Thành lập Hội đồng trọng tài và phiên họp giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 51)

5. Bố cục đề tài

2.3.3 Thành lập Hội đồng trọng tài và phiên họp giải quyết tranh chấp

Quá trình thành lập hội đồng trọng tài:

Để giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng phát sinh giữa các bên đạt được một kết quả thành công thì công việc cần thiết và quan trọng trong quá trình thực hiện tố tụng trọng tài là phải thành lập một hội đồng trọng tài để giải quyết các tranh chấp đó. Việc thành lập hội đồng trọng tài mà cơ bản là lựa chọn, chỉ định trọng tài viên là khâu then chốt, có tầm quan trọng bậc nhất trong trình tự, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài.

Về cơ bản, pháp luật trọng tài hầu hết các nước đều quy định cách thức thành lập hội đồng trọng tài tương tự nhau. Nguyên tắc chung là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên tham gia trọng tài. Theo quy tắc trọng tài của Viện trọng tài Hà Lan “Nếu các bên không quy định về số lượng trọng tài viên thì số lượng trọng tài viên được xác định bởi người quản lý Viện trọng tài” và “Nếu các bên đã thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm trọng tài viên khác với thủ tục quy định tại Điều 14 thì việc bổ nhiệm trọng tài sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên”.55

Theo đó, Luật trọng tài thương mại Việt Nam 2010 cũng có quy định tương tự với pháp luật các nước về vấn đề tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc lựa chọn trọng tài viên và cách thức thành lập hội đồng trọng tài được quy định tại điều 40, 41 Luật trọng tài thương mại 2010. Tuy nhiên, về số lượng trọng tài viên tối đa trong một hội đồng trọng tài lại bị giới hạn, cụ thể: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận về số lượng trọng tài viên thì hội đồng trọng tài bao gồm ba trọng tài viên”.56 Thực ra, quy định này không ảnh hưởng gì đến quy tắc tố tụng của các bên bởi vì hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên được sử dụng phổ biến trên thế giới và cách cơ cấu thành phần hội đồng trọng tài này cũng đảm bảo nguyên tắc công bằng, ví dụ số lượng trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài bao giờ cũng phải là số lẽ (ba hoặc năm người) để đảm bảo cho việc lựa chọn chủ tịch hội đồng trọng tài và thông qua phán quyết của hội đồng trọng tài theo nguyên tắc đa số. Theo đó, tại Điều 2, Khoản 3 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng đã nêu rõ “Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên hoặc một trọng tài viên duy nhất”.

Luật trọng tài thương mại 2010 có quy định khá chi tiết việc thành lập hội đồng trọng tài quy chế và hội đồng trọng tài vụ việc.57 Nếu theo quy định tại điều 41, việc thành lập hội đồng trọng tài quy chế có thể có sự giúp đở của chủ tịch trung tâm trọng

55

Quy tắc trọng tài của Viện trọng tài Thái Lan, điều 12.1 và 13.1.

56 Luật trọng tài thương mại 2010, điều 39, khoản 2.

57

tài thì điều 40, việc thành lập hội đồng trọng tài vụ việc có thể có sự giúp đở của Tòa án.

Luật trọng tài của các nước trên thế giới như Canada, Malaysia hoặc quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài khác cũng thường quy định rằng nếu một bên hoặc cả hai bên không chọn được trọng tài viên trong thời hạn quy định thì Tòa án hoặc Ban thư ký trung tâm trọng tài có quyền can thiệp vào việc thành lập hội đồng trọng tài bằng việc chỉ định trọng tài viên thay cho các bên.58 Theo pháp luật các nước, Tòa án có thể chọn và chỉ định trọng tài viên trong cả hai trường hợp giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài vụ việc và cả trọng tài thường trực nhưng trong Luật trọng tài thương mại Việt Nam hiện hành chỉ quy định tòa án được quyền hỗ trợ các bên chỉ định trọng tài viên đối với hình thức trọng tài vụ việc mà thôi.

Việc thành lập hội đồng trọng tài được tiến hành kể từ khi nguyên đơn nộp đơn yêu cầu trọng tài viên hoặc trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp phát sinh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và việc thành lập hội đồng trọng tài đó cũng được tiến hành song song với quá trình khởi kiện của các bên, ví dụ như thời hạn để bị đơn nộp bản tự bảo vệ cho trung tâm trọng tài là 30 ngày kể từ khi nhận được đơn khởi kiện.59

Theo quy định của luật thì khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện thì kèm theo đó là tên trọng tài viên mà nguyên đơn lựa chọn để giải quyết tranh chấp và cũng như nguyên đơn thì bị đơn cũng phải chọn cho mình một trọng tài viên để bảo vệ lại quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp. Mỗi một bên nguyên đơn và bị đơn chỉ được chọn cho mình một trọng tài viên mà thôi, nếu như trường hợp có nhiều nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ tranh chấp thì họ phải thỏa thuận với nhau để chọn ra một trọng tài viên duy nhất tham gia giải quyết tranh chấp của họ.60

