa án, thể hiện cơ bản là các đương sự trong tố tụng trọngtài có quyền thỏa
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
9
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
thuận quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc giảiquyếttranhchấp như cách thức
lựa chọn, chỉ định trọngtài viên, địa điểm, ngôn ngữ giảiquyếttranhchấp cho đến các
quy tắc tố tụng trọng tài, luật áp dụng đối với tranh chấp…
Bốn là, phán quyếttrọngtài có giá trị chung thẩm.
Xuất phát từ nguyên tắc tố tụng trọngtài một cấp và quyền tự do thỏa thuận của các
bên nên phán quyếttrọngtài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực thi hành đối với các bên
tranh chấp, nghĩa là không thể kháng cáo trước bất kỳ cơ quan, tổ chức, trừ trường hợp
hủy phán quyếttrọng tài. Đặc điểm này giúp trọngtài có điều kiện thuận lợi trong việc
giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranhchấpthươngmạiquốc tế.
Cuối cùng, sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài.
Pháp luật các nước nhìn chung, trong đó có Việt Nam nói riêng, đều quy định cơ chế
hỗ trợ từ phía tòa án đối với tổ chức và hoạt động của trọng tài. Thông qua trình tự công
nhận và cho thi hành, tòa án đảm bảo thực thi trên thựctế những phán quyết của trọng tài
khi một hoặc các bên đương sự không tự nguyện thực hiện. Ngoài ra, Tòa án còn có thể
hỗ trợ trọngtài ở các nội dung khác, như chỉ định, thay đổi trọngtài viên, giải quyết
khiếu nại của các bên về thẩm quyền của hội đồng trọngtài và thỏa thuận trọngtài vô
hiệu, quyết định thu thập chứng cứ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và yêu cầu hủy
phán quyếttrọng tài.
1.2.3 Thẩm quyền và căn cứ phát sinh thẩm quyền của trọng tài
Về thẩm quyền giảiquyếttranhchấp của trọng tài, Điều 2 Luật trọngtàithương mại
2010 quy định trọngtài có thẩm quyền giảiquyết các vụ việc tranhchấp giữa các bên
phát sinh từ hoạt động thương mại, tranhchấptrong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại hoặc tranhchấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giảiquyết bằng
trọng tài.
Theo pháp luật và thực tiễn trọngtài của các nước thì trọngtài có thẩm quyền xét xử
khi các bên đương sự thỏa thuận giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài hay nói cách khác,
thẩm quyền của trọngtài phát sinh khi giữa các bên có tồn tại một thỏa thuận trongtài về
yêu cầu trọngtàigiảiquyếttranh chấp. Nếu các bên trước và sau khi phát sinh tranh chấp
không thỏa thuận thống nhất giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài thì tranhchấp được giải
quyết bằngthương lượng, hòa giải hoặc tòa án. Khác với thẩm quyền của tòa án, thẩm
quyền của trọngtài chỉ là thẩm quyền vụ việc, nếu được các bên có vụ việc lựa chọn đích
danh. Thẩm quyền của trọngtài không được phân định theo lãnh thổ vì các bên có tranh
chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn một tổ chức trọngtài bất kỳ trong hoặc ngoài nước họ
để giảiquyếttranh chấp, không phụ thuộc vào nơi ở cũng như nơi đặt trụ sở của các bên,
cũng như không phân định theo cấp xét xử, vì chỉ có một cấp trọngtài và lại càng không
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
10
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
phân định thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, vì trọngtài chỉ có thẩm quyền
giải quyết vụ việc nếu các bên có thỏa thuận trọng tài.
Phương thứcgiảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài có tính phổ biến và được các
thương nhân ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải mọi tranhchấp đều được phép giải quyết
bằng trọng tài, hay nói cách khác kể cả khi các bên có thỏa thuận trọngtài trên cơ sở
hoàn toàn tự nguyện để giảiquyếttranhchấp phát sinh giữa họ với nhau thì thỏa thuận
trọng tài này cũng bị pháp luật coi là vô hiệu nếu những loại tranhchấp này không phát
sinh từ một trong các bên chủ thể hoạt động thươngmại hoặc lĩnh vực tranhchấp không
được pháp luật cho phép giảiquyếtbằngtrọng tài.
Pháp luật hầu hết các nước không liệt kê tranhchấp được giảiquyếtbằngtrọng tài
mà chỉ quy định những loại quan hệ pháp luật nhất định nếu có tranhchấp phát sinh thì
không được giảiquyếtbằngtrọng tài. Ví dụ, pháp luật một số nước không cho phép giải
quyết bằngtrọngtài các vụ việc hình sự, hành chính...với quan điểm cho rằng đây là
những vấn đề thuộc chính sách công cộng của quốc gia nên phải do cơ quan tài phán
công giải quyết.
1.3 Các loại tranhchấpthươngmạiquốctế được giảiquyếtbằngphương thức
trọng tài
1.3.1 Tranhchấp phát sinh từ hợp đồng thươngmạiquốc tế
Đây là tranhchấp phổ biến nhất hiện nay đối với hoạt động thươngmạiquốc tế. Hợp
đồng thươngmạiquốctế là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh doanh trong quan hệ thươngmạiquốc tế. Hợp đồng
thương mạiquốctế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp
đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài.
So với hợp đồng thươngmạitrong nước, hợp đồng thươngmạiquốctế có những
đặc điểm sau đây:
Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng thươngmạiquốctế là các chủ thể của hoạt động
kinh doanh quốc tế, có thể là cá nhân, pháp nhân có nơi thường trú hoặc trụ sở thương
mại đặt ở các nước khác nhau, trong một số trường hợp nhất định Nhà nước là chủ thể
đặc biệt của quan hệ này.
Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng thươngmạiquốc tế
phải thỏa mãn các quy định về quy chế hàng hóa, dịch vụ được phép mua bán, trao đổi và
thực hiện theo pháp luật của nước bên bán và bên mua. Nhìn chung, phần lớn các loại
hàng hóa, dịch vụ đều được đem ra trao đổi, mua bán, thực hiện ngoại trừ một số loại
hàng hóa nhất định mà thông thường, theo cách quy định trong pháp luật các nước, đó là
các nhóm hàng bị cấm, hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc phải đáp ứng các yêu cầu kĩ
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
11
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
thuật, điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm... hoặc dịch vụ không được phép
thực hiện. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thươngmạiquốctế bao gồm cả hàng hóa
hữu hình (nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị...) và hàng hóa vô hình (dịch
vụ, quyền sở hữu trí tuệ…) được phân biệt dựa vào dạng thức tồn tại. Nó có thể là vật do
con người tạo nên hay các quyền tài sản mang tính vô hình. Tuy nhiên, quan niệm về
hàng hóa trong pháp luật các quốc gia có phạm vi rộng hẹp khác nhau. Đó có thể là hàng
hóa là những vật có thực được đưa ra trên thị trường để trao đổi. Hàng hóa còn bao gồm
cả những giấy tờ có giá, những vật có thực và hàng hóa tương lai. Còn tại Khoản 2, Điều
3 Luật thươngmại 2005 quy định hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động
sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.
Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là
ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và
người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng Euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc
này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với
người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của
cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử
dụng đồng Euro làm đồng tiền chung.
Về cơ quan giảiquyếttranh chấp: tranhchấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện
hợp đồng thươngmạiquốctế có thể được giảiquyếttạitrọngtài hoặc tòa án hoặc thông
qua thương lượng, hòa giải.
Về luật điều chỉnh hợp đồng: luật áp dụng cho hợp đồng thươngmạiquốctế mang
tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng thươngmạiquốctế có thể
phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài
(luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào),
thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thươngmạiquốctế hoặc
cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng thươngmạiquốc tế.
Trên thựctế hiện nay, có rất nhiều tranhchấp xảy ra giữa các thương nhân liên quan
đến hợp đồng thươngmạiquốc tế, chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như hợp đồng
được kí kết sơ sài, không quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên; các bên chủ
thể tham gia kí kết hợp đồng không có hoặc không đúng thẩm quyền; hàng hóa, dịch vụ
là đối tượng trong hợp đồng không được phép mua bán, thực hiện theo quy định của pháp
luật, thêm vào đó là trong nhiều hợp đồng, các bên không quy định rõ luật áp dụng sẽ là
luật nước nào. Theo thống kê tại Hội thảo “Việt Nam gia nhập Công ước của Liên Hiệp
Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” (Công ước Viên 1980) được tổ chức ngày
01.11.2013 tại TP.HCM, thì có đến 80% các vụ tranhchấp liên quan đến hợp đồng xuất
nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam là không quy định luật áp dụng. Như vậy, khi
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
12
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
tranh chấp xảy ra thì các bên hay trọng tài, tòa án cũng rất khó khăn khi xác định luật áp
dụng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu các bên có tranhchấp về quá trình thực
hiện hợp đồng thì có thể yêu cầu trọngtàigiảiquyết trên cơ sở bản thỏa thuận trọng tài.
Vì trọngtài là phươngthức có nhiều ưu điểm tronggiảiquyếttranhchấpthương mại, đặc
biệt là tranhchấptrong hợp đồng thươngmại mang tính chất quốc tế, giúp các bên tiết
kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Bên cạnh đó, đảm bảo giữ được bí mật kinh doanh,
tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có.
1.3.2 Tranhchấpthươngmạiquốctế phát sinh giữa Chính phủ tiếp nhận đầu
tư với nhà đầu tư nước ngoài
Trong tiến trình hội nhập kinh tếquốctế và toàn cầu hóa, các hoạt động thương mại
quốc tế ngày càng được mở rộng, đặc biệt khi hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng
phát triển cả về quy mô, phạm vi và tính chất thì khả năng phát sinh tranhchấp càng lớn,
không chỉ doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ phải bước vào những địa hạt pháp lý không
quen thuộc, cụ thể là tranhchấp xảy ra giữa Chính phủ tiếp nhận đầu và nhà đầu tư nước
ngoài ngày càng phổ biến.
Tranh chấp giữa Chính phủ nước nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài là loại tranh
chấp xảy ra giữa các chủ thể, một bên là Chính phủ nước nhận đầu tư và bên kia là nhà
đầu tư nước ngoài. Theo đó, Chính phủ nước nhận đầu tư trongtranhchấp chính là các
cơ quan quản lý nhà nước được giao quyền, chức năng và nhiệm vụ để thay mặt chính
phủ thực hiện và quản lý các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đầu
tư vào nước mình. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức được thành lập theo pháp
luật nước ngoài. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đều được
gọi là nhà đầu tư nước ngoài. Luật pháp một số nước quy định rằng nhà đầu tư nước
ngoài phải là những tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ra
nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh thương mại, tức là nhằm mục đích sinh lợi.10
Để được tiến hành các hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài phải là các
thương nhân và phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
và do cơ quan có thẩm quyền, nơi họ thành lập cấp. Ngoài ra, để được tiến hành các hoạt
động đầu tư tại nước nhận đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện
về đầu tư nước ngoài do luật pháp nước nhận đầu tư quy định.11 Các tranhchấp giữa
Chính phủ tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài thường có nội dung đa dạng và
phức tạp, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên tranhchấp khi nhà đầu tư nước
10
Luật đầu tư năm 2005, điều 3, khoản 1, 5.
11
Luật đầu tư năm 2005, điều 5, khoản 1; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
năm 1992, điều 2, khoản 1.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
13
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
ngoài thực hiện đầu tư vào một lĩnh vực nào đó tại một nước. Ví dụ tranhchấp giữa nhà
đầu tư nước ngoài với chính phủ nước nhận đầu tư liên quan đến việc thực hiện chính
sách ưu đãi về thủ tục mua sắm đấu thầu, về thủ tục cấp phép đầu tư...mà chính phủ nước
sở tại dành cho các nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết quốc tế.12 Tranhchấp về quyền
sở hữu đối với tài sản của Nhà nước đầu tư nước ngoài tại nước sở tại.13
Đây là tranhchấpthươngmạiquốc tế, bởi nó làm nảy sinh các mối quan hệ giữa
một quốc gia với doanh nghiệp ở một quốc gia khác, vì thế làm cho việc giảiquyết tranh
chấp gặp nhiều khó khăn, vì một bên tranhchấp là một quốc gia và theo quy định của tư
pháp quốc tế, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ, trong đó quan trọng nhất là
quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, gọi chung là quyền miễn
trừ của quốc gia. Đây là một đặc quyền của quốc gia, theo đó quốc gia sẽ không bị đưa ra
xét xử trước tòa án, nghĩa là khi có cá nhân hay tổ chức nào đó khởi kiện quốc gia ra xét
xử trước tòa án thì tòa án có nghĩa vụ bác đơn kiện đó, các tranhchấp liên quan đến quốc
gia phải được giảiquyếtbằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc con đường ngoại
giao, trừ khi quốc gia từ bỏ quyền này, Điều 5 và Điều 6 Công ước của Liên Hợp Quốc
về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Quốc gia được
hưởng quyền miễn trừ tài phán trước một tòa án nước ngoài theo những quy định của
Công ước. Các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ
tài sản của quốc gia khác, cụ thể là không thực thi quyền tài phán chống lại quốc gia khác
trong một vụ kiện tại tòa án nước mình”. Bên cạnh đó, quốc gia cũng không bị áp dụng
các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia… nhằm đảm bảo đơn
kiện và việc thi hành quyết định của tòa án trong trường hợp quốc gia đồng ý cho tòa án
nước ngoài xét xử được quy định tại điều 18 và điều 19 Công ước của Liên Hợp Quốc về
quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia.14 Ngoài ra quyền miễn trừ đối
với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia là một trong những nội dung quan trọng của
quyền miễn trừ quốc gia khi tham gia vào quan hệ dân sự quốctế theo nghĩa rộng. Nội
dung của quyền này là những tài sản được xác định thuộc quyền sở hữu của quốc gia thì
12
Đỗ Viết Thái Anh, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giảiquyếttranhchấp về đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu
tư nước ngoài, http://www.tks.edu.vn/portal/detailtks/6670_78_61_Giai-quyet-tranh-chap-ve-dau-tu-giua-Chinhphu-va-nha-dau-tu-nuoc-ngoai.html, [ngày truy cập 15-8-2014].
13
Quyết định trọngtài ngày 10/2/1999 đăng tảitại Tạp chí ICSID- Báo pháp luật đầu tư nước ngoài (2000), 457,
đoạn 125-131.
14
Điều 18 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có
biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu, chiếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong
một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”.
Điều 19 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện
pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của tòa án như tịch thu, bắt giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được
áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
14
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
không thể là đối tượng áp dụng các biện pháp tư pháp khi quốc gia đưa vào tham gia các
quan hệ dân sự quốc tế.
Quyền miễn trừ quốc gia được giới luật gia tư sản đưa ra nhằm tạo cơ sở pháp lý
vững chắc để các quốc gia thực hiện chức năng quản lý dân cư và lãnh thổ, bảo vệ chủ
quyền quốc gia khi tham gia vào các mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, chính vì đặc quyền
này của quốc gia trong quan hệ dân sự đã làm hạn chế rất nhiều các giao dịch kinh doanh
giữa quốc gia với các chủ thể khác. Vì khi tham gia vào quan hệ dân sự, cụ thể là giao
dịch thươngmạiquốctế giữa quốc gia và các chủ thể khác phát sinh tranhchấp thì quốc
gia lại được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ tài sản, nghĩa là không có
chủ thể nào được quyền khởi kiện và xét xử quốc gia, trừ khi quốc gia đó tuyên bố từ bỏ
quyền miễn trừ tài phán và tài sản của mình, nên trong các giao dịch dân sự mà quốc gia
là một bên đối tác thường rất hạn chế. Và khi các nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời dựa
trên nền tảng của chế độ sở hữu nhà nước và tham gia vào các quan hệ thươngmại quốc
tế, vấn đề về quyền miễn trừ tư pháp lại được nhìn nhận với góc độ khác. Theo đó, quốc
gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và tài sản trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng khi mà quốc gia là một bên chủ thể của quan hệ dân sự đó, nhưng
trong một số trường hợp nhất định quốc gia sẽ không được hưởng quyền này mà phải
tham gia với tư cách một chủ thể dân sự như các chủ thể thông thường khác. Công ước
của Liên Hợp Quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia cũng
dành nhiều điều quy định về các trường hợp quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ
như khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ, khi tham gia vào các lĩnh vực giao dịch thương
mại,15 hợp đồng lao động…Quan điểm thay đổi này đã được pháp điển hóa trong nhiều
văn bản pháp lý quốctế mà cụ thể là được quy định tại Điều 31 của Công ước Viên 1961
về Quan hệ Ngoại giao và Điều 43 của Công ước Viên 1963 về Quan hệ Lãnh sự.16 Theo
đó, trong một số trường hợp ngoại lệ, quốc gia (người đứng đầu Chính phủ, quan chức
15
Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia, điều 7, 10.
16
Điều 31 quy định các viên chức ngoại giao của một nước được hưởng quyền miễn trừ tư pháp về hình sự. Riêng
về dân sự và tư pháp thì viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền tư pháp trừ đối với những vụ kiện về thương
mại nằm ngoài chức năng của mình như vụ kiện về bất động sản tư ở trên lãnh thổ của nước nhận đại diện (trừ phi
viên chức ngoại giao có bất động sản do nhân danh nước cử đại diện và để phục vụ cho cơ quan đại diện ngoại
giao), Vụ kiện về thừa kế trong đó viên chức ngoại giao là người chấp hành di chúc, người quản lý, người thừa kế
hoặc người hưởng gia tài theo di chúc, với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh nước cử đại diện, Vụ kiện về
bất kỳ một nghề tự do hoặc hoạt động thươngmại gì, của viên chức ngoại giao làm ngoài chức vụ chính thức của
mình ở nước nhận đại diện. Điều 43 quy định Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự không chịu sự xét xử của nhà
chức trách tư pháp hoặc hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự, trừ
khi đối với vụ kiện dân sự xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà
không phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người được uỷ quyền của Nước cử để ký kết; hoặc do
một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại do một tai nạn xe cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ra tại Nước tiếp nhận.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
15
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
ngoại giao, lãnh sự) tham gia giao dịch thương mại, lao động..., với tư cách cá nhân, nằm
ngoài phạm vi chức năng của mình thì khi tranhchấp phát sinh, các chủ thể liên quan có
quyền khởi kiện quốc gia ra trước cơ quan tài phán, vì trong trường hợp này quốc gia
không mang quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ tài sản của mình.
Năm 2005, bằng việc ban hành Luật Đầu tư mới- Luật Đầu tư 2005, loại hình tranh
chấp và cơ chế giảiquyếttranhchấp về đầu tư giữa Chính phủ với nhà đầu tư nước ngoài
được quy định một cách cụ thể. Theo đó, “Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ
quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam
được giảiquyết thông qua trọngtài hoặc toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu
tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốctế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.17 Như vậy, khi một tranhchấp xảy ra giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước
ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam thì pháp luật Việt Nam cho
phép các bên chủ thể tiến hành lựa chọn giảiquyếttạitrọngtài hoặc tòa án Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong một số Hiệp định trên thế giới cũng có quy định tương tự, khi tranh
chấp đầu tư xảy ra, các bên đương sự được quyền lựa chọn giảiquyếtbằng các phương
thức, trong đó có trọng tài.18 Như vậy, với những nhà đầu tư nước ngoài mà Nhà nước ta
chưa ký hiệp định đầu tư thì tranhchấp phát sinh giữa họ với Chính phủ Việt Nam xảy ra
tại Việt Nam thì có thể sẽ được giảiquyếttại tòa án hoặc trọngtài Việt Nam. Với những
nước mà Nhà nước ta đã ký hiệp định đầu tư thì tranhchấp sẽ được giảiquyết theo cơ
chế do hiệp định đầu tư quy định.
1.4 Chủ thể của tranhchấpthươngmạiquốc tế
1.4.1 Cá nhân
Trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, khi mà các hoạt động thươngmạiquốc tế
diễn ra ngày càng nhiều thì việc dẫn đến tranhchấp là điều khó tránh khỏi. Tranh chấp
thương mạiquốctế là những mâu thuẫn, bất đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ thươngmạiquốc tế, cụ thể là diễn ra tranhchấp giữa các chủ
thể: cá nhân, tổ chức và thậm chí là quốc gia.
Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định chủ thể tranhchấptrongthươngmại quốc
tế được quyền lựa chọn phươngthứctrọngtàigiảiquyết là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọngtài với tư cách nguyên đơn, bị đơn.19 Theo
17
Luật đầu tư năm 2005, điều 12, khoản 4.
18
Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga năm
1994, điều 6; Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa
Áo năm 1995, điều 8.
19
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 3, khoản 3.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
16
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
đó, cá nhân với tư cách chủ thể trong quan hệ thươngmạiquốctế phải hội đủ các điều
kiện mà pháp luật quy định. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà pháp luật các nước có
thể quy định một cách cụ thể hoặc không cụ thể các điều kiện đối với một các nhân khi
tham gia quan hệ thươngmạiquốctế với tư cách chủ thể.
Nếu pháp luật quy định một cách cụ thể các tiêu chuẩn của chủ thể là cá nhân thì chỉ
những người có đầy đủ tất cả những yêu cầu mà pháp luật quy định mới có thể trở thành
chủ thể trong quan hệ thươngmạiquốc tế. Nếu pháp luật không quy định cụ thể các điều
kiện của cá nhân là chủ thể trong quan hệ của thươngmạiquốc tế, thì khi xem xét tư cách
chủ thể của một người trong quan hệ thươngmạiquốc tế, sẽ căn cứ vào các quy định đối
với cá nhân trong quan hệ pháp luật thươngmạitrong nước, đồng thời có bổ sung một số
điều kiện nhất định. Nói cách khác, trong trường hợp này một cá nhân muốn trở thành
chủ thể trong quan hệ thươngmạiquốctế thì trước hết phải là chủ thể của quan hệ
thương mạitrong nước, đồng thời phải hội đủ các điều kiện bổ sung theo quy định của
pháp luật để có thể tham gia vào giao dịch thươngmạiquốc tế. Trường hợp, theo quy
định của pháp luật Việt Nam thì một người khi đã đủ các điều kiện trở thành chủ thể
trong hoạt động thươngmạitrong nước, nếu muốn hoạt động thươngmại với nước ngoài
thì phải có đầy đủ các điều kiện do Chính Phủ quy định.20
Mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung, khi đề cập đến việc
xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ thươngmại nói chung và quan hệ
thương mạiquốctế nói riêng, luật pháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn
pháp lý liên quan trực tiếp đến cá nhân, đó là: các điều kiện về nhân thân và các điều kiện
về nghề nghiệp của cá nhân.
Điều kiện nhân thân của một cá nhân là điều kiện pháp lý gắn liền với một con
người cụ thể. Theo quy định pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, việc xem xét
điều kiện về nhân thân của một người để trở thành thương nhân không chỉ căn cứ vào
năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người đó mà còn căn cứ vào những yêu cầu
khác như không phải là người bị cơ quan có thẩm quyền tước quyền tham gia kinh doanh
hoặc không phải là người đang chấp hành án phạt tù…
Điều kiện về nghề nghiệp, theo quy định của luật pháp nhiều nước, đặc biệt là các
nước phương Tây thì những người đang làm một số nghề nhất định sẽ không được tham
gia hoạt động thươngmạiquốc tế. Ví dụ như những người làm các nghề như công chức,
luật sư, bác sĩ, công chứng viên, chấp hành viên, kiểm sát viên… thì không được tham
gia hoạt động thươngmại nói chung và hoạt động thươngmạiquốctế nói riêng với tư
cách là chủ thể. Hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là cá nhân phải
20
Luật thươngmại 2005, điều 73.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
17
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
là người hoạt động thươngmại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh
doanh.21
Nhìn chung, các quy định của một nhà nước về tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư
cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ thươngmạiquốctế chỉ được áp dụng cho các
công dân mang quốc tịch nước đó. Đối với công dân mang quốc tịch nước ngoài có được
trở thành thương nhân để hoạt động thươngmạiquốctếtrong phạm vi lãnh thổ một nước
sở tại hay không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp của từng nước và tùy theo
từng trường hợp cụ thể.
1.4.2 Tổ chức
Trong hoạt động thươngmạiquốc tế, phần lớn các tranhchấp phát sinh là từ các tổ
chức kinh tế. Tuy nhiên, không phải tổ chức kinh tế nào cũng được xem là chủ thể của
tranh chấpthươngmạiquốc tế, vì muốn tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch thương mại
quốc tế thì không chỉ đòi hỏi tổ chức đó phải là chủ thể của quan hệ thươngmại trong
nước mà pháp luật còn quy định họ còn phải đáp ứng một số điều kiện bổ sung để có thể
tham gia vào quan hệ thươngmạiquốc tế. Hầu hết pháp luật các nước và Việt Nam đều
quy định tổ chức kinh tế được quyền tham gia vào các quan hệ hoặc giao dịch thương
mại quốctế khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Tổ chức kinh tế được chia làm hai
loại, đó là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và tổ chức kinh tế không có tư cách pháp
nhân.
Theo pháp luật của nhiều nước trên thế giới, tổ chức kinh tế được xem là chủ thể
trong quan hệ thươngmại nói chung và trong quan hệ thươngmạiquốctế nói riêng khi tổ
chức đó hoạt động thươngmại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh, được thể hiện dưới nhiều hình thức như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công
ty trách nhiệm hữu hạn một, hai thành viên, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.22 Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 6 Luật thươngmại 2005 cũng quy
định thương nhân có quyền hoạt động thươngmạitrong các ngành nghề, tại các địa bàn,
dưới các hình thức và theo các phươngthức mà pháp luật không cấm.
Như vậy, trên nguyên tắc tự do kinh doanh trongthươngmạiquốc tế, pháp luật của
hầu hết các nước cho phép mọi pháp nhân kinh tế và doanh nghiệp tư nhân ( tổ chức kinh
tế không có tư cách pháp nhân) khi có đầy đủ điều kiện tham gia hoạt động thương mại
trong nước thì cũng được phép tham gia hoạt động thươngmạiquốc tế. Và một tổ chức
kinh tế khi muốn trở thành chủ thể trong quan hệ kinh doanh thươngmạitrong nước thì
21
Luật thươngmại 2005, điều 6.
22
Luật thươngmại 2005, điều 6, khoản 1
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
18
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
đòi hỏi tổ chức đó phải có tư cách thương nhân. Đồng thời, trong quá trình hoạt động
thương mạiquốc tế, thương nhân phải tuân thủ theo pháp luật của nước nơi nó hoạt động.
1.4.3 Quốc gia
Giao dịch thươngmạiquốctế không chỉ diễn ra giữa các chủ thể là cá nhân hoặc
công ty, doanh nghiệp, mà bên cạnh đó, trong các hợp đồng thươngmạiquốctế thường
xuyên có sự liên quan của cơ quan nhà nước (hoặc chính Quốc gia).
Quốc gia tham gia quan hệ thươngmạiquốctế với các chủ thể khác như cá nhân và
tổ chức. Khi tham gia quan hệ này, quốc gia luôn là chủ thể đặc biệt và được hưởng quy
chế đặc biệt. Theo đó, một số nguyên tắc giao dịch trong hợp đồng sẽ bị hạn chế áp dụng
nếu các quốc gia tham gia với tư cách chủ thể không tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của
mình, cụ thể:
Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng. Về mặt lý luận, khi tham gia kí kết một hợp đồng
dân sự nói chung và hợp đồng thươngmạiquốctế nói riêng, các bên chủ thể của quan hệ
hợp đồng luôn bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng mà một bên chủ
thể là Nhà nước thì nguyên tắc bình đẳng hầu như không được đặt ra. Bởi vì, khác với
loại chủ thể khác như cá nhân và tổ chức, quốc gia là loại chủ thể có chủ quyền. Quốc gia
có quyền tối cao trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại.
Thứ hai, nguyên tắc chọn luật. Về mặt lý luận, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các
bên chủ thể, do đó các bên có quyền thỏa thuận tất cả những vấn đề mà pháp luật không
cấm, trong đó có cả việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Các bên có thể chọn luật do
các bên mang quốc tịch, luật nơi kí kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng…Tuy
nhiên, trong trường hợp hợp đồng mà quốc gia là một bên chủ thể thì vấn đề chọn luật áp
dụng cho hợp đồng đó không được đặt ra vì pháp luật áp dụng cho hợp đồng sẽ là pháp
luật của quốc gia với tư cách chủ thể của quan hệ hợp đồng đó.
Như vậy, về mặt thựctế cũng như về mặt pháp lý, tất cả các quốc gia khi tham gia kí
kết các hợp đồng thươngmạiquốctế với cá nhân hay tổ chức đều được hưởng quyền ưu
đãi đặc biệt. Theo đó, quốc gia có quyền đương nhiên áp dụng luật của nước mình vào
hợp đồng và nếu có tranhchấp xảy ra thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và tài sản
của quốc gia.
Như đã phân tích nội dung quyền miễn trừ quốc gia tại phần “Tranh chấp thương
mại quốctế phát sinh giữa Chính phủ tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài”, thì sự
ưu đãi đặc biệt của quốc gia trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng đã làm hạn chế rất
nhiều các giao dịch kinh doanh giữa quốc gia với các chủ thể khác. Tuy nhiên, vì đây là
đặc quyền nên quốc gia có thể tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của mình vào bất
cứ thời điểm nào. Trong trường hợp này, quốc gia sẽ chịu trách nhiệm pháp lý trong quan
hệ hợp đồng giống như các chủ thể khác. Để thực hiện quyền này của mình, quốc gia quy
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
19
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
định trong luật pháp nước mình những trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia, chẳng
hạn như quy định một số quốc gia nước ngoài sẽ không được hưởng quyền miễn trừ xét
xử trước tòa án nếu quốc gia nước ngoài đó đã tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia.
