Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 30)

5. Bố cục đề tài

1.6.2Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng

bằng trọng tài

Quy tắc tố tụng là khung pháp lý mà hội đồng trọng tài và các bên đương sự phải tuân theo, do trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các trọng tài viên theo quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở sự lựa chọn của các bên đương sự nên không tồn tại một quy tắc tố tụng trọng tài thống nhất, tuy vậy, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của tất cả các tổ chức, hình thức trọng tài phải bảo đảm các nguyên tắc sau mà nếu vi phạm các nguyên tắc này thì sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý rất phức tạp. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là những tư tưởng chỉ đạo, chi phối được quy định dùng làm cơ sở giải quyết cho các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế mà trong đó trọng tài thương mại chính là phương thức giải quyết được sử dụng khi không có thỏa thuận liên quan đến tòa án. Tại Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài như sau:

Một là nguyên tắc thỏa thuận trọng tài. Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên về việc giải quyết bằng

trọng tài các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Theo đó, các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài hợp pháp và có thể thực hiện được, hình thức của thỏa thuận trọng tài tồn tại dưới dạng hợp đồng hoặc là thỏa thuận riêng, có thể là một phụ lục đính kèm tại thời điểm kí hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp.25 Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Vì vậy, mọi thỏa thuận giữa các bên về tố tụng trọng tài sẽ được bên thứ ba, trong đó có trọng tài viên tôn trọng và thừa nhận về vấn đề liên quan đến trọng tài như địa điểm, thời gian và thủ tục trọng tài, lựa chọn trọng tài viên. Quy định như vậy là linh hoạt, thông thoáng cho các bên lựa chọn hình thức trọng tài.

Hai là, nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan. Một hội đồng trọng tài có thể gồm một hoặc ba trọng tài viên do một bên chỉ định hoặc các bên thống nhất lựa chọn. Khoản 2, Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân thủ quy định của pháp luật. Vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào thì trọng tài viên cũng phải độc lập, khách quan. Trọng tài viên là người đứng ở giữa phân xử để đi đến một phán quyết công bằng, do đó không được để mình bị ảnh hưởng bởi một bên tranh chấp hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác. Mặt khác, khi xét xử, trọng tài viên phải đánh giá tình tiết vụ việc, chứng cứ và luận điểm của các bên một cách đầy đủ, khách quan, vô tư, tránh những nhận định chủ quan, cảm tính, vô căn cứ. Trong một số trường hợp, để đảm bảo tính khách quan của tố tụng trọng tài, trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp hoặc các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 42 Luật trọng tài thương mại 2010.26

Ba là, nguyên tắc bình đẳng, bảo đảm quyền tự định đoạt và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp thông qua trọng tài, các bên có quyền quyết định hoặc thỏa thuận quyết định về những vấn đề liên quan tới tranh chấp. Khi giải quyết tranh chấp, bên nguyên đơn và bên bị đơn đều có quyền lợi và trách nhiệm ngang nhau, không bên nào được ưu tiên và cũng không bên nào bị phân biệt đối xử hơn bên nào. Hội đồng trọng tài tôn trọng, tạo điều kiện và không được ngăn cản các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đây là nguyên tắc cốt lỗi của toàn bộ quá trình tố tụng vì thực chất sự hình thành trọng tài là do ý chí tự nguyện của các bên đương sự.

25

Luật trọng tài thương mại năm 2005, điều 5, khoản 1.

26

Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:

a) Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên; b) Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;

c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;

d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.

Bốn là, nguyên tắc giữ bí mật trong giải quyết tranh chấp, đây là nguyên tắc xuất phát từ mong muốn và lợi ích của doanh nghiệp. Theo đó, buổi họp xét xử của trọng tài viên sẽ được tiến hành tại nơi mà ngoài trọng tài viên và các đương sự thì những người không có trách nhiệm hoặc không liên quan thì không được quyền có mặt. Trọng tài viên có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật mọi vấn đề mà mình biết khi tiến hành giải quyết vụ việc như nội dung tranh chấp và danh tính của các bên tranh chấp, kể cả phán quyết cuối cùng, trừ khi được sự đồng ý của các đương sự.

Cuối cùng, nguyên tắc giải quyết một lần. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và chỉ bị hủy theo quyết định của tòa án nơi hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài. Hay nói cách khác, phán quyết của trọng tài sẽ không bị xem xét lại vì trong tố tụng trọng tài không có có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm như đối với tòa án. Phán quyết của trọng tài có hiệu lực thi hành ngay lập tức và không bị kháng cáo, kháng nghị, trừ trường hợp phán quyết trọng tài bị tòa án tuyên hủy.

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài (Trang 30)