Qui định pháp luật về kinh doanh rượu đã có từ lâu chẳng hạn như Thông tư số 12/1999/TT-BTM của Bộ Thương Mại hướng dẫn kinh doanh mặt hàng rượu; Nghị định 40/2008/NĐ-CP của Chính phủ về
Trang 1PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH RƯỢU
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Lớp: Luật Thương Mại 1
Cần thơ, 12/2014
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Trang 3NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cấu trúc của đề tài 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH KINH DOANH RƯỢU Ở VIỆT NAM 4
1.1 Các khái niệm 4
1.1.1 Khái niệm về rượu 4
1.1.1.1 Định nghĩa rượu 4
1.1.1.2 Phân loại rượu 5
1.1.2 Các hình thức kinh doanh rượu 7
1.1.2.1 Phân phối sản phẩm rượu 7
1.1.2.2 Bán buôn sản phẩm rượu 8
1.1.2.3 Bán lẻ sản phẩm rượu 9
1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh rượu 9
1.2.1 Sản phẩm rượu phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 9
1.2.2 Sản phẩm rượu phải được dán nhãn, dán tem trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ 10
1.2.3 Sản phẩm rượu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10
1.2.4 Sản phẩm rượu bị hạn chế quảng cáo 11
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh rượu ở Việt Nam 12
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài 12
1.3.1.1 Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 12
1.3.1.2 Tình hình kinh tế trong nước 13
1.3.1.3 Dân số, thị hiếu, phong tục, tập quán của người dân 13
1.3.1.4 Chính sách pháp luật của nhà nước 14
1.3.2 Các yếu tố bên trong 15
Trang 51.3.2.1 Yếu tố giá cả 15
1.3.2.2 Yếu tố chất lượng và thương hiệu 15
1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh rượu trong nền kinh tế quốc dân 17
1.4.1 Cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân 17
1.4.2 Đóng góp vào ngân sách nhà nước 18
1.4.3 Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động 18
1.4.4 Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển 19
1.5 Tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh rượu 19
1.6 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh rượu 20
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH RƯỢU 22
2.1 Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu 23
2.1.1 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu 23
2.1.1.1 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu 23
2.1.1.2 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu 26
2.1.1.3 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu 28
2.1.2 Nguyên tắc cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu 30
2.1.3 Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu 31
2.1.4 Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu và thời hạn của giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu 32
2.1.5 Cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu 33
2.1.5.1 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu 33
2.1.5.2 Cấp lại Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu 33
2.2 Nhãn hàng hóa sản phẩm rượu, tem sản phẩm rượu, chất lượng và an toàn thực phẩm 34
2.2.1 Nhãn hàng hóa sản phẩm rượu 34
2.2.2 Tem sản phẩm rượu 35
2.2.3 Chất lượng và an toàn thực phẩm 36
2.3 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu 37
2.3.1 Quyền của thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu 37
2.3.2 Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu 38
Trang 62.4 Vi phạm và xử lý vi phạm qui định pháp luật về kinh doanh rượu 40
2.4.1 Các hành vi vi phạm 40
2.4.2 Các hình thức xử lý vi phạm 41
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH RƯỢU 44
3.1 Tình hình kinh doanh rượu trong những năm gần đây 44
3.2 Những bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kinh doanh rượu hiện nay 48
3.2.1 Kinh doanh sản phẩm rượu không đăng ký giấy phép 48
3.2.2 Kinh doanh sản phẩm rượu không dán tem, dán nhãn theo quy định 49
3.2.3 Kinh doanh sản phẩm rượu không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm 53
3.2.4 Kinh doanh rượu giả, rượu nhập lậu 55
3.2.5 Bất cập trong quy định về xử lý vi phạm 56
3.3 Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về kinh doanh rượu 57
3.3.1 Đối với vấn đề kinh doanh sản phẩm rượu không giấy phép 57
3.3.2 Đối với vấn đề không dán tem, dán nhãn cho sản phẩm rượu 57
3.3.3 Đối với vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm 58
3.3.4 Đối với vấn đề rượu giả, rượu nhập lậu 58
3.3.5 Cụ thể hóa quy định xử lý vi phạm 59
PHẦN KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tình hình kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước khởi sắc nhưng khó khăn vẫn còn rất lớn, nhiều ngành đối mặt với thua lỗ, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) giảm sút Nhưng ngành kinh doanh rượu vẫn có chổ đứng trên thị trường và ngày càng phát triển chứng tỏ nó có một sức hút kỳ lạ Ngành kinh doanh rượu là một trong những ngành có lịch sử phát triển lâu đời nhất và hiện đang chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu ngành bia, rượu, nước giải khát ở Việt Nam Tầm quan trọng của ngành kinh doanh rượu không chỉ thể hiện ở giá trị kinh tế mà nó mang lại, đồng thời nó còn còn ý nghĩa phục vụ cho đời sống văn hóa cộng đồng của người Việt vì rượu là chất men xúc tác cho hầu hết những quan hệ xã hội của người Việt Nam