Ngoài việc quy định trong luật pháp nước mình về các trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ
quốc gia thì trong quan hệ quốc tế, các quốc gia tham gia kí kết các Điều ước quốc tế,
trong đó tự nguyện từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia trong một số trường hợp nhất định. Ví
dụ, để giảiquyết những tranhchấp giữa một quốc gia với công dân mang quốc tịch nước
ngoài trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, một số nước đã kí kết và tham gia Công ước
Washington năm 1965 về giảiquyết các tranhchấptrong lĩnh vực đầu tư giữa các quốc
gia và các công dân nước khác. Theo đó, việc giảiquyếttranhchấp giữa các bên được
tiến hành trước một tổ chức trọngtài thiết chế và dưới sự giám sát của trung tâm quốc tế
giải quyết các tranhchấp đầu tư (International Centre for the Settlement of Investment
Disputes- ICSID).
1.5 Nguồn luật điều chỉnh giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằng phương
thức trọng tài
1.5.1 Điều ước quốc tế
Điều ước quốctế được xem là nguồn của luật thươngmạiquốctế khi các điều ước
này điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực thươngmại nói chung và thương mại
có yếu tố nước ngoài nói riêng, đặc biệt là tranhchấp xảy ra giữa các chủ thể trong quan
hệ thươngmạiquốc tế. Căn cứ vào số lượng chủ thể của điều ước quốc tế, có thể chia
thành hai loại: điều ước quốctế song phương và điều ước quốctế đa phương.
Điều ước quốctế song phương là loại điều ước quốctế do hai bên chủ thể trong quan
hệ quốctế ký kết với mục đích xác lập mối quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hoạt động
thương mạiquốctế và những quy định trong các điều ước quốctế song phương chỉ điều
chỉnh các quan hệ pháp lý giữa hai bên kí kết. Ví dụ như Hiệp định thươngmại Việt Nam
- Hoa Kỳ năm 2001, Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thuỵ Sỹ
năm 2000.
Điều ước quốctế đa phương là loại điều ước quốctế do ba bên chủ thể trong quan
hệ thươngmạiquốctế trở lên ký kết hoặc tham gia như Hiệp định chung về thuế quan và
mậu dịch (GATT- The General Agreement on Tariff and Trade) được ký kết năm 1947,
Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế được ký kết năm 1980...Các quy
định điều ước quốctế đa phương có giá trị bắt buộc đối với các thành viên của điều ước.
Ngoài ra, còn có điều ước quốctế quy định những nguyên tắc chung và loại điều ước quy
định một cách cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thươngmạiquốc tế.
Điều ước quốctế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia, do đó các điều ước này có giá
trị bắt buộc áp dụng đối với các nước thành viên trên nguyên tắc tự nguyện thực hiện các
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
20
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
cam kết quốctế (Pacta sunt servanda). Đây là nguyên tắc được áp dụng trong công pháp
quốc tế nhằm điều chỉnh các hành vi của các quốc gia. Như vậy, khi các nước ký kết hoặc
tham gia các điều ước quốctế về thươngmại này sẽ đương nhiên được áp dụng để điều
chỉnh các hành vi của quốc gia trong hoạt động thươngmạiquốc tế.
Trong quan hệ thươngmạiquốc tế, các điều ước quốctế được áp dụng trên các
nguyên tắc:
Thứ nhất, điều ước quốctế về thươngmạiquốctế chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc đối
với các bên chủ thể trong giao dịch thươngmạiquốc tế, nếu các bên chủ thể này có quốc
tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở ở các quốc gia là thành viên của điều ước quốctế đó.
Thứ hai, trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa điều ước quốctế và luật
trong nước của nước là thành viên của điều ước quốctế đó thì quy định của điều ước
quốc tế được ưu tiên áp dụng.
Thứ ba, trong trường hợp các bên chủ thể trong giao dịch thươngmạiquốctế không
mang quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở thươngmại ở các nước thành viên của một điều
ước quốctế về thươngmại thì các quy định trong điều ước quốctế này vẫn điều chỉnh
quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng các điều khoản của điều
ước quốctế đó.
Tại Việt Nam, bên cạnh điều ước quốctế song phương như các hiệp định về thương
mại, các hiệp định về thươngmại và hàng hải, các hiệp định về thanh toán quốctế ..., thì
bên cạnh đó vẫn còn có một số điều ước quốctế đa phương về thươngmại được coi là
nguồn của luật thươngmạiquốctế Việt Nam như Công ước New York năm 1958 về
công nhận và thi hành các phán quyết của trọngtài nước ngoài, Công ước Vacxava năm
1929 về thống nhất trong vận tải hàng không quốc tế...Những điều ước quốctế song
phương và đa phương này là cơ sở pháp lý để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế
trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là trong việc giảiquyết các tranhchấp phát sinh giữa
chủ thể tham gia vào quan hệ thươngmạiquốc tế.
1.5.2 Pháp luật quốc gia
Pháp luật là công cụ pháp lý cơ bản và chủ yếu để nhà nước thực hiện chức năng của
mình. Cũng như mọi lĩnh vực khác, trongthươngmạiquốc tế, pháp luật đóng vai trò
quan trọngtrong việc điều chỉnh các hoạt động phát sinh của các chủ thể. Luật quốc gia
trong quan hệ thươngmạiquốctế là tổng hợp các quy định điều chỉnh các hoạt động của
các chủ thể trong hoạt động thươngmạiquốc tế. Với tư cách là nguồn của luật thương
mại quốc tế, luật quốc gia có thể được thể hiện dưới hình thứcbằng văn bản hoặc không
bằng văn bản, tùy thuộc vào từng hệ thống pháp luật nhất định. Pháp luật của mỗi quốc
gia được áp dụng trongthươngmạiquốctếtrong hai trường hợp, đó là khi các bên chủ
thể thỏa thuận áp dụng và khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến đến luật của quốc gia.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
21
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Thứ nhất, khi các bên chủ thể trong quan hệ thươngmạiquốctế thỏa thuận áp dụng
luật quốc gia. Theo đó, các bên có thể chọn pháp luật trong nước của mỗi bên hoặc có thể
chọn pháp luật của nước thứ ba, với điều kiện việc chọn pháp luật áp dụng này không trái
với quy định của pháp luật nơi ký kết hợp đồng.
Thứ hai, pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng nếu có quy phạm xung đột dẫn chiếu
đến. Trong trường hợp, mặc dù các bên chủ thể trong quan hệ thươngmạiquốctế không
thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng, nhưng trong các nguồn luật liên quan có quy phạm
xung đột dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật của một quốc gia nào đó, thì pháp luật
được dẫn chiếu sẽ được đem áp dụng để điều chỉnh quan hệ thươngmạiquốc tế. Ví dụ,
để xác định năng lực ký kết và thực hiện hợp đồng thươngmạiquốc tế, Tư pháp quốc tế
của hầu hết các nước đều quy định áp dụng luật quốc tịch của các bên chủ thể. Theo đó,
pháp luật của nước mà các bên mang quốc tịch sẽ là pháp luật quy định về năng lực pháp
luật và năng lực hành vi giao kết hợp đồng của mỗi bên. Như vậy, trong trường hợp này,
mặc dù các bên không thỏa thuận pháp luật áp dụng, nhưng khi xác định năng lực pháp
luật của các bên chủ thể trong quan hệ thươngmạiquốctế người ta vẫn áp dụng luật của
quốc gia do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.
1.5.3 Tập quán thươngmạiquốc tế
Cùng với điều ước quốctế và pháp luật quốc gia, tập quán thươngmạiquốctế đóng
một vai trò quan trọngtrong hoạt động giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế với tư
cách là nguồn của luật. Tập quán thươngmạiquốctế là thói quen thươngmại được hình
thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể
trong giao dịch thươngmạiquốctếchấp nhận một cách phổ biến. Như vậy, không phải
bất cứ tập quán thươngmạiquốctế nào cũng được coi là nguồn luật thươngmạiquốc tế.
Tập quán thươngmạiquốctế chỉ được coi là nguồn của luật thươngmạiquốctế khi nó
thỏa mãn các điều kiện pháp lý nhất định.
Về giá trị pháp lý, tập quán thươngmạiquốctế không giống với điều ước quốctế và
pháp luật quốc gia. Tập quán thươngmạiquốctế chỉ có giá trị pháp lý trong hoạt động
thương mạiquốctế khi tập quán thươngmạiquốctế đó được các bên thỏa thuận áp dụng
ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định của luật pháp hầu hết các nước thì việc
thỏa thuận áp dụng tập quán thươngmạiquốctế phải tuân thủ theo một số nguyên tắc
nhất định. Ví dụ như quy định các bên trong hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngoài được phép thỏa thuận áp dụng tập quán thươngmạiquốctế nếu việc áp dụng
hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán đó không trái với pháp luật quốc gia của chủ thể
áp dụng.23
23
Bộ luật dân sự năm 2005, điều 759, khoản 4.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
22
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Tập quán thươngmạiquốctế được các điều ước quốctế liên quan quy định áp dụng.
Điều này có nghĩa là kể cả trong trường hợp khi giao kết hợp đồng các bên chủ thể này
đã không thỏa thuận dẫn chiếu đến một tập quán thươngmạiquốctế thì tập quán thương
mại quốctế vẫn được áp dụng nếu nó được quy định trong điều ước quốctế về thương
mại có liên quan.
Tập quán thươngmạiquốctế được luật trong nước quy định áp dụng. Trong trường
hợp luật trong nước điều chỉnh quan hệ thươngmạiquốctế giữa các bên quy định áp
dụng tập quán thươngmạiquốctế thì tập quán thươngmạiquốctế sẽ được áp dụng.
Cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại
quốc tếtrong giao dịch thươngmạiquốctế của họ. Đây là trường hợp áp dụng tập quán
thương mạiquốctếtrong việc xét xử các tranhchấp phát sinh từ giao dịch thương mại
quốc tế. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về việc áp dụng tập quán
thương mạiquốc tế, đồng thời các điều ước quốctế và luật trong nước có liên quan cũng
không có quy định cụ thể về vấn đề này thì cơ quan xét xử có thể áp dụng tập quán
thương mạiquốctế để giảiquyếttranh chấp. Việc cơ quan xét xử sẽ áp dụng tập quán
thương mạiquốctế để giảiquyếttranhchấp khi có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định rằng
trong giao kết hợp đồng, các bên chủ thể đã ngầm hiểu là họ phải hành động theo tập
quán thươngmạiquốctế mà bất cứ nhà kinh doanh thươngmạiquốctế nào cũng hành
động như vậy trong hoàn cảnh tương tự. Điều 9 Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc
về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế quy định các bên mặc nhiên bị ràng buộc bởi tập
quán thươngmại (mặc dù các bên không công khai thỏa thuận áp dụng) nếu tập quán đó
họ đã biết hoặc cần phải biết khi ký kết hợp đồng.
Hiện nay trong quan hệ thươngmạiquốctế ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia
trên thế giới nói chung, tập quán thươngmạiquốctế được sử dụng phổ biến nhất là
Incoterms (International Commercial Terms). Incoterms là một văn bản tập hợp các quy
tắc giải thích một cách thống nhất các tập quán thươngmạiquốctế do Phòng Thương
mại Quốctế (ICC) soạn thảo và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ thươngmại quốc
tế phát sinh, góp phần làm hạn chế đến mức thấp nhất những tranhchấp có thể xảy ra.
1.6 Các hình thức tổ chức trọngtài và nguyên tắc tronggiảiquyếttranh chấp
thương mạiquốctếbằngtrọng tài
1.6.1 Các hình thức tổ chức trọng tài
Trên thế giới có nhiều mô hình tổ chức trọngtài khác nhau. Ở mỗi giai đoạn lịch sử,
tùy từng điều kiện cụ thể mà mỗi nước tổ chức cho mình một mô hình trọngtài thích hợp
và tùy thuộc vào ý chí, điều kiện thực tế, thói quen hay nội dung của tranh chấp, các bên
đương sự sẽ quyết định lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức trọngtài phù hợp.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
23
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Tại Việt Nam, Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định trọngtài tồn tại dưới 2 hình
thức: trọngtàithường trực (trọng tài quy chế) và trọngtài vụ việc (tài ad hoc).
Một là, trọngtài vụ việc.
Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về thuật ngữ trọngtài vụ việc. Trọngtài vụ việc là
hình thức tổ chức trọngtài phi chính phủ, không nhân danh và mang quyền lực nhà nước,
do các bên tranhchấp thỏa thuận thành lập để giảiquyết vụ việc khi tranhchấp phát sinh
và tự chấm dứt tồn tại khi giảiquyết xong vụ việc đó. Hiện nay, tại Khoản 7 Điều 3 Luật
trọng tàithươngmại 2010 quy định “Trọng tài vụ việc là hình thứcgiảiquyếttranh chấp
theo quy định của luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận”.
Đây là tổ chức trọngtài không tồn tạithường xuyên nên không có trụ sở thường
trực, không có bộ máy điều hành, điều lệ, danh sách trọngtài và quy chế hoạt động riêng.
Vì thế, mỗi bên đương sự được tự do lựa chọn cho mình trọngtài viên từ những chuyên
gia, luật sư có kinh nghiệm để có thể cùng nhau xây dựng một thủ tục tố tụng trọng tài
cho từng vụ việc. Loại trọngtài này có ưu điểm là tổ chức đơn giản, linh hoạt, đảm bảo
tối đa quyền tự do định đoạt của các bên, do đó đương sự được quyền thỏa thuận quyết
định tất cả các vấn đề về trọngtài như số lượng và cách thức chỉ định trọngtài viên, luật
áp dụng..., vì thế loại trọngtài này cũng được áp dụng khá nhiều trongthực tiễn thương
mại quốc tế. Hay nói cách khác, trọngtài vụ việc là trọngtài tự tiến hành.24 Đối với trọng
tài vụ việc, hội đồng trọngtài là do các bên hoặc do đại diện của các bên lựa chọn. Sau
khi hội đồng trọngtài được thành lập, việc phân xử sẽ do hội đồng trọngtàithực hiện và
các bên không được tham gia vào việc phân xử đó. Tuy nhiên, bên cạnh một số thuận lợi
trên thì trọngtài vụ việc vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
Vì đây là hình thứctrọngtài phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên. Nếu một
bên không có thiện chí, quá trình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn, và nhiều khi
không thể thành lập được hội đồng trọngtài bởi vì không có quy tắc tố tụng nào được áp
dụng.
Trong trọngtài vụ việc, không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành trọngtài và
giám sát các trọngtài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng
và khả năng kiểm soát quá trình tố tụng của các trọngtài viên. Cả trọngtài viên và các
bên sẽ không có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt từ một tổ chức trọng tài
thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước và trong trường hợp
các trọngtài viên không thể giảiquyết được vụ việc. Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có
thể nhận được là từ các tòa án.
24
Trung tâm trọngtàiquốctế Việt Nam- VIAC, Giảiquyếttranh chấp: trọngtài adhoc hay trọngtài quy chế,
http://luatsutuvan.com.vn/to-tung-trong-tai-/giai-quyet-tranh-chap-trong-tai-vu-viec-hay-trong-tai-quy-che.html,
[ngày truy cập 16-8-2014].
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
24
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Do vậy, chỉ khi có tồn tại một hội đồng trọngtài và một quy tắc tố tụng trọngtài cụ
thể được xác lập thì quá trình tố tụng mới có thể tiến hành được suôn sẻ như trọngtài quy
chế trong trường hợp một bên từ chối không tham gia vào quá trình tố tụng.
Hai là, trọngtàithường trực:
Có nhiều cách hiểu và đánh giá khác nhau về trọngtàithường trực. Trọngtài thường
trực có nghĩa là các bên lựa chọn cách tiến hành tố tụng trọngtài theo các quy tắc tố tụng
và với sự trợ giúp của một tổ chức trọngtàithường trực.
Khoản 3 Điều 6 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định: “Trọng tàithường trực là
hình thứcgiảiquyếttại một trung tâm trọngtài theo quy định của Luật này và quy tắc tố
tụng của trung tâm trọngtài đó”. Trong đó, trung tâm trọngtài là tổ chức phi chính phủ,
có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở giao dịch riêng. Cũng giống như tổ
chức trọngtài vụ việc, trọngtàithường trực là tổ chức phi chính phủ, không nhân danh
và mang quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết, hoạt
động theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, trọngtàithường trực là tổ chức hoạt động thường xuyên, vì vậy được tổ chức
chặt chẽ, có bộ máy điều hành, trụ sở làm việc ổn định, có danh sách trọngtài viên hoạt
động theo điều lệ và quy chế tố tụng riêng. Mỗi tổ chức trọngtàithường trực đều đưa ra
một bản quy tắc tố tụng hướng dẫn trình tự tiến hành trọng tài. Hầu hết các tổ chức trọng
tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi
như trung tâm trọng tài, tòa án trọng tài, hiệp hội trọng tài... Ngoài ra, tại một số quốc gia,
tổ chức trọngtàithươngmạiquốctế được tổ chức dưới hình thức một tổ chức nằm bên
cạnh Phòng thươngmại như Viện trọngtài Stockholm Thụy Điển, Uỷ ban trọng tài
thương mại Thái Lan. Các trung tâm trọngtài có một số đặc trưng cơ bản như sau:
Trung tâm trọngtài không phải được thành lập bởi nhà nước mà được thành lập theo
sáng kiến của trọngtài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Trung tâm trọngtài có tư cách pháp nhân và tồn tại độc lập với nhau. Mỗi trung tâm
trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọngtài khác.
Giữa các trung tâm trọngtài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ
thống cơ quan tòa án.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọngtài gồm có bộ phận thường trực và ban điều
hành (hay còn gọi là ban thư ký) làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính và giám
sát việc áp dụng quy tắc trọng tài. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọngtài còn có các
trọng tài viên trong danh sách trọngtài viên của trung tâm trọng tài. Các trọngtài viên
tham gia tổ chức này là các luật sư, các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực
tư pháp, thương mại, bảo hiểm, tài chính... Họ tham gia vào việc giảiquyếttranh chấp
khi được lựa chọn hoặc chỉ định.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
25
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Việc xét xử của trọngtài về nguyên tắc được tiến hành trên cơ sở sự thỏa thuận của
các bên. Do vậy địa điểm tiến hành trọngtài có thể là nước bị đơn, nước nguyên đơn
hoặc ở một nước thứ ba. Nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm giảiquyết tranh
chấp thì sẽ do hội đồng trọngtàiquyết định. Bản quy tắc trọngtài của Hiệp hội trọng tài
Hoa Kỳ quy định thư ký của Uỷ ban trọngtài có quyền chỉ định địa điểm trọngtài trong
vòng 60 ngày kể từ ngày thành lập ủy ban trọngtài nếu các bên không thỏa thuận được
địa điểm này, hoặc tổ chức trọngtài sẽ lấy trụ sở chính của nó làm địa điểm xét xử cho
vụ tranh chấp. Tuy vậy, trọngtàithường trực vẫn có những nhược điểm sau:
Nhược điểm lớn nhất của trọngtàithường trực đó là tốn kém nhiều chi phí. Rõ ràng
giải quyếttranhchấptạitrọngtàithường trực, ngoài việc phải trả chi phí thù lao cho các
trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính để nhận được sự hỗ trợ
của các trung tâm trọng tài.
Nhược điểm thứ hai của trọngtàithường trực đó là nhiều khi quá trình tố tụng bị
kéo dài mà hội đồng trọngtài bắt buộc phải tuân thủ vì phải tuân theo các thời hạn theo
quy định của quy tắc tố tụng.
Như vậy, mỗi hình thứctrọngtài đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Sẽ là lý tưởng khi có thể lựa chọn hình thứctrọngtài vụ việc hoặc trọngtài quy chế khi
tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh. Và khi đó các bên sẽ xem xét bản chất của vụ tranh
chấp và quyết định loại trọngtài nào sẽ thích hợp để giải quyết, những thủ tục tố tụng
trọng tài nào cần thiết phải tuân theo.
1.6.2 Các nguyên tắc cơ bản tronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốc tế
bằng trọng tài
Quy tắc tố tụng là khung pháp lý mà hội đồng trọngtài và các bên đương sự phải
tuân theo, do trọngtài là tổ chức xã hội nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở tự
nguyện của các trọngtài viên theo quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở sự lựa chọn của
các bên đương sự nên không tồn tại một quy tắc tố tụng trọngtài thống nhất, tuy vậy, thủ
tục giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài của tất cả các tổ chức, hình thứctrọngtài phải
bảo đảm các nguyên tắc sau mà nếu vi phạm các nguyên tắc này thì sẽ dẫn đến hậu quả
pháp lý rất phức tạp. Nguyên tắc giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtàithươngmại là
những tư tưởng chỉ đạo, chi phối được quy định dùng làm cơ sở giảiquyết cho các mối
quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thươngmạiquốctế mà trong đó trọng tài
thương mại chính là phươngthứcgiảiquyết được sử dụng khi không có thỏa thuận liên
quan đến tòa án. Tại Điều 4 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định về các nguyên tắc
giải quyếttranhchấpthươngmạibằngtrọngtài như sau:
Một là nguyên tắc thỏa thuận trọng tài. Khoản 2 Điều 3 Luật trọngtàithương mại
2010 quy định thỏa thuận trọngtài là thỏa thuận của các bên về việc giảiquyết bằng
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
26
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
trọng tài các tranhchấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Theo đó, các tranhchấp được
giải quyếtbằngtrọngtài nếu các bên có thỏa thuận trọngtài hợp pháp và có thể thực hiện
được, hình thức của thỏa thuận trọngtài tồn tại dưới dạng hợp đồng hoặc là thỏa thuận
riêng, có thể là một phụ lục đính kèm tại thời điểm kí hợp đồng hoặc được các bên ký kết
sau khi phát sinh tranh chấp.25 Trọngtài là hình thứcgiảiquyếttranhchấp do các bên
thỏa thuận. Vì vậy, mọi thỏa thuận giữa các bên về tố tụng trọngtài sẽ được bên thứ ba,
trong đó có trọngtài viên tôn trọng và thừa nhận về vấn đề liên quan đến trọngtài như
địa điểm, thời gian và thủ tục trọng tài, lựa chọn trọngtài viên. Quy định như vậy là linh
hoạt, thông thoáng cho các bên lựa chọn hình thứctrọng tài.
Hai là, nguyên tắc trọngtài viên độc lập, vô tư, khách quan. Một hội đồng trọng tài
có thể gồm một hoặc ba trọngtài viên do một bên chỉ định hoặc các bên thống nhất lựa
chọn. Khoản 2, Điều 4 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định trọngtài viên phải độc
lập, khách quan, vô tư và tuân thủ quy định của pháp luật. Vì vậy, trong bất cứ trường
hợp nào thì trọngtài viên cũng phải độc lập, khách quan. Trọngtài viên là người đứng ở
giữa phân xử để đi đến một phán quyết công bằng, do đó không được để mình bị ảnh
hưởng bởi một bên tranhchấp hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác. Mặt khác, khi xét xử,
trọng tài viên phải đánh giá tình tiết vụ việc, chứng cứ và luận điểm của các bên một cách
đầy đủ, khách quan, vô tư, tránh những nhận định chủ quan, cảm tính, vô căn cứ. Trong
một số trường hợp, để đảm bảo tính khách quan của tố tụng trọng tài, trọngtài viên phải
từ chối giảiquyếttranhchấp hoặc các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọngtài viên giải
quyết tranhchấp được quy định tại Điều 42 Luật trọngtàithươngmại 2010.26
Ba là, nguyên tắc bình đẳng, bảo đảm quyền tự định đoạt và tôn trọng sự thỏa thuận
của các bên tranhchấp thông qua trọng tài, các bên có quyền quyết định hoặc thỏa
thuận quyết định về những vấn đề liên quan tới tranh chấp. Khi giảiquyếttranh chấp,
bên nguyên đơn và bên bị đơn đều có quyền lợi và trách nhiệm ngang nhau, không bên
nào được ưu tiên và cũng không bên nào bị phân biệt đối xử hơn bên nào. Hội đồng trọng
tài tôn trọng, tạo điều kiện và không được ngăn cản các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình. Đây là nguyên tắc cốt lỗi của toàn bộ quá trình tố tụng vì thực chất sự hình
thành trọngtài là do ý chí tự nguyện của các bên đương sự.
25
Luật trọngtàithươngmại năm 2005, điều 5, khoản 1.
26
Trọng tài viên phải từ chối giảiquyếttranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọngtài viên giải quyết
tranh chấptrong các trường hợp sau đây:
a) Trọngtài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
b) Trọngtài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọngtài viên không vô tư, khách quan;
d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranhchấp đó ra giảiquyết tại
trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
27
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Bốn là, nguyên tắc giữ bí mật tronggiảiquyếttranh chấp, đây là nguyên tắc xuất
phát từ mong muốn và lợi ích của doanh nghiệp. Theo đó, buổi họp xét xử của trọng tài
viên sẽ được tiến hành tại nơi mà ngoài trọngtài viên và các đương sự thì những người
không có trách nhiệm hoặc không liên quan thì không được quyền có mặt. Trọngtài viên
có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật mọi vấn đề mà mình biết khi tiến hành giảiquyết vụ
việc như nội dung tranhchấp và danh tính của các bên tranh chấp, kể cả phán quyết cuối
cùng, trừ khi được sự đồng ý của các đương sự.
Cuối cùng, nguyên tắc giảiquyết một lần. Phán quyếttrọngtài có giá trị chung thẩm
và chỉ bị hủy theo quyết định của tòa án nơi hội đồng trọngtài đã tuyên phán quyết trọng
tài. Hay nói cách khác, phán quyết của trọngtài sẽ không bị xem xét lại vì trong tố tụng
trọng tài không có có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm như đối với tòa án.
Phán quyết của trọngtài có hiệu lực thi hành ngay lập tức và không bị kháng cáo, kháng
nghị, trừ trường hợp phán quyếttrọngtài bị tòa án tuyên hủy.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
28
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢIQUYẾTTRANHCHẤPTHƯƠNG MẠI
QUỐC TẾBẰNGPHƯƠNGTHỨCTRỌNGTÀITẠI VIỆT NAM
2.1 Luật áp dụng để giảiquyết nội dung tranhchấp và cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối
với tố tụng trọngtài thông qua việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
2.1.1 Luật áp dụng để giảiquyết nội dung tranhchấpthươngmạiquốctế tại
trọng tài
Luật áp dụng để giảiquyết nội dung tranhchấpthươngmại có tính chất nước ngoài
là luật mà trọngtài dùng để xem xét việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tranhchấp trong
quá trình thực hiện hợp đồng thươngmạiquốc tế. Về mặt lý luận cũng như thực tế, luật
áp dụng để giảiquyết nội dung tranhchấp nói chung và tranhchấpthươngmạiquốc tế
nói riêng được hình thành trên những cơ sở pháp lý sau đây:
Thứ nhất, là luật do các bên lựa chọn. Về nguyên tắc thì luật do các bên lựa chọn là
luật được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Trong quá trình giao kết hợp đồng
thương mạiquốc tế, ngoài những điều khoản cơ bản của việc thực hiện hợp đồng, các bên
còn thỏa thuận thêm điều khoản luật áp dụng để giảiquyết đối với nội dung tranh chấp
phát sinh trong hợp đồng. Theo Khoản 1 Điều 3 Công ước Rôme 1980 về luật áp dụng
cho các nghĩa vụ trong hợp đồng được ký kết ngày 19/6/1980 tại Rôma- Italia, thì các bên
chủ thể của hợp đồng có yếu tố nước ngoài có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng.
Luật áp dụng để giảiquyết nội dung tranhchấp hợp đồng thươngmại nói chung và
hợp đồng thươngmạiquốctế nói riêng là luật điều chỉnh đối với nghĩa vụ của các bên
trong quá trình thực hiện hợp đồng. Về mặt pháp lý, điều khoản về luật áp dụng để giải
quyết tranhchấp cho nội dung của hợp đồng là cơ sở pháp lý để cơ quan xét xử mà cụ thể
là trọngtài áp dụng nhằm xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp hợp đồng bị
vi phạm, bởi vì khi các chủ thể của hợp đồng đã thống nhất thỏa thuận ghi nhận sự tồn tại
của một hệ thống pháp luật nào đó được dùng để giảiquyết khi tranhchấp phát sinh trong
hợp đồng thì về nguyên tắc luật do các chủ thể đó đã lựa chọn phải được trọngtài áp
dụng nhằm xác định trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng.
Nhằm làm tăng thêm trách nhiệm đối với nhau, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giảiquyết khi tranhchấp phát sinh, trong quá trình giao kết hợp đồng các bên
thường thỏa thuận luật áp dụng để giảiquyếttranhchấp cho nội dung của hợp đồng trong
thỏa thuận trọng tài. Bởi vì về mặt pháp lý thì thỏa thuận trọngtài được xem như một
điều khoản có giá trị pháp lý độc lập với giá trị pháp lý của hợp đồng thươngmại do các
bên chủ thể trong hợp đồng xác lập. Do đó, hợp đồng thươngmại vô hiệu không ảnh
hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Như vậy, việc xây dựng thỏa thuận trọng tài
mà trong đó bao gồm cả việc chọn luật áp dụng để giảiquyếttranhchấp cho nội dung của
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
29
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc hơn, đảm bảo bên bị vi phạm hợp đồng được bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước cơ quan tài phán trọng tài.
