Nội dung và hình thức của thỏa thuận trọng tài

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 41)

5. Bố cục đề tài

2.2.3Nội dung và hình thức của thỏa thuận trọng tài

Nội dung của thỏa thuận trọng tài:

Khi đề cập đến thỏa thuận trọng tài, cho thấy có khá nhiều tiêu chí xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài như thẩm quyền và năng lực của chủ thể ký kết, hình thức và tính tự nguyện của thỏa thuận trọng tài. Bên cạnh đó, còn một tiêu chí rất quan trọng để quyết định thỏa thuận trọng tài này có thực hiện được hoặc rơi vào trường hợp vô hiệu hay không, tiêu chí đó là nội dung của thỏa thuận trọng tài. Luật trọng tài thương mại nước ta quy định thỏa thuận trọng tài không được vi phạm điều cấm của pháp luật. Ngoài ra, để một thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được thì nó phải có những nội dung cơ bản, cần thiết để quá trình tố tụng trọng tài có thể được tiến hành một cách suông sẽ, góp phần giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranh chấp phát sinh.

Nội dung của thỏa thuận trọng tài là việc xác định cách thức, trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng trọng tài trên cơ sở các nội dung điều khoản mà các bên đã thống nhất thỏa thuận. Pháp luật các nước thường không quy định cụ thể về những yêu cầu đối với nội

dung thỏa thuận trọng tài và tùy theo hệ thống pháp luật của từng nước mà thỏa thuận trọng tài sẽ có những nội dung nhất định.

Thông thường, các bên tự xác định thỏa thuận trọng tài và thông thường trong thỏa thuận trọng tài phải có các nội dung chủ yếu như về phương thức và hình thức trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ, số lượng trọng tài viên và các vấn đề liên quan khác.

Lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp: tức là các bên sẽ chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ. Các bên có thể thỏa thuận trong điều khoản của hợp đồng hoặc điều khoản riêng biệt với nội dung “Tất cả hay một số các tranh chấp sẽ hoặc đã phát sinh được giải quyết bằng phương thức trọng tài”.

Lựa chọn loại trọng tài: trọng tài vụ việc hay trọng tài quy chế. Nếu các bên lựa chọn trọng tài quy chế thì cần phải chỉ rõ tên gọi chính xác của cơ quan trọng tài, ví dụ như trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) hay Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC). Nếu không chỉ rõ tên gọi hay hình thức của tổ chức trọng tài được chọn hoặc khi đã có thỏa thuận về tên gọi của tổ chức trọng tài trong trường hợp các bên lựa chọn trọng tài quy chế nhưng tên gọi đó không đầy đủ hoặc tại thời điểm phát sinh tranh chấp, tổ chức trọng tài đó không còn tồn tại nữa hay trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về lựa chọn trọng tài viên nhưng vì sự kiện bất khả kháng mà trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài đó rơi vào trường hợp không thể thực hiện được. Khi đó, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lại tên gọi, hình thức của tổ chức trọng tài và lựa chọn lại trọng tài viên hoặc thỏa thuận phương thức khác để giải quyết tranh chấp.41

Thỏa thuận trọng tài nếu có lựa chọn thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp phải phù hợp với trung tâm trọng tài lựa chọn giải quyết tranh chấp.

Ví dụ: Thỏa thuận trọng tài của một hợp đồng ghi:" Nếu có tranh chấp xảy ra được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo thủ tục tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Pari". Thỏa thuận trọng tài này mặc dù không rơi vào trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010 nhưng thỏa thuận này vẫn bị coi là vô hiệu vì nó không thể thực hiện được.

Địa điểm tiến hành giải quyết tranh chấp: về nguyên tắc do các bên tự thỏa thuận, địa điểm đó có thể ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.42 Nếu các bên lựa chọn trọng tài quy chế và không có thỏa thuận việc lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp, trong trường

41 Luật trọng tài thương mại 2010, điều 43, khoản 3, 4, 5.

42

hợp này tranh chấp được giải quyết ở địa điểm chính thức của cơ quan trọng tài nếu các trọng tài viên không xác định địa điểm khác. Nếu các bên lựa chọn trọng tài vụ việc thì nên thỏa thuận và chỉ rõ địa điểm giải quyết tranh chấp, trường hợp không có thỏa thuận địa điểm thì sẽ do hội đồng trọng tài quyết định. Trong thực tiễn, việc chọn đúng địa điểm giải quyết tranh chấp có sự ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giải quyết tranh chấp cũng như khi ra quyết định trọng tài.

Ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp: nếu các bên chọn trọng tài quy chế thì không bắt buộc phải chỉ rõ ngôn ngữ, trong trường hợp này ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài sẽ do hội đồng trọng tài chỉ định. Nếu lựa chọn trọng tài vụ việc thì nên lựa chọn và chỉ ra ngôn ngữ giải quyết tranh chấp. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì ngôn sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng việt, trường hợp các bên tranh chấp không sử dụng được tiếng việt thì cần phải có người phiên dịch.43 Các bên thỏa thuận ngôn ngữ giải quyết trong tố tụng trọng tài khi tranh chấp phát sinh có yếu tố nước ngoài, nếu không có thỏa thuận thì sẽ do hội đồng trọng tài quyết định.44

Xác định số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp: đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng khi các bên tham gia chọn trọng tài vụ việc. Đối với trọng tài quy chế, nếu các bên không quy định số lượng trọng tài viên thì trọng tài sẽ quy định phù hợp với quy chế tố tụng của mình. Đối với hai hình thức trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc, thông thường thành phần hội đồng trọng tài có ba hoặc năm trọng tài viên. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, tốt nhất nên lựa chọn những trọng tài viên được đào tạo ở Châu Âu lục địa, bởi vì pháp luật của nước ta gần giống với pháp luật của họ, do đó tư duy của các trọng tài viên này gần giống như tuy duy của chúng ta.45

Thủ tục lựa chọn, chỉ định, miễn nhiệm trọng tài viên, xác định thời điểm bắt đầu tiến hành tố tụng, trình tự xuất trình tài liệu, chứng cứ, hình thức giải quyết bằng lời nói hay trên cơ sở văn bản. Theo nguyên tắc, nếu các bên lựa chọn trọng tài quy chế thì trọng tài phải tiến hành giải quyết công việc phù hợp với pháp luật của quốc gia và quy chế tố tụng trọng tài của mình. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là các bên có quyền không hạn chế trong việc quy định thủ tục giải quyết tranh chấp. Như vậy, trong thỏa thuận trọng tài, các bên có thể đặt ra mọi quy tắc cho tố tụng trọng tài, ngay cả khi sử dụng trọng tài quy chế thì sự tự do của các bên trong việc quy định thủ tục trọng tài chỉ bị giới hạn bởi quy phạm bắt buộc của luật quốc gia về trọng tài và sự trật tự công cộng của quốc gia, theo đó các bên không thể đặt ra quy tắc tố

43

Luật trọng tài thương mại 2010, điều 10, khoản 1.

44

Luật trọng tài thương mại 2010, điều 10, khoản 2.

45

Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế Đại học Quốc gia TPHCM-Khoa kinh tế, Nxb Đại học quốc gia TPHCM, TP.HCM, 2007, tr. 157.

tụng trọng tài mà những quy tắc này vi phạm trật tự công cộng của quốc gia. Đối với trọng tài vụ việc, các bên nên thỏa thuận quy định thủ tục tố tụng trọng tài vì loại trọng tài này không có quy tắc tố tụng riêng của mình. Tuy nhiên, việc đặt ra các quy tắc tố tụng này của các bên không được trái trật tự công cộng và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia.

Lựa chọn luật áp dụng: nếu luật áp dụng cho trọng tài cũng là luật áp dụng cho hợp đồng thì không nhất thiết phải đưa điều khoản này vào thỏa thuận trọng tài. Không phải lúc nào các bên cũng muốn tranh chấp của họ được giải quyết theo hệ thống pháp luật của một quốc gia nào đó mà đôi khi họ muốn tranh chấp được giải quyết dựa theo tập quán thương mại quốc tế. Trong trường hợp này cần phải có quy định cụ thể trong thỏa thuận trọng tài.

Hình thức của thỏa thuận trọng tài:

Bên cạnh phải đáp ứng nội dung của thỏa thuận thì hình thức của thỏa thuận trọng tài cũng cần phải đáp ứng đúng quy định của pháp luật. Hình thức của thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ra bên ngoài sự thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương mại về các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài.