Hiện nay rượu trên thị trường rất đa dạng và phong phú về số lượng, chất lượng và chủng loại từ rượu nội đến rượu nhập với nhiều thương hiệu nổi tiếng gần xa Trong đó có thể kể đến các loại rượu Việt Nam trứ danh như: rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn), rượu làng Vân (Bắc Giang), rượu Kim Sơn (Ninh Bình), rượu Bàu Đá (Bịnh Định), rượu Cần Ê Đê Ban Mê (Đắk Lắk), rượu vang Đà Lạt (Lâm Đồng), rượu Gò Đen (Long An), rượu Phú Lễ (Bến Tre), rượu vang sim Phú Quốc (Kiên Giang),… Các loại rượu nhập từ các thương hiệu nổi tiếng như: Brandy, Whisky, Rhum, Vodka, Gin, Vang (Đức, Ý, Mĩ, Úc),… Bên cạnh đó thì cũng tồn tại nhiều loại rượu quê tuy không nổi tiếng nhưng do giá rẻ nên mức độ tiêu thụ cao như rượu đế và một số loại không rõ nguồn gốc khác đang trôi nổi trên thị trường Sự đa dạng hóa sản phẩm đã cung cấp nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng và mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn cho các thương nhân
Chính vì có quá nhiều cơ hội gia nhập thị trường kinh doanh rượu nên cạnh tranh trong ngành là điều khó tránh khỏi và mức độ ngày càng gay gắt hơn khi rượu nhập tràn vào thị trường Việt Nam do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế đem lại Vì thế, để tồn tại và phát triển thì thương nhân Việt Nam phải không ngừng tăng cường và đổi mới phương thức cạnh tranh trên chính “sân nhà” của mình Bên cạnh, những phương thức cạnh tranh lành mạnh thì vẫn còn đó những thủ đoạn gian thương bất chấp qui định pháp luật
Trang 8Qui định pháp luật về kinh doanh rượu đã có từ lâu chẳng hạn như Thông tư số 12/1999/TT-BTM của Bộ Thương Mại hướng dẫn kinh doanh mặt hàng rượu; Nghị định 40/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; Thông tư số 10/2008/TT-BCT của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 40/2008/NĐ-CP của Chính phủ qui định về sản xuất, kinh doanh rượu và gần đây nhất là Nghị định 94/2012/NĐ-
CP của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; Thông tư số 39/2012/TT-BCT của Bộ Tài Chính qui định chi tiết một số điều của Nghị định 94/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 160/2013/TT-BCT của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước… Nhìn chung, qui định pháp luật về kinh doanh rượu có phần khắt khe hơn hơn
so với kinh doanh các ngành nghề khác vì rượu là chất kích thích tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên nhà nước liệt nó vào nhóm hàng hóa hạn chế kinh doanh Mặc dù, pháp luật qui định về vấn đề kinh doanh rượu khắt khe và chi tiết như vậy nhưng do qui mô sản xuất không tập trung, hình thức kinh doanh đa dạng, thủ đoạn cạnh tranh phức tạp, chạy theo lợi nhuận,… nên khi áp dụng trên thực tế lại phát sinh nhiều bất cập như: kinh doanh không có giấy phép; kinh doanh rượu giả, rượu không nhãn mác, không dán tem; buôn lậu rượu,… gây khó khăn cho công tác quản lý và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng Trước tình hình trên, người viết đã lựa chọn và thực hiện đề tài này nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật về kinh doanh rượu ở Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Người viết đã tiếp cận đề tài dưới hai góc độ kinh tế và pháp lý để có cái nhìn đúng đắn về thực trạng kinh doanh rượu hiện nay ở Việt Nam, những vấn đề còn bất cập trong qui định pháp luật và thực hiện áp dụng pháp luật để từ đó đưa ra những giải pháp đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật về kinh doanh rượu ở Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ tập trung tìm hiểu tổng quan về ngành rượu và những qui định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh ngành này như nguyên tắc kinh doanh sản phẩm rượu, giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu, các hành vi vi phạm và hình thức xử
Trang 9lý Từ đó liên hệ đến thực tế kinh doanh ngành rượu ở Việt Nam hiện nay kèm theo những bất cập và hướng giải quyết vấn đề
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu nội dung của đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp như: phân tích, so sánh, tổng hợp, liệt kê và lấy ví dụ thực tiễn để làm rõ vấn đề
5 Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm những phần cơ bản sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung gồm:
Chương 1: Khái quát chung về ngành kinh doanh rượu ở Việt Nam
Trong chương này, người viết sẽ trình bày một cách khái quát các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng, tác động tích cực, tác động tiêu cực và
hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh rượu ở Việt Nam
Chương 2: Pháp luật về kinh doanh rượu
Chương 2 sẽ tập trung tìm hiểu qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh rượu chẳng hạn như các qui định về nguyên tắc kinh doanh, giấy phép kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của thương nhân, các hành vi vi phạm và hình thức
- Phần kết luận
Trang 10CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH KINH DOANH RƯỢU Ở VIỆT NAM
Hoạt động kinh doanh rượu ở Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển khá lâu, từ cuối thế kỷ XIX đến nay Đây là một ngành cung cấp đồ uống quan trọng, gắn liền với nhu cầu ngày càng cao của xã hội Để đánh giá đúng tầm quan trọng của ngành này trước tiên chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về nó Trong chương này người viết sẽ trình bày một cách khái quát các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng, tác động tích cực, tác động tiêu cực và hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh rượu
Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học theo danh pháp quốc tế IUPAC là Ethanol, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.2 Cồn thực phẩm được chưng cất từ mật rỉ đường hoặc tinh bột khoai mì, sau khi gây men và lên men thông qua quá trình ngưng tụ (không sử dụng phụ gia), có mùi thơm của rượu và mùi cay, tan vô hạn trong nước, rất dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh không
có khói Cồn thực phẩm được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm để sản xuất đồ uống (bia, rượu) hoặc bảo quản thực phẩm
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn (Trong đó