Thứ hai, là luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng. Trong trường hợp các bên
không thực hiện việc chọn luật áp dụng để giảiquyếttranhchấp phát sinh cho nội dung
của hợp đồng hoặc những điều khoản trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận không đủ
cơ sở pháp lý để giảiquyếttranhchấp thì trong trường hợp này luật có quan hệ gần gũi
nhất với hợp đồng sẽ được trọngtài áp dụng để giảiquyếttranhchấp giữa các bên. Công
ước Rôma quy định nếu các bên không chọn luật áp dụng thì luật có quan hệ gần gũi nhất
với hợp đồng sẽ được áp dụng.27 Luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng có thể là
Luật nơi thực hiện hợp đồng, Luật nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng…Việc quyết
định luật nào là luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng để là cơ sở giảiquyết tranh
chấp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào lập luận chung của trọngtài viên trên cơ sở chứng cứ
của từng vụ kiện cụ thể, trên nguyên tắc tôn trọng nguyện vọng của các bên và bảo vệ
được các nguyên tắc của thươngmạiquốc tế. Trong đó, quyền lợi của các bên, các điều
khoản trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận phải được bảo vệ, nguyên tắc trung thực
trong thương mại, nguyên tắc tôn trọng giá trị đạo đức phải được tôn trọng.
Như vậy, tronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthức trọng
tài, việc áp dụng luật giảiquyếttranhchấp cho nội dung của hợp đồng sẽ hoàn toàn phụ
thuộc vào ý chí và sự thỏa thuận lựa chọn của các bên chủ thể của hợp đồng. Trường hợp
các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không có giá trị pháp lý thì luật có quan hệ
gần gũi nhất với hợp đồng của các bên sẽ được áp dụng để giảiquyếttranhchấp phát sinh
từ nội dung của hợp đồng.
2.1.2 Cơ chế hỗ trợ của Tòa án trong tố tụng trọngtài thông qua việc áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Có thể nói, mối quan hệ giữa tòa án và trọngtài chính là thể hiện vai trò của Nhà
nước trong quá trình tố tụng trọngtàigiảiquyếttranh chấp. Trong đó có cơ chế hỗ trợ
của tòa án đối với hội đồng trọngtàitrong quá trình tố tụng trọng tài.
Hiện nay, tòa án hỗ trợ cho trọngtài rất nhiều trong quá trình giảiquyếttranh chấp.
Tuy nhiên, tòa án không can thiệp quá sâu vào cơ chế trọngtài mà tòa án rất tôn trọng
các thỏa thuận trọngtài giữa các bên tranhchấp thể hiện qua việc tòa án từ chối thụ lý vụ
án do các bên tranhchấp yêu cầu nhưng trước đó họ đã có thỏa thuận trọngtài hợp pháp.
Một trong những điểm quan trọng về sự hỗ trợ của tòa án đối với trọngtài là việc áp
dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giảiquyếttranh chấp. Theo quy
định tại Điều 48 Luật trọngtàithươngmại 2010 thì các bên tranhchấp đều có quyền yêu
27
Công ước Rome về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng 1980, điều 4, khoản 1.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
30
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
cầu hội đồng trọngtài hoặc tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên,
trường hợp tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không có nghĩa là thỏa thuận
trọng tài không có giá trị pháp lý hoặc thẩm quyền giảiquyếttranhchấp của trọng tài
được các bên thỏa thuận lựa chọn bị khước từ.28 Như vậy, các bên tranhchấp có quyền
lựa chọn cơ quan để yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, đó là hội đồng
trọng tài và tòa án, nhưng nếu trong quá trình giảiquyếttranhchấp mà một trong các bên
đã yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời rồi mà sau này lại có đơn yêu
cầu hội đồng trọngtài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nửa thì hội đồng trọng tài
phải có trách nhiệm từ chối, trừ trường hợp các bên yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài.
Quy định này cho thấy, trong quá trình giảiquyếttranh chấp, hội đồng trọngtài chỉ
được áp dụng các biện pháp được quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật trọngtài thương
mại 2010, trường hợp các bên yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì
việc áp dụng đó không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọngtài và cần có sự hỗ trợ của
tòa án. Đây là một quy định phù hợp và đảm bảo tính hợp lý của việc ban hành quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của hội đồng trọng tài, nhằm tránh sự chồng
chéo thẩm quyền của tòa án và hội đồng trọngtàitrong việc áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời tronggiảiquyếttranh chấp.
Các bên tranhchấp có quyền yêu cầu tòa án cấp tỉnh, nơi hội đồng trọngtài thụ lý
vụ án tranhchấp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quy định tại Khoản 2
Điều 49 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao
gồm: Cấm thay đổi hiện trạng tài sản hoặc dịch chuyển tài sản đang tranh chấp; kê biên
tài sản đang tranh chấp; cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranhchấp nào phải thực hiện các
hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng; yêu cầu bảo
tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranhchấp hoặc
yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên.
Khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bên yêu cầu phải gửi
đơn yêu cầu đến tòa án và phải nộp một khoản tiền bảo đảm do tòa án ấn định nhưng
không vượt quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.29 Quy định này
nhằm bảo vệ quyền lợi của bị đơn và ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
từ phía người có yêu cầu áp dụng. Nếu việc tòa án hoặc hội đồng trọngtài áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng yêu cầu của người có quyền yêu cầu áp dụng mà
gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc bên thứ ba thì người yêu cầu có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho người bị áp dụng và người thứ ba đó, trường hợp cơ quan có thẩm
28
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 48, khoản 2.
29
Luật trọngtàithương mại, điều 49, khoản 4.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
31
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
quyền thực hiện áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định hoặc
vượt quá yêu cầu áp dụng gây thiệt hại cho người bị áp dụng và bên có quyền thì cơ quan
đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Bên
yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi ngay cho hội đồng
trọng tàigiảiquyết vụ tranhchấp đó, và đơn yêu cầu này phải có các nội dung cơ bản
được quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật trọngtàithươngmại 2010.30 Nếu thời hạn để
hội đồng trọngtài xem xét ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối việc áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời do các bên yêu cầu, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu là ba ngày
thì thời hạn để tòa án ra quyết định hoặc không chấp nhận yêu cầu đó là 6 ngày hoặc
nhiều hơn nếu sau 6 ngày Thẩm phán đã quyết định áp dụng các biện pháp mà bên yêu
cầu chưa thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp bên yêu cầu muốn thay đổi hoặc hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải gửi đơn yêu cầu được nhận lại số tiền bảo đảm
của mình.
Như vậy, cơ chế hỗ trợ của tòa án đối với trọngtàitrong việc áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời trong quá trình tố tụng nhằm giảiquyết yêu cầu cấp bách của đương
sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tình trạng hiện có, tạo điều kiện cho việc giải quyết
tranh chấp nhanh hơn, có hiệu quả hơn và hạn chế được trường hợp bên bị yêu cầu tẩu
tán, dịch chuyển tài sản gây thiệt hại cho các bên có liên quan đến vụ tranh chấp.
2.2 Thỏa thuận trọngtàitronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếtại Việt
Nam
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thỏa thuận trọng tài
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, các quan hệ thương mại, đặc biệt là
quan hệ thươngmại có tính chất nước ngoài càng nhiều thì khả năng xảy ra tranh chấp
càng lớn, việc lựa chọn các phươngthứcgiảiquyếttranhchấp kinh tế phụ thuộc vào ý
chí của các bên đương sự. Trọngtài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm
quyền giảiquyếttranhchấp khi được các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thỏa
thuận chỉ định.31 Vì vậy, bất kỳ một tranhchấp nào thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài
chỉ được giảiquyếtbằngtrọngtài nếu như các bên có thỏa thuận.
30
Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau:
Ngày, tháng, năm làm đơn
Tên, địa chỉ của bên yêu cầu và bên bị yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tóm tắt nội dung tranh chấp
Lý do cần phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng.
31
Trọng tàithươngmạiquốc tế, Giáo trình tư pháp, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004, tr.333.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
32
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Theo đó, thỏa thuận trọngtài là một hình thức pháp lý, trong đó các bên chủ thể
trong quan hệ thươngmạiquốctế thống nhất thể hiện ý chí của mình về việc sẽ đưa tất cả
hoặc một số các tranhchấp đã hoặc sẽ có thể phát sinh đến trọngtàigiải quyết. Bởi bản
chất của thỏa thuận trọngtài là sự tự nguyện, thông nhất ý chí của các bên về một vấn đề
nào đó. Sẽ không gọi là thỏa thuận nếu xuất hiện bất cứ sự đe dọa, lừa dối nào.
Thỏa thuận trọngtài là thuật ngữ khá phổ biến và được định nghĩa trong nhiều văn
bản pháp luật trong và ngoài nước, Khoản 2 Điều 3 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy
định “Thỏa thuận trọngtài là thỏa thuận giữa các bên về việc giảiquyếtbằngtrọng tài
tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”, theo đó phạm vi thẩm quyền của trọng tài
được xét xử tranhchấp cả trong hợp đồng và ngoài hợp đồng. Đây là điểm tiến bộ của
trọng tài và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn sử dụng trọngtài của các nước trên thế giới.
Công ước New York 1958 đưa ra định nghĩa thỏa thuận trọngtài là” Văn bản thỏa
thuận theo đó các bên buộc phải đưa ra trọngtài xem xét mọi tranhchấp hoặc một số
tranh chấp đã hoặc có thể nảy sinh giữa các bên về mối quan hệ pháp lý xác định, có
quan hệ hợp đồng hoặc không, liên quan tới các vấn đề có khả năng được giải quyết
bằng trọng tài”,32 và Điều 7.1 Luật mẫu UNCITRAL cũng có quy định thỏa thuận trọng
tài một cách tương tự Công ước New York 1958.33 Theo đó, hiểu theo định nghĩa của hai
văn bản trên thì các tranhchấp không có quan hệ hợp đồng cũng có thể được giải quyết
bằng trọngtài nếu các bên có thỏa thuận đưa tranhchấp ra giảiquyếttạitrọng tài.
Trong giảiquyếttranhchấp nói chung và tranhchấpthươngmạiquốctế nói riêng
thì thỏa thuận trọngtài được xem là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc
áp dụng trọngtài như một phươngthứcgiảiquyếttranhchấptrong kinh doanh, là nguyên
tắc tự nguyện yêu cầu trọngtàigiảiquyếttranhchấp của các bên. Như vậy, có thể thấy
rằng quy định của pháp luật nước ta về thỏa thuận trọngtài khá tương đồng với các văn
bản pháp luật quốc tế. Thỏa thuận trọngtài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi chỉ khi tồn
tại thỏa thuận thì trọngtài mới có thẩm quyền giảiquyết và thỏa thuận đó cũng đồng thời
loại trừ thẩm quyền của tòa án.34
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về thỏa thuận trọngtài một cách
khái quát như sau: Thỏa thuận trọngtài là thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên nhằm
giải quyếtbằngtrọngtàitranhchấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh thông qua trọng tài
vụ việc (trọng tài ad hoc) hoặc trọngtài quy chế (trọng tàithường trực). Thỏa thuận trọng
tài tồn tại giữa các bên đồng nghĩa với việc các bên đã gián tiếp khước từ thẩm quyền xét
32
Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọngtài nước ngoài, điều II.I.
33
Thỏa thuận trọngtài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọngtài hoặc các tranhchấp nhất định phát sinh hoặc có thể
phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng.
34
Nguyễn Đình Thơ, Một số vấn đề về thỏa thuận trọng tài, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20/2006, tr.16.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
33
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
xử của tòa án. Nếu không có thỏa thuận thì sẽ không có trọngtài hoặc nếu trọng tài
không được tiến hành dựa trên cơ sở thỏa thuận thì phán quyếttrọngtài này bị pháp luật
coi là vô hiệu khi đã thỏa thuận. Từ đó có thể thấy một trong những nguyên tắc cơ bản
của thỏa thuận trọngtài chính là tính tự nguyện của của các bên chủ thể lựa chọn phương
thức trọngtàigiảiquyếttranhchấp và đây cũng chính là điểm đặc trưng của thỏa thuận
trọng tài. Bên cạnh đó, khi nói đến thỏa thuận trọng tài, chúng ta cũng không thể bỏ qua
đặc điểm cũng không kém phần quan trọng, đó là thỏa thuận trọngtài hoàn toàn độc lập
với hợp đồng chính.
Một là, thỏa thuận trọngtài có tính tự nguyện.
Khi nói đến thỏa thuận thì nó phải thể hiện được thiện chí của các bên cùng thống
nhất vấn đề sau một quá trình đàm phán, thảo luận. Như vậy, bản chất của thỏa thuận
trọng tài là sự tự nguyện thống nhất ý chí của các bên về một vấn đề nào đó. Việc lựa
chọn phươngthứcgiảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí
tự nguyện của các bên thông qua điều khoản trọngtàitrong hợp đồng hoặc bản thỏa
thuận trọngtài riêng biệt, do vậy một khi các bên đã tự nguyện xác lập thỏa thuận trọng
tài thì phải chịu sự ràng buộc của nó trong suốt quá trình giảiquyếttranhchấp như các
thỏa thuận về lựa chọn hình thứctrọng tài, trung tâm trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ giải
quyết tranh chấp... Theo đó, trọngtài sẽ giảiquyết nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện cho
các bên trong trường hợp tất cả các bên đều có thiện chí, trung thực và hợp tác.
Mặc khác, tính tự nguyện của các bên khi xác lập thỏa thuận trọngtài cũng là yếu tố
chính ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Luật trọngtàithươngmại 2010 đã
quy định một trong những trường hợp thỏa thuận trọngtài bị coi là vô hiệu khi: “Một
trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài
và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọngtài đó là vô hiệu”.35 Theo quy định, ý chí của các
bên khi xác lập thỏa thuận trọngtài phải hoàn toàn tự nguyện, minh bạch, không bên nào
bị lừa dối hoặc bị đe dọa, nếu không có yếu tố tự nguyện ở đây thì thỏa thuận trọngtài có
thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên trong trường hợp này, pháp luật vẫn tôn trọng ý chí của
các bên. Bởi ở đây phải tồn tại hai điều kiện thì thỏa thuận trọngtài mới vô hiệu: có lừa
dối, đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọngtài vô hiệu.
Nếu một bên phát hiện bị lừa dối, đe dọa nhưng sau đó vẫn công nhận thỏa thuận
trọng tài thì thỏa thuận trọngtài vẫn có hiệu lực. Rõ ràng với tư cách là một thiết chế tài
phán tư, trọngtài luôn tôn trọng sự tự nguyện của các bên tranhchấp và thỏa thuận trọng
tài chính là biểu hiện đầu tiên của sự tự nguyện đó.
Hai là, tính độc lập của thỏa thuận trọng tài.
35
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 18, khoản 5.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
34
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Tính độc lập của thỏa thuận trọngtài ở đây được xét trong mối quan hệ với hợp
đồng chính. Điều 19 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định việc thay đổi, hủy bỏ, gia
hạn hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của thỏa thuận
trọng tài.36 Hợp đồng có thể bị vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ nhưng trong hai
trường hợp này cũng không tự động kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọng tài. Mục
đích của nguyên tắc này chính là đảm bảo các tranhchấp đều được xem xét và giải quyết,
tạo điều kiện cho việc xác định thẩm quyền của trọngtàigiảiquyếttranhchấp phát sinh
từ hợp đồng đó. Nếu hợp đồng vô hiệu kéo theo thỏa thuận trọngtài vô hiệu thì các tranh
chấp phát sinh trong khi hợp đồng vô hiệu sẽ không được giảiquyếtbằngtrọng tài,37
trong đó có cả tranhchấp liên quan đến việc công nhận hợp đồng chính vô hiệu và nghĩa
vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng vô hiệu.
Và Điều 16, Khoản 1 Luật mẫu UNCITRAL cũng đã khẳng định: “Điều khoản
trọng tài trở thành bộ phận của hợp đồng sẽ được coi là thỏa thuận độc lập với các điều
khoản khác của hợp đồng. Quyết định của hội đồng trọngtài về hợp đồng bị vô hiệu
không làm cho điều khoản trọngtài vô hiệu theo”. Tóm lại, điều khoản trọngtài có một
chế độ pháp lý riêng, đặc thù và được suy đoán trước là có hiệu lực. Quy định đó có ý
nghĩa đảm bảo cho mọi tranhchấp phát sinh trước hay sau khi hợp đồng bị vô hiệu đều
được giải quyết.
Tính độc lập của thỏa thuận trọngtài còn được thể hiện qua nguyên tắc “thẩm quyền
của thẩm quyền”- “competence of competence”. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong
quá trình tố tụng trọngtàigiảiquyếttranhchấp và được thể hiện tại Khoản 1 Điều 43
Luật trọngtàithươngmại Việt Nam 2010,38 Luật mẫu UNCITRAL,39 cũng như trong
pháp luật trọngtài của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc xác định sự độc lập của
thỏa thuận trọngtài tạo cơ sở cho hội đồng trọngtài xem xét hiệu lực của hợp đồng. Theo
đó, nếu có khiếu nại của các bên về thỏa thuận trọng tài, hội đồng trọngtài sẽ tiến hành
xem xét mình có thẩm quyền giảiquyếttranhchấp nữa hay không. Như vậy, hợp đồng vô
hiệu không loại trừ thẩm quyền của trọng tài, đảm bảo cho mọi tranhchấp đều được giải
36
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 19.
37
Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải, Tuyển tập các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam về trọngtàithương mại,
Nxb Lao động Hà Nội, Hà Nội, tr.122.
38
Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, hội đồng trọngtài phải xem xét tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài,
thỏa thuận trọngtàithực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc
thẩm quyền giảiquyết của mình thì hội đồng trọngtài tiến hành giảiquyếttranhchấp theo quy định của luật này.
Trường hợp không phụ thuộc vào thẩm quyền giảiquyếttranhchấp của mình, thỏa thuận trọngtài vô hiệu hoặc xác
định rõ thỏa thuận trọngtài không thể thực hiện được thì hội đồng trọngtàiquyết định đình chỉ việc giảiquyết và
thông báo ngay cho các bên biết.
39
Luật mẫu ( UNCITRAL) của Liên Hợp Quốc về trọngtàithươngmạiquốc tế, điều 16, khoản 1.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
35
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
quyết. Quy định đó đảm bảo tranhchấp được giảiquyết hiệu quả, tiết kiệm được thời
gian của các bên tranh chấp.
Tóm lại, tính độc lập về giá trị pháp lý của thỏa thuận trọngtài cùng với nguyên tắc
tự nguyện yêu cầu giảiquyếttranhchấp là nguyên tắc chủ đạo của thỏa thuận trọng tài.
Như vậy, mọi thỏa thuận trọngtài khi được xác lập phải trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện
của các bên chủ thể, không bên nào được lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép bên nào, đồng
thời giá trị pháp lý của thỏa thuận trọngtài hoàn toàn độc lập trong mối quan hệ với hợp
đồng chính, việc công nhận hợp đồng chính vô hiệu không dẫn đến việc hủy bỏ thỏa
thuận trọngtài và trọngtài viên có quyền giảiquyết những tranhchấp liên quan đến sự
vô hiệu của hợp đồng và những hậu quả liên quan đến sự vô hiệu đó.
2.2.2 Thời điểm lập và giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài
Theo quy định của Luật trọngtàithươngmại Việt Nam 2010 thì thỏa thuận trọng tài
là thỏa thuận giữa các bên về việc giảiquyếtbằngtrọngtàitranhchấp có thể phát sinh
hoặc đã phát sinh. Phân tích từ góc độ khái niệm, có thể thấy thỏa thuận trọngtài được
lập vào thời điểm trước hoặc sau khi tranhchấp xảy ra giữa các bên.40
Theo đó, trong trường hợp thỏa thuận trọngtài được lập trước khi tranhchấp phát
sinh thì nó có thể là một điều khoản trọngtàitrong hợp đồng hoặc cũng có thể là một bản
thỏa thuận trọngtài độc lập nằm ngoài hợp đồng. Nếu khi tranhchấp đã xảy ra mà các
bên chưa có bất kỳ một thỏa thuận trọngtài nào thì khi đó các bên vẫn có thể lập ra một
thỏa thuận trọngtài riêng biệt.
Giá trị pháp lý của thỏa thuận trọngtài không phụ thuộc vào việc nó được lập trước
hay sau khi có tranhchấp cũng như nó là một điều khoản của hợp đồng hay là một điều
khoản độc lập mà quan trọng thỏa thuận trọngtài đó phải được lập bởi những chủ thể có
thẩm quyền tự nguyện thống nhất ý chí của mình, phải đáp ứng được các yêu cầu về hình
thức và nội dung của thỏa thuận trọng tài. Và đặc biệt, giá trị pháp lý của thoả thuận
trọng tài không phụ thuộc vào giá trị pháp lý của hợp đồng.
Điều 18 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định các trường hợp thỏa thuận trọng
tài vô hiệu bao gồm: tranhchấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của
trọng tài, người xác lập thoả thuận trọngtài không có thẩm quyền hoặc không có năng
lực hành vi dân sự, hình thức của thoả thuận trọngtài không phù hợp với quy định của
pháp luật hoặc nội dung của thỏa thuận trọngtài vi phạm điều cấm của pháp luật, một
trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọngtài và
có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọngtài đó là vô hiệu.
40
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 5, khoản 1.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
36
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Ngoài ra, Luật trọngtàithươngmại hiện hành còn quy định về thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được. Đây là trường hợp thỏa thuận trọngtài có điều khoản không rõ
ràng hoặc không phù hợp nên trọngtài không thể dựa vào đó để giảiquyếttranh chấp
phát sinh. Ví dụ, các bên xác lập thỏa thuận trọngtài chỉ định Trung tâm trọngtài thương
mại quốctế London giảiquyếttranhchấp của mình nhưng lại áp dụng quy tắc trọng tài
của Trung tâm trọngtàiquốctế Bắc Kinh cho quá trình tố tụng trọng tài. Như vậy,
trường hợp này điều khoản thỏa thuận trọngtài do các bên đưa ra không phù hợp nên
tranh chấp của các bên sẽ không được giảiquyếttạitrọng tài. Để giảiquyết vấn đề này,
luật cho phép các bên có quyền thỏa thuận lại. Việc pháp luật trọngtài ghi nhận đối với
trường hợp này một mặt tạo điều kiện cho trọngtài được phát triển vì Tòa án sẽ không
can thiệp vào vụ việc nếu như các bên đã có thỏa thuận trọng tài, mặt khác còn tạo điều
kiện cho việc hỗ trợ nếu như thỏa thuận trọngtài đó có sai sót khiến cho thỏa thuận trọng
tài không thể thực hiện được.
Trường hợp có quyết định của hội đồng trọngtài tuyên bố thỏa thuận trọngtài rơi
vào một trong các trường hợp vô hiệu được quy định tại Điều 18 Luật trọngtài thương
mại 2010 hoặc thỏa thuận trọngtài không thể thực hiện được vì một số lý do như các bên
tranh chấp không nêu rõ tên tổ chức trung tâm trọngtàitrong trường hợp lựa chọn trọng
tài thường trực hoặc tại thời điểm giảiquyếttranhchấp mà trung tâm trọngtài được chọn
không còn hoạt động hoặc tồn tại nữa, thì khi đó các bên có thể thống nhất thỏa thuận lại
tên trung tâm trọngtài hay soạn thảo lại bản thỏa thuận trọngtài mới yêu cầu trọng tài
giải quyết hoặc khởi kiện tại tòa án yêu cầu giảiquyếttranhchấp phát sinh.
2.2.3 Nội dung và hình thức của thỏa thuận trọng tài
Nội dung của thỏa thuận trọng tài:
Khi đề cập đến thỏa thuận trọng tài, cho thấy có khá nhiều tiêu chí xác định giá trị
pháp lý của thỏa thuận trọngtài như thẩm quyền và năng lực của chủ thể ký kết, hình
thức và tính tự nguyện của thỏa thuận trọng tài. Bên cạnh đó, còn một tiêu chí rất quan
trọng để quyết định thỏa thuận trọngtài này có thực hiện được hoặc rơi vào trường hợp
vô hiệu hay không, tiêu chí đó là nội dung của thỏa thuận trọng tài. Luật trọngtài thương
mại nước ta quy định thỏa thuận trọngtài không được vi phạm điều cấm của pháp luật.
Ngoài ra, để một thỏa thuận trọngtài có thể thực hiện được thì nó phải có những nội dung
cơ bản, cần thiết để quá trình tố tụng trọngtài có thể được tiến hành một cách suông sẽ,
góp phần giảiquyết nhanh chóng, dứt điểm các tranhchấp phát sinh.
Nội dung của thỏa thuận trọngtài là việc xác định cách thức, trình tự, thủ tục tiến
hành tố tụng trọngtài trên cơ sở các nội dung điều khoản mà các bên đã thống nhất thỏa
thuận. Pháp luật các nước thường không quy định cụ thể về những yêu cầu đối với nội
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
37
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
dung thỏa thuận trọngtài và tùy theo hệ thống pháp luật của từng nước mà thỏa thuận
trọng tài sẽ có những nội dung nhất định.
Thông thường, các bên tự xác định thỏa thuận trọngtài và thông thườngtrong thỏa
thuận trọngtài phải có các nội dung chủ yếu như về phươngthức và hình thứctrọng tài,
địa điểm, ngôn ngữ, số lượng trọngtài viên và các vấn đề liên quan khác.
Lựa chọn phươngthứctrọngtài để giảiquyếttranh chấp: tức là các bên sẽ chọn
phương thứctrọngtài để giảiquyếttranhchấp phát sinh giữa họ. Các bên có thể thỏa
thuận trong điều khoản của hợp đồng hoặc điều khoản riêng biệt với nội dung “Tất cả hay
một số các tranhchấp sẽ hoặc đã phát sinh được giảiquyếtbằngphươngthứctrọng tài”.
Lựa chọn loại trọng tài: trọngtài vụ việc hay trọngtài quy chế. Nếu các bên lựa
chọn trọngtài quy chế thì cần phải chỉ rõ tên gọi chính xác của cơ quan trọng tài, ví dụ
như trọngtài của Trung tâm trọngtàiquốctế bên cạnh Phòng Thươngmại và Công
nghiệp Việt Nam (VIAC) hay Tòa án trọngtàiquốctế của Phòng Thươngmạiquốc tế
(ICC). Nếu không chỉ rõ tên gọi hay hình thức của tổ chức trọngtài được chọn hoặc khi
đã có thỏa thuận về tên gọi của tổ chức trọngtàitrong trường hợp các bên lựa chọn trọng
tài quy chế nhưng tên gọi đó không đầy đủ hoặc tại thời điểm phát sinh tranh chấp, tổ
chức trọngtài đó không còn tồn tại nữa hay trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể
về lựa chọn trọngtài viên nhưng vì sự kiện bất khả kháng mà trọngtài viên không thể
tham gia giảiquyếttranhchấp thì thỏa thuận trọngtài đó rơi vào trường hợp không thể
thực hiện được. Khi đó, các bên tranhchấp có thể thỏa thuận lại tên gọi, hình thức của tổ
chức trọngtài và lựa chọn lại trọngtài viên hoặc thỏa thuận phươngthức khác để giải
quyết tranh chấp.41
Thỏa thuận trọngtài nếu có lựa chọn thủ tục tố tụng giảiquyếttranhchấp phải phù
hợp với trung tâm trọngtài lựa chọn giảiquyếttranh chấp.
Ví dụ: Thỏa thuận trọngtài của một hợp đồng ghi:" Nếu có tranhchấp xảy ra được
giải quyếttại Trung tâm trọngtàiquốctế bên cạnh Phòng Thươngmại và Công nghiệp
Việt Nam theo thủ tục tố tụng của Trung tâm trọngtàiquốctế Pari". Thỏa thuận trọng tài
này mặc dù không rơi vào trường hợp thỏa thuận trọngtài vô hiệu quy định tại Điều 18
Luật trọngtàithươngmại 2010 nhưng thỏa thuận này vẫn bị coi là vô hiệu vì nó không
thể thực hiện được.
Địa điểm tiến hành giảiquyếttranh chấp: về nguyên tắc do các bên tự thỏa thuận,
địa điểm đó có thể ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.42 Nếu các bên lựa chọn trọng
tài quy chế và không có thỏa thuận việc lựa chọn nơi giảiquyếttranh chấp, trong trường
41
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 43, khoản 3, 4, 5.
42
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 11, khoản 1.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
38
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
hợp này tranhchấp được giảiquyết ở địa điểm chính thức của cơ quan trọngtài nếu các
trọng tài viên không xác định địa điểm khác. Nếu các bên lựa chọn trọngtài vụ việc thì
nên thỏa thuận và chỉ rõ địa điểm giảiquyếttranh chấp, trường hợp không có thỏa thuận
địa điểm thì sẽ do hội đồng trọngtàiquyết định. Trongthực tiễn, việc chọn đúng địa
điểm giảiquyếttranhchấp có sự ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giảiquyếttranh chấp
cũng như khi ra quyết định trọng tài.
