5. Bố cục đề tài
2.3.5 Căn cứ hủy phán quyết trọng tài
Về nguyên tắc, phán quyết trọng tài là chung thẩm và có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên và không bị kháng cáo, kháng nghị như bản án, quyết định của tòa án.69 Nhưng không có nghĩa phán quyết trọng tài là vĩnh cửu và không bị thay đổi hay hủy bỏ mà trong một số trường hợp nhất định thì phán quyết đó sẽ bị hủy khi các bên liên quan có yêu cầu và có căn cứ chứng minh yêu cầu đó là phù hợp với các quy định của pháp luật rằng trong quá trình tố tụng của trọng tài đã có những vi phạm nhất định về điều kiện, trình tự tiến hành tố tụng trọng tài hoặc trọng tài viên không đảm bảo được nguyên tắc độc lập, vô tư, khách quan...
69
Sau khi kết thúc quá trình tố tụng và hội đồng trọng tài đã ra phán quyết, một trong các bên có quyền làm đơn yêu cầu tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài nếu có căn cứ cho rằng phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau:
Một là, không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Thỏa thuận trọng tài là điều kiện quan trọng để tranh chấp phát sinh giữa các bên được giải quyết bằng con đường trọng tài và một điều đương nhiên là khi các bên không có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp hoặc các thỏa thuận đó rơi vào một trong các trường hợp vô hiệu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010 mà hội đồng trọng tài vẫn giải quyết tranh chấp và ra phán quyết trọng tài thì trường hợp này phán quyết trọng tài không có giá trị pháp lý và cần bị hủy.
Hai là, thành phần hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với quy định của Luật trọng tài thương mại hiện hành
của Việt Nam. Trường hợp này được Nghị quyết số 01/2014/NQ – HĐTP ngày 20/3/2014
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 đã hướng dẫn một cách chi tiết. Theo đó, tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài nếu có vi phạm “nghiêm trọng” tố tụng trọng tài và việc vi phạm này không được hội đồng trọng tài khắc phục.
Cụ thể, theo Điểm b Khoản 2 Điều 14 của Nghị quyết, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về thành phần hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài nhưng hội đồng trọng tài thực hiện không đúng thỏa thuận của các bên hoặc hội đồng trọng tài thực hiện không đúng quy định Luật Trọng tài thương mại về nội dung này mà Tòa án xét thấy đó là những vi phạm “nghiêm trọng” và cần phải hủy nếu hội đồng trọng tài không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật trọng tài thương mại thì Tòa án hủy phán quyết trọng tài. Cách áp dụng quy định theo hướng này nhằm hạn chế được những lạm dụng của bên bị thua kiện vì họ có thể viện dẫn bất kỳ lỗi nào của trọng tài để yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài bất lợi cho họ.
Ba là, trong trường hợp vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng. Về nguyên tắc, nếu tranh chấp phát sinh không thuộc không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài thì hội đồng phải kịp thời thông báo cho các bên và đình chỉ giải quyết tranh chấp.70 Nhưng trong trường hợp này, hội đồng trọng tài đã không làm hoặc khi phát hiện ra các chi tiết cho thấy trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này nhưng hội đồng trọng tài đã bỏ qua và vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp thì lúc này các bên có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hủy phán quyết trọng tài vì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
70
Bốn là, trong trường hợp chứng cứ do các bên cung cấp mà hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo thì ở đây chúng ta thấy đã có sự vi phạm của một bên về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và các bên đã có sự lừa dối hoặc bên yêu cầu chứng minh được trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài . Vì vậy, trong trường hợp này phán quyết trọng tài cần phải bị hủy bỏ, tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích chính đáng của bên thua kiện.