có rượu) ( QCVN 6-3: 2000/BYT), cồn thực phẩm là ethanol đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm thu được bằng cách chưng cất từ dịch len men có nguồn gốc tinh bột và các loại đường
1 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
2 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
Trang 11Qui trình chung để sản xuất rượu trên thế giới hiện nay có ba phương pháp là phương pháp chưng cất, phương pháp ủ rượu và phương pháp pha trộn.3
+ Phương pháp chưng cất là sử dụng dung dịch đường đã lên men được đun nóng để tách rượu nhờ hiện tượng bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước, có hai phương pháp chưng cất
là dùng nồi chưng cất và dùng cột chưng cất liên tục Rượu được chưng cất bằng nồi còn mùi vị của các chất đi kèm tạo hương vị nhưng hơi gắt, cần ủ để dịu hơn, thời gian ủ tối thiểu thường hai năm trong những thùng gỗ sồi, rượu sẽ ngấm mùi và màu của gỗ sồi đã hơ lửa tạo vị thơm ngon Rượu được chưng cất bằng cột có thể vô chai ngay không cần ủ nhưng thiếu mùi vị đặc trưng, phương pháp chưng cất rượu bằng cột rất kinh tế và được sản xuất ở qui mô lớn Hiện nay, ở các làng quê của Việt Nam thường sử dụng phương pháp chưng cất để sản xuất rượu gạo, có thể tóm gọn qui trình như sau: gạo nấu chín để nguội trộn bánh men len men chưng cất rượu gạo
+ Phương pháp ủ rượu là ủ rượu trong thùng gỗ sồi, rượu hấp thụ mùi vị gỗ và tiếp xúc với không khí làm cải thiện tính chất trở nên dịu và dễ uống
+ Phương pháp pha trộn là trộn hai hay nhiều rượu cùng chủng loại để tạo mùi vị dễ chịu và làm giảm giá thành
Cả ba phương pháp trên đều có những ưu và nhượu điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi mà người sản xuất sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp để tạo ra những loại rượu ngon và kinh tế nhất
1.1.1.2 Phân loại rượu
Căn cứ vào thành phần, đặc tính và nồng độ cồn thì rượu được phân ra làm nhiều loại bao gồm: rượu lên men thuần túy, rượu mạnh, rượu pha chế, rượu thuốc và rượu bán thành phẩm
Thứ nhất, rượu lên men thuần túy là rượu được len men từ các nguyên liệu có chứa
đường và tinh bột và đều có nồng độ thấp như rượu vang, rượu táo, cơm rượu,… Trong dòng rượu này thì rượu vang nổi tiếng nhất với các thương hiệu như vang Pháp, vang Mỹ, vang Ý và vang Úc Ở Việt Nam rượu vang nổi tiếng nhất phải kể đến là rượu vang Đà Lạt
3 Hồng Loan, Qui trình chung sản xuất rượu, http://thegioiruouviet.vn/XemTinTuc.aspx?tt=12 , [ngày truy cập
04/6/2014]
Trang 12Rượu len men thuần túy hay còn gọi là rượu len men có độ cồn thấp, theo Quyết định số 3542/2000/QĐ-BYT ban hành quy định về vệ sinh an toàn đối với bia hơi và rượu lên men
có độ cồn thấp thì rượu len men có độ cồn thấp là sản phẩm len men từ dịch hoa quả hoặc trực tiếp từ các loại hoa quả không qua chưng cất bao gồm rượu vang hoa quả4, rượu vang hoa quả có chứa co2 5
.
Thứ hai, rượu mạnh là đồ uống có cồn, độ rượu không dưới 15% tính theo thể tích
Sản phẩm thu được từ một trong các quá trình như: Chưng cất các sản phẩm len men tự nhiên (có thể bổ sung hoặc không bổ sung hương liệu), bổ sung hương liệu đường hoặc các sản phẩm tạo ngọt khác vào cồn thực phẩm hoặc các loại rượu thuộc nhóm rượu mạnh, phối trộn một hoặc nhiều loại rượu mạnh với nhau và/hoặc với cồn thực phẩm và/hoặc với đồ uống khác (Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đồ uống có cồn (QCVN 6-3: 2010/BYT) Các sản phẩm rượu mạnh như: rượu vang mạnh, rượu Brandy/Rượu Weinbrand, rượu Vodka, rượu gin Luân Đôn,…
Thứ ba, rượu pha chế là rượu len men hoặc rượu cất có pha thêm đường, hương
liệu, dược liệu như rượu sâm, coktail,… Trong dòng rượu pha chế thì coktail là thức uống phổ biến nhất có tính bổ dưỡng, không tạo cảm giác say, được pha trộn từ hai loại rượu trở lên hoặc pha với thức uống không có gas, nước trái cây
Thứ tư, rượu thuốc là rượu được pha chế, ngâm với nguyên liệu có nguồn gốc từ
động vật và/hoặc thực vật và/hoặc khoáng chất để hỗ trợ chữa bệnh, hỗ trợ chức năng của
cơ thể con người và tăng cường sức khỏe.6 Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại rượu thuốc khác nhau chẳng hạn như rượu ngâm thảo dược, rượu ngâm động vật, rượu ngâm hổn hợp cả thực vật và động vật Rượu ngâm thảo là sử dụng thảo dược (thuốc nam, thuốc bắc) đã sơ chế và ngâm trong rượu theo hai phương thức ngâm rượu riêng từng loại (rượu ngâm dương sâm hoắc, sâm các loại, kỹ tử, táo tàu, chuối hột,…) hoặc ngâm hổn hợp theo các bài thuốc cổ truyền (rượu Minh Mạng thang) Rượu ngâm động vật là rượu sử dụng các loài động vật hoặc một phần của động vật để ngâm với rượu bằng cách ngâm sống hoặc qua sơ chế (rượu rắn, rượu tắc kè, rượu hải sâm, rượu hải mã,…) Các loại rượu thuốc có
Trang 13chứa những thành phần dược tính nhất định nên cần thận trọng khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe
Thứ năm, rượu bán thành phẩm là rượu chưa được hoàn thiện, cần thêm một số
công đoạn sản xuất, ví dự như: Lọc, phối chế, đóng chai, dán nhãn…để trở thành sản phẩm rượu hoàn chỉnh.7
Hiện nay, rượu bán thành phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam phải được dán tem theo qui định của Bộ Tài Chính tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định 94/2012 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh rượu
1.1.2 Các hình thức kinh doanh rƣợu
Theo quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất kinh doanh rượu, có
ba hình thức kinh doanh sản phẩm rượu là phân phối sản phẩm rượu, bán buôn sản phẩm rượu và bán lẻ sản phẩm rượu
1.1.2.1 Phân phối sản phẩm rượu
Phân phối là quá trình lưu thông hàng hóa từ nhà chế tạo/sản xuất hay nhập khẩu tới nhà phân phối trực tiếp/các đại lý bán hàng hay các công ty thương mại, các đối tác thu mua tới tay người tiêu dùng/các khách hàng, nhà chuyên môn (các trung gian phân phối).8