Ngôn ngữ để giảiquyếttranh chấp: nếu các bên chọn trọngtài quy chế thì không bắt
buộc phải chỉ rõ ngôn ngữ, trong trường hợp này ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng
tài sẽ do hội đồng trọngtài chỉ định. Nếu lựa chọn trọngtài vụ việc thì nên lựa chọn và
chỉ ra ngôn ngữ giảiquyếttranh chấp. Đối với tranhchấp không có yếu tố nước ngoài thì
ngôn sử dụng trong tố tụng trọngtài là tiếng việt, trường hợp các bên tranhchấp không
sử dụng được tiếng việt thì cần phải có người phiên dịch.43 Các bên thỏa thuận ngôn ngữ
giải quyếttrong tố tụng trọngtài khi tranhchấp phát sinh có yếu tố nước ngoài, nếu
không có thỏa thuận thì sẽ do hội đồng trọngtàiquyết định.44
Xác định số lượng trọngtài viên tham gia giảiquyếttranh chấp: đây là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng khi các bên tham gia chọn trọngtài vụ việc. Đối với trọngtài quy chế,
nếu các bên không quy định số lượng trọngtài viên thì trọngtài sẽ quy định phù hợp với
quy chế tố tụng của mình. Đối với hai hình thứctrọngtàithường trực và trọngtài vụ
việc, thông thường thành phần hội đồng trọngtài có ba hoặc năm trọngtài viên. Đối với
doanh nghiệp Việt Nam, tốt nhất nên lựa chọn những trọngtài viên được đào tạo ở Châu
Âu lục địa, bởi vì pháp luật của nước ta gần giống với pháp luật của họ, do đó tư duy của
các trọngtài viên này gần giống như tuy duy của chúng ta.45
Thủ tục lựa chọn, chỉ định, miễn nhiệm trọngtài viên, xác định thời điểm bắt đầu
tiến hành tố tụng, trình tự xuất trình tài liệu, chứng cứ, hình thứcgiảiquyếtbằng lời nói
hay trên cơ sở văn bản. Theo nguyên tắc, nếu các bên lựa chọn trọngtài quy chế thì trọng
tài phải tiến hành giảiquyết công việc phù hợp với pháp luật của quốc gia và quy chế tố
tụng trọngtài của mình. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của phươngthứcgiảiquyếttranh chấp
bằng trọngtài là các bên có quyền không hạn chế trong việc quy định thủ tục giải quyết
tranh chấp. Như vậy, trong thỏa thuận trọng tài, các bên có thể đặt ra mọi quy tắc cho tố
tụng trọng tài, ngay cả khi sử dụng trọngtài quy chế thì sự tự do của các bên trong việc
quy định thủ tục trọngtài chỉ bị giới hạn bởi quy phạm bắt buộc của luật quốc gia về
trọng tài và sự trật tự công cộng của quốc gia, theo đó các bên không thể đặt ra quy tắc tố
43
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 10, khoản 1.
44
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 10, khoản 2.
45
Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình luật hợp đồng thươngmạiquốctế Đại học
Quốc gia TPHCM-Khoa kinh tế, Nxb Đại học quốc gia TPHCM, TP.HCM, 2007, tr. 157.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
39
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
tụng trọngtài mà những quy tắc này vi phạm trật tự công cộng của quốc gia. Đối với
trọng tài vụ việc, các bên nên thỏa thuận quy định thủ tục tố tụng trọngtài vì loại trọng
tài này không có quy tắc tố tụng riêng của mình. Tuy nhiên, việc đặt ra các quy tắc tố
tụng này của các bên không được trái trật tự công cộng và các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật quốc gia.
Lựa chọn luật áp dụng: nếu luật áp dụng cho trọngtài cũng là luật áp dụng cho hợp
đồng thì không nhất thiết phải đưa điều khoản này vào thỏa thuận trọng tài. Không phải
lúc nào các bên cũng muốn tranhchấp của họ được giảiquyết theo hệ thống pháp luật
của một quốc gia nào đó mà đôi khi họ muốn tranhchấp được giảiquyết dựa theo tập
quán thươngmạiquốc tế. Trong trường hợp này cần phải có quy định cụ thể trong thỏa
thuận trọng tài.
Hình thức của thỏa thuận trọng tài:
Bên cạnh phải đáp ứng nội dung của thỏa thuận thì hình thức của thỏa thuận trọng
tài cũng cần phải đáp ứng đúng quy định của pháp luật. Hình thức của thỏa thuận trọng
tài là sự thể hiện ra bên ngoài sự thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương
mại về các vấn đề liên quan đến việc giảiquyếttranhchấpbằngphươngthứctrọng tài.
Pháp luât trọngtài Việt Nam cũng giống pháp luật của hầu hết các quốc gia khác
đều quy định thỏa thuận trọngtài phải lập thành văn bản,46 có thể được xác lập dưới hình
thức điều khoản trọngtàitrong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thuật
ngữ “Văn bản” được pháp luật trọngtài Việt Nam và nước ngoài quy định một cách rộng
hơn và khái quát hơn. Theo đó, thỏa thuận trọngtài được coi là hình thứcbằng văn bản
trong trường hợp, khi nội dung của thỏa thuận trọngtài được thể hiện trong một văn bản
do các bên ký kết và cả trong trường hợp thỏa thuận thông qua điện báo, telex, thư điện
tử hoặc các hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên muốn giảiquyết tranh
chấp bằngtrọng tài. Ví dụ tranhchấp về về mua bán cổ phần giữa thành viên công ty và
công ty với nhau, trong Điều lệ công ty có điều khoản giảiquyếttranhchấpbằng trọng
tài là một trong số các phươngthứcgiảiquyếttranh chấp, khi đó điều khoản này có thể
được coi là thỏa thuận trọng tài. Quy định trên đã trở thành một tập quán quốctế chung
bởi chỉ có thể xác lập bằng văn bản mới tạo được sự tin tưởng cho các bên, đồng thời là
cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên khi phát sinh tranh chấp.
Trong khi đó, luật của một số nước như luật trọngtài Anh tiến một bước rất xa trong
việc quy định phạm vi thỏa thuận bằng văn bản. Theo đó, một thoả thuận bằng văn bản
khi thoả thuận được lập thành văn bản; thỏa thuận được lập thông qua việc trao đổi các
46
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 6; Luật mẫu về trọngtàithương mại, điều 7, khoản 2 và Công ước New
York 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài, điều 2, khoản 2.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
40
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
thông tin bằng văn bản hoặc thỏa thuận được chứng minh bằng văn bản. Thậm chí, trong
quá trình tố tụng trọngtài hay tố tụng tư pháp, nếu một thỏa thuận không được xác lập
bằng văn bản nhưng được một bên viện dẫn và bên kia không phủ nhận thì việc trao đổi
đó tạo thành một thỏa thuận bằng văn bản có giá trị pháp lý.
Thỏa thuận trọngtài tồn tại dưới hai dạng đó là điều khoản trọngtài được quy định
trực tiếp trong văn bản của hợp đồng chính và thỏa thuận trọngtài riêng biệt.
Điều khoản trọngtàitrong hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng chọn
trọng tài để giảiquyếttranhchấp có thể xảy ra trong tương lai. Điều khoản này thường
nằm ở phần cuối hợp đồng, bởi do trình tự đàm phán. Sau khi đã thỏa thuận xong phần
lớn các điều khoản chủ yếu khác rồi mới thỏa thuận điều khoản này. Do tranhchấp chưa
xảy ra và có thể không bao giờ xảy ra nên điều khoản trọngtàithường rất ngắn gọn, đôi
khi quá đơn giản. Ví dụ, “Trọng tài: theo quy tắc của Trung tâm trọngtàiquốctế Việt
Nam, Luật Việt Nam; nơi xét xử Anh”. Tuy vậy, việc giảiquyếttranhchấpbằngtrọng tài
vẫn có thể tiến hành được.
Thỏa thuận trọngtài riêng biệt là thỏa thuận riêng của các bên độc lập với hợp đồng
về giảiquyết những tranhchấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ bằngtrọng tài. Nếu điều
khoản trọngtàitrong hợp đồng là thỏa thuận giảiquyếttranhchấp chưa phát sinh thì thỏa
thuận trọngtài riêng biệt là thỏa thuận trong trường hợp tranhchấp có thể hoặc đã phát
sinh giữa các bên. Vì vậy, thỏa thuận trọngtài độc lập với hợp đồng thường được soạn
thảo một cách chi tiết, cụ thể và do vậy thường hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trongthực tiễn
thương mạiquốc tế, việc ký kết thỏa thuận trọngtài riêng biệt rất khó được thực hiện, bởi
vì không phải lúc nào bên vi phạm hợp đồng cũng có thiện ý giảiquyếttranh chấp, họ
thường lãng tránh hoặc cố tình kéo dài thời gian đàm phán để chiếm dụng vốn hoặc làm
mất thời hiệu khởi kiện, trong khi đó bên bị hại lại không có biện pháp nào để bắt buộc
bên vi phạm đồng ý giảiquyếttranhchấpbằngtrọng tài. Nói chung, việc quy định thời
điểm xác lập thỏa thuận trọngtài như thế là hết sức linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho
các bên và việc giảiquyếttranhchấp có hiệu quả và đây là một trong những điều kiện để
thỏa thuận trọngtài có hiệu lực.
Tương tự như Luật mẫu của UNCITRAL về trọngtàithươngmạiquốctế 1985,
công ước NewYork 1958 cũng đều quy định thỏa thuận trọngtài phải được lập thành văn
bản mới có hiệu lực. Ngoài ra, Công ước NewYork 1958 còn quy định rõ thỏa thuận
trọng tàibằng văn bản được hiểu là một điều khoản về trọngtàitrong hợp đồng hoặc có
một thỏa thuận riêng về trọngtài được ký kết hoặc ghi bằng thư từ, điện tín.
Nói chung, thỏa thuận trọngtài dù được thực hiện theo điều khoản trọngtài trong
hợp đồng hoặc thỏa thuận trọngtài riêng biệt, cũng đều thể hiện ý chí của các bên đồng ý
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
41
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
giao tranhchấp cho trọngtàigiải quyết, là căn cứ pháp lý duy nhất và quan trọng nhất
xác định thẩm quyền của trọng tài.47
2.2.4 Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài
Pháp luật trọngtài Việt Nam cũng chưa có quy định về vấn đề luật áp dụng đối với
thỏa thuận trọng tài. Luật áp dụng cho thỏa thuận trọngtài được quy định với mục tiêu
chủ yếu là giảiquyết vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọngtài như tính hợp pháp, hiệu
lực của thỏa thuận trọng tài. Tại Khoản 2, Điều 14 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy
định, đối với tranhchấp có yếu tố nước ngoài thì hội đồng trọngtài phải tôn trọng, áp
dụng pháp luật do các bên thống nhất lựa chọn. Như vậy, quy định trên bao gồm việc
chọn luật áp dụng nhằm xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, việc
lựa chọn và áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật quốc gia của các bên tranh chấp.
Trong thươngmạiquốc tế, việc xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọngtài có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Điều đầu tiên phải khẳng định là thỏa thuận trọngtài phải tuân
thủ luật của nước áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài, dù là một điều khoản trọngtài hay
một thỏa thuận trọngtài riêng biệt.
Công ước Châu Âu 1961 có các quy phạm xung đột cho các tòa án quốc gia khi xem
xét kháng cáo của bị đơn. Các quy phạm xung đột trong Công ước Châu Âu 1961 quy
định cần phải áp dụng pháp luật của quốc gia, ở đó quyết định của trọngtài được thông
qua. Nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận luật áp dụng cho thỏa thuận trọng
tài và trong khoảng thời gian khi vấn đề này đang được tòa án quốc gia xem xét và không
thể xác định được quyết định cần được thông qua trên lãnh thổ của quốc gia nào thì trong
các trường hợp nói trên, luật áp dụng cho thỏa thuận trọngtài được tòa án quốc gia xác
định dựa trên các quy phạm xung đột. Trong trường hợp này, tòa án quốc gia có quyền
công nhận thỏa thuận trọngtài vô hiệu nếu theo Luật Tòa án, tranhchấp này không thể là
đối tượng giảiquyết của trọng tài.
Xuất phát từ các quy định của các Công ước nói trên xuất hiện một vấn đề phức tạp,
theo đó tòa án quốc gia cần phải dựa vào quy phạm xung đột nào trong trường hợp, khi
các bên không trực tiếp cũng không gián tiếp nói rõ luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài
và ngay cả khi không thể biết rằng, quyết định của trọngtài được thông qua ở đâu. Cách
giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là phải nhờ đến các quy phạm của luật tư pháp
quốc tế, theo đó cần phải áp dụng luật của quốc gia có mối quan hệ mật thiết với thỏa
thuận trọng tài.
47
Bùi Ngọc Sơn, Giảiquyếttranhchấpquốctếbằngtrọngtàithương mại, Nxb Tư pháp Hà Nội, Hà Nội, 2006,
tr.406.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
42
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Hội đồng trọngtài có thể gặp vấn đề xung đột pháp luật nói trên khi bị đơn có đơn
yêu cầu trọngtài công nhận thỏa thuận trọngtài vô hiệu. Có thể nói rằng, trọngtài viên
hay hội đồng trọngtài có thể và cần phải giảiquyết các vấn đề loại đó, bởi vì trọngtài có
thẩm quyền thông qua quyết định về thẩm quyền của mình. Quy định này được quy định
rõ trong Công ước Châu Âu 1961. Khoản 3, Điều 5 Công ước Châu Âu quy định, trọng
tài bị một trong các bên yêu cầu bãi nhiệm không buộc phải từ chối việc xem xét tranh
chấp và có quyền tự đưa ra quyết định đối với thẩm quyền của mình hay về việc có sự tồn
tại hay hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
2.3 Tố tụng trọngtàitronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế theo pháp luật
Việt Nam
2.3.1 Đơn kiện, thời hiệu khởi kiện và thụ lý đơn kiện
Để giảiquyết vụ tranhchấptại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện
gửi đến đúng trung tâm trọngtài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn,48 và thời điểm bắt
đầu tố tụng trọngtài được tình từ khi trung tâm trọngtài nhận được đơn kiện của nguyên
đơn.49 Thẩm quyền giảiquyếttranhchấp của trọngtài được xác định bởi sự lựa chọn của
các bên có tranh chấp, vì vậy chỉ có trung tâm trọngtài nào được các bên lựa chọn mới
có thẩm quyền giảiquyếttranh chấp. Nếu nguyên đơn gửi đơn khởi kiện không đúng
trung tâm trọngtài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn thì đơn kiện đó chắc chắn sẽ không
được thụ lý.
Trường hợp các bên thỏa thuận lựa chọn việc giảiquyếttranhchấptạitrọngtài vụ
việc thì nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn,50 và thời điểm tiến hành tố
tụng được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.51 Tùy thuộc vào
hình thứctrọngtài do các bên lựa chọn mà thủ tục gửi đơn kiện là khác nhau. Nhưng dù
dưới hình thức nào đi chăng nửa thì đơn kiện đều phải có các nội dung chủ yếu sau:
-
Ngày, tháng, năm viết đơn;
Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
Cơ sở và chứng cứ khởi kiện;
Các yêu cầu của nguyên đơn;
Trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu;
Tên, địa chỉ của người được nguyên đơn lựa chọn hoặc chỉ định trọngtài viên;
48
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 30, khoản 1.
49
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 31, khoản 1.
50
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 30, khoản 2.
51
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 31, khoản 2.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
43
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Để giảiquyếttranhchấptại hội đồng trọngtài do các bên thành lập thì nguyên đơn
phải làm đơn kiện gửi cho bị đơn với nội dung đơn kiện như trên. Kèm theo đơn kiện,
nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao
các tài liệu, chứng cứ. Về nguyên tắc, nguyên đơn phải nộp phí trọngtài nếu các bên
không có thỏa thuận khác.
Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia tranhchấp và sự
độc lập, vô tư, khách quan của các bên trọngtài viên khi giảiquyếttranhchấp thì tại
Điều 32 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định “ trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng
tài thì trung tâm trọngtài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và
những tài liệu có liên quan”.
Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện,
đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ nhưng với điều kiện không được gây khó khăn, trì hoãn
việc ra phán quyếttrọngtài hoặc vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọngtài áp dụng cho
vụ tranh chấp.52 Quy định này tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận sửa đổi, bổ sung
đơn kiện, đơn kiện lại theo hướng làm đơn giản hóa vụ tranh chấp, góp phần làm cho quá
trình giảiquyếttranhchấp được thuận lợi và nhanh chóng. Bên cạnh đó luật cũng có quy
định nguyên đơn có thể rút đơn kiện và bị đơn có thể rút đơn kiện lại hoặc yêu cầu chủ
tịch trung tâm trọngtài ra quyết định đình chỉ giảiquyếttranhchấp trước khi hội đồng
trọng tài ra quyết định trọng tài, nếu họ đã tự giảiquyết được với nhau bằng con đường
hòa giải, thương lượng hoặc lựa chọn giảiquyếttranhchấpbằngphươngthức khác ngoài
trọng tài.53
Thời hiệu khởi kiện cũng là một vấn đề quyết định trong tố tụng trọng tài, vì trong
trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện thì trọngtài sẽ không giảiquyết vụ việc nữa cho dù
đơn kiện, thỏa thuận trọng tài, chứng cứ mà nguyên đơn gửi tới đầy đủ và hợp pháp.
Theo đó, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu trọng
tài giảiquyết vụ tranhchấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
Điều 33 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định, đối với vụ tranhchấp mà pháp
luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định của pháp luật. Còn đối
với vụ tranhchấp mà pháp luật không quy định thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết
vụ tranhchấpbằngtrọngtài là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm, trừ trường hợp bất khả kháng. Khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng
không tính vào thời hiệu khởi kiện.
52
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 37.
53
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 37, 38.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
44
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Khi nhận được đơn kiện, trung tâm trọngtài phải xem xét vụ kiện đó có thuộc thẩm
quyền giảiquyếttranhchấp của mình hay không. Nếu thỏa thuận trọngtài có giá trị pháp
lý thì trung tâm trọngtài sẽ thụ lý đơn kiện và có trách nhiệm giải quyết. Như vậy, đối
với quá trình tố tụng trọngtàitại trung tâm trọngtài bắt đầu từ khi trung tâm trọng tài
nhận được đơn kiện. Đồng thời, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
đơn kiện, trung tâm trọngtài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn,
những tài liệu kèm theo mà nguyên đơn cung cấp và danh sách trọngtài viên của trung
tâm.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo của
của nguyên đơn nếu tranhchấp được giảiquyếttạitrọngtài vụ việc hoặc của nguyên đơn
do trung tâm trọngtài gửi đến trong trường hợp giảiquyếttranhchấptạitrọngtài thường
trực, nếu không có thỏa thuận gì khác, bị đơn có quyền có những ý kiến phản bác một
phần hoặc toàn bộ đơn kiện trong một văn bản. Văn bản đó gọi là bản tự bảo vệ và có nội
dung chủ yếu sau đây được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật trọngtàithương mại
2010:
-
Ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ;
-
Tên và địa chỉ của bị đơn;
Lý lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ, phản biện một phần hay toàn bộ nội dung đơn
kiện của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn về thẩm quyền của trọngtài và trung tâm
trọng tài;
Tên trọngtài viên của trung tâm trọngtài mà bị đơn chọn trong danh sách trọng
tài viên của trọngtài hoặc đề nghị chỉ định trọngtài viên;
-
Theo yêu cầu cầu bị đơn, thời hạn mà bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ và kèm theo
chứng cứ có thể dài hơn 30 ngày nhưng phải trước ngày hội đồng trọngtài mở phiên họp.
Theo quy định tại Điều 36 Luật trọngtàithươngmại 2010 bị đơn có quyền kiện lại
nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Đơn kiện lại phải
được gửi cho hội đồng trọngtài và nguyên đơn (trọng tài vụ việc) hoặc trung tâm trọng
tài (trọng tàithường trực) trước ngày mở phiên họp của hội đồng trọngtàigiảiquyết đơn
kiện của nguyên đơn.
Nguyên đơn phải có bản trả lời đơn kiện lại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được đơn kiện lại. Bản trả lời phải được gửi cho bị đơn và hội đồng trọngtài hoặc trung
tâm trọngtài tùy thuộc vào việc các bên lựa chọn hình thứctrọng tài. Hội đồng trọng tài
sẽ giảiquyết đơn kiện lại cùng một lúc với việc giảiquyết đơn kiện.
2.3.2 Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ, địa điểm tiến hành tố tụng
Ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình tố tụng trọngtài là tiếng nói- chữ viết được
sử dụng trong suốt quá trình tố tụng.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
45
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Để đảm bảo nguyên tắc thỏa thuận, Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định các bên
có quyền thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, nhưng nếu trường hợp
các bên không có thỏa thuận thì vần đề ngôn ngữ sẽ do hội đồng trọngtàiquyết định.
Tương tự như quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Luật trọngtàithương mại, Quy tắc
tố tụng của trung tâm trọngtàiquốctế Việt Nam (VIAC) quy định đối với vụ tranh chấp
có yếu tố nước ngoài, các bên có quyền thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng
trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọngtài sẽ
do hội đồng trọngtàiquyết định.
Như vậy, pháp luật trọngtài Việt Nam và hầu hết các nước đều quy định rất thoáng
cho các bên trong việc lựa chọn ngôn ngữ giảiquyếttranh chấp, bởi nguyên tắc cơ bản và
nổi bật của trọngtài đó là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên về các vấn đề liên
quan đến việc giảiquyếttranhchấp phát sinh, nhằm đảm bảo cho quá trình tố tụng trọng
tài diễn ra linh hoạt, thuận lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc tự do thỏa thuận của các
bên cũng có giới hạn, đó là nội dung thỏa thuận không vi phạm pháp luật quốc gia và trái
với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Địa điểm trọngtài được hiểu là nơi tiến hành các phiên họp xét xử của trọng tài.
Việc chọn địa điểm trọngtài trước tiên phụ thuộc vào quyền của các bên tham gia tranh
chấp. Nhưng nếu các bên không lựa chọn được thì hội đồng trọngtài sẽ tiến hành lựa
chọn địa điểm trọng tài.
Cụ thể, Điều 11 Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định các bên có quyền thỏa
thuận địa điểm giảiquyếttranhchấptại Việt Nam hoặc nước ngoài, nếu không thỏa
thuận được thì hội đồng trọngtàiquyết định nhưng phải bảo đảm thuận tiện cho các bên
trong việc giảiquyếttranh chấp.
Theo Quy tắc tố tụng của trung tâm trọngtàiquốctế Việt Nam (VIAC) quy định:
Việc xét xử được tiến hành tại địa điểm do các bên thỏa thuận hoặc trong trường hợp
không có thỏa thuận, chủ tịch hội đồng trọngtài có thể quyết định việc xét xử tiến hành ở
một địa chỉ điểm khác cho là phù hợp.54
Cũng tương tự như ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, các bên có quyền thỏa
thuận lựa chọn địa điểm giảiquyếttranhchấp ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, nếu
không có thỏa thuận thì sẽ do hội đồng trọngtàiquyết định. Và nếu xác định địa điểm
giải quyếttranhchấp thích hợp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp. Quy
định này góp phần đảm bảo nguyên tắc cơ bản của trọng tài, nguyên tắc tự nguyện.
54
Quy tắc tố tụng trọngtài của Trung tâm trọngtàiquốctế Việt Nam (VIAC), điều 20.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
46
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
2.3.3 Thành lập Hội đồng trọngtài và phiên họp giảiquyếttranh chấp
Quá trình thành lập hội đồng trọng tài:
Để giảiquyếttranhchấp nói chung và tranhchấpthươngmạiquốctế nói riêng phát
sinh giữa các bên đạt được một kết quả thành công thì công việc cần thiết và quan trọng
trong quá trình thực hiện tố tụng trọngtài là phải thành lập một hội đồng trọngtài để giải
quyết các tranhchấp đó. Việc thành lập hội đồng trọngtài mà cơ bản là lựa chọn, chỉ
định trọngtài viên là khâu then chốt, có tầm quan trọng bậc nhất trong trình tự, thủ tục tố
tụng giảiquyếttranhchấpbằng con đường trọng tài.
Về cơ bản, pháp luật trọngtài hầu hết các nước đều quy định cách thức thành lập hội
đồng trọngtài tương tự nhau. Nguyên tắc chung là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của
các bên tham gia trọng tài. Theo quy tắc trọngtài của Viện trọngtài Hà Lan “Nếu các
bên không quy định về số lượng trọngtài viên thì số lượng trọngtài viên được xác định
bởi người quản lý Viện trọng tài” và “Nếu các bên đã thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm
trọng tài viên khác với thủ tục quy định tại Điều 14 thì việc bổ nhiệm trọngtài sẽ được
thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên”.55
Theo đó, Luật trọngtàithươngmại Việt Nam 2010 cũng có quy định tương tự với
pháp luật các nước về vấn đề tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc lựa chọn
trọng tài viên và cách thức thành lập hội đồng trọngtài được quy định tại điều 40, 41
Luật trọngtàithươngmại 2010. Tuy nhiên, về số lượng trọngtài viên tối đa trong một
hội đồng trọngtài lại bị giới hạn, cụ thể: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận về số
lượng trọngtài viên thì hội đồng trọngtài bao gồm ba trọngtài viên”.56 Thực ra, quy
định này không ảnh hưởng gì đến quy tắc tố tụng của các bên bởi vì hội đồng trọng tài
gồm ba trọngtài viên được sử dụng phổ biến trên thế giới và cách cơ cấu thành phần hội
đồng trọngtài này cũng đảm bảo nguyên tắc công bằng, ví dụ số lượng trọngtài viên
tham gia hội đồng trọngtài bao giờ cũng phải là số lẽ (ba hoặc năm người) để đảm bảo
cho việc lựa chọn chủ tịch hội đồng trọngtài và thông qua phán quyết của hội đồng trọng
tài theo nguyên tắc đa số. Theo đó, tại Điều 2, Khoản 3 Quy tắc tố tụng trọngtài của
Trung tâm trọngtàiquốctế Việt Nam (VIAC) cũng đã nêu rõ “Hội đồng trọngtài gồm ba
trọng tài viên hoặc một trọngtài viên duy nhất”.
Luật trọngtàithươngmại 2010 có quy định khá chi tiết việc thành lập hội đồng
trọng tài quy chế và hội đồng trọngtài vụ việc.57 Nếu theo quy định tại điều 41, việc
thành lập hội đồng trọngtài quy chế có thể có sự giúp đở của chủ tịch trung tâm trọng
55
Quy tắc trọngtài của Viện trọngtài Thái Lan, điều 12.1 và 13.1.
56
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 39, khoản 2.
57
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 40, 41.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
47
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
tài thì điều 40, việc thành lập hội đồng trọngtài vụ việc có thể có sự giúp đở của Tòa án.
Luật trọngtài của các nước trên thế giới như Canada, Malaysia hoặc quy tắc tố tụng của
trung tâm trọngtài khác cũng thường quy định rằng nếu một bên hoặc cả hai bên không
chọn được trọngtài viên trong thời hạn quy định thì Tòa án hoặc Ban thư ký trung tâm
trọng tài có quyền can thiệp vào việc thành lập hội đồng trọngtàibằng việc chỉ định
trọng tài viên thay cho các bên.58 Theo pháp luật các nước, Tòa án có thể chọn và chỉ
định trọngtài viên trong cả hai trường hợp giảiquyếttranhchấpbằng hình thứctrọng tài
vụ việc và cả trọngtàithường trực nhưng trong Luật trọngtàithươngmại Việt Nam hiện
hành chỉ quy định tòa án được quyền hỗ trợ các bên chỉ định trọngtài viên đối với hình
thức trọngtài vụ việc mà thôi.
Việc thành lập hội đồng trọngtài được tiến hành kể từ khi nguyên đơn nộp đơn yêu
cầu trọngtài viên hoặc trung tâm trọngtàigiảiquyếttranhchấp phát sinh để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ và việc thành lập hội đồng trọngtài đó cũng được tiến
hành song song với quá trình khởi kiện của các bên, ví dụ như thời hạn để bị đơn nộp bản
tự bảo vệ cho trung tâm trọngtài là 30 ngày kể từ khi nhận được đơn khởi kiện.59
Theo quy định của luật thì khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện thì kèm theo đó là tên
trọng tài viên mà nguyên đơn lựa chọn để giảiquyếttranhchấp và cũng như nguyên đơn
thì bị đơn cũng phải chọn cho mình một trọngtài viên để bảo vệ lại quyền và lợi ích hợp
pháp của họ khi hội đồng trọngtài tiến hành phiên họp giảiquyếttranh chấp. Mỗi một
bên nguyên đơn và bị đơn chỉ được chọn cho mình một trọngtài viên mà thôi, nếu như
trường hợp có nhiều nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ tranhchấp thì họ phải thỏa
thuận với nhau để chọn ra một trọngtài viên duy nhất tham gia giảiquyếttranhchấp của
họ.60
Việc quy định như vậy sẽ góp phần đảm bảo nguyên tắc của trọngtài khi giải quyết
tranh chấp được công bằng và bình đẳng hơn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên vì quy
định như thế sẽ đảm bảo cho số lượng trọngtài viên giữa các bên là bằng nhau, không có
sự chênh lệch nhau về số lượng trọngtài viên trong quá trình giảiquyếttranh chấp, đảm
bảo cho quá trình ra phán quyết được công bằng và chính xác vì theo nguyên tắc thì khi
hội đồng trọngtài ra phán quyết thì sẽ biểu quyết theo đa số. Vì thế, nếu một bên có
nhiều trọngtài viên thì kết quả biểu quyết để ra phán quyết sẽ không được công bằng.
