Thời điểm lập và giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 40)

5. Bố cục đề tài

2.2.2 Thời điểm lập và giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài

Theo quy định của Luật trọng tài thương mại Việt Nam 2010 thì thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Phân tích từ góc độ khái niệm, có thể thấy thỏa thuận trọng tài được lập vào thời điểm trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra giữa các bên.40

Theo đó, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài được lập trước khi tranh chấp phát sinh thì nó có thể là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc cũng có thể là một bản thỏa thuận trọng tài độc lập nằm ngoài hợp đồng. Nếu khi tranh chấp đã xảy ra mà các bên chưa có bất kỳ một thỏa thuận trọng tài nào thì khi đó các bên vẫn có thể lập ra một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.

Giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài không phụ thuộc vào việc nó được lập trước hay sau khi có tranh chấp cũng như nó là một điều khoản của hợp đồng hay là một điều khoản độc lập mà quan trọng thỏa thuận trọng tài đó phải được lập bởi những chủ thể có thẩm quyền tự nguyện thống nhất ý chí của mình, phải đáp ứng được các yêu cầu về hình thức và nội dung của thỏa thuận trọng tài. Và đặc biệt, giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài không phụ thuộc vào giá trị pháp lý của hợp đồng.

Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu bao gồm: tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài, người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền hoặc không có năng lực hành vi dân sự, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc nội dung của thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật, một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

40

Ngoài ra, Luật trọng tài thương mại hiện hành còn quy định về thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Đây là trường hợp thỏa thuận trọng tài có điều khoản không rõ ràng hoặc không phù hợp nên trọng tài không thể dựa vào đó để giải quyết tranh chấp phát sinh. Ví dụ, các bên xác lập thỏa thuận trọng tài chỉ định Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế London giải quyết tranh chấp của mình nhưng lại áp dụng quy tắc trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Bắc Kinh cho quá trình tố tụng trọng tài. Như vậy, trường hợp này điều khoản thỏa thuận trọng tài do các bên đưa ra không phù hợp nên tranh chấp của các bên sẽ không được giải quyết tại trọng tài. Để giải quyết vấn đề này, luật cho phép các bên có quyền thỏa thuận lại. Việc pháp luật trọng tài ghi nhận đối với trường hợp này một mặt tạo điều kiện cho trọng tài được phát triển vì Tòa án sẽ không can thiệp vào vụ việc nếu như các bên đã có thỏa thuận trọng tài, mặt khác còn tạo điều kiện cho việc hỗ trợ nếu như thỏa thuận trọng tài đó có sai sót khiến cho thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.

Trường hợp có quyết định của hội đồng trọng tài tuyên bố thỏa thuận trọng tài rơi vào một trong các trường hợp vô hiệu được quy định tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010 hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được vì một số lý do như các bên tranh chấp không nêu rõ tên tổ chức trung tâm trọng tài trong trường hợp lựa chọn trọng tài thường trực hoặc tại thời điểm giải quyết tranh chấp mà trung tâm trọng tài được chọn không còn hoạt động hoặc tồn tại nữa, thì khi đó các bên có thể thống nhất thỏa thuận lại tên trung tâm trọng tài hay soạn thảo lại bản thỏa thuận trọng tài mới yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp phát sinh.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)