Các trung gian phân phối bao gồm các thể nhân và pháp nhân kinh tế hợp pháp đứng giữa nhà sản xuất và nhà tiêu dùng thực hiện chức năng phân phối hàng hóa để tìm kiếm lợi nhuận cho họ
Tóm lại, phân phối bao gồm toàn bộ các quá trình hoạt động từ lúc kết thúc sản xuất cho đến lúc kết thúc khách hàng cuối cùng nhận được sản phẩm tiêu dùng Đó là các khâu đóng gói, vận chuyển, lưu kho, dự trữ và đem bán cho người tiêu dùng
Phân phối sản phẩm rượu là hoạt động mua sản phẩm rượu trực tiếp từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, thương nhân nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài để bán cho các thương nhân bán buôn sản phầm phẩm rượu.9 Đây là một trong ba hình thức kinh doanh sản phẩm rượu hiện nay, phân phối sản phẩm rượu thường không trực tiếp đưa sản phẩm rượu đến tay người tiêu dùng mà thông qua các khâu trung gian khác như
7 Khoản 6 Điều 3 Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
8 Nguyễn Thị Nhiễu và các thành viên, Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khã năng vận dụng vào Việt Nam, http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-nghien-cuu-cac-dich-vu-ban-buon-ban-le-cua-mot-so-nuoc-va-kha-nang- van-dung-vao-viet-nam-33265/ , [ngày truy cập 04/6/2014]
9 Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
Trang 14bán buôn sản phẩm rượu và bán lẻ sản phẩm rượu, thương nhân kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu sẽ mua sản phẩm rượu từ thương nhân phân phối sản phẩm rượu rồi sau đó bán lại cho thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu và cuối cùng đến tay người tiêu dùng
Thương nhân phân phối sản phẩm rượu có thể mua rượu trực tiếp từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước hoặc mua gián tiếp từ thương nhân nhập khẩu rượu nước ngoài Đối với hình thức chọn mua rượu từ thương nhân nhập khẩu rượu nước ngoài thì giá thành chắc chắn sẽ cao hơn mua rượu từ tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước vì bản thân rượu nhập khẩu phải chịu mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt rất cao
1.1.2.2 Bán buôn sản phẩm rượu
Theo cơ quan Thống kê của Liên Hiệp Quốc (UNSTATS), bán buôn là việc bán lại (bán mà không có chế biến) hàng mới và hàng đã qua sử dụng cho các nhà bán lẻ, các nhà công nghiệp, thương mại, các đối tượng sử dụng chuyên nghiệp hay các tổ chức hay cho nhà bán buôn khác gồm cả các đại lý và môi giới mua hoặc bán hàng cho các đối tượng kể trên
Theo WTO, bán buôn là hoạt động bán hàng cho các nhà bán lẻ, các nhà sử dụng công nghiệp, thương mại, các cơ quan, tổ chức và các đối tượng sử dụng chuyên nghiệp khác hoặc bán hàng cho các nhà bán buôn khác và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ liên quan Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, bán buôn là bán cho người kinh doanh trung gian chứ không phải bán thẳng cho người tiêu dùng.10
Bán buôn sản phẩm rượu là hoạt động mua sản phẩm rượu từ thương nhân phân phối sản phẩm rượu, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu.11
Thương nhân bán buôn sản phẩm rượu có thể bán sản phẩm rượu cho thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu hoặc trực tiếp tổ chức bán lẻ sản phẩm rượu tại các cửa hàng trực thuộc của thương nhân trên phạm vi địa bàn tỉnh Thương nhân bán buôn sản phẩm rượu có thể mua rượu từ hai nguồn chính, thứ nhất là mua từ thương nhân phân phối sản phẩm rượu và thứ hai là mua từ tổ chức hoặc cá nhân sản xuất rượu Nếu thương nhân kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu mua rượu trực tiếp từ tổ chức hoặc cá nhân sản xuất rượu
Trang 15thì giá thành sẽ rẻ hơn vì không phải qua trung gian phân phối sản phẩm rượu do đó giá bán cho người tiêu dùng cũng sẽ rẻ hơn nhiều
1.1.2.3 Bán lẻ sản phẩm rượu
Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng, thường là khối lượng nhỏ và không bán lại Hay nói cách khác bán lẻ là hoạt động cung cấp hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng
Bán lẻ sản phẩm rượu là hoạt động mua rượu từ thương nhân bán buôn sản phẩm rượu để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.12
Hình thức này khác hai hình thức phân phối sản phẩm rượu và bán buôn sản phẩm rượu ở chổ thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu không được mua sản phẩm rượu trực tiếp từ tồ chức, cá nhân sản xuất rượu và một điểm phân biệt quan trọng nữa là nó trực tiếp cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng không thông qua trung gian như hai hình thức kia Đây là hình thức kinh doanh rượu rất phổ biến trên thị trường hiện nay vì hầu hết các sản phẩm rượu đều được bán lẻ cho người tiêu dùng
1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh rƣợu
1.2.1 Sản phẩm rƣợu phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lƣợng, vệ sinh, an toàn thực phẩm
Ngành kinh doanh rượu là ngành kinh doanh sản phẩm đồ uống có tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm do nhà nước qui định Theo qui định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP thì sản phẩm rượu là sản phẩm hàng hóa bắt buộc phải đăng ký bản công bố hợp quy13 Theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành QCVN 6-3: 2010/BYT 2010 của Bộ Y Tế, các sản phẩm đồ uống có cồn được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường
12
Khoản 9 Điều 3 Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
13 Thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy có thể tham khảo tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
Trang 16Một sản phẩm rượu để được xem là đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thì phải đạt được các chỉ tiêu về hóa học, giới hạn kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh vật được qui định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn.14
