Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 46)

5. Bố cục đề tài

2.2.4 Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài

Pháp luật trọng tài Việt Nam cũng chưa có quy định về vấn đề luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài. Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài được quy định với mục tiêu chủ yếu là giải quyết vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài như tính hợp pháp, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Tại Khoản 2, Điều 14 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì hội đồng trọng tài phải tôn trọng, áp dụng pháp luật do các bên thống nhất lựa chọn. Như vậy, quy định trên bao gồm việc chọn luật áp dụng nhằm xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, việc lựa chọn và áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia của các bên tranh chấp.

Trong thương mại quốc tế, việc xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đầu tiên phải khẳng định là thỏa thuận trọng tài phải tuân thủ luật của nước áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài, dù là một điều khoản trọng tài hay một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.

Công ước Châu Âu 1961 có các quy phạm xung đột cho các tòa án quốc gia khi xem xét kháng cáo của bị đơn. Các quy phạm xung đột trong Công ước Châu Âu 1961 quy định cần phải áp dụng pháp luật của quốc gia, ở đó quyết định của trọng tài được thông qua. Nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài và trong khoảng thời gian khi vấn đề này đang được tòa án quốc gia xem xét và không thể xác định được quyết định cần được thông qua trên lãnh thổ của quốc gia nào thì trong các trường hợp nói trên, luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài được tòa án quốc gia xác định dựa trên các quy phạm xung đột. Trong trường hợp này, tòa án quốc gia có quyền công nhận thỏa thuận trọng tài vô hiệu nếu theo Luật Tòa án, tranh chấp này không thể là đối tượng giải quyết của trọng tài.

Xuất phát từ các quy định của các Công ước nói trên xuất hiện một vấn đề phức tạp, theo đó tòa án quốc gia cần phải dựa vào quy phạm xung đột nào trong trường hợp, khi các bên không trực tiếp cũng không gián tiếp nói rõ luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài và ngay cả khi không thể biết rằng, quyết định của trọng tài được thông qua ở đâu. Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là phải nhờ đến các quy phạm của luật tư pháp quốc tế, theo đó cần phải áp dụng luật của quốc gia có mối quan hệ mật thiết với thỏa thuận trọng tài.

47

Bùi Ngọc Sơn, Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài thương mại, Nxb Tư pháp Hà Nội, Hà Nội, 2006, tr.406.

Hội đồng trọng tài có thể gặp vấn đề xung đột pháp luật nói trên khi bị đơn có đơn yêu cầu trọng tài công nhận thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Có thể nói rằng, trọng tài viên hay hội đồng trọng tài có thể và cần phải giải quyết các vấn đề loại đó, bởi vì trọng tài có thẩm quyền thông qua quyết định về thẩm quyền của mình. Quy định này được quy định rõ trong Công ước Châu Âu 1961. Khoản 3, Điều 5 Công ước Châu Âu quy định, trọng tài bị một trong các bên yêu cầu bãi nhiệm không buộc phải từ chối việc xem xét tranh chấp và có quyền tự đưa ra quyết định đối với thẩm quyền của mình hay về việc có sự tồn tại hay hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)