Pháp luât trọng tài Việt Nam cũng giống pháp luật của hầu hết các quốc gia khác đều quy định thỏa thuận trọng tài phải lập thành văn bản,46 có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thuật ngữ “Văn bản” được pháp luật trọng tài Việt Nam và nước ngoài quy định một cách rộng hơn và khái quát hơn. Theo đó, thỏa thuận trọng tài được coi là hình thức bằng văn bản trong trường hợp, khi nội dung của thỏa thuận trọng tài được thể hiện trong một văn bản do các bên ký kết và cả trong trường hợp thỏa thuận thông qua điện báo, telex, thư điện tử hoặc các hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Ví dụ tranh chấp về về mua bán cổ phần giữa thành viên công ty và công ty với nhau, trong Điều lệ công ty có điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một trong số các phương thức giải quyết tranh chấp, khi đó điều khoản này có thể được coi là thỏa thuận trọng tài. Quy định trên đã trở thành một tập quán quốc tế chung bởi chỉ có thể xác lập bằng văn bản mới tạo được sự tin tưởng cho các bên, đồng thời là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên khi phát sinh tranh chấp.

Trong khi đó, luật của một số nước như luật trọng tài Anh tiến một bước rất xa trong việc quy định phạm vi thỏa thuận bằng văn bản. Theo đó, một thoả thuận bằng văn bản khi thoả thuận được lập thành văn bản; thỏa thuận được lập thông qua việc trao đổi các

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

Luật trọng tài thương mại 2010, điều 6; Luật mẫu về trọng tài thương mại, điều 7, khoản 2 và Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài, điều 2, khoản 2.

thông tin bằng văn bản hoặc thỏa thuận được chứng minh bằng văn bản. Thậm chí, trong quá trình tố tụng trọng tài hay tố tụng tư pháp, nếu một thỏa thuận không được xác lập bằng văn bản nhưng được một bên viện dẫn và bên kia không phủ nhận thì việc trao đổi đó tạo thành một thỏa thuận bằng văn bản có giá trị pháp lý.

Thỏa thuận trọng tài tồn tại dưới hai dạng đó là điều khoản trọng tài được quy định trực tiếp trong văn bản của hợp đồng chính và thỏa thuận trọng tài riêng biệt.

Điều khoản trọng tài trong hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai. Điều khoản này thường nằm ở phần cuối hợp đồng, bởi do trình tự đàm phán. Sau khi đã thỏa thuận xong phần lớn các điều khoản chủ yếu khác rồi mới thỏa thuận điều khoản này. Do tranh chấp chưa xảy ra và có thể không bao giờ xảy ra nên điều khoản trọng tài thường rất ngắn gọn, đôi khi quá đơn giản. Ví dụ, “Trọng tài: theo quy tắc của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Luật Việt Nam; nơi xét xử Anh”. Tuy vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vẫn có thể tiến hành được.

Thỏa thuận trọng tài riêng biệt là thỏa thuận riêng của các bên độc lập với hợp đồng về giải quyết những tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ bằng trọng tài. Nếu điều khoản trọng tài trong hợp đồng là thỏa thuận giải quyết tranh chấp chưa phát sinh thì thỏa thuận trọng tài riêng biệt là thỏa thuận trong trường hợp tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa các bên. Vì vậy, thỏa thuận trọng tài độc lập với hợp đồng thường được soạn thảo một cách chi tiết, cụ thể và do vậy thường hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn thương mại quốc tế, việc ký kết thỏa thuận trọng tài riêng biệt rất khó được thực hiện, bởi vì không phải lúc nào bên vi phạm hợp đồng cũng có thiện ý giải quyết tranh chấp, họ thường lãng tránh hoặc cố tình kéo dài thời gian đàm phán để chiếm dụng vốn hoặc làm mất thời hiệu khởi kiện, trong khi đó bên bị hại lại không có biện pháp nào để bắt buộc bên vi phạm đồng ý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nói chung, việc quy định thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài như thế là hết sức linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên và việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả và đây là một trong những điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực.

Tương tự như Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế 1985, công ước NewYork 1958 cũng đều quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản mới có hiệu lực. Ngoài ra, Công ước NewYork 1958 còn quy định rõ thỏa thuận trọng tài bằng văn bản được hiểu là một điều khoản về trọng tài trong hợp đồng hoặc có một thỏa thuận riêng về trọng tài được ký kết hoặc ghi bằng thư từ, điện tín.

Nói chung, thỏa thuận trọng tài dù được thực hiện theo điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài riêng biệt, cũng đều thể hiện ý chí của các bên đồng ý

giao tranh chấp cho trọng tài giải quyết, là căn cứ pháp lý duy nhất và quan trọng nhất xác định thẩm quyền của trọng tài.47

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 41)