Đời sống ngày càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày một nâng cao, họ không chỉ quan tâm đến giá cả mà chất lượng, vệ sinh, an toàn của sản phẩm cũng là những yếu tố được ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn hàng hóa đặc biệt là mặt hàng đồ uống như rượu Vì vậy, nhà kinh doanh rượu cần lựa chọn kinh doanh những sản phẩm rượu tốt nhất để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và giữ uy tín đối với khách hàng
1.2.2 Sản phẩm rượu phải được dán nhãn, dán tem trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ
Hiện nay, một sản phẩm rượu để được tiêu thụ trên thị trường không những phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm mà còn phải được dán nhãn và dán tem theo đúng qui định của pháp luật về kinh doanh rượu Theo đó, sản phẩm rượu chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật,15
sản phẩm rượu để tiêu thụ trong nước và sản phẩm rượu nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải dán tem trên bao bì sản phẩm theo quy định của Bộ Tài Chính trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.16
Những sản phẩm rượu được dán nhãn và dán tem bao giờ cũng tạo được sự an tâm đối với khách hàng khi chọn mua chúng vì nhãn và tem được xem là sự chứng nhận rõ ràng
về chất lượng và xuất xứ của sản phẩm Đó chính là tâm lý tiêu dùng bình thường nên thiết nghĩ nhà sản xuất và kinh doanh muốn tạo niềm tin cho khách hàng thì việc thực hiện dán nhãn và tem cho sản phẩm của mình là điều hết sức cần thiết
1.2.3 Sản phẩm rượu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Cùng với các loại hình kinh doanh khác như kinh doanh bia, thuốc lá, bài lá, vàng mã,… thì kinh doanh rượu cũng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Cụ thể, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu từ 250 trở lên từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12
Trang 17năm 2012 là 45% , từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 là 50% và rượu dưới 200 là 25% 17 Ta thấy mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu mạnh (từ 250 trở lên) ngày càng tăng cao và theo hướng hạn chế tiêu dùng rượu của nhà nước thì mức thuế này sẽ còn tiếp tục tăng
Mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng rượu chủ yếu là để hạn chế tiêu dùng vì nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tuy nhiên dù phải chịu mức thuế suất cao nhưng nhu cầu về rượu hiện nay vẫn không ngừng gia tăng
Phân tích dưới góc độ kinh tế thì khã năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và khã năng chi trả của khách hàng Từ đó, chúng ta có thể suy luận rằng rượu được tiêu thụ mạnh trong thời bão giá như hiện nay phải chăng vì rượu là một thức uống không thể thiếu đối với người dân Việt Nam nên dù giá có cao đến đâu thì nhu cầu vẫn không giảm hoặc phải chăng là mức thuế dành cho rượu vẫn còn chưa hợp lý nên người tiêu dùng vẫn còn khã năng chi trả bởi vì nếu đem so sánh nó với những mặt hàng khác trong nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì rõ ràng mức thuế này vẫn thấp hơn điển hình như đối với bia (50%), thuốc lá điếu hoặc xì gà (65%) Tóm lại, dù là nguyên nhân gì thì mức tiêu thụ rượu của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao là điều không thể phủ nhận
1.2.4 Sản phẩm rƣợu bị hạn chế quảng cáo
Luật Quảng cáo năm 2012 định nghĩa quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời; sản phẩm dịch vụ không có mục đích sinh lời.18 Quảng cáo là một trong những hình thức tiếp thị phổ biến hiện nay nhằm đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng giúp gia tăng doanh
số bán hàng được áp dụng ở hầu hết tất cả các ngành nghề Ngành kinh doanh rượu cũng sử dụng quảng cáo để giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng Tuy nhiên, vì tính chất đặc thù của rượu là chất kích thích có thể gây tổn hại sức khỏe và tinh thần nếu lạm dụng nên quảng cáo cho mặt hàng này bị nhà nước hạn chế đến mức tối đa Theo qui định trước đây của Luật thương mại 2005 thì rượu có nồng độ cồn từ 300 trở lên không được phép quảng cáo19 và hiện nay theo qui định của Luật Quảng cáo 2012 thì rượu có nồng độ
17
Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12
18 Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012
19 Khoản 4 Điều 109 Luật Thương mại 2005
Trang 18cồn từ 150 sẽ không được quảng cáo.20 Từ đó, cho thấy phạm vi quảng cáo dành cho sản phẩm rượu ngày càng bị thu hẹp nhưng không có nghĩa là thương nhân kinh doanh rượu không được phép quảng cáo vì theo qui định trên của Luật Quảng cáo thì rượu có nồng độ cồn dưới 150 tức là rượu có độ cồn thấp vẫn được phép quảng cáo Nhìn từ khía cạnh khác mặc dù những sản phẩm rượu mạnh (độ cồn trên 150) như Brandy, Whisky, Vodka,… không được phép quảng cáo nhưng vì là những thương hiệu nổi tiếng nên tên tuổi đã ghi dấu ấn từ lâu trong lòng giới mộ điệu rượu ngoại vì thế quảng cáo hay không là điều không ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ chúng
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh rượu ở Việt Nam
Hoạt động kinh doanh rượu ở Việt Nam chịu ảnh hưởng từ hai yếu tố là yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài
Yếu tố bên ngoài là những yếu tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh rượu ở Việt Nam, một trong những yếu tố có thể kể đến là: Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; tình hình kinh tế trong nước; dân số, thị hiếu, phong tục, tập quán của người dân; chính sách pháp luật của nhà nước
1.3.1.1 Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07 tháng 11 năm 2006, bắt đầu kể từ thời điểm tham gia vào “sân chơi” quốc tế thì nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể bằng cách đón nhận những cơ hội lớn kèm theo không ít khó khăn, thử thách đối với nền kinh tế nói chung và các ngành kinh