Hơn thế nữa, nếu cùng một vấn đề mà có quá nhiều trọngtài viên cùng đưa ra quan điểm
để bảo vệ quyền lợi thì sẽ không tránh khỏi trường hợp xung đột về ý kiến của các trọng
tài viên cùng bảo vệ lợi ích của một bên đối với nhau, điều này sẽ làm cho việc giải quyết
58
Bùi Ngọc Sơn, Giảiquyếttranhchấpquốctếbằngtrọngtàithương mại, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2006, tr.412.
59
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 35, khoản 2, 3.
60
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 40.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
48
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
tranh chấp tốn nhiều thời gian hơn và các tranhchấp mới có thể phát sinh sẽ làm cho vấn
đề giảiquyết thêm rắc rối.
Trong trường hợp có nhiều bên cùng là nguyên đơn hoặc bị đơn mà các bên không
thể chọn ra cho mình một trọngtài viên duy nhất hoặc nếu mỗi bên đã chọn cho mình
được một trọngtài viên rồi nhưng sau đó hai trọngtài viên được chọn không thỏa thuận
được việc đi đến trọngtài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọngtài thì chủ tịch trung
tâm trọngtài sẽ chỉ định trọngtài viên cho các bên nếu các bên chọn hình thứcgiải quyết
tranh chấpbằngtrọngtài quy chế. Còn đối với việc chọn trọngtài vụ việc giải quyết
tranh chấp, thì trường hợp này một trong các bên sẽ yêu cầu tòa án cấp có thẩm quyền chỉ
định cho họ một trọngtài viên, thông thường thì Tòa án cấp tỉnh nơi cư trú của bị đơn
nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn trong trường hợp bị đơn là tổ chức.
Còn đối với trường hợp nếu bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì tòa án có
thẩm quyền lúc này sẽ là tòa án cấp tỉnh, nơi cư trú hoặc có trụ sở của nguyên đơn.61
Trường hợp các bên thỏa thuận tranhchấp sẽ được giảiquyết bởi một trọngtài viên
duy nhất thì trước khi bị đơn nộp bản tự bảo vệ cho trung tâm trọngtài thì các bên phải
thỏa thuận xong về việc chọn trongtài viên và tên trọngtài viên duy nhất mà các bên lựa
chọn phải được gửi cùng lúc với bản tự bảo vệ của bị đơn. Nếu các bên không thể thỏa
thuận được tên của trọngtài viên duy nhất thì theo yêu cầu của các bên, trung tâm trong
tài sẽ chỉ định trọngtài viên cho các bên. Khi mà các trọngtài viên do các bên lựa chọn
đã thỏa thuận chọn ra một trọngtài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọngtài thì quá
trình thành lập hội động trọngtài sẽ kết thúc. Bước tiếp theo là hội đồng trọngtài sẽ tiến
hành các thủ tục cần thiết để giảiquyếttranhchấp phát sinh giữa các bên. Vậy theo luật
thì trong trường hợp luật quy định cho các bên có quyền tự do lựa chọn trọngtài viên
nhưng nếu các bên không thể lựa chọn được trọngtài viên cho riêng mình thì trung tâm
trọng tài hoặc Tòa án sẽ can thiệp để giúp đở các bên tùy theo hình thứctrọngtài được
lựa chọn để giảiquyếttranh chấp. Với quy định như vậy sẽ làm cho việc giảiquyết tranh
chấp được tiến hành nhanh hơn, hạn chế được tình trạng tranhchấp giữa các bên không
thể giảiquyết được do các bên không thể chọn cho mình một trọngtài viên.
Nhìn chung, giảiquyếttranhchấp theo phươngthứctrọngtài cũng là một phương
thức mang tính tài phán nhưng không giống tòa án, hội đồng trọngtài chỉ được thành lập
khi có đơn yêu cầu giảiquyếttranh chấp, các bên tranhchấp sẽ tham gia vào việc thành
lập hội đồng trọng tài, mà cơ bản là việc lựa chọn trọngtài viên để giảiquyếttranh chấp
cho họ. Đây là quy định phù hợp với nguyên tắc thỏa thuận trong xét xử trọng tài, đồng
thời tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có thể tự do lựa chọn trọngtài viên theo yêu
61
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 7, khoản 2, điểm a.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
49
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
cầu của mình, đáp ứng đầy đủ quyền bình đẳng của các bên trong quá trình giải quyết
tranh chấp.
Phiên họp giảiquyếttranh chấp:
Sau khi hội đồng đã được thành lập và các bên cũng như hội đồng trọngtài đã chuẩn
bị đầy đủ tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài thì lúc
này hội đồng trọngtài sẽ tiến hành mở phiên họp giảiquyếttranh chấp. Trước khi mở
phiên họp thì hội đồng trọngtài sẽ phải gửi giấy triệu tập cho các bên trong thời hạn
chậm nhất là 30 ngày trước ngày mở phiên họp, trong đó quy định thời gian, địa
điểm...tiến hành phiên họp xét xử .62
Một nguyên tắc cơ bản, đồng thời cũng là một ưu điểm nổi bật của trọngtài là phiên
họp được xét xử kín với sự có mặt của các trọngtài viên được lựa chọn hoặc chỉ định làm
thành viên hội đồng trọng tài, thư ký phiên họp và tất cả các bên nguyên đơn, bị đơn
nhằm đảm bảo uy tín, danh dự của các bên và người thứ ba chỉ có thể tham dự phiên họp
nếu như có sự đồng ý của các bên. Pháp luật các nước cũng như luật mẫu UNCITRAL
đều quy định phiên họp diễn ra không công khai, ngoại trừ đó là ý định của các bên về
việc mở một phiên xét xử công khai. Như vậy, tuy là việc mở phiên họp để giải quyết
tranh chấp là thuộc thẩm quyền của hội đồng trọngtài nhưng phải trên nguyên tắc tôn
trọng ý kiến của các bên cũng như quy định của pháp luật, ví dụ như trong trường hợp
không có sự đồng ý của các bên thì hội đồng trọngtài cũng không được cho phép người
thứ ba tham dự phiên họp. Điều này đảm bảo nguyên tắc trọngtàigiảiquyếttranh chấp
không công khai và nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên. Các bên có thể trực tiếp
hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giảiquyếttranh chấp, các bên có
quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong phiên họp xét xử, hội đồng trọngtài sẽ dành cơ hội cho các bên trình bày
quan điểm, các lý lẽ, tài liệu, chứng cứ, nhân chứng của mình về nội dung vụ tranh chấp,
đồng thời các trọngtài viên cũng khuyến khích các bên bổ sung thêm các chứng cứ và
kiểm tra các lập luận, chứng cứ của các bên,63 điều đó thể hiện nguyên tắc được quy định
tại Điều 18 Luật mẫu UNCITRAL về trọngtàithươngmạiquốc tế.64 Theo đó, trong quá
trình tố tụng trọng tài, các trọngtài viên phải đối xử bình đẳng với các bên và đảm bảo
cho họ có cơ hội đầy đủ để trình bày về vấn đề của mình.
Phiên họp giảiquyếttranhchấp về nguyên tắc chỉ được mở một lần và hội đồng
trọng tài cũng chỉ giảiquyếttranhchấp một lần, nếu trong trường hợp hội đồng trọng tài
62
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 54.
63
Dương Thị Thanh Mai, Giảiquyếttranhchấptrongthươngmạiquốc tế, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Hà
Nội, 1999, tr.257.
64
Các bên phải được đối xử một cách côn bằng và mỗi bên phải có cơ hội đầy đủ để trình bày về vụ kiện.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
50
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
đã mở phiên họp mà một trong các bên vắng mặt mà không có lý do thì sẽ được giải
quyết như sau:
Trường hợp thứ nhất, nguyên đơn vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì hội
đồng trọngtài sẽ xem như nguyên đơn rút đơn kiện và sẽ đình chỉ giảiquyếttranh chấp.
Trường hợp thứ hai, bị đơn vắng mặt thì hội đồng trọngtài sẽ giảiquyết vắng mặt bị
đơn.
Với quy định này giống so với tòa án ở chỗ nếu như trong trường hợp tòa án đã mở
phiên tòa mà một trong các bên vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì tòa án sẽ
hoãn phiên tòa,65 còn nếu vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc vắng mặt lần hai thì
tòa án vẫn xét xử. Với quy định như thế góp phần đảm bảo cho việc giảiquyếttranh chấp
đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
Thế nhưng yêu cầu hoãn phiên họp phải phù hợp với tình hình thựctế được hội đồng
trọng tài xem xét và đồng ý thì phiên họp đó mới được hoãn. Trong trường hợp nếu các
bên có lý do chính đáng muốn hoãn phiên họp giảiquyếttranhchấp thì phải thông báo
cho hội đồng trọngtàitrong thời hạn bảy ngày trước ngày mở phiên họp, việc quy định
như vậy nhằm đảm bảo cho quyền lợi của các bên vẫn được bảo đảm và phù hợp với quy
định của pháp luật.
Nếu như theo thủ tục của tòa án thì trong trường hợp hoãn phiên tòa thì không quá
30 ngày phải mở lại phiên tòa thì ở đây theo Luật trọngtàithươngmại hiện hành quy
định thời gian hoãn phiên họp sẽ do hội đồng trọngtàiquyết định có thể ngắn hơn mà
cũng có thể dài hơn 30 ngày, như vậy lúc này hội đồng trọngtài sẽ căn cứ vào tình hình
thực tế để quyết định là sẽ hoãn trong thời gian bao lâu và sẽ mở lại vào lúc nào, chứ
không bị lệ thuộc vào quy định về thời gian nhất định bởi vì căn cứ để hội đồng trọng tài
hoãn phiên họp giảiquyếttranhchấp là theo yêu của của một bên, nên sau khi điều kiện
cần để hoãn phiên họp của các bên không còn nữa thì phiên họp sẽ được mở lại tạo điều
kiện cho hội đồng trọngtài được chủ động hơn trong quá trình giảiquyếttranhchấp của
mình, sau khi xem xét, cân nhắc các chứng cứ, tài liệu của vụ việc và phải tuân thủ quy
định của pháp luật.66
Trong rất nhiều trường hợp, phiên hợp giảiquyếttranhchấp chính là nơi xuất phát ý
tưởng hòa giải của các bên. Theo đó, các bên có thể tự hòa giải hoặc yêu cầu hội đồng
trọng tài hòa giải và cần chú ý đến hệ quả pháp lý của các hình thức hòa giải đó.67
65
Bộ luật tố tụng dân sự 2004, điều 199, 120.
66
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 57.
67
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 58.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
51
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Có thể nói, trong quá trình giảiquyếttranhchấp thì hòa giải là giải pháp quan trọng
góp phần giảiquyết nhanh chóng, không gây mâu thuẫn, căng thẳng và không phí tổn
tiền bạc, thời gian của các bên tranh chấp. Nếu trong tố tụng tòa án, khi xét xử các vụ án
kinh tế, tòa án có nghĩa vụ hòa giải cho các bên và chỉ khi nào không hòa giải được thì
tòa án mới đưa vụ tranhchấp ra xét xử, nếu tòa án xét xử vụ án trước khi hòa giải thì
trường hợp đó là vi phạm thủ tục tố tụng. Còn trong tố tụng trọng tài, hòa giải không phải
là nguyên tắc, không phải là thủ tục bắt buộc nhưng hội đồng trọngtài vẫn phải tôn trọng
việc hòa giải của các bên. Sau khi các bên lựa chọn được trọngtài viên để thành lập hội
đồng trọngtài thì hòa giải được tiến hành bằng việc phân tích, nghiên cứu hồ sơ, thu thập
xác minh chứng cứ của các trọngtài viên trên cơ sở các tài liệu, chứng từ do các bên
cung cấp, trong những trường hợp cần thiết hội đồng trọngtài có thể nhờ tòa án giúp đở
trong việc thu thập chứng cứ. Luật trọngtài các nước quy định rằng trước khi mở phiên
họp xét xử thì các trọngtài viên được lựa chọn trước hết phải đề xuất, vận động các bên
giải quyếttranhchấpbằng con đường hòa giải, tuy nhiên hội đồng trọngtài chỉ có thể
thực hiện hòa giải khi các bên có sự đồng ý. Điều này, thể hiện được nguyên tắc tự
nguyện trong thỏa thuận trọng tài- nguyên tắc cơ bản nhất trong việc giảiquyết tranh
chấp thươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài. Theo tinh thần của Điều 58 Luật
trọng tàithươngmại 2010 thì sau khi nguyên đơn có đơn kiện yêu cầu trọngtàigiải quyết
thì vẫn có hai tình huống xảy ra:
Một là, các bên tự hòa giải, không có sự tham gia của trọng tài, và có yêu cầu trọng
tài công nhận hòa giải thành.
Hai là, các bên yêu cầu trọngtài hòa giải, tức là việc hòa giải có sự tham gia của
trọng tài và nếu hòa giải thành thì hội đồng trọngtài ra quyết định hòa giải thành.
Nếu các bên phải thi hành quyết định này không tự nguyện thi hành thì bên được thi
hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú
hoặc nơi có tài sản của bên có nghĩa vụ thi hành phải thi hành quyết định hòa giải thành
của trọng tài. Quyết định trọngtài có hiệu lực chung thẩm, bắt buộc các bên phải thi hành
mà không bị kháng cáo, kháng nghị, trừ trường hợp quyết định này bị tòa án tuyên hủy
theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, các quy định về phiên họp giảiquyếttranh chấp
được ghi nhận khá cụ thể, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên tranh chấp, sự độc lập,
khách quan, vô tư của các trọngtài viên cũng như tính khả thi của quyết định trọng tài.
2.3.4 Luật áp dụng trong tố tụng trọngtàithươngmạiquốc tế
Đại đa số pháp luật các nước đều dựa trên nguyên tắc được ghi nhận trong Luật mẫu
UNCITRAL, đó là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranhchấp hay sự tự chủ của các
bên tranh chấp. Việc xác định luật áp dụng cho tố tụng trọngtàithươngmạiquốctế chỉ
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
52
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
bị chi phối bởi nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên và nguyên tắc nơi trọngtài tiến
hành xét xử.
Thứ nhất, tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên. Về nguyên tắc thỏa
thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng thươngmạiquốctế không những chi phối việc
chọn luật để điều chỉnh nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó
còn chi phối cả việc thành lập hoặc chọn trọng tài, trong đó bao gồm cả việc đưa ra các
nguyên tắc xét xử hoặc chọn luật trong quá trình tố tụng trọng tài.
Trên thực tế, khi thỏa thuận về luật áp dụng để xét xử tranhchấpbằngtrọng tài, các
bên có thể chỉ định một hội đồng trọngtàithường trực hoặc cũng có thể thỏa thuận thành
lập nên một trọngtài vụ việc. Trong mỗi trường hợp chọn hình thứctrọngtài thì việc
chọn luật áp dụng cho tố tụng trọngtài cũng khác nhau:
Trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn một tổ chức trọngtàithường trực cụ thể
để xét xử tranhchấp của mình thì đồng nghĩa với việc các bên đã thỏa thuận chọn luật để
áp dụng cho việc giảiquyết vụ tranhchấp đó. Bởi vì khi một trọngtàithường trực được
các bên thỏa thuận lựa chọn để xét xử tranhchấp thì cơ quan trọngtài này sẽ áp dụng thủ
tục tố tụng của mình để tiến hành xét xử, nghĩa là hội đồng trọngtài sẽ áp dụng luật được
quy định trong quy chế trọngtài của tổ chức trọngtàithường trực của mình để giải quyết
tranh chấp phát sinh.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận thành lập một trọngtài vụ việc thì việc xác
định luật áp dụng cho tố tụng trọngtài sẽ do các bên tự quyết định, các bên có thể thỏa
thuận xây dựng nên các nguyên tắc tố tụng một cách độc lập và cũng có thể chọn các quy
định về tố tụng của một tổ chức trọngtàithường trực nào đó để áp dụng cho trọngtài mà
các bên đã lập ra. Trong trường hợp các bên lựa chọn các quy định tố tụng của một tổ
chức trọngtàithường trực nào đó thì các quy định này có thể được các bên thỏa thuận
giữ nguyên hoặc được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trước khi áp dụng.
Trường hợp, các bên không có thỏa thuận hoặc luật áp dụng cho tố tụng trọngtài do
các bên thỏa thuận không có những quy định điều chỉnh vụ tranhchấp thì hội đồng trọng
tài giảiquyếttranhchấp đó quyết định lựa chọn luật áp dụng dựa trên các hệ luật của tư
pháp quốctế hoặc có thể sử dụng tập quán thươngmạiquốctế để giảiquyếttranh chấp
nếu việc áp dụng hoặc hệ quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam.68
Nếu so sánh việc chọn luật tố tụng trongtrọngtàithường trực với việc chọn luật tố
tụng trongtrọngtài vụ việc thì việc chọn luật tố tụng dưới hình thứctrọngtài vụ việc có
những ưu điểm và hạn chế nhất định. Như đã đề cập ở trên, việc chọn luật tố tụng cho
68
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 14, khoản 2.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
53
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
trọng tàithường trực hoàn toàn phụ thuộc vào việc chọn trọng tài, theo đó một khi các
bên thỏa thuận chọn trọngtàithường trực thì đương nhiên phải chấp nhận những quy
định về tố tụng của tổ chức trọngtàithường trực này. Như vậy, nguyên tắc tự do lựa chọn
của các bên trên thựctế đã bị hạn chế. Ngược lại, đối với chọn trọngtài vụ việc, các bên
được đảm bảo quyền tự do lựa chọn và không bị lệ thuộc trong việc chọn luật áp dụng
cho tố tụng trọng tài.
Thực tế cho thấy hoạt động trọngtài vụ việc đạt hiệu quả rất cao nếu các bên thực
hiện tốt những điều cam kết trong việc chọn luật tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, nếu các bên
không thiện chí hoặc không có tinh thần hợp tác thì hoạt động của trọngtài vụ việc kém
hiệu quả so với trọngtàithường trực. Bởi vì, trên thực tế, cơ chế giám sát thực hiện hoạt
động của tố tụng trọngtài vụ việc không chặt chẽ bằngtrọngtàithường trực.
Thứ hai là áp dụng nguyên tắc nợi trọngtài xét xử. Một trong những vấn đề quan
trọng liên quan đến việc chọn luật tố tụng cho trọngtài là việc xác định nơi tọa lạc của
trọng tàitrong quá trình xét xử tranh chấp. Về mặt lý luận thì luật tố tụng trongtrọng tài
không chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thứctrọngtài như đã đề cập ở trên, mà nó còn
phụ thuộc vào học thuyết nơi tọa lạc của trọngtài tiến hành xét xử ở đâu thì sẽ áp dụng
luật tố tụng trọngtài của nơi đó. Thuyết này được áp dụng để xác định luật áp dụng cho
trọng tàitrong trường hợp nếu các bên không thỏa thuận chọn luật tố tụng. Do đó, như đã
trình bày ở trên, việc áp dụng thuyết này để xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài
quốc tếthường xảy ra trong trường hợp các bên thành lập trọngtài vụ việc.
Như vậy, việc chọn luật tố tụng trọngtài trước tiên phải tuân thủ theo nguyên tắc tôn
trọng sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Nếu các bên không thỏa thuận thì học thuyết nơi
tọa lạc của trọngtài sẽ được áp dụng để xác định luật điều chỉnh trong tố tụng trọng tài.
2.3.5 Căn cứ hủy phán quyếttrọng tài
Về nguyên tắc, phán quyếttrọngtài là chung thẩm và có giá trị bắt buộc thi hành đối
với các bên và không bị kháng cáo, kháng nghị như bản án, quyết định của tòa án.69
Nhưng không có nghĩa phán quyếttrọngtài là vĩnh cửu và không bị thay đổi hay hủy bỏ
mà trong một số trường hợp nhất định thì phán quyết đó sẽ bị hủy khi các bên liên quan
có yêu cầu và có căn cứ chứng minh yêu cầu đó là phù hợp với các quy định của pháp
luật rằng trong quá trình tố tụng của trọngtài đã có những vi phạm nhất định về điều
kiện, trình tự tiến hành tố tụng trọngtài hoặc trọngtài viên không đảm bảo được nguyên
tắc độc lập, vô tư, khách quan...
69
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 4, khoản 5 và điều 61, khoản 5.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
54
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Sau khi kết thúc quá trình tố tụng và hội đồng trọngtài đã ra phán quyết, một trong
các bên có quyền làm đơn yêu cầu tòa án xem xét việc hủy phán quyếttrọngtài nếu có
căn cứ cho rằng phán quyếttrọngtài thuộc một trong các trường hợp sau:
Một là, không có thỏa thuận trọngtài hoặc thỏa thuận trọngtài vô hiệu. Thỏa thuận
trọng tài là điều kiện quan trọng để tranhchấp phát sinh giữa các bên được giải quyết
bằng con đường trọngtài và một điều đương nhiên là khi các bên không có thỏa thuận
trọng tài trước hoặc sau khi phát sinh tranhchấp hoặc các thỏa thuận đó rơi vào một trong
các trường hợp vô hiệu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật trọngtàithương mại
2010 mà hội đồng trọngtài vẫn giảiquyếttranhchấp và ra phán quyếttrọngtài thì trường
hợp này phán quyếttrọngtài không có giá trị pháp lý và cần bị hủy.
Hai là, thành phần hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọngtài không phù hợp với
thỏa thuận của các bên hoặc trái với quy định của Luật trọngtàithươngmại hiện hành
của Việt Nam. Trường hợp này được Nghị quyết số 01/2014/NQ – HĐTP ngày 20/3/2014
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật trọngtàithươngmại 2010 đã hướng dẫn
một cách chi tiết. Theo đó, tòa án chỉ hủy phán quyếttrọngtài nếu có vi phạm “nghiêm
trọng” tố tụng trọngtài và việc vi phạm này không được hội đồng trọngtài khắc phục.
Cụ thể, theo Điểm b Khoản 2 Điều 14 của Nghị quyết, trong trường hợp các bên có
thỏa thuận về thành phần hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng trọngtài nhưng hội đồng
trọng tàithực hiện không đúng thỏa thuận của các bên hoặc hội đồng trọngtàithực hiện
không đúng quy định Luật Trọngtàithươngmại về nội dung này mà Tòa án xét thấy đó
là những vi phạm “nghiêm trọng” và cần phải hủy nếu hội đồng trọngtài không thể khắc
phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 71
Luật trọngtàithươngmại thì Tòa án hủy phán quyếttrọng tài. Cách áp dụng quy định
theo hướng này nhằm hạn chế được những lạm dụng của bên bị thua kiện vì họ có thể
viện dẫn bất kỳ lỗi nào của trọngtài để yêu cầu tòa án hủy phán quyếttrọngtài bất lợi
cho họ.
Ba là, trong trường hợp vụ tranhchấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng. Về
nguyên tắc, nếu tranhchấp phát sinh không thuộc không thuộc thẩm quyền của hội đồng
trọng tài thì hội đồng phải kịp thời thông báo cho các bên và đình chỉ giảiquyết tranh
chấp.70 Nhưng trong trường hợp này, hội đồng trọngtài đã không làm hoặc khi phát hiện
ra các chi tiết cho thấy trọngtài không có thẩm quyền giảiquyếttranhchấp này nhưng
hội đồng trọngtài đã bỏ qua và vẫn tiến hành giảiquyếttranhchấp thì lúc này các bên có
quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hủy phán quyếttrọngtài vì trọngtài không có thẩm quyền
giải quyếttranhchấp này.
70
Luật trọngtàithươngmại 2010, điêu 43, khoản 1.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
55
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Bốn là, trong trường hợp chứng cứ do các bên cung cấp mà hội đồng trọngtài căn
cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo thì ở đây chúng ta thấy đã có sự vi phạm của một
bên về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và các bên đã có sự lừa dối hoặc bên yêu cầu chứng
minh được trọngtài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh
chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyếttrọngtài . Vì vậy,
trong trường hợp này phán quyếttrọngtài cần phải bị hủy bỏ, tránh gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích chính đáng của bên thua kiện.
Cuối cùng, mặc dù phán quyếttrọngtài chỉ để giảiquyết các tranhchấp phát sinh
giữa các bên, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đã bị xâm phạm
nhưng một điều quan trọng là phán quyết đó không được trái với các nguyên tắc cơ bản
và đạo đức xã hội và các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, tạm chia các lý do này thành hai loại, loại thứ nhất liên quan đến thỏa
thuận trọngtài bao gồm không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọngtài vô hiệu, vụ
tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọngtài và loại lý do thứ hai bao gồm
các trường hợp còn lại. Đối với loại lý do thứ nhất, trường hợp nếu các bên vi pham buộc
phải hủy phán quyếttrọngtài thì hoàn toàn hợp lý, nhưng đối với nhóm lý do thứ hai,
việc vi phạm dẫn đến hủy phán quyếttrọngtài không do lỗi của các bên như do trọng tài
viên nhận tiền, tài sản…thì sao họ phải chịu sự chi phối của tòa án, điều đó đi ngược lại
với ý chí của các bên. Vậy pháp luật có nên quy định việc hủy các phán quyếttrọng tài
đến từ các lý do thứ nhất thì các bên không có quyền đưa vụ tranhchấp ra giảiquyết tại
trọng tài, nếu việc hủy thuộc loại thứ hai thì giữa các bên vẫn còn có thỏa thuận trọng tài
có hiệu lực và các bên có quyền đưa tranhchấp ra giảiquyếttạitrọngtài như đã thỏa
thuận hoặc khởi kiện tại tòa án yêu cầu giảiquyếttranhchấp phát sinh.
Xét về hình thức thì số lượng các căn cứ để hủy phán quyếttrọngtài nêu tại điều
khoản về hủy phán quyếttrọngtài là không nhiều. Tuy nhiên về bản chất, những nguyên
nhân dẫn đến việc hủy quyết định trọngtài lại rất rộng, do có nhiều điều khoản khác được
dẫn chiếu vào. Điều này vô hình chung đã làm mất đi giá trị chung thẩm của phán quyết
trọng tài. Cụ thể, PGS, TS Đỗ Văn Đại, Trọngtài viên Trung tâm Trọngtàiquốctế Việt
Nam (VIAC) cho biết: Luật trọngtàithươngmại được ban hành năm 2010, trong đó có
một mục đích là hạn chế việc hủy phán quyếttrọng tài. Tuy nhiên, sau 3 năm có hiệu lực
của Luật trọng tài, số lượng phán quyết bị hủy tương đối nhiều. Hay theo Ông Phạm Gia
Túc, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định trong thời gian qua, có nhiều quyết định của trung
tâm trọngtài bị tòa án ra quyết định hủy.71
71
Xuân Thân, Hủy phán quyếttrọng tài: Ai giám sát Tòa án?, http://dbv.vn/kinh-te/ha-noi/huy-phan-quyet-trongtai-ai-giam-sat-toa-an-274802.html, [ngày truy cập 22-10-2014].
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
56
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Có lẽ đây là những thách lớn đối với các thẩm phán khi xem xét việc hủy bỏ phán
quyết trọng tài. Và để hạn chế được tình trạng các phán quyếttrọngtài bị hủy do rơi vào
một trong các trường hợp do luật định thì các bên cần phải biết được tầm quan trọng của
thoả thuận trọng tài, khi giao kết hợp đồng các bên cần phải thảo luận vấn đề này một
cách nghiêm túc và cần phải thỏa thuận điều khoản này một cách rõ ràng. Bên cạnh đó,
cần có cơ chế kiểm tra việc tổ chức, thành lập hội đồng trọngtài và giám sát quá trình
tiến hành tố tụng trong việc ra phán quyếttrọngtài nhằm đảm bảo cho việc giải quyết
tranh chấp trung thực, công bằng, khách quan và khả năng thực thi phán quyếttrọng tài
có hiệu quả hơn.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
57
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC
NHỮNG TỒN TẠITRONG HOẠT ĐỘNG GIẢIQUYẾTTRANH CHẤP
THƯƠNG MẠIQUỐCTẾBẰNGTRỌNGTÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Thực trạng giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthức trọng
tài tại Việt Nam
3.1.1 Thuận lợi của trọngtàitronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốc tế
Trên thế giới có nhiều phươngthứcgiảiquyếttranhchấptrongthươngmại quốc
tế như hòa giải, thương lượng, trọng tài, tòa án. Mỗi phươngthức đều có những ưu điểm,
nhược điểm và mang những đặc trưng riêng. Trong đó, trọngtài là một trong những
phương thức được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý đến và lựa chọn sử dụng phổ biến khi
nảy sinh các tranhchấp từ các hợp đồng thương mại, nhất là các hợp đồng ngoại thương.
Sở dĩ, người ta ưa chuộng trọngtài là vì cơ chế giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài mang
những đặc điểm phù hợp với tính đặc thù của tranh chấp, cụ thể là tranhchấpthương mại
đặc biệt khi tranhchấp này lại có yếu tố nước ngoài.
Trong hoạt động kinh doanh thươngmại nói chung và thươngmạiquốctế nói
riêng, khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên luôn mong muốn việc tiến hành thực hiện
hợp đồng sẽ diễn ra một cách suông sẽ. Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận nên phần lớn
các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, từ đó dẫn đến mâu thuẫn,
tranh chấp phát sinh. Việc giảiquyếttranhchấp giữa các bên không chỉ mất thời gian,
gây khó khăn, chậm trễ trong quá trình hoạt động kinh doanh về sau của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, đặc biệt là bí mật kinh doanhmột loại quyền tài sản mà tất cả các doanh nghiệp cố gắng bảo vệ. Tuy nhiên, để vừa giải
quyết được tranhchấp một cách nhanh chóng, vừa bảo vệ được bí mật kinh doanh và
niềm tin nơi khách hàng thì không phải là dễ, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân
nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn phươngthứcgiảiquyếttranhchấp phù hợp, đáp ứng mục
tiêu đề ra. Và hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, trọngtài là một trong những
lựa chọn sáng suốt và phù hợp trong việc giảiquyếttranhchấp tư- tranhchấpthương mại
quốc tế.
