Khái niệm, đặc điểm của thỏa thuận trọng tài

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 36)

5. Bố cục đề tài

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thỏa thuận trọng tài

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, các quan hệ thương mại, đặc biệt là quan hệ thương mại có tính chất nước ngoài càng nhiều thì khả năng xảy ra tranh chấp càng lớn, việc lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự. Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi được các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định.31 Vì vậy, bất kỳ một tranh chấp nào thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài chỉ được giải quyết bằng trọng tài nếu như các bên có thỏa thuận.

30

Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm làm đơn

Tên, địa chỉ của bên yêu cầu và bên bị yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Tóm tắt nội dung tranh chấp

Lý do cần phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng.

31

Theo đó, thỏa thuận trọng tài là một hình thức pháp lý, trong đó các bên chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế thống nhất thể hiện ý chí của mình về việc sẽ đưa tất cả hoặc một số các tranh chấp đã hoặc sẽ có thể phát sinh đến trọng tài giải quyết. Bởi bản chất của thỏa thuận trọng tài là sự tự nguyện, thông nhất ý chí của các bên về một vấn đề nào đó. Sẽ không gọi là thỏa thuận nếu xuất hiện bất cứ sự đe dọa, lừa dối nào.

Thỏa thuận trọng tài là thuật ngữ khá phổ biến và được định nghĩa trong nhiều văn bản pháp luật trong và ngoài nước, Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”, theo đó phạm vi thẩm quyền của trọng tài được xét xử tranh chấp cả trong hợp đồng và ngoài hợp đồng. Đây là điểm tiến bộ của trọng tài và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn sử dụng trọng tài của các nước trên thế giới.

Công ước New York 1958 đưa ra định nghĩa thỏa thuận trọng tài là” Văn bản thỏa thuận theo đó các bên buộc phải đưa ra trọng tài xem xét mọi tranh chấp hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể nảy sinh giữa các bên về mối quan hệ pháp lý xác định, có quan hệ hợp đồng hoặc không, liên quan tới các vấn đề có khả năng được giải quyết bằng trọng tài”,32 và Điều 7.1 Luật mẫu UNCITRAL cũng có quy định thỏa thuận trọng tài một cách tương tự Công ước New York 1958.33Theo đó, hiểu theo định nghĩa của hai văn bản trên thì các tranh chấp không có quan hệ hợp đồng cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài.

Trong giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng thì thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, là nguyên tắc tự nguyện yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp của các bên. Như vậy, có thể thấy rằng quy định của pháp luật nước ta về thỏa thuận trọng tài khá tương đồng với các văn bản pháp luật quốc tế. Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi chỉ khi tồn tại thỏa thuận thì trọng tài mới có thẩm quyền giải quyết và thỏa thuận đó cũng đồng thời loại trừ thẩm quyền của tòa án.34

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về thỏa thuận trọng tài một cách khái quát như sau: Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên nhằm giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh thông qua trọng tài vụ việc (trọng tài ad hoc) hoặc trọng tài quy chế (trọng tài thường trực). Thỏa thuận trọng tài tồn tại giữa các bên đồng nghĩa với việc các bên đã gián tiếp khước từ thẩm quyền xét

32

Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài, điều II.I.

33 Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng.

34

xử của tòa án. Nếu không có thỏa thuận thì sẽ không có trọng tài hoặc nếu trọng tài không được tiến hành dựa trên cơ sở thỏa thuận thì phán quyết trọng tài này bị pháp luật coi là vô hiệu khi đã thỏa thuận. Từ đó có thể thấy một trong những nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận trọng tài chính là tính tự nguyện của của các bên chủ thể lựa chọn phương thức trọng tài giải quyết tranh chấp và đây cũng chính là điểm đặc trưng của thỏa thuận trọng tài. Bên cạnh đó, khi nói đến thỏa thuận trọng tài, chúng ta cũng không thể bỏ qua đặc điểm cũng không kém phần quan trọng, đó là thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng chính.

Một là, thỏa thuận trọng tài có tính tự nguyện.

Khi nói đến thỏa thuận thì nó phải thể hiện được thiện chí của các bên cùng thống nhất vấn đề sau một quá trình đàm phán, thảo luận. Như vậy, bản chất của thỏa thuận trọng tài là sự tự nguyện thống nhất ý chí của các bên về một vấn đề nào đó. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các bên thông qua điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc bản thỏa thuận trọng tài riêng biệt, do vậy một khi các bên đã tự nguyện xác lập thỏa thuận trọng tài thì phải chịu sự ràng buộc của nó trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp như các thỏa thuận về lựa chọn hình thức trọng tài, trung tâm trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ giải quyết tranh chấp... Theo đó, trọng tài sẽ giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện cho các bên trong trường hợp tất cả các bên đều có thiện chí, trung thực và hợp tác.