Cuối cùng, mặc dù phán quyết trọng tài chỉ để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đã bị xâm phạm nhưng một điều quan trọng là phán quyết đó không được trái với các nguyên tắc cơ bản và đạo đức xã hội và các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, tạm chia các lý do này thành hai loại, loại thứ nhất liên quan đến thỏa thuận trọng tài bao gồm không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài và loại lý do thứ hai bao gồm các trường hợp còn lại. Đối với loại lý do thứ nhất, trường hợp nếu các bên vi pham buộc phải hủy phán quyết trọng tài thì hoàn toàn hợp lý, nhưng đối với nhóm lý do thứ hai, việc vi phạm dẫn đến hủy phán quyết trọng tài không do lỗi của các bên như do trọng tài viên nhận tiền, tài sản…thì sao họ phải chịu sự chi phối của tòa án, điều đó đi ngược lại với ý chí của các bên. Vậy pháp luật có nên quy định việc hủy các phán quyết trọng tài đến từ các lý do thứ nhất thì các bên không có quyền đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, nếu việc hủy thuộc loại thứ hai thì giữa các bên vẫn còn có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và các bên có quyền đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài như đã thỏa thuận hoặc khởi kiện tại tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp phát sinh.
Xét về hình thức thì số lượng các căn cứ để hủy phán quyết trọng tài nêu tại điều khoản về hủy phán quyết trọng tài là không nhiều. Tuy nhiên về bản chất, những nguyên nhân dẫn đến việc hủy quyết định trọng tài lại rất rộng, do có nhiều điều khoản khác được dẫn chiếu vào. Điều này vô hình chung đã làm mất đi giá trị chung thẩm của phán quyết trọng tài. Cụ thể, PGS, TS Đỗ Văn Đại, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết: Luật trọng tài thương mại được ban hành năm 2010, trong đó có một mục đích là hạn chế việc hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, sau 3 năm có hiệu lực của Luật trọng tài, số lượng phán quyết bị hủy tương đối nhiều. Hay theo Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định trong thời gian qua, có nhiều quyết định của trung tâm trọng tài bị tòa án ra quyết định hủy.71
71
Xuân Thân, Hủy phán quyết trọng tài: Ai giám sát Tòa án?, http://dbv.vn/kinh-te/ha-noi/huy-phan-quyet-trong- tai-ai-giam-sat-toa-an-274802.html, [ngày truy cập 22-10-2014].
Có lẽ đây là những thách lớn đối với các thẩm phán khi xem xét việc hủy bỏ phán quyết trọng tài. Và để hạn chế được tình trạng các phán quyết trọng tài bị hủy do rơi vào một trong các trường hợp do luật định thì các bên cần phải biết được tầm quan trọng của thoả thuận trọng tài, khi giao kết hợp đồng các bên cần phải thảo luận vấn đề này một cách nghiêm túc và cần phải thỏa thuận điều khoản này một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra việc tổ chức, thành lập hội đồng trọng tài và giám sát quá trình tiến hành tố tụng trong việc ra phán quyết trọng tài nhằm đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp trung thực, công bằng, khách quan và khả năng thực thi phán quyết trọng tài có hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài tại Việt Nam
3.1.1 Thuận lợi của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Trên thế giới có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế như hòa giải, thương lượng, trọng tài, tòa án. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm, nhược điểm và mang những đặc trưng riêng. Trong đó, trọng tài là một trong những phương thức được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý đến và lựa chọn sử dụng phổ biến khi nảy sinh các tranh chấp từ các hợp đồng thương mại, nhất là các hợp đồng ngoại thương. Sở dĩ, người ta ưa chuộng trọng tài là vì cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mang những đặc điểm phù hợp với tính đặc thù của tranh chấp, cụ thể là tranh chấp thương mại đặc biệt khi tranh chấp này lại có yếu tố nước ngoài.
Trong hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên luôn mong muốn việc tiến hành thực hiện hợp đồng sẽ diễn ra một cách suông sẽ. Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận nên phần lớn các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, từ đó dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh. Việc giải quyết tranh chấp giữa các bên không chỉ mất thời gian, gây khó khăn, chậm trễ trong quá trình hoạt động kinh doanh về sau của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, đặc biệt là bí mật kinh doanh- một loại quyền tài sản mà tất cả các doanh nghiệp cố gắng bảo vệ. Tuy nhiên, để vừa giải quyết được tranh chấp một cách nhanh chóng, vừa bảo vệ được bí mật kinh doanh và niềm tin nơi khách hàng thì không phải là dễ, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, đáp ứng mục tiêu đề ra. Và hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, trọng tài là một trong những lựa chọn sáng suốt và phù hợp trong việc giải quyết tranh chấp tư- tranh chấp thương mại quốc tế.
Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cho thấy việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có một số ưu điểm như giữ uy tín, bí mật kinh doanh; quyền chọn trọng tài viên, thủ tục đơn giản; hoạt động của hội đồng trọng tài diễn ra liên tục; tôn trọng ý chí tự do thỏa thuận của các bên, đảm bảo giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, tiết kiệm thời gian và phán quyết trọng tài có tính chung thẩm.
3.1.1.1 Đảm bảo bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp cho các thương nhân có liên quan đến vụ tranh chấp
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, thương hiệu kinh doanh là một phần đóng vai trò quan trọng, góp phần khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thương trường nội địa, thậm chí thị trường của nước ngoài. Để tạo ra một thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng ưa chộng sử dụng thì doanh nghiệp ít nhiều cũng có uy tín và những bí quyết riêng cần được bảo vệ để tạo nên tên tuổi của doanh nghiệp, đó được gọi là bí mật kinh doanh, đặc biệt là những bí mật liên quan đến bí quyết công nghệ, chất lượng sản phẩm, bí quyết marketing. Nếu các bí mật liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ bị công khai thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu và các hoạt động kinh doanh, hợp tác khác của họ trên thương trường.
Vì vậy, khi các bên doanh nghiệp tiến hành ký kết, tham gia hợp đồng thương mại quốc tế, các bên đều mong muốn hợp đồng được thực hiện một cách thuận lợi, tuy nhiên do quy luật cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận nên vệc xảy ra tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng là điều tất yếu. Dự liệu được tình hình trên, các bên đã thống nhất thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp một cách êm ấm, nhẹ nhàng và trọng tài là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp hiện nay được các doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Việc xét xử tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, mang nặng tính trao đổi, thương lượng để tìm ra sự thật khách quan của vụ việc. Khác với nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án, trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, chỉ có hội đồng trọng tài, các bên tranh chấp và những người có nghĩa vụ khác như người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên mới có quyền tham gia phiên họp xét xử của trọng tài,72 vì thế nội dung vụ tranh chấp và các quyết định của trọng tài không được công khai, trừ trường hợp được sự đồng ý của các bên. Điều này được thể hiện thông qua nghĩa vụ của trọng tài viên “giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”.73
Bên cạnh đó, một số trung tâm trọng tài cũng có quy định “trong quá trình điều tra trước và trong phiên họp xét xử, trọng tài viên có nghĩa vụ giữ bí mật ý kiến, quan điểm của mình và những thành viên khác trong ủy ban trọng tài, đồng thời khi vụ kiện kết thúc, trọng tài viên có nghĩa vụ giao nộp toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ kiện cho Thư ký trọng
72 Luật trọng tài thương mại 2010, điều 55, khoản 2.
73
tài đó lưu giữ”.74 Đây là điểm khác biệt so với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án và là ưu điểm nổi trội của phương thức trọng tài.
Như vậy, việc xét xử tranh chấp thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng bằng trọng tài sẽ đảm bảo bí mật kinh doanh không bị tiết lộ và việc thắng thua trong tố tụng trọng tài vẫn giữ được mối hòa khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh thương mại giữa các đối tác. Bởi lẽ, tố tụng trọng tài là tự nguyện, xét xử tại trọng tài sẽ làm giảm mức độ xung đột căng thẳng của những bất đồng trên cơ sở câu hỏi gợi mở, sự thiện chí, hợp tác giữa các bên. Đó là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau và đặc biệt sự tự nguyện thi hành quyết định trọng tài của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tường tốt hơn trong quan hệ làm ăn hiện tại và trong tương lai.
3.1.1.2 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thủ tục đơn giản, đảm bảo giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, tiết kiệm thời gian, công sức
Với các doanh nghiệp, thời gian được xem như “vàng bạc”. Khi quyết định giao kết hợp đồng, tiến hành đầu tư một vụ làm ăn, điều mà các doanh nghiệp muốn hướng đến chính là lợi nhuận. Nhưng do quy luật cạnh tranh- nguyên nhân tất yếu dẫn đến các tranh chấp phát sinh trong hoặc sau quá trình thực hiện hợp đồng là điều không thể tránh khỏi. Khi tranh chấp xảy ra thì các bên đều mong muốn tranh chấp được giải quyết một cách thuận lợi, nhanh chóng và dứt điểm, tránh tình trạng tranh chấp kéo dài gây khoản