Việc quy định như vậy sẽ góp phần đảm bảo nguyên tắc của trọng tài khi giải quyết tranh chấp được công bằng và bình đẳng hơn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên vì quy định như thế sẽ đảm bảo cho số lượng trọng tài viên giữa các bên là bằng nhau, không có sự chênh lệch nhau về số lượng trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp, đảm bảo cho quá trình ra phán quyết được công bằng và chính xác vì theo nguyên tắc thì khi hội đồng trọng tài ra phán quyết thì sẽ biểu quyết theo đa số. Vì thế, nếu một bên có nhiều trọng tài viên thì kết quả biểu quyết để ra phán quyết sẽ không được công bằng. Hơn thế nữa, nếu cùng một vấn đề mà có quá nhiều trọng tài viên cùng đưa ra quan điểm để bảo vệ quyền lợi thì sẽ không tránh khỏi trường hợp xung đột về ý kiến của các trọng tài viên cùng bảo vệ lợi ích của một bên đối với nhau, điều này sẽ làm cho việc giải quyết

58

Bùi Ngọc Sơn, Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài thương mại, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2006, tr.412.

59 Luật trọng tài thương mại 2010, điều 35, khoản 2, 3.

60

tranh chấp tốn nhiều thời gian hơn và các tranh chấp mới có thể phát sinh sẽ làm cho vấn đề giải quyết thêm rắc rối.

Trong trường hợp có nhiều bên cùng là nguyên đơn hoặc bị đơn mà các bên không thể chọn ra cho mình một trọng tài viên duy nhất hoặc nếu mỗi bên đã chọn cho mình được một trọng tài viên rồi nhưng sau đó hai trọng tài viên được chọn không thỏa thuận được việc đi đến trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho các bên nếu các bên chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế. Còn đối với việc chọn trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp, thì trường hợp này một trong các bên sẽ yêu cầu tòa án cấp có thẩm quyền chỉ định cho họ một trọng tài viên, thông thường thì Tòa án cấp tỉnh nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn trong trường hợp bị đơn là tổ chức. Còn đối với trường hợp nếu bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì tòa án có thẩm quyền lúc này sẽ là tòa án cấp tỉnh, nơi cư trú hoặc có trụ sở của nguyên đơn.61

Trường hợp các bên thỏa thuận tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một trọng tài viên duy nhất thì trước khi bị đơn nộp bản tự bảo vệ cho trung tâm trọng tài thì các bên phải thỏa thuận xong về việc chọn trong tài viên và tên trọng tài viên duy nhất mà các bên lựa chọn phải được gửi cùng lúc với bản tự bảo vệ của bị đơn. Nếu các bên không thể thỏa thuận được tên của trọng tài viên duy nhất thì theo yêu cầu của các bên, trung tâm trong tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho các bên. Khi mà các trọng tài viên do các bên lựa chọn đã thỏa thuận chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài thì quá trình thành lập hội động trọng tài sẽ kết thúc. Bước tiếp theo là hội đồng trọng tài sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên. Vậy theo luật thì trong trường hợp luật quy định cho các bên có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên nhưng nếu các bên không thể lựa chọn được trọng tài viên cho riêng mình thì trung tâm trọng tài hoặc Tòa án sẽ can thiệp để giúp đở các bên tùy theo hình thức trọng tài được lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Với quy định như vậy sẽ làm cho việc giải quyết tranh chấp được tiến hành nhanh hơn, hạn chế được tình trạng tranh chấp giữa các bên không thể giải quyết được do các bên không thể chọn cho mình một trọng tài viên.

Nhìn chung, giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài cũng là một phương thức mang tính tài phán nhưng không giống tòa án, hội đồng trọng tài chỉ được thành lập khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp sẽ tham gia vào việc thành lập hội đồng trọng tài, mà cơ bản là việc lựa chọn trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho họ. Đây là quy định phù hợp với nguyên tắc thỏa thuận trong xét xử trọng tài, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có thể tự do lựa chọn trọng tài viên theo yêu

61

cầu của mình, đáp ứng đầy đủ quyền bình đẳng của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Phiên họp giải quyết tranh chấp:

Sau khi hội đồng đã được thành lập và các bên cũng như hội đồng trọng tài đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì lúc này hội đồng trọng tài sẽ tiến hành mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Trước khi mở phiên họp thì hội đồng trọng tài sẽ phải gửi giấy triệu tập cho các bên trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày trước ngày mở phiên họp, trong đó quy định thời gian, địa điểm...tiến hành phiên họp xét xử .62