Mặc khác, tính tự nguyện của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định một trong những trường hợp thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu khi: “Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu”.35 Theo quy định, ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài phải hoàn toàn tự nguyện, minh bạch, không bên nào bị lừa dối hoặc bị đe dọa, nếu không có yếu tố tự nguyện ở đây thì thỏa thuận trọng tài có thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên trong trường hợp này, pháp luật vẫn tôn trọng ý chí của các bên. Bởi ở đây phải tồn tại hai điều kiện thì thỏa thuận trọng tài mới vô hiệu: có lừa dối, đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Nếu một bên phát hiện bị lừa dối, đe dọa nhưng sau đó vẫn công nhận thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực. Rõ ràng với tư cách là một thiết chế tài phán tư, trọng tài luôn tôn trọng sự tự nguyện của các bên tranh chấp và thỏa thuận trọng tài chính là biểu hiện đầu tiên của sự tự nguyện đó.

Hai là, tính độc lập của thỏa thuận trọng tài.

35

Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài ở đây được xét trong mối quan hệ với hợp đồng chính. Điều 19 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định việc thay đổi, hủy bỏ, gia hạn hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.36 Hợp đồng có thể bị vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ nhưng trong hai trường hợp này cũng không tự động kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọng tài. Mục đích của nguyên tắc này chính là đảm bảo các tranh chấp đều được xem xét và giải quyết, tạo điều kiện cho việc xác định thẩm quyền của trọng tài giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đó. Nếu hợp đồng vô hiệu kéo theo thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì các tranh chấp phát sinh trong khi hợp đồng vô hiệu sẽ không được giải quyết bằng trọng tài,37 trong đó có cả tranh chấp liên quan đến việc công nhận hợp đồng chính vô hiệu và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng vô hiệu.

Và Điều 16, Khoản 1 Luật mẫu UNCITRAL cũng đã khẳng định: “Điều khoản trọng tài trở thành bộ phận của hợp đồng sẽ được coi là thỏa thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của hội đồng trọng tài về hợp đồng bị vô hiệu không làm cho điều khoản trọng tài vô hiệu theo”. Tóm lại, điều khoản trọng tài có một chế độ pháp lý riêng, đặc thù và được suy đoán trước là có hiệu lực. Quy định đó có ý nghĩa đảm bảo cho mọi tranh chấp phát sinh trước hay sau khi hợp đồng bị vô hiệu đều được giải quyết.

Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài còn được thể hiện qua nguyên tắc “thẩm quyền

của thẩm quyền”- “competence of competence”. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong

quá trình tố tụng trọng tài giải quyết tranh chấp và được thể hiện tại Khoản 1 Điều 43 Luật trọng tài thương mại Việt Nam 2010,38 Luật mẫu UNCITRAL,39 cũng như trong pháp luật trọng tài của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc xác định sự độc lập của thỏa thuận trọng tài tạo cơ sở cho hội đồng trọng tài xem xét hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, nếu có khiếu nại của các bên về thỏa thuận trọng tài, hội đồng trọng tài sẽ tiến hành xem xét mình có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nữa hay không. Như vậy, hợp đồng vô hiệu không loại trừ thẩm quyền của trọng tài, đảm bảo cho mọi tranh chấp đều được giải

36

Luật trọng tài thương mại 2010, điều 19.

37

Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải, Tuyển tập các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam về trọng tài thương mại, Nxb Lao động Hà Nội, Hà Nội, tr.122.

38

Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, hội đồng trọng tài phải xem xét tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của luật này. Trường hợp không phụ thuộc vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.

39

quyết. Quy định đó đảm bảo tranh chấp được giải quyết hiệu quả, tiết kiệm được thời gian của các bên tranh chấp.

Tóm lại, tính độc lập về giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài cùng với nguyên tắc tự nguyện yêu cầu giải quyết tranh chấp là nguyên tắc chủ đạo của thỏa thuận trọng tài. Như vậy, mọi thỏa thuận trọng tài khi được xác lập phải trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện của các bên chủ thể, không bên nào được lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép bên nào, đồng thời giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập trong mối quan hệ với hợp đồng chính, việc công nhận hợp đồng chính vô hiệu không dẫn đến việc hủy bỏ thỏa thuận trọng tài và trọng tài viên có quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến sự vô hiệu của hợp đồng và những hậu quả liên quan đến sự vô hiệu đó.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)