5. Bố cục đề tài
2.1.1 Luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp thương mại quốc tế tại trọng
2.1 Luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp và cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với tố tụng trọng tài thông qua việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời với tố tụng trọng tài thông qua việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
2.1.1 Luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp thương mại quốc tế tại trọng tài trọng tài
Luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp thương mại có tính chất nước ngoài là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Về mặt lý luận cũng như thực tế, luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp nói chung và tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng được hình thành trên những cơ sở pháp lý sau đây:
Thứ nhất, là luật do các bên lựa chọn. Về nguyên tắc thì luật do các bên lựa chọn là luật được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Trong quá trình giao kết hợp đồng thương mại quốc tế, ngoài những điều khoản cơ bản của việc thực hiện hợp đồng, các bên còn thỏa thuận thêm điều khoản luật áp dụng để giải quyết đối với nội dung tranh chấp phát sinh trong hợp đồng. Theo Khoản 1 Điều 3 Công ước Rôme 1980 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ trong hợp đồng được ký kết ngày 19/6/1980 tại Rôma- Italia, thì các bên chủ thể của hợp đồng có yếu tố nước ngoài có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng.
Luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng là luật điều chỉnh đối với nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Về mặt pháp lý, điều khoản về luật áp dụng để giải quyết tranh chấp cho nội dung của hợp đồng là cơ sở pháp lý để cơ quan xét xử mà cụ thể là trọng tài áp dụng nhằm xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm, bởi vì khi các chủ thể của hợp đồng đã thống nhất thỏa thuận ghi nhận sự tồn tại của một hệ thống pháp luật nào đó được dùng để giải quyết khi tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thì về nguyên tắc luật do các chủ thể đó đã lựa chọn phải được trọng tài áp dụng nhằm xác định trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng.
Nhằm làm tăng thêm trách nhiệm đối với nhau, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khi tranh chấp phát sinh, trong quá trình giao kết hợp đồng các bên thường thỏa thuận luật áp dụng để giải quyết tranh chấp cho nội dung của hợp đồng trong thỏa thuận trọng tài. Bởi vì về mặt pháp lý thì thỏa thuận trọng tài được xem như một điều khoản có giá trị pháp lý độc lập với giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại do các bên chủ thể trong hợp đồng xác lập. Do đó, hợp đồng thương mại vô hiệu không ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Như vậy, việc xây dựng thỏa thuận trọng tài mà trong đó bao gồm cả việc chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp cho nội dung của
hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc hơn, đảm bảo bên bị vi phạm hợp đồng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước cơ quan tài phán trọng tài.
Thứ hai, là luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng. Trong trường hợp các bên
không thực hiện việc chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh cho nội dung của hợp đồng hoặc những điều khoản trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp thì trong trường hợp này luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng sẽ được trọng tài áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Công ước Rôma quy định nếu các bên không chọn luật áp dụng thì luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng sẽ được áp dụng.27 Luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng có thể là Luật nơi thực hiện hợp đồng, Luật nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng…Việc quyết định luật nào là luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng để là cơ sở giải quyết tranh chấp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào lập luận chung của trọng tài viên trên cơ sở chứng cứ của từng vụ kiện cụ thể, trên nguyên tắc tôn trọng nguyện vọng của các bên và bảo vệ được các nguyên tắc của thương mại quốc tế. Trong đó, quyền lợi của các bên, các điều khoản trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận phải được bảo vệ, nguyên tắc trung thực trong thương mại, nguyên tắc tôn trọng giá trị đạo đức phải được tôn trọng.
Như vậy, trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài, việc áp dụng luật giải quyết tranh chấp cho nội dung của hợp đồng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và sự thỏa thuận lựa chọn của các bên chủ thể của hợp đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không có giá trị pháp lý thì luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng của các bên sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng.