Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 56)

5. Bố cục đề tài

2.3.4 Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế

Đại đa số pháp luật các nước đều dựa trên nguyên tắc được ghi nhận trong Luật mẫu UNCITRAL, đó là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp hay sự tự chủ của các bên tranh chấp. Việc xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài thương mại quốc tế chỉ

bị chi phối bởi nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên và nguyên tắc nơi trọng tài tiến hành xét xử.

Thứ nhất, tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên. Về nguyên tắc thỏa

thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng thương mại quốc tế không những chi phối việc chọn luật để điều chỉnh nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó còn chi phối cả việc thành lập hoặc chọn trọng tài, trong đó bao gồm cả việc đưa ra các nguyên tắc xét xử hoặc chọn luật trong quá trình tố tụng trọng tài.

Trên thực tế, khi thỏa thuận về luật áp dụng để xét xử tranh chấp bằng trọng tài, các bên có thể chỉ định một hội đồng trọng tài thường trực hoặc cũng có thể thỏa thuận thành lập nên một trọng tài vụ việc. Trong mỗi trường hợp chọn hình thức trọng tài thì việc chọn luật áp dụng cho tố tụng trọng tài cũng khác nhau:

Trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn một tổ chức trọng tài thường trực cụ thể để xét xử tranh chấp của mình thì đồng nghĩa với việc các bên đã thỏa thuận chọn luật để áp dụng cho việc giải quyết vụ tranh chấp đó. Bởi vì khi một trọng tài thường trực được các bên thỏa thuận lựa chọn để xét xử tranh chấp thì cơ quan trọng tài này sẽ áp dụng thủ tục tố tụng của mình để tiến hành xét xử, nghĩa là hội đồng trọng tài sẽ áp dụng luật được quy định trong quy chế trọng tài của tổ chức trọng tài thường trực của mình để giải quyết tranh chấp phát sinh.

Trong trường hợp các bên thỏa thuận thành lập một trọng tài vụ việc thì việc xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài sẽ do các bên tự quyết định, các bên có thể thỏa thuận xây dựng nên các nguyên tắc tố tụng một cách độc lập và cũng có thể chọn các quy định về tố tụng của một tổ chức trọng tài thường trực nào đó để áp dụng cho trọng tài mà các bên đã lập ra. Trong trường hợp các bên lựa chọn các quy định tố tụng của một tổ chức trọng tài thường trực nào đó thì các quy định này có thể được các bên thỏa thuận giữ nguyên hoặc được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trước khi áp dụng.

Trường hợp, các bên không có thỏa thuận hoặc luật áp dụng cho tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận không có những quy định điều chỉnh vụ tranh chấp thì hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp đó quyết định lựa chọn luật áp dụng dựa trên các hệ luật của tư pháp quốc tế hoặc có thể sử dụng tập quán thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hệ quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.68

Nếu so sánh việc chọn luật tố tụng trong trọng tài thường trực với việc chọn luật tố tụng trong trọng tài vụ việc thì việc chọn luật tố tụng dưới hình thức trọng tài vụ việc có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Như đã đề cập ở trên, việc chọn luật tố tụng cho

68

trọng tài thường trực hoàn toàn phụ thuộc vào việc chọn trọng tài, theo đó một khi các bên thỏa thuận chọn trọng tài thường trực thì đương nhiên phải chấp nhận những quy định về tố tụng của tổ chức trọng tài thường trực này. Như vậy, nguyên tắc tự do lựa chọn của các bên trên thực tế đã bị hạn chế. Ngược lại, đối với chọn trọng tài vụ việc, các bên được đảm bảo quyền tự do lựa chọn và không bị lệ thuộc trong việc chọn luật áp dụng cho tố tụng trọng tài.

Thực tế cho thấy hoạt động trọng tài vụ việc đạt hiệu quả rất cao nếu các bên thực hiện tốt những điều cam kết trong việc chọn luật tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, nếu các bên không thiện chí hoặc không có tinh thần hợp tác thì hoạt động của trọng tài vụ việc kém hiệu quả so với trọng tài thường trực. Bởi vì, trên thực tế, cơ chế giám sát thực hiện hoạt động của tố tụng trọng tài vụ việc không chặt chẽ bằng trọng tài thường trực.

Thứ hai là áp dụng nguyên tắc nợi trọng tài xét xử. Một trong những vấn đề quan

trọng liên quan đến việc chọn luật tố tụng cho trọng tài là việc xác định nơi tọa lạc của trọng tài trong quá trình xét xử tranh chấp. Về mặt lý luận thì luật tố tụng trong trọng tài không chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thức trọng tài như đã đề cập ở trên, mà nó còn phụ thuộc vào học thuyết nơi tọa lạc của trọng tài tiến hành xét xử ở đâu thì sẽ áp dụng luật tố tụng trọng tài của nơi đó. Thuyết này được áp dụng để xác định luật áp dụng cho trọng tài trong trường hợp nếu các bên không thỏa thuận chọn luật tố tụng. Do đó, như đã trình bày ở trên, việc áp dụng thuyết này để xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài quốc tế thường xảy ra trong trường hợp các bên thành lập trọng tài vụ việc.

Như vậy, việc chọn luật tố tụng trọng tài trước tiên phải tuân thủ theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Nếu các bên không thỏa thuận thì học thuyết nơi tọa lạc của trọng tài sẽ được áp dụng để xác định luật điều chỉnh trong tố tụng trọng tài.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 56)