tế nói riêng trong đó có ngành kinh doanh rượu
Xét về mặt cơ hội: Hội nhập kinh tế thế giới là thời điểm mở cửa thị trường các nước, không bị phân biệt đối xử, giảm thuế nhập khẩu đã mang lại rất nhiều cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu rượu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu rượu và một nguồn ngoại tệ dồi dào cho đất nước Mặt khác, xuất khẩu rượu ra thế giới vừa tạo được danh tiếng cho thương hiệu rượu Việt vừa giảm bớt áp lực tiêu thụ rượu trong nước
20 Khoản 3 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012
Trang 19Xét về mặt thách thức: Mở cửa nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc tiếp nhận sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài, sản phẩm rượu ngoại sẽ không ngừng tràn vào thị trường Việt Nam lấn áp các sản phẩm rượu nội để chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ
Vì thế, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp rượu Việt Nam phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để giữ chân người tiêu dùng
1.3.1.2 Tình hình kinh tế trong nước
Tình hình kinh tế trong nước cũng là một trong những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh rượu ở Việt Nam Một khi nền kinh tế trong nước thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân và khã năng tiêu dùng của họ đối sản phẩm trong đó có rượu cũng bị ảnh hưởng đáng kể Ta lấy ví dụ khi nền kinh tế có dấu hiệu đi lên thì thu nhập của người dân sẽ được cải thiện nên ngoài nhu cầu ăn, mặc, ở thì họ còn quan tâm đến vấn
đề uống và một trong những thức uống đó chính là rượu và điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ thoải mái hơn trong vấn đề chi tiêu đối với mặt hàng này Ta xét một ví dụ ngược lại khi nền kinh tế bị xuống dốc thì thu nhập của người dân cũng xuống theo nên chi tiêu đương nhiên
sẽ thắt chặt lại đối với tất cả các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày kể cả rượu Tóm lại, dù kinh
tế có dấu hiệu đi lên hoặc đi xuống thì ít nhiều đều có tác động đến ngành kinh doanh rượu
1.3.1.3 Dân số, thị hiếu, phong tục, tập quán của người dân
Tính đến ngày 01 tháng 11 năm 2013, dân số Việt Nam đã tròn 90 triệu người, điều này giúp Việt Nam trở thành một trong cường quốc đứng hàng thứ 14 trên thế giới, đứng hàng thứ 8 tại châu Á và thứ 3 tại Đông Nam Á về qui mô dân số.21 Với số dân như trên đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tiêu thụ rượu ở Việt Nam vì trong 90 triệu người đã có hơn 85% dân số (hơn 76,5 triệu người) ở độ tuổi dưới 40 nên nhu cầu về rượu là rất cao, theo thống kê mỗi năm người Việt chi 3 tỷ USD cho bia rượu và mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người năm sau luôn cao hơn năm trước.22 Cũng theo số liệu điều tra từ Viện Chiến lược và chính sách Y tế - Bộ Y tế, mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng 450 triệu lít rượu.23
Trang 20http://www.baomoi.com/Cam-ruou-que-khong-nhan-mac-rượu của Việt Nam nhưng nếu ở khía cạnh xã hội thì đây là con số đáng báo động về tình hình tiêu thụ bia rượu ở Việt Nam
Ngoài dân số thì thị hiếu, phong tục, tập quán cũng là những yếu tố tác động tích cực đến ngành kinh doanh rượu ở nước ta, không phải ngẫu nhiên mà rượu lại trở thành mặt hàng được tiêu thụ mạnh trên thị trường mà nó có liên quan mật thiết với những yếu tố vừa
kể trên Từ ngàn xưa, thì ông cha ta đã sử dụng rượu vào những dịp như lễ, tết, đám tiệc hoặc những dịp quan trọng khác trong năm, rượu được ví như một thức uống tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Ngày nay, mọi người không chỉ sử dụng rượu vào những dịp quan trọng mà còn sử dụng vào bất kỳ khi nào và bất cứ nơi đâu, chính điều này giúp cho rượu được tiêu thụ một cách rộng rải và đem về nguồn thu dồi dào cho ngành kinh doanh rượu ở Việt Nam
1.3.1.4 Chính sách pháp luật của nhà nước
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.24
Điều này có nghĩa là mặc dù công dân được tự chủ lựa chọn ngành nghề kinh doanh của mình nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật quy định, chứng tỏ pháp luật có tác động điều chỉnh đến hoạt động kinh doanh Bất kỳ ngành nghề nào cũng phải tuân theo qui định của pháp luật, đặc biệt đối với ngành kinh doanh rượu thì vấn đề này càng phải đặt lên hàng đầu vì nó được liệt vào danh sách những ngành nghề hạn chế kinh doanh Chính sách pháp luật của nhà nước có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh trong hiện tại cũng như trong tương lai tùy thuộc vào hướng điều chỉnh của chính sách Chẳng hạn, nếu nhà nước muốn hạn chế kinh doanh một ngành nghề nào đó thì sẽ có những chính sách đi theo hướng siết chặt qui định về điều kiện kinh doanh cũng như tăng cường giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến ngành nghề đó, ngược lại nếu nhà nước muốn khuyến khích phát triển một ngành nghề khác thì sẽ tạo nhiều chính sách ưu đãi và thông thoáng về điều kiện kinh doanh nhằm trải bước cho doanh nghiệp Hiện nay, chính sách pháp luật của nhà nước đi theo hướng hạn chế kinh doanh đối với sản phẩm rượu, điều này đang và sẽ gây tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành này so với các ngành khác trong nền kinh tế Căn cứ theo Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có
24 Điều 33 Hiến pháp năm 2013
Trang 21cồn đến năm 2020 thì nhà nước không khuyến khích người tiêu dùng sử dụng rượu bia và
đồ uống có cồn khác; kiểm soát toàn diện, đồng bộ đối với sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; giảm mức gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân/người trưởng thành (15 tuổi trở lên)/năm quy đổi theo rượu nguyên chất từ 12,1% giai đoạn 2007-