Thực tiễn hoạt động giảiquyếttranhchấp kinh doanh thươngmại cho thấy việc
giải quyếttranhchấpbằngtrọngtài có một số ưu điểm như giữ uy tín, bí mật kinh doanh;
quyền chọn trọngtài viên, thủ tục đơn giản; hoạt động của hội đồng trọngtài diễn ra liên
tục; tôn trọng ý chí tự do thỏa thuận của các bên, đảm bảo giảiquyết nhanh chóng các
tranh chấp, tiết kiệm thời gian và phán quyếttrọngtài có tính chung thẩm.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
58
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
3.1.1.1 Đảm bảo bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp cho các thương
nhân có liên quan đến vụ tranh chấp
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, thương hiệu kinh doanh là một phần đóng vai
trò quan trọng, góp phần khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thương trường nội
địa, thậm chí thị trường của nước ngoài. Để tạo ra một thương hiệu nổi tiếng và được
nhiều người tiêu dùng ưa chộng sử dụng thì doanh nghiệp ít nhiều cũng có uy tín và
những bí quyết riêng cần được bảo vệ để tạo nên tên tuổi của doanh nghiệp, đó được gọi
là bí mật kinh doanh, đặc biệt là những bí mật liên quan đến bí quyết công nghệ, chất
lượng sản phẩm, bí quyết marketing. Nếu các bí mật liên quan đến hoạt động kinh doanh
của họ bị công khai thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu và các
hoạt động kinh doanh, hợp tác khác của họ trên thương trường.
Vì vậy, khi các bên doanh nghiệp tiến hành ký kết, tham gia hợp đồng thương mại
quốc tế, các bên đều mong muốn hợp đồng được thực hiện một cách thuận lợi, tuy nhiên
do quy luật cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận nên vệc xảy ra tranhchấp giữa các bên
trong hợp đồng là điều tất yếu. Dự liệu được tình hình trên, các bên đã thống nhất thỏa
thuận lựa chọn phươngthứcgiảiquyếttranhchấp một cách êm ấm, nhẹ nhàng và trọng
tài là một trong các phươngthứcgiảiquyếttranhchấp hiện nay được các doanh nghiệp
tin tưởng lựa chọn. Việc xét xử tranhchấpthươngmạiquốctếbằngtrọngtài trên thực tế
đã làm giảm đáng kể mức độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra
trong một không gian kín, mang nặng tính trao đổi, thương lượng để tìm ra sự thật khách
quan của vụ việc. Khác với nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án, trọngtài hoạt động
theo nguyên tắc xét xử kín, chỉ có hội đồng trọng tài, các bên tranhchấp và những người
có nghĩa vụ khác như người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các
bên mới có quyền tham gia phiên họp xét xử của trọng tài,72 vì thế nội dung vụ tranh
chấp và các quyết định của trọngtài không được công khai, trừ trường hợp được sự đồng
ý của các bên. Điều này được thể hiện thông qua nghĩa vụ của trọngtài viên “giữ bí mật
nội dung vụ tranhchấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”.73
Bên cạnh đó, một số trung tâm trọngtài cũng có quy định “trong quá trình điều tra
trước và trong phiên họp xét xử, trọngtài viên có nghĩa vụ giữ bí mật ý kiến, quan điểm
của mình và những thành viên khác trong ủy ban trọng tài, đồng thời khi vụ kiện kết thúc,
trọng tài viên có nghĩa vụ giao nộp toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ kiện cho Thư ký trọng
72
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 55, khoản 2.
73
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 21, khoản 3.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
59
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
tài đó lưu giữ”.74 Đây là điểm khác biệt so với việc giảiquyếttranhchấptại tòa án và là
ưu điểm nổi trội của phươngthứctrọng tài.
Như vậy, việc xét xử tranhchấpthươngmại nói chung và thươngmạiquốctế nói
riêng bằngtrọngtài sẽ đảm bảo bí mật kinh doanh không bị tiết lộ và việc thắng thua
trong tố tụng trọngtài vẫn giữ được mối hòa khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là
điều kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh thươngmại giữa các đối tác. Bởi
lẽ, tố tụng trọngtài là tự nguyện, xét xử tạitrọngtài sẽ làm giảm mức độ xung đột căng
thẳng của những bất đồng trên cơ sở câu hỏi gợi mở, sự thiện chí, hợp tác giữa các bên.
Đó là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện
chí đối với nhau và đặc biệt sự tự nguyện thi hành quyết định trọngtài của một bên sẽ
làm cho bên kia có sự tin tường tốt hơn trong quan hệ làm ăn hiện tại và trong tương lai.
3.1.1.2 Giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài có thủ tục đơn giản, đảm bảo giải
quyết nhanh chóng các tranh chấp, tiết kiệm thời gian, công sức
Với các doanh nghiệp, thời gian được xem như “vàng bạc”. Khi quyết định giao
kết hợp đồng, tiến hành đầu tư một vụ làm ăn, điều mà các doanh nghiệp muốn hướng
đến chính là lợi nhuận. Nhưng do quy luật cạnh tranh- nguyên nhân tất yếu dẫn đến các
tranh chấp phát sinh trong hoặc sau quá trình thực hiện hợp đồng là điều không thể tránh
khỏi. Khi tranhchấp xảy ra thì các bên đều mong muốn tranhchấp được giảiquyết một
cách thuận lợi, nhanh chóng và dứt điểm, tránh tình trạng tranhchấp kéo dài gây khoản
thiệt hại lớn hơn so với số tiền lợi nhuận mà doanh nghiệp muốn hướng đến khi ký kết
hợp đồng thươngmạiquốc tế.
Để hạn chế tối đa thiệt hại đã và có thể xảy ra, doanh nghiệp nên lựa chọn giải
quyết tranhchấp phát sinh tạitrọng tài. Vì đây là hình thức có thủ tục tiện lợi, linh hoạt
và mềm dẻo. Xuất phát từ nguyên tắc trọngtài tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các
bên nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép, cụ thể là Luật trọngtàithương mại
2010 nên các bên có thể đặt ra những thủ tục tố tụng trọngtài đơn giản, thuận lợi, góp
phần chủ động được thời gian, đảm bảo việc giảiquyếttranhchấp nhanh chóng, dứt
điểm. Theo đó, các bên được tự do thỏa thuận về toàn bộ các vấn đề của quá trình tố tụng
và hội đồng trọngtài phải dựa trên bản thỏa thuận trọngtài của các bên để tiến hành giải
quyết tranhchấp đúng pháp luật. Ví dụ các bên có thể quyết định số lượng trọngtài viên
của hội đồng trọng tài, cách thức chỉ định trọngtài viên, luật áp dụng, thời gian, ngôn
ngữ, địa điểm giảiquyết vụ tranh chấp.
74
Điều 2, 3 Quy tắc 3: Bí Mật, của Quyết định 252 ngày 1 tháng 8 năm 1996 của Chủ Tịch Phòng Thươngmại và
Công nghiệp Việt Nam ban hành quy chế đạo đức trọngtài viên của Trung tâm TrọngtàiQuốctế Việt Nam.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
60
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Khác với tố tụng tại tòa án, các bên tranhchấp phải có mặt theo giấy triệu tập của
tòa án, trường hợp một trong các bên vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì lúc
này tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa, nếu không có lý do chính đáng hoặc vắng mặt
lần hai thì khi đó tòa án vẫn xét xử vắng mặt họ hoặc đình chỉ giảiquyếttranh chấp. Còn
đối với tố tụng trọng tài, do các bên được quyền tự do thỏa thuận đặt ra các quy tắc tố
tụng nên các bên có thể chủ động được thời gian, tránh trường hợp nguyên đơn bị trọng
tài đình chỉ giảiquyếttranhchấp hoặc việc giảiquyết vắng mặt bị đơn, ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Ngoài ra, so với tòa án thì thời gian giảiquyết vụ
việc tạitrọngtàithươngmạithường ngắn hơn, cụ thể như thời gian giảiquyết một vụ
tranh chấptại Trung tâm trọngtàiquốctế Việt Nam (VIAC) thường khoảng 4 tháng
nhưng nếu tố tụng ở tòa án, tuân thủ đầy đủ các quy trình phải mất hết 12 tháng, có khi
phải tới vài năm.
Với nguyên tắc trọngtài tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên góp phần
đảm bảo cho việc giảiquyếttranhchấp đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên.
3.1.1.3 Trọngtài tôn trọng ý chí tự do thỏa thuận của các bên
Vì trọngtài là phươngthứcgiảiquyếttranhchấpthươngmại và cả thươngmại có
yếu tố nước ngoài không mang ý chí quyền lực nhà nước mà chủ yếu được giảiquyết dựa
trên nền tảng ý chí tự do thống nhất thỏa thuận lựa chọn của các bên. Điều này được thể
hiện thông qua các bên được quyền thỏa thuận về tất cả các vấn đề của việc giải quyết
tranh chấpbằngtrọng tài. Cụ thể trong bản thỏa thuận trọng tài, chủ thể liên quan đến
tranh chấp có thể thỏa thuận về việc lựa chọn phương thức, hình thức tổ chức trọng tài,
địa điểm giảiquyếttranh chấp, ngôn ngữ sử dụng trong quá trình tố tụng, luật áp dụng,
trình tự, thủ tục lựa chọn, thay đổi trọngtài viên để thành lập hội đồng trọng tài, cả việc
lựa chọn tòa án để hỗ trợ trọngtàitrong quá trình giảiquyếttranh chấp,75 và thời điểm
bắt đầu tố tụng trọng tài.76
Một quy định quan trọng thể hiện rõ ý chí tự do thỏa thuận của các bên đó là
thương lượng, hòa giảitrong quá trình hội đồng trọngtàigiảiquyếttranh chấp, theo đó
quy định này được áp dụng trong hai trường hợp:
Một là, các bên được quyền tự do thỏa thuận, thương lượng với nhau để hòa giải
hoặc yêu cầu hội đồng trọngtài hòa giải để các bên thỏa thuận về việc giảiquyết tranh
chấp.77
75
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 7, khoản 1.
76
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 31.
77
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 9.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
61
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Hai là, các bên tự mình thỏa thuận, thương lượng chấm dứt việc giảiquyết tranh
chấp, nếu các bên đạt được sự thỏa thuận chấm dứt việc giảiquyếttranhchấp thì có
quyền yêu cầu chủ tịch trung tâm trọngtài ra quyết định đình chỉ giảiquyếttranh chấp.78
Đây vừa là quyền của của các bên, đồng thời cũng là nghĩa vụ của các trọng tài
viên. Tuy lĩnh vực mà các bên được quyền thương lượng, hòa giải là khác nhau nhưng
thời điểm các bên được thực hiện quyền đó là giống nhau, thời điểm đó được tính kể từ
thời điểm bắt đầu tiến hành tố tụng trọng tài.
79
Như vậy, trọngtàithươngmại là phươngthứcgiảiquyếttranhchấp đề cao nguyên
tắc tự nguyện và tôn trọng chí ý tự do thống nhất thỏa thuận của các bên, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để việc giảiquyếttranhchấp được tiến hành và diễn ra một cách thuận lợi,
suông sẽ.
3.1.1.4 Hoạt động của Hội đồng trọngtài diễn ra liên tục
Hoạt động xét xử của trọngtài là liên tục vì hội đồng trọngtài xét xử vụ kiện là do
các bên thỏa thuận lựa chọn hoặc được chỉ định, các trọngtài viên là người có nghĩa vụ
giải quyết vụ kiện nên họ có điều kiện nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ
việc. Không chỉ vậy, trọngtài còn hỗ trợ các bên đạt được một thỏa thuận khi tiến hành
hòa giải hoặc giảiquyếttranhchấp thông qua đàm phán, góp phần tiết kiệm thời gian và
tăng hiệu quả giảiquyếttranh chấp. Điều mà ít xảy ra trong tố tụng thươngmạitại các
phiên tòa xét xử tranhchấp vì tòa án phải giảiquyết nhiều vụ tranhchấp cùng một lúc, do
đó tình trạng án tồn động là không thể tránh khỏi.
3.1.1.5 Khi xét xử, trọngtài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của
các chuyên gia thông qua quyền chọn trọngtài viên của các bên
Với phươngthứctrọng tài, việc giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế được
tiến hành bởi hội đồng trọngtài gồm một hoặc nhiều trọngtài viên. Trọngtài viên đóng
vai trò quan trọngtrong tố tụng trọng tài, là người xét xử và ban hành phán quyết trọng
tài. Việc giảiquyếttranhchấp có công bằng, khách quan, phán quyếttrọngtài có đúng
pháp luật và mang tính khả thi hay không thì cũng phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng
lực và phẩm chất nghề nghiệp của các trọngtài viên. Vì vậy, khi giảiquyếttranh chấp,
trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia và điều này
được thể hiện ở quyền lựa chọn trọngtài viên của các bên.
Việc lựa chọn trọngtài viên được quy định tại Điều 39, 40, 41, 42 Luật trọng tài
thương mại 2010, các bên có thể lựa chọn một hội đồng trọngtài dựa trên trình độ, năng
78
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 38.
79
Điều 4 Quy tắc 4: Cần Mẫn của Quyết định 252 ngày 1 tháng 8 năm 1996 của Chủ Tịch Phòng Thươngmại và
Công nghiệp Việt Nam ban hành quy chế đạo đức trọngtài viên của Trung tâm TrọngtàiQuốctế Việt Nam.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
62
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
lực, sự hiểu biết vững vàng của họ về pháp luật trọngtàithương mại. Đồng thời, với
những vụ việc tranhchấp có tính chuyên ngành cao, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh
vực khác nhau như bảo hiểm, đất đai, xây dựng, tài chính..., thì đòi hỏi trọngtài viên còn
là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đó.
Luật trọngtàithươngmại 2010 cũng đã quy định rõ tiêu chuẩn trọngtài viên.
Theo đó, tại điều 20 có quy định rõ cá nhân có năng lực hành vi dân sự, có trình độ đại
học trở lên và đã qua thựctế công tác từ năm năm trở lên có thể làm trọngtài viên. Đặc
biệt, luật dành cho các trung tâm trọngtài quyền được đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn đối
với các trọngtài viên trong danh sách của mình.80 Trong trường hợp đặc biệt, các bên
đương sự có thể lựa chọn trọngtài viên dựa trên niềm tin của họ vào tính chuyên nghiệp,
kiến thức chuyên môn, uy tín của các cá nhân đó và trong trường hợp đó thì nhà chuyên
môn nào cũng có thể được các bên chọn làm trọngtài cho vụ việc tranhchấp của họ.81
Luật trọngtàithươngmại 2010 cũng không đề cập đến quốc tịch của trọngtài viên. Điều
này có nghĩa là người nước ngoài cũng có thể được chỉ định làm trọngtài viên ở Việt
Nam nếu như các bên tranhchấp hoặc tổ chức trọngtài tín nhiệm họ. Quy định này đáp
ứng nhu cầu thựctếtronggiai đoạn Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tếquốc tế. Đồng
thời việc quy định những trọngtài viên phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và năng lực
chuyên môn sẽ đảm bảo cho việc giảiquyếttranhchấp nhanh chóng và đúng đắn.
Bên cạnh yêu cầu về kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn, pháp luật trọng tài
thương mạiquốctế và Việt Nam còn đặt ra tiêu chí phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của
trọng tài viên. Với đặc thù là cơ chế giảiquyếttranhchấp tư, thẩm quyền được hình
thành dựa trên sự thỏa thuận của các bên, trọngtài luôn nhấn mạnh các tiêu chuẩn vô tư,
khách quan và tính trung lập của trọngtài viên. Điều này được thể hiện rõ thông qua quy
định về quyền và nghĩa vụ của trọngtài viên tại Điều 21 Luật trọngtàithương mại
2010,82 hay tại Điều 9 Điều lệ tổ chức của Trung tâm TrọngtàiQuốctế Việt Nam cũng
khẳng định: “Các trọngtài viên phải thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, vô tư, khách
quan trong toàn bộ quá trình giảiquyếttranh chấp”.83
80
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 20, khoản 3.
81
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 20, khoản 1, điểm c.
82
Độc lập trong việc giảiquyếttranh chấp
Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp
Giữ bí mật nội dung vụ tranhchấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp khác
Bảo đảm giảiquyếttranhchấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời
Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
83
Quyết định 252 ngày 1 tháng 8 năm 1996 của Chủ Tịch Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam ban hành
quy chế đạo đức trọngtài viên của Trung tâm TrọngtàiQuốctế Việt Nam.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
63
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Bên cạnh đó, để đảm bảo được tính trung lập, khách quan, một số trung tâm trọng
tài đã đưa ra một số giới hạn về tiêu chí quốc tịch của trọngtài viên. Theo quy tắc tố tụng
của Tòa án trọngtàiquốctế của Phòng thươngmạiquốctế (ICC), trọngtài viên duy nhất
hoặc chủ tịch hội đồng trọngtài phải là người có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên
tranh chấp.84
Như vậy, pháp luật trọngtàithươngmại cho phép các bên sử dụng kinh nghiệm
của các chuyên gia, những cá nhân có năng lực, trình độ kiến thức chuyên môn cao,
phẩm chất nghề nghiệp tốt thông qua việc lựa chọn trọngtài viên trong quá trình thành
lập hội đồng trọng tài. Quy định này rất thoáng, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên
và đảm bảo cho việc giảiquyết nhanh chóng, khách quan, công bằng và đúng pháp luật.
3.1.1.6 Phán quyết của trọngtài có tính chung thẩm
Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận và tôn trọng quyền định đoạt của các
bên, từ việc lựa chọn trọngtài viên cũng như thủ tục tố tụng trọngtàitrong việc giải
quyết tranhchấpthươngmạiquốctế nên phán quyết của trọngtài có giá trị chung thẩm.
Phán quyết của trọngtài sẽ được thi hành nếu phán quyết đó là hợp pháp, các bên phải
nghiêm chỉnh chấp hành và không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Phán quyết trọng
tài được thi hành ngay nhằm đáp ứng yêu cầu khôi phục ngay những tổn thất về tiền,
hàng trong kinh doanh thương mại.Vấn đề này được quy định tại Khoản 5 Điều 61 Luật
trọng tàithươngmại 2010.85 Không giống với tòa án, việc xét xử tạitrọngtài chỉ diễn ra
ở một cấp xét xử. Hội đồng trọngtài ra phán quyết thì đã hoàn thành nhiệm vụ của mình
và chấm dứt sự tồn tại. Đây là điểm khác biệt cũng như là ưu điểm của phươngthức giải
quyết tranhchấpbằngtrọngtài so với tòa án. Như vậy, tránh được tình trạng dây dưa
kéo dài, gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Bên cạnh đó, do trọngtài là phươngthứcgiảiquyếttranhchấp mà theo đó các bên
có quyền tự do thống nhất thỏa thuận các vấn đề về trọngtài để trọngtài có thể tiến hành
tố tụng, trong đó có giai đoạn lựa chọn trọngtài viên để thành lập hội đồng giải quyết
tranh chấp. Pháp luật trọngtài Việt Nam và các nước trên thế giới đều quy định những
tiêu chuẩn nhất định để được trở thành trọngtài viên. Tại Việt Nam, Luật trọng tài
thương mại 2010 quy định một trọngtài viên phải đáp ứng hai yêu cầu, đó là có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ đại học và đã qua công tác theo ngành đã học từ năm
năm trở lên. Như vậy, một người muốn làm trọngtài viên thì phải có bằng đại học trở lên
và đã có kinh nghiệm trong ngành tối thiểu năm năm. Trường hợp chuyên gia có trình độ
84
Quy tắc trọngtài của Phòng thươngmạiquốctế ICC năm 1998, điều 9, khoản 5.
85
Phán quyếttrọngtài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày thi hành.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
64
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
chuyên môn cao và có bề dày kinh nghiệm thực tiễn mà muốn trở thành trọngtài viên thì
pháp luật hoàn toàn công nhận mà không cần đáp ứng hai tiêu chí trên. Trên thực tế, do
các bên có quyền tự do thỏa thuận trong việc giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài nên đối
với vấn đề chọn trọngtài viên, các bên thường chọn những chuyên gia giàu kinh nghiệm
và am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực thuộc vụ tranh chấp. Do đó, phán quyết của trọng tài
thường chính xác, khách quan, có độ tin cậy cao và không bị chi phối bởi yếu tố chính trị.
3.1.1.7 Phán quyết của trọngtài được công nhận và cho thi hành ở nước
ngoài
Giải quyếttranhchấp theo trọngtài được sự công nhận của quốc tế. Trọng tài
thương mại là tổ chức tài phán tư, không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù
hợp để giảiquyếttranhchấp mà giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau. Vì vậy, họ rất
thích chọn trọng tài, nhất là trọngtài của nước thứ ba để đảm bảo tính khách quan trong
việc giảiquyếttranh chấp. Trong Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi
hành quyết định trọngtài nước ngoài, đã quy định rằng các nước thành viên của công ước
này có nghĩa vụ công nhận và cho thi hành phán quyếttrọngtài của nước bên kia cũng là
thành viên.
Cho đến nay đã có nhiều Công ước quốctế về trọngtàithươngmại được ký kết và
phê chuẩn bởi nhiều quốc gia như Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành
các quyết định của trọngtài nước ngoài, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, do đó các phán quyết của trọngtài được công nhận rộng rãi hơn và dễ
thực thi hơn so với các quyết định, bản án của tòa án.
Đây là một ưu thế quan trọng đối với các quyết định trọngtài có yếu tố nước ngoài.
Với những ưu điểm như vậy, việc giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài đã ngày càng trở
thành một phươngthức tố tụng thươngmại hữu hiệu, đặc biệt là thươngmạiquốctế và
được các bên lựa chọn bên ngoài tố tụng bằng tòa án.
3.1.2 Hạn chế của trọngtàitronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốc tế
Trong khi trên thế giới trọngtài là phươngthứcgiảiquyếttranhchấp khá phổ biến
và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực thươngmạiquốc tế. Thì tại Việt Nam,
trọng tài này vẫn còn tồn tại một số rào cản khiến phươngthức này chưa phổ biến rộng
rãi và các doanh nghiệp còn e ngại trong việc lựa chọn để giảiquyếttranh chấp. So với
các trung tâm trọngtàiquốctếtrong khu vực và trên thế giới, trong năm 2011 số vụ tranh
chấp thươngmại được giảiquyếtbằngtrọngtài mà tiêu biểu là tại VIAC ( Trung tâm
trọng tàiquốctế Việt Nam bên cạnh Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam) thì
chỉ có 83 vụ, chiếm khoảng 11% tổng số tranhchấpthương mại. Trong khi đó, đội ngũ
trọng tài viên của VIAC không ngừng được mở rộng, trong hai quý đầu năm 2012, VIAC
đã kết nạp thêm 37 trọngtài viên, trong đó có 12 trọngtài viên nước ngoài, nâng tổng số
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
65
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
trọng tài viên của Trung tâm lên 151 người, tăng gần 30% so với năm 2009. 86Điều đó
cho thấy tình trạng nhiều doanh nghiệp chựa thực sự quan tâm và tin tưởng vào phương
thức trọngtàithương mại.
Trong thực tiễn giảiquyếttranhchấptrong những năm qua, có thể thấy vấn đề này
xuất phát từ nhiều nguyên nhân như doanh nghiệp chưa am hiểu và nắm vững về kiến
thức pháp luật trọngtàithươngmại để có thể tự tin, yên tâm lựa chọn áp dụng phương
thức này cho việc giảiquyếttranhchấp phát sinh trong hoạt động thươngmại của mình,
nhưng lý do cơ bản và chủ yếu nhất là xuất phát từ chính bản thân cơ chế trọngtài còn
bộc lộ một số hạn chế trong quá trình giảiquyếttranhchấp khiến các doanh nghiệp còn e
ngại trong việc lựa chọn giảiquyếttranhchấpbằngphươngthứctrọng tài.
Luật trọngtàithươngmại Việt Nam 2010 hiện nay mặc dù đáp ứng phần nào yêu
cầu thực tế, song sau một thời gian đi vào hoạt động đã bộc lộ nhiều thiếu soát như cơ
chế thi hành phán quyếttrọngtài chưa được đảm bảo và còn bất cập, căn cứ hủy phán
quyết còn quá rộng, bất hợp lý làm cho phán quyếttrọngtài dễ đứng trước nguy cơ bị
hủy, thời hiệu khởi kiện và giảiquyếttranhchấp còn chưa rõ ràng, một số trọngtài viên
có kiến thức, năng lực nghề nghiệp còn chưa cao.
3.1.2.1 Chưa có cơ chế thi hành phán quyếttrọngtài và cũng không có đơn
yêu cầu thi hành phán quyếttrọngtài của bên được thi hành
Cơ chế giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài có tính ràng buộc các bên đương sự về
mặt pháp lý. Phán quyếttrọngtài có giá trị chung thẩm, các bên có nghĩa vụ phải thi hành
và không thể bị kháng cáo, kháng nghị, trừ khi quyết định hủy phán quyếttrọngtài có
hiệu lực pháp luật. Do các bên đương sự đã tự nguyện lựa chọn và tín nhiệm người phán
xử cho mình thì về nguyên tắc đương nhiên phải phục tùng phán quyết của người đó. Và
hơn nữa, bản thân tố tụng trọngtài là tố tụng một cấp và phán quyếttrọngtài khi ban
hành có giá trị chung thẩm.
Tuy trọngtài là phươngthứcgiảiquyếttranhchấp được thể hiện dưới hình thức tổ
chức phi chính phủ, nhưng trong quá trình tố tụng, trọngtài được hỗ trợ đảm bảo về mặt
pháp lý của tòa án trên nhiều mặt: Xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài; giải
quyết khiếu nại về thẩm quyền của hội đồng trọng tài; xét đơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài; công nhận và thi hành phán quyếttrọng tài.
86
Trần Thị Lan Hương- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Cơ quan Bộ tài chính, Giảiquyếttranhchấp thương
mại quốctếbằngphươngthứctrọng tài: Thực tiễn tại Việt Nam, http://tapchitaichinh.vn/Phap-luat-Kinhdoanh/Giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-trong-tai-Thuc-tien-tai-Viet-Nam/49610.tctc, [ngày truy cập 21-102014].
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
66
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Bên cạnh đó, kết quả của việc giảiquyếttranhchấpthươngmại thông qua phương
thức trọngtài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tại Điều 66 Luật trọngtàithươngmại năm 2010 quy định về quyền yêu cầu thi hành
phán quyếttrọng tài:
“1. Hết thời hạn thi hành phán quyếttrọngtài mà bên phải thi hành phán quyết
không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyếttrọngtài theo quy định
tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyếttrọngtài có quyền làm đơn yêu
cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyếttrọng tài.
2. Đối với phán quyết của Trọngtài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn
yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyếttrọngtài sau khi
phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này”.
Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp, cụ thể là cơ quan thi hành án dân sự, phán
quyết trọngtài được thi hành một cách triệt để tạo điều kiện cho tranhchấp được giải
quyết dứt điểm, tránh tình trạng một bên kéo dài thời hạn thi hành án gây ảnh hưởng đến
các bên có quyền lợi liên quan. Đây là một biện pháp đảm bảo phán quyết của trọngtài sẽ
được thi hành bởi cơ quan thi hành án trong trường hợp bên phải thi hành phán quyết
không tự nguyện thi hành.
Phân tích quy định tại Điều 66 Luật trọngtàithươngmại 2010, có thể chia ra hai
trường hợp:
Thứ nhất, nếu bên được thi hành phán quyếttrọngtài gặp trở ngại khách quan
hoặc sự kiện bất khả kháng sau 30 ngày kể từ ngày hết hạn thi hành phán quyết trọng
tài.87
Thứ hai, nếu bên được thi hành phán quyếttrọngtài bị chết, bị mất năng lực hành
vi dân sự hoặc có quyết định của tòa án tuyên bố người đó chết, mất tích, vắng mặt có
hiệu lực pháp luật nếu bên được thi hành là cá nhân, hay bên được thi hành là tổ chức bị
chia, tách, chuyển đổi hình thức.
Trong cả hai trường hợp trên, nếu bên được thi hành không có người thừa kế hoặc
người đại diện theo pháp luật hay tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ tiến hành làm đơn
yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền cưỡng chế thi hành phán quyết trọng
tài,88 thì vấn đề này sẽ được giảiquyết ra sao? Bởi theo quy định của pháp luật, người có
quyền làm đơn yêu cầu cơ quan tư pháp có thẩm quyền cưỡng chế bên kia thi hành phán
quyết trọngtài chính là bên được thi hành phán quyết, nhưng nếu họ không thể yêu cầu
87
Bộ luật Dân sự 2005, điều 161, khoản 1.
88
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 5, khoản 2, 3.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
67
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
và cũng không có người được chuyển giao quyền đó tiến hành yêu cầu thì trong trường
hợp này, pháp luật hoàn toàn không có quy định thi hành.
Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy được một thiếu sót vô cùng quan trọng của pháp
luật trọng tài, đó là trường hợp bên phải thi hành phán quyếttrọngtài đã không tự nguyện
thi hành phán quyếttrong thời hạn quy định mà bên được thi hành cũng không làm đơn
yêu cầu đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyếttrọngtài thì
vấn đề này sẽ được giảiquyết như thế nào? Pháp luật trọngtài cũng không đặt quy định
trong trường hợp này. Thêm vào đó, trọngtàithươngmại là một chủ thể ra phán quyết
nhưng là tổ chức phi chính phủ nên không có thẩm quyền cưỡng chế nhà nước. Phải
chăng trong các trường hợp trên, tuy phán quyếttrọngtài có giá trị pháp lý chung thẩm
nhưng trên thựctế cơ chế thi hành phán quyếttrọngtài lại không thể nào thực hiện được.
Đây chính là các lỗ hổng, điểm bất cập lớn của pháp luật đòi hỏi các cơ quan lập pháp
cần đưa ra những quy định phù hợp để khắc phục và hoàn thiện pháp luật trọng tài, tiêu
biểu là Luật trọngtàithươngmại 2010.
3.1.2.2 Cơ chế thi hành phán quyếttrọngtài chưa được đảm bảo
Hiệu quả thi hành phán quyếttrọngtàithươngmại mặc dù được hỗ trợ từ phía cơ
quan thi hành án cấp tỉnh nhưng nói chung vẫn còn thấp. Một trong những lý do quan
trọng khiến doanh nghiệp ít sử dụng trọngtài để xử lý tranhchấp là do hiệu quả thi hành
án chưa cao, doanh nghiệp còn e ngại khả năng phán quyếttrọngtài được thi hành trong
trường hợp bên có nghĩa vụ thi hành phán quyếttrọngtài không tự nguyện thi hành phán
quyết trọng tài. Sư thành công của trọngtài phụ thuộc rất nhiều vào việc phán quyết trọng
tài có được thi hành hay không. Khi các bên kinh doanh đã lựa chọn trọngtài để giải
quyết tranhchấp thì điều mà họ hướng đến là sự đền bù về tiền bạc, chứ không phải một
phán quyếttrọngtài mà không được thi hành. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu yêu cầu thi
hành phán quyết của trọngtài có tính khả thi hay không khi hiện nay khối lương án thi
hành trong thi hành án dân sự còn tồn động rất lớn. Đây rõ ràng là quy định chưa thể thực
hiện được trong hoàn cảnh hiện tại. Cơ quan thi hành án dân sự chưa thể gánh vác thêm
nhiệm vụ mới khi công tác thi hành án vẫn đang là một vấn đề. Vì vậy, quyền yêu cầu thi
hành phán quyết của trọngtài trước mắt khó có thể được đảm bảo, bởi cơ chế thi hành án
vẫn còn nhiều hạn chế. Pháp luật trọngtàithươngmại quy định cơ quan thi hành án dân
sự có trách nhiệm cưỡng chế việc thi hành, tuy nhiên với những bản án của tòa kinh tế thì
đã là quá tải đối với cơ quan thi hành án rồi. Do vậy, đứng trước bản án của tòa kinh tế và
phán quyết của trọngtàithươngmại thì chắc hẳn bản án, quyết định của tòa án sẽ được
thi hành trước. Trước tình hình đó, pháp luật trọngtàithươngmại 2010 có nên quy định
cơ quan khác có nghĩa vụ hỗ trợ trọngtàitrong việc cưỡng chế thi hành phán quyết trọng
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
68
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
tài hay phải cần thiết thành lập nên một tổ chức riêng biệt chỉ đảm nhận chức năng thi
hành phán quyết của trọng tài?
3.1.2.3 Phán quyếttrọngtài dễ đứng trước nguy cơ bị tòa án hủy vì phạm vi
căn cứ hủy phán quyết còn rộng và chưa hợp lý
Xung quanh các quy định của pháp luật trọngtài về hủy phán quyếttrọngtài hiện
nay còn một số vướng mắt có thể khái quát thành các vấn đề sau:
Các căn cứ hủy phán quyếttrọngtài theo pháp luật Việt Nam có phạm vi quá rộng
so với thông lệ quốc tế. Đây là nguy cơ tiềm ẩn cho các doanh nghiệp khi lựa chọn trọng
tài là phươngthứcgiảiquyếttranhchấp vì phán quyếttrọngtài dễ đứng trước nguy cơ bị
hủy. Thựctế cho thấy chỉ tronggiai đoạn 2011-2013, số phán quyếttrọngtài bị hủy lên
tới 36% so với những năm trước đây.89 Theo quy định của Luật trọngtàithương mại
2010, nếu một trong các bên yêu cầu chứng minh được hội đồng trọngtài đã ra quyết
định thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật trọngtài thương
mại 2010 thì tòa án sẽ xem xét ra quyết định hủy quyết định trọng tài. Trong khi đó, theo
thông lệ quốc tế, trên thế giới các nước đã dần hạn chế được các căn cứ có thể viện dẫn
để khước từ việc thi hành phán quyếttrọng tài. Nhiều nước đã chọn cách đưa Luật mẫu
UNCITRAL về trọngtàithươngmạiquốctế vào luật quốc gia của mình nhằm hạn chế
các căn cứ có thể viện dẫn để khước từ phán quyếttrọng tài.
Tiêu biểu ở đây về khía cạnh vấn đề này là tronggiai đoạn khởi kiện, khi bị đơn
làm đơn tự bảo vệ cho rằng vụ tranhchấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài, không
có thỏa thuận hoặc thỏa thuận trọngtài vô hiệu,90 hay trong quá trình giảiquyết tranh
chấp, một trong các bên chủ thể của tranhchấp phát hiện thành phần hội đồng trọng tài,
thủ tục tố tụng không phù hợp với thỏa thuận trọngtài của các bên mà vẫn không có ai
phản đối về vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi trọngtài ra quyết định, một trong các bên lại
có đơn yêu cầu hủy phán quyếttrọngtài vì viện dẫn căn cứ vi phạm thành phần hội đồng
trọng tài và thủ tục tố tụng. Trong trường hợp này, nhiều tòa án vẫn thụ lý giảiquyết theo
đơn yêu cầu trên. Có thể thấy, phán quyếttrọngtài bị hủy trong trường hợp này là không
hợp lý, bởi lẽ khi đang trong quá trình giảiquyếttranh chấp, các bên đã biết hội đồng
trọng tài và các quy tắc mà trọngtài áp dụng để giảiquyết là không phù hợp với thỏa
thuận của các bên nhưng các bên vẫn không thực hiện quyền khiếu nại của mình đến hội
đồng trọng tài, điều này đồng nghĩa với việc các bên đã thống nhất đồng ý với thành phần
hội đồng trọngtài và thủ tục tố tụng của trọng tài. Quy định này vô tình tạo điều kiện cho
89
Nguyễn Hạnh, Hủy phán quyếttrọng tài: Lòng tin sụt giảm, báo Công thương điện tử,
http://baocongthuong.com.vn/doi-thoai/45165/huy-phan-quyet-trong-tai-long-tin-sut-giam.htm, [ngày truy cập 2210-2014].
90
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 35, khoản 4.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
69
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
bên thua kiện lạm dụng để từ chối, khước từ nghĩa vụ phải thi hành phán quyếttrọng tài,
dẫn đến gây thiệt hại cho các bên còn lại và làm cho quá trình tố tụng trọngtài trở nên vô
nghĩa. Điều này là không phù hợp với pháp luật quốc tế, nhất là Luật mẫu. Điều 4 Luật
mẫu UNCITRAL có quy định: “Khi một bên biết rằng bất kỳ Điều khoản của Luật này có
thể bị các bên làm tổn hại hoặc bất kỳ yêu cầu nào theo thỏa thuận trọngtài chưa được
tuân thủ và vẫn tiến hành trọngtài mà không tuyên bố sự phản đối của mình về những
việc không chấp hành đó trong thời hạn cho phép thì sẽ xem như đã từ bỏ quyền phản đối
của mình”.
Ngoài ra, cùng một lý do là thành phần hội đồng trọng tài, tố tụng trọngtài không
phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với quy định của Luật trọngtàithương mại
2010, khi đó nếu tất cả hoặc một trong các bên có thể chứng minh được căn cứ đó là
đúng và làm đơn yêu cầu tòa án hủy thì phán quyếttrọngtài đó sẽ bị hủy. Phân tích quy
định đó, ta còn thấy có một bất cập không phải ảnh hưởng đến các tổ chức trọngtài mà
thay vào đó là sự ảnh hưởng đến công sức, tiền bạc và thời gian của các bên tranh chấp.
Bởi bản chất của căn cứ này xuất phát do lỗi của các trọngtài viên, vì khi muốn tranh
chấp của mình được giảiquyếtbằngtrọngtài thì cần thiết giữa các bên đã phải tồn tại
một thỏa thuận trọng tài, trong đó quy định các vấn đề về cách thức chỉ định, thành lập
hội đồng trọngtài và các quy tắc xét xử tranhchấp đó. Nếu trong quá trình khởi kiện và
tố tụng trọngtàigiảiquyếttranh chấp, hội đồng trọngtài không tôn trọng thỏa thuận của
các bên hoặc làm trái các quy định của pháp luật dẫn đến phán quyếttrọngtài bị tòa án
tuyên hủy thì khi đó, các bên có hai sự lựa chọn lại từ đầu, đó là phải thỏa thuận lại bản
thỏa thuận trọngtài hoặc khởi kiện tại tòa án để yêu cầu giảiquyết lại vụ tranh chấp, mặc
dù các bên không phải là nguyên nhân khiến phán quyếttrọngtài bị hủy. Hơn nửa, hội
đồng trọngtài này mắc sai lầm dẫn đến việc hủy quyết định trọngtài không nhất thiết là
hội đồng khác cũng sẽ mắc sai lầm để dẫn tới việc hủy phán quyếttrọngtài như trước.
Như vậy, với quy định các căn cứ hủy phán quyết như hiện nay là còn bất ổn, chưa
hợp lý vì đây là hoàn toàn do lỗi của hội đồng trọngtài vi phạm thỏa thuận của các bên
và quy định của pháp luật trọng tài. Thiết nghĩ, các nhà làm luật và những thương nhân,
những người quan tâm đến kinh doanh cần đóng góp ý kiến trên cơ sở đảm bảo hiệu quả
hoạt động của trọng tài, nhằm đi đến hoàn thiện pháp luật trọng tài, đặc biệt là cơ chế về
hủy phán quyếttrọng tài.
3.1.2.4 Bất cập về thời hạn giảiquyếttranhchấp từ khi hội đồng trọng tài
được thành lập đến khi ra phán quyếttrọng tài
Bên cạnh những quy định đã trở nên bất cập, Luật trọngtàithươngmại 2010 còn
thiếu những quy định điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Luật trọng tài
thương mại 2010 có quy định về thời hạn thông báo đơn khởi kiện, thời hạn gửi bản tự
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
70
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
bảo vệ của bị đơn, thời hạn thành lập hội đồng trọng tài, thời hạn bầu chủ tịch hội đồng
trọng tài. Tuy nhiên, Luật trọngtàithươngmại 2010 lại không có quy định về thời hạn
giải quyếttranhchấp từ khi hội đồng trọngtài được thành lập đến khi ra phán quyết trọng
tài.
Về thời hạn ra phán quyếttrọngtài thì Luật trọngtàithươngmại có quy định phán
quyết trọngtài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày kết
thúc phiên họp cuối cùng.91 Tuy nhiên, luật không quy định cụ thể mỗi vụ kiện sẽ có bao
nhiêu phiên họp, mỗi phiên họp cách nhau bao nhiêu ngày và khi họp giảiquyết tranh
chấp thì hội đồng trọngtài cũng không công bố đây có phải là phiên họp cuối cùng giải
quyết tranhchấp không.
Chính vì không có quy định cụ thể về thời hạn như nêu trên nên có những vụ kiện
kéo dài hơn một năm mới có phán quyếttrọng tài. Cũng có trường hợp khi kết thúc phiên
họp, hội đồng trọngtài tuyên bố sẽ ra phán quyếttrong vòng 60 ngày kể từ ngày họp, các
bên tranhchấp nghĩ rằng đây là phiên họp cuối cùng nhưng sau đó lại nhận được thông
báo mời họp giảiquyếttranhchấp vào phiên họp tiếp theo. Các bên tranhchấp không
biết đây có phải là phiên họp cuối cùng không thì 40 ngày sau khi nhận được phán quyết
trọng tài. Như vậy, rõ ràng về thời hạn đã quá 10 ngày về việc ra phán quyếttrọng tài
nhưng các bên không thể khiếu nại trong thời hạn đó vì không biết đó có phải là phiên
họp cuối cùng không.
Từ quy định của pháp luật và thực tiễn giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài thương
mại như vậy nên các bên trongtranhchấp luôn bị phụ thuộc vào tiến độ trọngtài mà
không hề được chủ động ứng xử với trọng tài.
3.1.2.5 Sự yếu kém về kiến thức chuyên môn, kỹ năng tố tụng trọngtài của
một số trọngtài viên ở Việt Nam hiện nay
Phán quyếttrọngtài là văn bản cuối cùng mà các bên tranhchấp muốn hướng đến,
là kết quả quyết định trong quá trình giảiquyếttranhchấp nói chung và tranh chấp
thương mạiquốctế nói riêng. Do đó, phán quyếttrọngtài có tầm ảnh hưởng không nhỏ
đến uy tín và hiệu quả hoạt động của trọng tài.
Một phán quyếttrọngtài công bằng, khách quan và đúng pháp luật phụ thuộc
phần lớn vào trình độ, năng lực và phẩm chất của trọngtài viên trong việc giải quyết
tranh chấp phát sinh do các bên yêu cầu. Vì vậy, trọngtài viên được xem là hạt nhân và
là yếu tố quan trọngtrong việc thành lập hội đồng trọngtàigiảiquyếttranhchấp phát
sinh. Tuy nhiên, hiện nay một trong những hạn chế của tổ chức trọngtài là vấn đề con
người, đặc biệt là ở những tình, thành không thuộc trung ương. Đội ngũ trọngtài viên
91
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 61, khoản 3.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
71
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
hiện đa phần có trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp chưa cao, nhất là trong lĩnh
vực thươngmạiquốctế ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng xét xử.
Pháp luật ở hầu hết các nước đều có một đòi hỏi chung đối với các trọngtài viên là
phải có uy tín, phẩm chất đạo đức, nghề ngiệp và hiểu biết sâu sắc về pháp luật trọng tài.
Ngoài ra trong một số vụ tranhchấp mang tính chuyên môn, có nhiều lĩnh vực phức tạp
thì không chỉ đòi hỏi trọngtài viên có kiến thức về trọngtài mà còn phải có những hiểu
biết, kinh nghiệm về những lĩnh vực liên quan đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, số lượng
trọng tài viên hiện nay ở nước ta còn mỏng, năng lực giảiquyếttranhchấp còn hạn chế
nhất định. Bên cạnh những trọngtài viên có chuyên môn nghiệp vụ pháp lý thì còn có
những trọngtài viên chỉ giỏi về chuyên môn nhưng thiếu kiến thức pháp luật về trọng tài
và kỹ năng thao tác trong tố tụng trọng tài. Theo “Kết quả nghiên cứu về sự cần thiết và
việc sử dụng trọngtàitronggiảiquyếttranhchấpthươngmại Việt Nam do bộ tư pháp
tiến hành” mới đây cho thấy có đến 72,6% ý kiến cho rằng các trọngtài viên hiện nay
thiếu kỹ năng giảiquyếttranh chấp, 65% cho rằng thiếu số lượng trọngtài viên, 51,1%
cho rằng trọngtài viên thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, 44,7% cho rằng thiếu trình độ
chuyên môn và đặc biệt, có đến 44,3% cho rằng các trọngtài viên hiện nay thiếu kiến
thức pháp luật.92
Chúng ta đều biết việc giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế là một hoạt động
trí tuệ tương đối phức tạp. Do đó, sự chênh lệch về trình độ kiến thức và khả năng giải
quyết tranhchấp của các trọngtài viên dẫn đến tình trạng các trọngtài viên ra những
phán quyết không đảm bảo những yêu cầu pháp luật, không chính xác hoặc không thể
thực hiện được. Cùng với đó, các tranhchấp ngày càng sâu và phức tạp, nhất là những
tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Hiện nay cũng tồn tạithực trạng có một số ít trọng tài
viên chưa nắm chắc kiến thức pháp luật quốctế bao gồm luật các nước và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên hoặc sắp là thành viên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng xét xử.
3.2 Kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tạitrong hoạt động giảiquyếttranh chấp
thương mạiquốctếbằngphươngthứctrọngtài ở Việt Nam
Trọng tài là một trong những phươngthứcgiảiquyếttranhchấpthươngmại quốc
tế với những ưu thế nổi trội, sở hữu nhiều ưu điểm như thế, trọngtài đang ngày càng trở
nên hấp dẫn và đáng tin cậy đối với các nhà kinh doanh trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
bên cạnh đó phươngthứctrọngtài vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế. Do đó,
việc hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực trọngtài nhằm đảm bảo tối đa quyền
92
Trần Thị Tường Vân, Hồ Đức Thảo, Nguyễn Thế Đức Tâm, Ngô Nguyễn Thảo Vy, Hội nghị Khoa học trẻ Đại
học Quốc gia-Thành phố Hồ Chí Minh lần 1, Pháp luật Việt Nam về trọngtàithươngmại trên hành trình hội nhập
và phát triển.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
72
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quá trình giảiquyếttranhchấp là một
trong những đòi hỏi tất yếu khách quan tronggiai đoạn hiện nay.
3.2.1 Đảm bảo cho cơ chế thi hành phán quyếttrọngtài được thực thi một
cách hiệu quả
Bên cạnh sự hỗ trợ của tòa án trong quá trình khởi kiện và tố tụng trọngtài giải
quyết tranh chấp. Cơ quan thi hành án dân sự còn có chức năng hỗ trợ thi hành phán
quyết trọngtàitrong trường hợp bên có nghĩa vụ thi hành không tự nguyện thi hành phán
quyết. Mặc dù có sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án dân sự nhưng trên thựctế khả năng
phán quyếttrọngtài được thi hành vẫn chưa được đảm bảo. Như đã phân tích ở phần hạn
chế của trọngtài đối với cơ chế thi hành phán quyếttrọng tài, vấn đề trên xuất phát từ các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, pháp luật quy định người có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án
dân sự có thẩm quyền cưỡng chế thi hành phán quyếttrọngtàitrong trường hợp bên phải
thi hành không tự nguyện thi hành phán quyết chính là bên được thi hành phán quyết
trọng tài. Quy định đó vô tình đã làm hạn chế các quyền của bên được thi hành phán
quyết trọngtàitrong trường hợp họ gặp các trở ngại khách quan, sự kiện bất khả
kháng...dẫn đến họ không thể tự mình thực hiện quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân
sự hủy phán quyếttrọng tài, đồng thời họ cũng không có người thừa kế hoặc người đại
diên theo pháp luật hoặc tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ đó thực hiện thay quyền
yêu cầu đó. Trong trường hợp này, phải chăng phán quyếttrọngtài sẽ không thể nào
được thực thi nếu như bên có nghĩa vụ thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành.
Thiết nghĩ, các nhà lập pháp cần sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về
vấn đề này theo hướng cho phép những chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp còn lại liên
quan đến vụ tranhchấp được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền
thi hành phán quyếttrọng tài, trường hợp không có những chủ thể liên quan thì Luật nên
cho phép Nhà Nước mà cụ thể là cơ quan thi hành án dân sự được quyền cưỡng chế thi
hành để sung vào nguồn ngân sách nhà nước. Có như vậy, mới đảm bảo được tính răn đe,
công bằng giữa các chủ thể vi phạm, đồng thời cũng bảo đảm được tính chung thẩm của
phán quyếttrọng tài, góp phần làm cho hoạt động trọngtài mang lại nhiều hiệu quả tích
cực.
Thứ hai, tuy Luật trọngtàithươngmại 2010 có quy định trường hợp nếu bên phải
thi hành phán quyếttrọngtài không tự nguyện thực hiện thì bên được thi hành phán quyết
được quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền cưỡng chế thi hành
nhưng vấn đề đặt ra ở đây chính là trong trường hợp đó không có chủ thể nào thực hiện
quyền của mình thì sao? Pháp luật hoàn toàn không có quy định. Cũng giống như trường
hợp thứ nhất, phải chăng các nhà làm luật nên quy định quyền của Nhà nước thông qua
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
73
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
cơ quan thi hành án dân sự tiến hành cưỡng chế bên có nghĩa vụ thi hành phán quyết
trong trường hợp này và số tài sản thu được từ việc thi hành đó sẽ được đóng góp vào
nguồn ngân sách nhà nước. Đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.
Thứ ba, về vấn đề cơ chế thi hành phán quyếttrọng tài. Bên cạnh chức năng thi
hành bản án, quyết định của tòa án thì cơ quan thi hành án dân sự còn đảm nhận nhiệm
vụ hỗ trợ thi hành các phán quyết của trọng tài. Do tâm lý của người dân hiện nay, họ
thường khởi kiện tại tòa án để yêu cầu giảiquyết mỗi khi có tranhchấp xả ra, đó có thể là
do thói quen tồn tại từ lâu hoặc họ tin tưởng vào cơ chế giảiquyếttranhchấptại tòa án
hơn là giao vụ tranhchấp của mình cho các cơ quan khác. Bởi vậy, công việc của tòa án
ngày càng nhiều và tình trạng số lương án thi hành cũng càng lớn.
Tuy nhiên, trước việc phải thi hành các bản án, quyết định của tòa án, cơ quan thi
hành án dân sự còn phải hỗ trợ các bên thi hành phán quyếttrọng tài, trong khi số lượng
án thi hành của tòa án vẫn còn tồn động rất lớn. Vì vậy, đứng giữa tòa án và trọngtài thì
bản án, quyết định của tòa án sẽ được ưu tiên thi hành trước. Điều đó dẫn đến khả năng
thi hành phán quyết của trọngtài là không được chắc chắn và đảm bảo, gây mất thời gian,
công sức của các bên tranh chấp, đặc biệt ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà lập pháp
nên có quy định cơ quan khác có nghĩa vụ hỗ trợ trọngtàitrong việc cưỡng chế thi hành
phán quyếttrọngtài hoặc thành lập nên một tổ chức riêng biệt chỉ đảm nhận chức năng
thi hành phán quyếttrọng tài.
Theo người viết, cần thiết quy định thành lập nên một tổ chức có chức năng vừa
thi hành phán quyết của trọngtài vừa giám sát các hoạt động của trọngtài diễn ra từ khi
khởi kiện, thành lập hội đồng trọng tài, mở phiên họp giảiquyếttranhchấp cho đến ra
phán quyết, thi hành phán quyết hoặc hủy phán quyếttrọng tài. Hướng giải pháp này vừa
mang lại tích cực, hiệu quả cho hoạt động của trọngtài vừa đảm bảo cho phán quyết
trọng tài được thi hành một cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, đáp ứng quyền lợi của
các bên.
Đảm bảo cho cơ chế thi hành phán quyếttrọngtài được thực thi một cách có hiệu
quả là một trọng những việc làm cần thực hiện của các nhà lập pháp nói chung và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nói riêng. Bởi lẽ, thi hành kịp thời và hiệu quả phán quyết
trọng tài là một trong số các yếu tố cơ bản nâng cao độ tin cậy và tính hấp dẫn của trọng
tài đối với các bên tranhchấptrong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc khuyến khích giải
quyết tranhchấp thông qua con đường trọngtài cũng sẽ giảm tải gánh nặng về công việc
cho hệ thống tòa án và góp phần nâng cao chất lượng và sự tin cậy đối với hệ thống tòa
án. Tất cả những điều này sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
74
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
thúc đẩy hơn nửa các hoạt động thươngmạiquốc tế, nhất là trong lĩnh vực toàn cầu hóa
như hiện nay.
3.2.2 Đảm bảo tính hợp lý của các căn cứ được viện dẫn để hủy phán quyết
trọng tài
Sự thành công của trọngtài phụ thuộc rất nhiều vào việc phán quyếttrọngtài có
được thi hành hay không. Rõ ràng, không có gì làm thất vọng các bên kinh doanh bằng
việc bỏ ra những tốn kém khổng lồ về công sức và tiền của để rồi chỉ có một phán quyết
trọng tài không được thi hành. Các bên kinh doanh sẽ không bao giờ lựa chọn trọng tài
một khi họ không tin tưởng vào khả năng thi hành của phán quyếttrọng tài.
Một trong những yếu tố đảm bảo cho tính có thể thi hành của phán quyếttrọng tài,
đó chính là các quy định về hủy phán quyếttrọngtài phải rất hợp lý và chặt chẽ, tránh
trường hợp phán quyếttrọngtài có thể bị bên thua kiện yêu cầu hủy một cách tùy tiện.
So với quy tắc tố tụng của các thiết chế trọngtàiquốctế cũng như pháp luật về
trọng tài của các nước thì Luật trọngtàithươngmại 2010 của Việt Nam dành một số điều
khoản nhiều hơn cả để quy định về vấn đề hủy phán quyếttrọng tài, từ các căn cứ hủy
phán quyếttrọngtài cho đến thủ tục, trình tự hủy phán quyếttrọng tài.
Vấn đề quan trọng cần xem xét trong việc hủy phán quyếttrọngtài chính là các
căn cứ để hủy phán quyếttrọng tài. Đây cũng chính là một trong các quy định gây nhiều
tranh cãi nhất, bởi nó là mấu chốt đảm bảo cho tính công bằng và khả năng thi hành của
phán quyếttrọng tài.
Như đã phân tích, căn cứ hủy phán quyếttrọngtàitrong pháp luật Việt Nam là rất
rộng so với Luật mẫu của UNCITRAL trọngtàithươngmạiquốctế và cũng như pháp
luật các nước. Điều 68 Luật trọngtàithươngmại 2010 liệt kê sáu căn cứ để hủy phán
quyết trọng tài. Xem qua thì có vẽ những căn cứ để hủy phán quyếttrọngtài nêu trên là
phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu và phân tích kỹ một vài trong số các
căn cứ được quy định, chúng ta sẽ thấy còn rất nhiều điểm bất cập xung quanh các căn cứ
hủy phán quyếttrọngtài của Việt Nam. Trước hết là về căn cứ “Thành phần hội đồng
trọng tài và thủ tục tố tụng trọngtài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái
quy định của pháp luật” và căn cứ “Vụ tranhchấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng
trọng tài”.
Với sự tồn tại của 2 căn cứ hủy phán quyếttrọngtài trên, nên rất dễ dẫn đến hai
tình trạng:
Một là, trường hợp bên thua kiện lạm dụng một trong hai căn cứ nêu trên để từ
chối nghĩa vụ thi hành phán quyếttrọngtài của mình. Bởi lẽ các bên tranhchấp có thể
viện dẫn căn cứ này để yêu cầu Tòa án hủy phán quyếttrọng tài, mặc dù trước và trong
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
75
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
quá trình giảiquyếttranhchấp các bên đã biết hội đồng trọngtài không tuân thủ những
nguyên tắc giảiquyết vụ việc mà họ đã ghi nhận trong bản thỏa thuận trọngtài hoặc tranh
chấp không thuộc thẩm quyền của trọngtài và cũng không có phản đối hay khiếu nại vấn
đề đó với trọng tài. Tuy nhiên, sau khi đã có phán quyếttrọng tài, một trong các bên tranh
chấp mà thông thường là bên thua kiện lại có yêu cầu tòa án hủy phán quyết đó vì cho
rằng quy tắc tố tụng giảiquyếttranhchấp không phù hợp với thỏa thuận trọngtài của các
bên hoặc quy định của pháp luật.
Với những điểm bất cập trên, đòi hỏi cần phải có phương hướng khắc phục, đó là
thành lập nên một tổ chức thường trực chuyên giám sát hoạt động của trọngtài từ giai
đoạn nộp đơn khởi kiện, thành lập hội đồng trọng tài, tổ chức phiên họp giảiquyết tranh
chấp cho đến khi ra phán quyết, thi hành phán quyếttrọngtài và cả giai đoạn hủy phán
quyết trọng tài. Tổ chức này có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của trọng tài
trong các giai đoạn đó, xem trọngtài có thẩm quyền và hoạt động tố tụng theo đúng thỏa
thuận trọngtài của các bên và quy định của pháp luật hay không. Từ đó, vừa đảm bảo
cho hiệu quả hoạt động của trọngtài vừa tránh tình trạng các bên lạm dụng căn cứ đó để
yêu cầu tòa án hủy phán quyếttrọng tài.
Hai là, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Vì hai căn cứ hủy
phán quyếttrọngtài đó là do lỗi của hội đồng trọngtài mà cụ thể là các trọngtài viên, tại
Khoản 8 Điều 71 Luật trọngtàithươngmại 2010 có quy định sau khi hội đồng xét đơn
yêu cầu ra quyết định hủy phán quyếttrọngtài thì các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ
tranh chấp đó ra giảiquyếttạitrọngtài hoặc khởi kiện tại tòa án. Vì thế, sau khi phán
quyết trọngtài bị hủy vì căn cứ trên thì các bên lại phải thỏa thuận lập lại một thỏa thuận
trọng tài mới yêu cầu trọngtàigiảiquyết lại vụ việc hoặc khởi kiện ra tòa án. Điều đó
cho thấy, mặc dù căn cứ hủy phán quyếttrọngtài không phải do các bên có lỗi nhưng sau
khi phán quyết bị hủy thì các bên lại phải bỏ ra một khoảng thời gian, công sức, tiền bạc
để theo đuổi lại vụ kiện tạitrọngtài hoặc tòa án.