Một nguyên tắc cơ bản, đồng thời cũng là một ưu điểm nổi bật của trọng tài là phiên họp được xét xử kín với sự có mặt của các trọng tài viên được lựa chọn hoặc chỉ định làm thành viên hội đồng trọng tài, thư ký phiên họp và tất cả các bên nguyên đơn, bị đơn nhằm đảm bảo uy tín, danh dự của các bên và người thứ ba chỉ có thể tham dự phiên họp nếu như có sự đồng ý của các bên. Pháp luật các nước cũng như luật mẫu UNCITRAL đều quy định phiên họp diễn ra không công khai, ngoại trừ đó là ý định của các bên về việc mở một phiên xét xử công khai. Như vậy, tuy là việc mở phiên họp để giải quyết tranh chấp là thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài nhưng phải trên nguyên tắc tôn trọng ý kiến của các bên cũng như quy định của pháp luật, ví dụ như trong trường hợp không có sự đồng ý của các bên thì hội đồng trọng tài cũng không được cho phép người thứ ba tham dự phiên họp. Điều này đảm bảo nguyên tắc trọng tài giải quyết tranh chấp không công khai và nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp, các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trong phiên họp xét xử, hội đồng trọng tài sẽ dành cơ hội cho các bên trình bày quan điểm, các lý lẽ, tài liệu, chứng cứ, nhân chứng của mình về nội dung vụ tranh chấp, đồng thời các trọng tài viên cũng khuyến khích các bên bổ sung thêm các chứng cứ và kiểm tra các lập luận, chứng cứ của các bên,63 điều đó thể hiện nguyên tắc được quy định tại Điều 18 Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế.64 Theo đó, trong quá trình tố tụng trọng tài, các trọng tài viên phải đối xử bình đẳng với các bên và đảm bảo cho họ có cơ hội đầy đủ để trình bày về vấn đề của mình.

Phiên họp giải quyết tranh chấp về nguyên tắc chỉ được mở một lần và hội đồng trọng tài cũng chỉ giải quyết tranh chấp một lần, nếu trong trường hợp hội đồng trọng tài

62

Luật trọng tài thương mại 2010, điều 54.

63 Dương Thị Thanh Mai, Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội, 1999, tr.257.

64

đã mở phiên họp mà một trong các bên vắng mặt mà không có lý do thì sẽ được giải quyết như sau:

Trường hợp thứ nhất, nguyên đơn vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì hội đồng trọng tài sẽ xem như nguyên đơn rút đơn kiện và sẽ đình chỉ giải quyết tranh chấp.

Trường hợp thứ hai, bị đơn vắng mặt thì hội đồng trọng tài sẽ giải quyết vắng mặt bị đơn.

Với quy định này giống so với tòa án ở chỗ nếu như trong trường hợp tòa án đã mở phiên tòa mà một trong các bên vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì tòa án sẽ hoãn phiên tòa,65 còn nếu vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc vắng mặt lần hai thì tòa án vẫn xét xử. Với quy định như thế góp phần đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.

Thế nhưng yêu cầu hoãn phiên họp phải phù hợp với tình hình thực tế được hội đồng trọng tài xem xét và đồng ý thì phiên họp đó mới được hoãn. Trong trường hợp nếu các bên có lý do chính đáng muốn hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp thì phải thông báo cho hội đồng trọng tài trong thời hạn bảy ngày trước ngày mở phiên họp, việc quy định như vậy nhằm đảm bảo cho quyền lợi của các bên vẫn được bảo đảm và phù hợp với quy định của pháp luật.

Nếu như theo thủ tục của tòa án thì trong trường hợp hoãn phiên tòa thì không quá 30 ngày phải mở lại phiên tòa thì ở đây theo Luật trọng tài thương mại hiện hành quy định thời gian hoãn phiên họp sẽ do hội đồng trọng tài quyết định có thể ngắn hơn mà cũng có thể dài hơn 30 ngày, như vậy lúc này hội đồng trọng tài sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định là sẽ hoãn trong thời gian bao lâu và sẽ mở lại vào lúc nào, chứ không bị lệ thuộc vào quy định về thời gian nhất định bởi vì căn cứ để hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp là theo yêu của của một bên, nên sau khi điều kiện cần để hoãn phiên họp của các bên không còn nữa thì phiên họp sẽ được mở lại tạo điều kiện cho hội đồng trọng tài được chủ động hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp của mình, sau khi xem xét, cân nhắc các chứng cứ, tài liệu của vụ việc và phải tuân thủ quy định của pháp luật.66

Trong rất nhiều trường hợp, phiên hợp giải quyết tranh chấp chính là nơi xuất phát ý tưởng hòa giải của các bên. Theo đó, các bên có thể tự hòa giải hoặc yêu cầu hội đồng trọng tài hòa giải và cần chú ý đến hệ quả pháp lý của các hình thức hòa giải đó.67

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 51)