2010 xuống còn 10% giai đoạn 2013-2016 và 6,5% giai đoạn 2017-2020… Nhìn vào qui định trong chính sách này ta có thể dễ dàng nhận thấy chủ trương của nhà nước ta là hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ sử dụng rượu (bia, đồ uống có cồn khác) nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng nhưng đồng thời chính sách cũng dán một đoàn mạnh mẽ lên tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất, kinh doanh rượu ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai gần
1.3.2 Các yếu tố bên trong
Yếu tố bên trong là những yếu tố nội tại mang tính chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh rượu, chẳng hạn như: giá cả, chất lượng và thương hiệu
1.3.2.1 Yếu tố giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng chi phối lượng tiêu thụ sản phẩm rượu trên thị trường, giá cả hợp lý là điều mà hầu hết người tiêu dùng quan tâm khi chọn mua sản phẩm rượu Những loại rượu nhập nổi tiếng luôn có giá rất cao chỉ phù hợp với một số đối tượng khách hàng thượng lưu nên lượng tiêu thụ luôn thấp hơn những loại rượu trong nước với mức giá trung bình luôn là sự lựa chọn tối ưu cho phần lớn khách hàng
Giá cả có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ, xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo khã năng tiêu thụ cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ Hiện nay, có rất nhiều loại rượu với giá bán khác nhau đang lưu thông trên thị trường mang đến nhiều sự lựa chọn cho người mua nhưng đồng thời cũng tạo áp lực cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp Vì thế, doanh nghiệp muốn nâng cao doanh số bán hàng thì ngoài chất lượng sản phẩm cần phải điều chỉnh giá thành phù hợp túi tiền của người tiêu dùng
1.3.2.2 Yếu tố chất lượng và thương hiệu
Chất lượng sản phẩm là mức độ của các đặc tính của sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.25
Có thể nói chất lượng là
25 Khoản 5 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007
Trang 22một trong những yếu tố đi đầu quyết định sự thành công cho một sản phẩm rượu khi nó được tung ra thị trường, chất lượng bao gồm nhiều yếu tố trong đó vệ sinh an toàn thực phẩm là quan trọng nhất, sau đó là thỏa mãn các nhu cầu khác của người tiêu dùng Hình thức sản phẩm rượu chỉ tạo hiệu ứng bắt mắt cho người tiêu dùng chứ không giữ được lòng tin của họ mà chính chất lượng mới là yếu tố tạo sự kết nối dài lâu Vì thế, chất lượng sản phẩm mới chính là yếu tố cạnh tranh tốt nhất, là gốc rễ của sự phát triển và phát triển bền vững
Khi chọn một sản phẩm tiêu dùng thì người mua ngoài quan tâm đến giá cả, chất lượng thì họ còn chú trọng đến thương hiệu Thông thường chúng ta sử dụng khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu với ý nghĩa như nhau Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý thì thương hiệu mang ý nghĩa rộng hơn nhãn hiệu rất nhiều Khi nói đến thương hiệu chúng ta nghĩ đến nhiều thứ khác có liên quan: Uy tín doanh nghiệp, chất lượng, trình độ công nghệ, danh tiếng của sản phẩm, kiểu dáng hàng hóa, nhãn hiệu,…Việc xây dựng một thương hiệu khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều so với xây dựng và bảo vệ một nhãn hiệu Đối với thương hiệu, thì đó là một quá trình lâu dài bao gồm nhiều nhiệm vụ và trong số đó có thể có cả việc xây dựng nhãn hiệu Ngược lại, việc xây dựng và bảo vệ một nhãn hiệu thì dễ hơn, chỉ cần tiến hành các thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp là được 26
Ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu các nhà kinh doanh rượu luôn cố gắng xây dựng cho mình một thương hiệu riêng trên thị trường, nếu có một thương hiệu mạnh sẽ tạo cho người tiêu dùng an tâm về xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin và trung thành với sản phẩm rượu đó vì vậy tính ổn định với lượng khách hàng hiện tại rất cao Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút lớn với thị trường mới và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh Việt Nam cũng có khá nhiều thương hiệu rượu nổi tiếng gắn liền với các địa danh như rượu vang Đà Lạt, rượu Phú Lễ Bến Tre, rượu sim Phú Quốc, rượu Gò Đen Long An,… Khi nhắc đến những loại rượu này thì ấn tượng đầu tiên mà người
ta nghĩ đến là sự nổi tiếng về mặt thương hiệu Từ đó, cho thấy thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại trong kinh doanh nói chung và kinh doanh rượu nói riêng
26 Nguyễn Phan Khôi, Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ, nxb Đại học Cần Thơ, 2013, trang 65
Trang 231.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh rượu trong nền kinh tế quốc dân
Kinh doanh rượu là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời gắn liền với sự xuất hiện của rượu trong đời sống xã hội của người dân Việt Nam Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rượu của người dân mà còn có đóng góp vào ngân sách nhà nước, giải quyết nhu cầu lao động và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
1.4.1 Cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Nói đến rượu người ta dễ nghĩ đến khía cạnh xấu là nghiện rượu, thật ra không riêng rượu mà tất cả các đồ uống kể cả thuốc bổ nếu chúng ta lạm dụng nó thì đều có hại, vấn đề là chúng ta phải biết cách tiết chế khi sử dụng để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình
Sử dụng rượu vốn là một nhu cầu thiết yếu từ thưở ban sơ của cộng đồng xã hội, trong cuộc sinh tồn gian nan đối mặt hằng ngày với thiên nhiên hùng mạnh, bí ẩn và khôn lường thì rượu đã trở thành chất xúc tác cho lòng dũng cảm, kích thích trí khôn ngoan, đẩy xa nổi do
dự và giúp kết nối tập thể trước những công việc nặng nề, khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được Đời sống xã hội càng phát triển thì nhu cầu về rượu càng tăng lên cả về mặt
số lượng và chất lượng, mọi người sử dụng rượu trong nhiều hoàn cảnh khác nhau từ đời sống hằng ngày đến giao tiếp xã hội bằng những loại rượu gạo thông thường đến những loại rượu nho hảo hạng