Trường hợp này, người viết thiết nghĩ nên phân biệt hai trường hợp. Khi việc hủy
phán quyếttrọngtài xuất phát từ thẩm quyền, thành phần hội đồng trọngtài và thủ tục tố
tụng trọng tài, thì giữa các bên vẫn còn một thỏa thuận trọngtài hợp pháp. Do đó, chúng
ta cần phải tôn trọng và các bên có quyền đưa vụ tranhchấp đó ra giảiquyếttạitrọng tài
hoặc tòa án. Còn khi việc hủy phán quyếttrọngtài xuất phát từ những lý do còn lại thì
các bên chỉ còn được quyền khởi kiện tại tòa án yêu cầu giảiquyết vụ tranh chấp. Giải
pháp này nhằm tôn trọng quyền tự do thỏa thuận và bảo vệ quyền lợi của các bên trong
việc giảiquyếttranhchấpbằngphươngthứctrọng tài, đảm bảo cho phán quyếttrọng tài
được công bằng, khách quan.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
76
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
3.2.3 Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ trọngtài viên, không chỉ về số lượng mà
cả về chất lượng
Để phươngthứctrọngtài ngày càng được áp dụng và phát triển rộng khắp, Nhà
nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo các trọngtài viên thông qua các chương trình đào
tạo dài hạn kết hợp với các chương trình tập huấn ngắn hạn ở trong và ngoài nước với sự
hướng dẫn của trọngtài viên, chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm trên thế giới. Bên cạnh
sự hỗ trợ của nhà nước, bản thân các trung tâm trọngtài cũng cần có những chính sách cụ
thể để bồi dưỡng trọngtài viên của trung tâm mình,93 như tổ chức các buổi tọa đàm, giao
lưu giữa các trọngtài viên, cử trọngtài viên sang nước ngoài học tập nhằm đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ trọngtài viên, góp phần nâng cao
chất lượng xét xử và đảm bảo cho phán quyếttrọngtài đúng pháp luật.
Ngoài ra, các trung tâm trọngtài cũng cần chủ động, tích cực hơn trong viêc mở
rộng danh sách trọngtài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ
chuyên môn cao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của các trọngtài viên hiện có nhằm nâng
cao chất lượng giảiquyếttranhchấp của các trung tâm trọng tài. Để thực hiện mục tiêu,
cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và giảng dạy pháp luật trọng tài, nhất là bồi dưỡng
trình độ kiến thức, phẩm chất đạo đức cũng như định hướng cho sinh viên, đặc biệt là
sinh viên luật và kinh tế về những vấn đề cơ bản trong pháp luật trọng tài.94
3.2.4 Khắc phục quy định về thời hạn giảiquyếttranhchấp của hội đồng
trọng tài
Trong các hoạt động giảiquyếttranhchấp của trọng tài, mỗi giai đoạn từ khi khởi
kiện đến thi hành phán quyếttrọng tài, Luật trọngtàithươngmại 2010 đều có những quy
định về thời hạn, ví dụ như thời hạn thông báo đơn khởi kiện, thời hạn gửi bản tự bảo vệ
của bị đơn...Tuy nhiên, pháp luật lại không có quy định về thời hạn giảiquyếttranh chấp
từ khi hội đồng trọngtài được thành lập cho đến khi ra phán quyếttrọng tài. Đây là điểm
khiếm khuyết của pháp luật, làm cho hoạt động trọngtài không có hiệu quả.
Thêm vấn đề nữa, đó là Luật trọngtàithươngmại 2010 quy định tại Khoản 3 Điều
61 phán quyếttrọngtài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất 30 ngày, kể từ
ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Tuy nhiên, luật lại không có quy định mỗi vụ kiện sẽ
có bao nhiêu phiên họp và sau khi họp giảiquyếttranhchấp thì hội đồng trọngtài cũng
không có nghĩa vụ công bố đây có phải là phiên họp cuối cùng hay không. Để hiểu rõ
hơn sự bất cập của quy định đó, người viết sẽ đưa ra trường hợp cụ thể là: doanh nghiệp
93
Luật trọngtàithươngmại 2010, điều 28, khoản 9.
94
Trần Thị Lan Hương, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Cổng thông tin kinh tế Việt Nam, Giảiquyếttranh chấp
thương mạibằngtrọng tài: Thực tiễn tại Việt Nam, http://www.vnep.org.vn/vi-VN/Tin-moi/Giai-quyet-tranh-chapthuong-mai-bang-trong-tai-Thuc-tien-tai-Viet-Nam-2805.html, [ngày truy cập 21-10-2014].
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
77
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
Singapore giao kết hợp đồng mua bán gạo với doanh nghiệp Việt Nam tại Việt Nam, hợp
đồng được thực hiện tại Việt Nam, trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận điều khoản
trọng tài “Nếu tranhchấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa hai doanh
nghiệp Singapore và Việt Nam, thì tranhchấp đó sẽ được giảiquyếttại Trung tâm trọng
tài quốctế bên cạnh phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam (ICC)”. Trong phiên
họp giảiquyết vụ việc, khi kết thúc phiên họp, hội đồng trọngtài tuyên bố sẽ ra phán
quyết trong vòng 60 ngày kể từ ngày họp, do pháp luật không có quy định tố tụng trọng
tài sẽ có bao nhiêu phiên họp và hội đồng trọngtài cũng không có nghĩa vụ tuyên bố đâu
là phiên họp cuối cùng nên trong trường hợp này các bên tranhchấp nghĩ đây rằng là
phiên họp cuối cùng nhưng sau đó lại nhận được thông báo mời họp giảiquyếttranh chấp
vào phiên họp tiếp theo.
Như vậy, việc pháp luật không có quy định về các vấn đề như thế khiến cho việc
giải quyếttranhchấptạitrọngtài bị kéo dài, các trọngtài viên không có động lực để giải
quyết vụ việc vì họ không bị chịu áp lực về thời gian giảiquyếttranh chấp, gây mất thời
gian và công sức, tiền bạc và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh hiện tại và tương
lai của các bên tranhchấptrong việc theo đuổi vụ kiện. Thiết nghĩ, Luật trọngtài thương
mại 2010 cần được các nhà lập pháp sửa đổi, bổ sung trên cơ sở đóng góp ý kiến của
nhân dân nhất là các thương nhân, những người kinh doanh có hiểu biết về pháp luật
trọng tài và tiếp thu có chọn lọc, học hỏi kinh nghiệm về pháp luật trọngtài của các nước
phát triển nhằm hoàn thiện hơn nửa khung pháp lý của chúng ta và từ đó tạo hành lang
pháp lý thật sự vững chắc cho hoạt động của trọngtài nói riêng và lĩnh vực khác nói
chung.
3.2.5 Tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của trọngtài và tuyên truyền, phổ
biến pháp luật trọngtàithươngmại cho các thương nhân
Kinh tế Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các
quan hệ thươngmạiquốctế càng nhiều, càng đa dạng thì việc xảy ra các tranhchấp cũng
ngày càng cao. Việc giảiquyếttranhchấpthươngmại đặc biệt là thươngmạiquốctế hiện
nay có thể được tiến hành thông qua nhiều phươngthức như hòa giải, thương lượng,
trọng tài và tòa án. Mỗi phươngthức đều mang những ưu điểm và khuyết điểm riêng
nhưng nhìn chung trọngtài được xem là phươngthứcgiảiquyếttranhchấp được nhiều
doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới hiện nay ưa chuộng, bởi đây là phương thức
có nhiều thuận lợi, phù hợp với tính đặc thù của tranhchấp phát sinh từ hoạt động thương
mại quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam cơ chế này vẫn chưa thực sự phổ biến và được
các doanh nghiệp tin tưởng áp dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong
đó có hai lý do chủ yếu nhất là các thương nhân nói chung và doanh nghiệp nói riêng
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
78
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
chưa có kiến thức cơ bản về pháp luật trọngtài để có thể áp dụng phươngthứctrọng tài
cho việc giảiquyếttranhchấp của mình. Bên cạnh đó, còn có một số các cơ quan nhà
nước có trách nhiệm hỗ trợ cho hoạt động của trọngtài và doanh nghiệp tuy có những
thông tin và kiến thức nhất định về trọngtài nhưng những kiến thức đó vẫn chưa đầy đủ
để họ áp dụng phươngthức này vào việc giảiquyếttranhchấp một cách nhanh chóng,
đúng pháp luật.
Vì vậy, nhiều trung tâm trọngtàithươngmạiquốctế phải từ chối hàng chục đơn
kiện do các doanh nghiệp có sự nhầm lẫn giữa thẩm quyền của tòa án và trọng tài, không
chỉ rõ tên trung tâm trọngtàithươngmạiquốctế là tổ chức trọngtài có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp. Để có thể tiếp tục giải quyết, các bên phải có một thỏa thuận trọng
tài khác. Song, việc này là hoàn toàn khó khăn, bởi sau này khi xảy ra tranh chấp, bên vi
phạm thường trốn tránh việc đưa tranhchấp ra xét xử. Vì vậy, cần có những biện pháp
nhằm khắc phục những vấn đề trên:
Thứ nhất, Nhà nước cũng cần có hành động cụ thể như hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật
chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động của trọngtàithương mại, góp phần đẩy mạnh,
phát triển phươngthức này hơn nửa ở Việt Nam. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, các Uỷ
ban trọngtài được cung cấp trụ sở cùng phương tiện làm việc trong thời gian đầu trước
khi tự hoạt động.
Thứ hai, cần phổ biến, tuyên truyền pháp luật trọngtàithươngmại cho các cơ
quan nhà nước có liên quan như tòa án, cơ quan thi hành án án dân sự, chính quyền địa
phương. Việc nâng cao nhận thức, tác dụng tích cực của trọngtàitrong cán bộ, công chức
nhà nước là việc làm cần thiết tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động trọng tài. Đối với chính
quyền địa phương cần nhận thức được tầm quan trọng và ưu thế của trọngtàitrong việc
giải quyếttranhchấp đối với hoạt động kinh doanh của địa phương để có sự trợ giúp, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động trọngtàitronggiai đoạn mới thành lập. Việc tăng
cường nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật trọngtàithươngmại đối với hai cơ quan là
tòa án và cơ quan thi hành án dân sự lại càng quan trọng hơn khi các thẩm phán của tòa
án, các chấp hành viên của cơ quan thi hành án là người trực tiếp thực hiện các công việc
hỗ trợ đối với hoạt động trọng tài. Mọi sự bất hợp tác, thiếu tinh thần trách nhiệm, không
nắm vững các quy định của pháp luật của các thẩm phán hay chấp hành viên đều ảnh
hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của trọngtàitrong quá trình giảiquyếttranh chấp.
Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọngtàithươngmại cho các chủ thể thực
hiện hoạt động kinh doanh. Hiệu quả của hoạt động trọngtài phụ thuộc rất nhiều vào thái
độ, nhận thức của doanh nghiệp đối với tổ chức trọng tài. Ở Việt Nam trong những năm
qua, số lượng các vụ việc tranhchấp mà các trung tâm trọngtài tiếp nhận được và giải
quyết là rất khiêm tốn. Nguyên nhân tình trạng này là phần lớn các doanh nghiệp chưa
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
79
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
nắm bắt được một cách chính xác chức năng, nhiệm vụ, cũng như tính ưu việt của trọng
tài so với các phươngthứcgiảiquyếttranhchấp khác. Do đó, việc tăng cường tuyên
truyền, phổ biến pháp luật trọngtàithươngmại cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ
giúp doanh nghiệp hiểu hơn về bản chất và ưu thế của trọng tài, từ đó tạo điều kiện cho
cơ chế này ngày càng phát triển.
Để làm được điều này, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về trọngtàithươngmại để các nhà kinh doanh nhận thức được rằng giảiquyếttranh chấp
bằng trọngtài không những đem lại cho các bên quyền chủ động hơn mà còn tạo cơ hội
cho họ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc, bảo vệ được bí mật kinh doanh, uy tín
nghề nghiệp, quan trọng hơn là góp phần giữ được mối quan hệ làm ăn, hợp tác lâu dài
giữa các bên tranh chấp. Và để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọngtài đến
với các cơ quan, chính quyền địa phương nói riêng và các nhà kinh doanh nói chung
được nhanh chóng và đạt hiệu quả, cần thiết có một cơ chế thực hiện hợp lý, đó là “tiến
hành tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, thông qua các
hoạt động của đoàn, hội luật sư, đưa môn trọngtài học vào giảng dạy tại các nhà trường
để đào tạo, các hiệp hội hội cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sâu rộng
biện pháp trọngtàitronggiảiquyếttranh chấp. Các trung tâm trọngtài nên có các
chương trình xúc tiến, thậm chí tiếp thị và chủ động học hỏi cách làm của trọngtài các
nước thay vì chờ đợi một cách thụ động, khâu đào tạo, nâng cao chất lượng trọngtài viên
cũng cần nâng lên một bước”.95
95
Nguyễn Huyền, daibieunhandan.vn, Phát huy vai trò của trọngtàitrong việc giảiquyếttranhchấpthương mại,
http://ansinhxahoi.wordpress.com/2013/03/02/phat-huy-vai-tro-cua-trong-tai-trong-giai-quyet-tranh-chap-thuongmai/, [ngày truy cập 21-10-2014].
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
80
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
KẾT LUẬN
Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốctế và thể
hiện quan điểm nhất quán là muốn làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở hợp tác hòa
bình và hữu nghị. Điều này đã được chứng minh rõ nét trên con đường hội nhập kinh tế
toàn cầu, nhất là khi nước ta đã chính thức là thành viên của nhiều tổ chức kinh tếquốc tế
và khu vực, đồng thời đã tham gia ký kết các Hiệp định hợp tác thươngmại song phương,
đa phương. Trên con đường hợp tác kinh tế, sẽ không tránh khỏi tranh chấp, va chạm,
mâu thuẫn xảy ra trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế. Chính vì thế, việc giải quyết
tranh chấpthươngmạiquốctế luôn là vấn đề cấp bách và cần thiết cho các nhà kinh
doanh mà trọngtàithươngmại được xem là phươngthức phù hợp để các nhà kinh doanh
lựa chọn giảiquyếttranhchấptrong nền kinh tế thị trường hội nhập, bởi do những hiệu
quả mà phươngthức này mang lại như trình tự, thủ tục xét xử nhanh chóng, thuận lợi
mang lại cho các bên sự chủ động về mặt thời gian cũng như không gian, cơ chế giải
quyết tranhchấp linh hoạt, mềm dẻo, đảm bảo uy tín, bí mật kinh doanh và phán quyết
trọng tài mang tính chung thẩm… .Điều này, đã làm khôi phục và duy trì quan hệ hợp
tác, tín nhiệm giữa các bên góp phần thúc đẩy hoạt động thươngmạiquốctế diễn ra một
cách liên tục …Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay phươngthứctrọngtàithươngmại vẫn
chưa được các nhà kinh doanh ưa chuộng khi giảiquyết các tranhchấp phát sinh, vì
nhiều nguyên nhân khác nhau. Hệ thống trung tâm trọngtài ở nước ta hoạt động chưa có
hiệu quả, mối liên hệ, gắn kết giữa các doanh nghiệp với các trung tâm trọngtài vẫn chưa
có. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật đối với việc giảiquyếttranhchấp bằng
phương thức này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, các phán quyếttrọngtài sau khi được
thông qua vẫn chưa được đảm bảo thi hành một cách triệt để. Chính vì những lý do này
khiến cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước vẫn còn tâm lý e ngại khi chọn trọng
tài thươngmạigiảiquyếttranhchấp phát sinh giữa các bên.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế bằng
phương thứctrọngtài hiện nay đặt ra yêu cầu là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cần phải tăng cường mối quan tâm trong việc xây dựng và hoàn thiện hơn nửa cơ sở pháp
lý cho phươngthứcgiảiquyếttranhchấp này, đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm
trọng tàithươngmại Việt Nam và thể hiện đây là một địa chỉ đáng tin cậy đối với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần làm giảm gánh nặng cho Tòa án khi phải
giải quyết quá nhiều tranhchấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Đồng
thời tăng cường công tác tuyên truyền về việc giảiquyếttranhchấp phát sinh trong lĩnh
vực thươngmại nói chung và thươngmạiquốctế nói riêng bằngtrọng tài. Dựa trên phần
trình bày các vấn đề đặt ra của đề tài “Giải quyếttranhchấpthươngmạiquốctế bằng
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
81
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
phương thứctrọng tài”, hy vọng các nhà kinh doanh và các doanh nghiệp trong và ngoài
nước có cái nhìn sâu rộng, đúng hơn để trọngtài hoạt động tốt hơn, góp phần phát triển
hơn nửa phươngthức này tại Việt Nam.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
82
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Bố cục đề tài ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢIQUYẾTTRANH CHẤP
THƯƠNG MẠIQUỐCTẾBẰNGPHƯƠNGTHỨCTRỌNG TÀI.......................... 4
1.1 Khái niệm tranhchấpthươngmạiquốctế và tầm quan trọng của việc giải
quyết tranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọngtài ........................ 4
1.1.1 Khái niệm tranhchấpthươngmạiquốctế ........................................................ 4
1.1.2 Tầm quan trọng của việc giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằng trọng
tài ............................................................................................................................. 6
1.2 Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền và căn cứ phát sinh thẩm quyền của trọng
tài thươngmại ............................................................................................................ 8
1.2.1 Khái niệm trọngtài .......................................................................................... 8
1.2.2 Đặc điểm của trọngtài ..................................................................................... 9
1.2.3 Thẩm quyền và căn cứ phát sinh thẩm quyền của trọngtài ............................. 10
1.3 Các loại tranhchấpthươngmạiquốctế được giảiquyếtbằngphương thức
trọng tài .................................................................................................................... 11
1.3.1 Tranhchấp phát sinh từ hợp đồng thươngmạiquốctế ................................... 11
1.3.2 Tranhchấpthươngmạiquốctế phát sinh giữa Chính phủ tiếp nhận đầu tư với
nhà đầu tư nước ngoài ............................................................................................ 13
1.4 Chủ thể của tranhchấpthươngmạiquốctế .................................................... 16
1.4.1 Cá nhân ......................................................................................................... 16
1.4.2 Tổ chức ......................................................................................................... 18
1.4.3 Quốc gia ........................................................................................................ 19
1.5 Nguồn luật điều chỉnh tranhchấpthươngmạiquốctếbằngphương thức
trọng tài .................................................................................................................... 20
1.5.1 Điều ước quốctế ............................................................................................ 20
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
1.5.2 Pháp luật quốc gia .......................................................................................... 21
1.5.3 Tập quán thươngmạiquốctế ......................................................................... 22
1.6 Các hình thức tổ chức trọngtài và nguyên tắc tronggiảiquyếttranh chấp
thương mạiquốctếbằngTrọngtài ........................................................................ 23
1.6.1 Các hình thức tổ chức trọngtài ...................................................................... 23
1.6.2 Các nguyên tắc cơ bản tronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế bằng
trọng tài .................................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢIQUYẾTTRANHCHẤPTHƯƠNG MẠI
QUỐC TẾBẰNGPHƯƠNGTHỨCTRỌNGTÀITẠI VIỆT NAM ..................... 29
2.1 Luật áp dụng để giảiquyết nội dung tranhchấp và cơ chế hỗ trợ của Tòa án
đối với tố tụng trọngtài thông qua việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời................................................................................................................................. 29
2.1.1 Luật áp dụng để giảiquyết nội dung tranhchấpthươngmạiquốctếtại trọng
tài................................................................................................................................. 29
2.1.2 Cơ chế hỗ trợ của Tòa án trong tố tụng trọngtài thông qua việc áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời ................................................................................... 30
2.2 Thỏa thuận trọngtàitronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếtại Việt
Nam .......................................................................................................................... 32
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thỏa thuận trọngtài ................................................. 32
2.2.2 Thời điểm lập và giá trị pháp lý của thỏa thuận trọngtài ................................ 36
2.2.3 Nội dung và hình thức của thỏa thuận trọngtài .............................................. 37
2.2.4 Luật áp dụng cho thỏa thuận trọngtài ............................................................ 42
2.3 Tố tụng trọngtàitronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế theo pháp
luật Việt Nam ........................................................................................................... 43
2.3.1 Đơn kiện, thời hiệu khởi kiện và thụ lý đơn kiện ........................................... 43
2.3.2 Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ, địa điểm tiến hành tố tụng ................................... 45
2.3.3 Thành lập Hội đồng trọngtài và phiên họp giảiquyếttranhchấp ................... 47
2.3.4 Luật áp dụng trong tố tụng trọngtàithươngmạiquốctế ................................ 52
2.3.5 Căn cứ hủy phán quyếttrọngtài .................................................................... 54
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG
TỒN TẠITRONG HOẠT ĐỘNG GIẢIQUYẾTTRANHCHẤPTHƯƠNG MẠI
QUỐC TẾBẰNGTRỌNGTÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................................... 58
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
3.1 Thực trạng giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthức trọng
tài tại Việt Nam ........................................................................................................ 58
3.1.1 Thuận lợi của trọngtàitronggiảiquyếttranhchấpthươngmại quốc
tế..................................................................................................................................58
3.1.1.1 Đảm bảo bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp cho các thương nhân có
liên quan đến vụ tranhchấp .................................................................................... 59
3.1.1.2 Giảiquyếttranhchấpbằngtrọngtài có thủ tục đơn giản, đảm bảo giải quyết
nhanh chóng các tranh chấp, tiết kiệm thời gian, công sức...................................... 60
3.1.1.3 Trọngtài tôn trọng ý chí tự do thỏa thuận của các bên ................................ 61
3.1.1.4 Hoạt động của Hội đồng trọngtài diễn ra liên tục ....................................... 62
3.1.1.5 Khi xét xử, trọngtài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của các
chuyên gia thông qua quyền chọn trọngtài viên của các bên .................................. 62
3.1.1.6 Phán quyết của trọngtài có tính chung thẩm ............................................... 64
3.1.1.7 Phán quyết của trọngtài được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài ...... 65
3.1.2 Hạn chế của trọngtàitronggiảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctế .... 65
3.1.2.1 Chưa có cơ chế thi hành phán quyếttrọngtài và cũng không có đơn yêu cầu
thi hành phán quyếttrọngtài của bên được thi hành ............................................... 66
3.1.2.2 Cơ chế thi hành phán quyếttrọngtài chưa được đảm bảo ........................... 68
3.1.2.3 Phán quyếttrọngtài dễ đứng trước nguy cơ bị tòa án hủy vì phạm vi căn cứ
hủy phán quyết còn rộng và chưa hợp lý ................................................................. 69
3.1.2.4 Bất cập về thời hạn giảiquyếttranhchấp từ khi hội đồng trọngtài được thành
lập đến khi ra phán quyếttrọngtài ........................................................................... 70
3.1.2.5 Sự yếu kém về kiến thức chuyên môn, kỹ năng tố tụng trọngtài của một số
trọng tài viên ở Việt Nam hiện nay ......................................................................... 71
3.2 Kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tạitrong hoạt động giảiquyết tranh
chấp thươngmạiquốctếbằngphươngthứcTrọngtài ở Việt Nam ..................... 72
3.2.1 Đảm bảo cho cơ chế thi hành phán quyếttrọngtài được thực thi một cách hiệu
quả ......................................................................................................................... 73
3.2.2 Đảm bảo tính hợp lý của các căn cứ được viện dẫn để hủy phán quyết trọng
tài................................................................................................................................. 75
3.2.3 Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ trọngtài viên, không chỉ về số lượng mà cả về
chất lượng .............................................................................................................. 77
3.2.4 Khắc phục quy định về thời hạn giảiquyếttranhchấp của hội đồng trọng
tài................................................................................................................................. 77
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
3.2.5 Tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của trọngtài và tuyên truyền, phổ biến pháp
luật trọngtàithươngmại cho các thương nhân ....................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 81
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
2. Bộ luật dân sự năm 2005
3. Luật thươngmại năm 2005
4. Luật đầu tư Việt Nam năm 2005
5. Luật trọngtàithươngmại năm 2010
6. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật trọngtài thương
mại 2010
Danh mục Điều ước quốc tế
1. Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định trọngtài nước ngoài
năm 1958
2. Công ước viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế năm
1980
3. Công ước Rome về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng năm 1980
4. Luật Mẫu về trọngtàithươngmạiquốctế của ủy ban Liên Hợp Quốc về luật
thương mạiquốctế năm 1985
5. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của
quốc gia
6. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc năm
1992
7. Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Liên bang Nga năm 1994
8. Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Cộng hòa Áo năm 1995
9. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Lào năm 1996
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Nông Quốc Bình, Giáo trình Luật thươngmạiquốc tế, Nxb Khoa học và kỹ thuật
Hà Nội, Hà Nội, 1999
2. Dương Thị Thanh Mai, Giảiquyếttranhchấptrongthươngmạiquốc tế, Nxb
Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội, 1999
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
3. Học viện tư pháp, Kỹ năng hành nghề luật sư- Tập III- Hợp đồng và tư vấn hợp
đồng, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2002
4. Nguyễn Đình Thơ, Một số vấn đề về thỏa thuận trọng tài, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 20/2006
5. Bùi Ngọc Sơn, Giảiquyếttranhchấpquốctếbằngtrọngtàithương mại, Nxb Tư
pháp Hà Nội, Hà Nội, 2006
6. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình luật hợp đồng
thương mạiquốc tế, Nxb Đại học quốc gia TPHCM, TP.HCM, 2007
7. Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải, Tuyển tập các bản án, quyết định của tòa án Việt
Nam về trọngtàithương mại, Nxb Lao động Hà Nội, Hà Nội, 2008
8. Đỗ Văn Đại, Phán quyết của trọngtài không còn bị hủy vô cớ, Báo điện tử pháp
luật Hồ Chí Minh, 13-3-2008
9. Trần Thị Lan Hương- Trường Đại học Bách khoa và Hà Nội, Giảiquyết tranh
chấp thươngmạiquốctếbằngtrọng tài: thực tiễn tại Việt Nam, Bài đăng trên tạp
chí tài chính số 4- 2014
Danh mục trang thông tin điện tử
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp, Đặc sản tuyên truyền Luật trọngtài thương
mại,http://moj.gov.vn/pbgdpl/AnPham/Lists/TapSan/View_Detail.aspx?ItemID=7
7, [ngày truy cập 20-8-2014]
2. Đại học thương mại, Tranhchấpthươngmại và giảiquyếttranhchấpthương mại,
http://voer.edu.vn/c/tranh-chap-thuong-mai-va-giai-quyet-tranh-chap-thuongmai/9800f4f4, [ngày truy cập 13-8-2014]
3. Đỗ Viết Thái Anh, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giảiquyếttranhchấp về đầu
tư
giữa
Chính
phủ
và
nhà
đầu
tư
nước
ngoài,
http://www.tks.edu.vn/portal/detailtks/6670_78_61_Giai-quyet-tranh-chap-vedau-tu-giua-Chinh-phu-va-nha-dau-tu-nuoc-ngoai.html, [ngày truy cập 15-8-2014]
4. Nguyễn Hạnh, Hủy phán quyếttrọng tài: Lòng tin sụt giảm, báo Công thương điện
tử, http://baocongthuong.com.vn/doi-thoai/45165/huy-phan-quyet-trong-tai-longtin-sut-giam.htm, [ngày truy cập 8-10-2014]
5. Nguyễn Huyền, daibieunhandan.vn, Phát huy vai trò của trọngtàitrong việc giải
quyết tranhchấpthương mại, http://ansinhxahoi.wordpress.com/2013/03/02/phathuy-vai-tro-cua-trong-tai-trong-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/, [ngày truy cập
21-10-2014]
6. Nghị quyết số 07- NQ/TW ngày 27-11-2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế
quốc tế, website: www.cpv.org, [ngày truy cập 13-8-20014]
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
7. Trang thông tin pháp luật Công thương, Giảiquyếttranhchấpbằngtrọng tài,
http://legal.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9&new
s_id=636 , [ngày truy cập 15-8-2014]
8. Trần Thị Lan Hương, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Cổng thông tin kinh tế
Việt Nam, Giảiquyếttranhchấpthươngmạibằngtrọng tài: Thực tiễn tại Việt
Nam, http://www.vnep.org.vn/vi-VN/Tin-moi/Giai-quyet-tranh-chap-thuong-maibang-trong-tai-Thuc-tien-tai-Viet-Nam-2805.html, [ngày truy cập 16-10-2014]
9. Trung tâm trọngtàiquốctế Việt Nam- VIAC, Giảiquyếttranh chấp: trọng tài
adhoc hay trọngtài quy chế, http://luatsutuvan.com.vn/to-tung-trong-tai-/giaiquyet-tranh-chap-trong-tai-vu-viec-hay-trong-tai-quy-che.html, [ngày truy cập 168-2014]
10. Xuân Thân, Hủy phán quyếttrọng tài: Ai giám sát Tòa án?, http://dbv.vn/kinhte/ha-noi/huy-phan-quyet-trong-tai-ai-giam-sat-toa-an-274802.html, [ngày truy
cập 20-9-2014]
Danh mục các tài liệu khác
1. Quy tắc tố tụng trọngtài của Trung tâm trọngtàiquốctế Việt Nam VIAC
2. Quy chế đạo đức trọngtài viên của Trung tâm TrọngtàiQuốctế Việt Nam VIAC
3. Quy tắc trọngtài của Viện trọngtài Thái Lan
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào
Đề tài: Giảiquyếttranhchấpthươngmạiquốctếbằngphươngthứctrọng tài
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày 20 tháng 10 năm 2014
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thị Đào