Ngày nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến người ta dùng rượu nhưng chung quy lại thì có hai nhóm chính là những nguyên nhân thuộc về xã hội và những nguyên nhân thuộc về cá nhân.27 Những nguyên nhân thuộc về xã hội, ví dụ như cần thảo luận những dự
án làm ăn, những điều tế nhị thì có thể dễ dàng trao đổi và thống nhất ý kiến khi ngồi quanh bàn rượu, rượu cũng được sử dụng như một nghi thức văn hóa vào những dịp quan trọng như đám cưới, đám ma, cúng đình, cúng tổ tiên,… Hầu hết mọi người đều biết và giữ gìn truyền thống này cho đến ngày nay Nhóm nguyên nhân thuộc về cá nhân, ví dụ như nam giới uống rượu để thể hiện bản lĩnh phái mạnh “ Nam vô tửu như kỳ vô phong”, hoặc chỉ đơn giản uống rượu để giải sầu “Nhất túy giải thiên sầu”, cũng không loại trừ trường hợp uống rượu vì nghiện gây tổn hại sức khỏe và tốn kém tiền bạc Tóm lại, dù xuất phát từ nguyên nhân gì thì rượu vẫn là thức uống phổ biến trong đời sống thường nhật của người
27 Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Văn hóa rượu, ruou 509 , [ngày truy cập 12/6/2014]
Trang 24http://pup.edu.vn/vi/CLB-khong-lam-dung-ruou-bia/Van-hoa-dân vì thế hoạt động kinh doanh rượu đã ra đời và không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu này
1.4.2 Đóng góp vào ngân sách nhà nước
Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê được Hiệp hội bia, rượu, nước giải khát Việt Nam (VBA) công bố tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2014 thì riêng trong năm 2013 bia sản xuất đạt 2.902 triệu lít, lượng bia tiêu thụ tới 3.042 triệu lít, tăng 11,85% Nước giải khát các loại sản xuất đạt 4.479 triệu lít, tăng 5,95%, tiêu thụ đạt 4.468 triệu lít, tăng 3,05% Riêng rượu sản xuất công nghiệp đạt 66,8 triệu lít tăng 4,4% và tiêu thụ 67,9 triệu lít, tăng 6,9% Với kết quả sản xuất, kinh doanh nêu trên, các doanh nghiệp hội viên của VBA đã đóng góp và nộp cho ngân sách nhà nước năm 2013
số tiền lên tới 20.817 tỉ đồng.28
Nhìn vào con số thống kê này đã chứng tỏ một điều rằng khoản tiền mà các doanh nghiệp bia, rượu, nước giải khát nói chung và doanh nghiệp rượu nói riêng đóng góp vào ngân sách nhà nước là rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay thì khoản đóng góp này là vô cùng quan trọng
1.4.3 Giải quyết việc làm cho người lao động
Ngành rượu phát triển đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ sở sản xuất rượu thủ công và sản xuất rượu công nghiệp ra đời, điều này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động Với tình hình thị trường lao động bão hòa như hiện nay thì vấn đề tìm một công việc là điều hết sức khó khăn nhất là đối với những người sống
ở nông thôn nên đối với họ có được việc làm trong những cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu
là một cơ hội lớn, các doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã đáp ứng yêu cầu này khi thu hút một lượng lớn lao động vào các nhà máy sản xuất rượu của họ Bên cạnh đó, các làng nghề sản xuất rượu thủ công cũng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương; các hộ sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ cũng góp phần tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình
28 Bảo Cường, Năm 2013: Ngành rượu-bia-nước giải khát đã nộp vào ngân sách nhà nước gần 21 ngàn tỉ đồng,
http://tapchithue.com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/4374-ruou-boa-ngk-nop-ngan-sach.html , [ngày truy cập: 12/6/2014]
Trang 251.4.4 Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Để có được sản phẩm rượu bán ra thị trường đòi hỏi phải trải qua một quá trình sản xuất, trong quá trình này có sử dụng rất nhiều nguyên liệu đầu vào chẳng hạn như sản xuất rượu gạo thì cần nguyên liệu chính là gạo, sản xuất rượu trái cây thì cần nguyên liệu chính
là trái cây, ngoài ra còn cần thêm một số phụ liệu khác Vì thế, ngành nông nghiệp cũng phát triển theo để cung ứng đầy đủ nguyên liệu sản xuất cho ngành rượu
Tình hình sử dụng rượu ngày một gia tăng nếu chỉ dựa vào ngành sản xuất rượu thủ công thì không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường đòi hỏi ngành sản xuất rượu công nghiệp phải phát huy hết vai trò của mình bằng cách mở rộng qui mô sản xuất, sử dụng nhiều thiết
bị, máy móc trong qui trình sản xuất vì thế tạo điều kiện cho ngành cơ khí, chế tạo máy phát triển
Bên cạnh đó, sản phẩm rượu cũng phải được đóng chai, dán nhãn mác, dán tem trước khi bán ra thị trường nên kéo theo ngành công nghiệp sản xuất bao bì, nhãn mác cũng phát triển Hơn nữa, hoạt động kinh doanh sản phẩm rượu còn giúp cho hoạt động kinh doanh của những ngành nghề khác được thuận lợi như kinh doanh nhà hàng, quán bar, quán karaoke,… Đây là những ngành nghề tiêu thụ lượng lớn sản phẩm rượu hiện nay
1.5 Tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh rƣợu
Bên cạnh những vai trò tích cực mà hoạt động kinh doanh rượu đem lại thì nó vẫn
có những tác động tiêu cực nhất định đối với nền kinh tế và xã hội
Thứ nhất, chi phí dành cho rượu đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế nhất là các nước
đang phát triển như Việt Nam Theo ước tính chi phí cho rượu và giải quyết hậu quả tác hại của nó chiếm từ 2-8% GDP quốc gia.29
Hằng năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ khoảng trên dưới 3 tỷ USD thì người Việt Nam cũng bỏ ra 3 tỷ USD cho tiêu thụ bia, rượu Nếu lượng tiền dùng cho bia, rượu này được đầu tư cho phát triển kinh tế, cho sản xuất, xuất khẩu chắc chắn sẽ tạo ra được giá trị gia tăng tốt hơn Mặt khác, do nhu cầu tiêu thụ rượu của người dân Việt Nam ngày một tăng nên số lượng rượu sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước đương nhiên sẽ không thể xuất khẩu và như thế sẽ làm mất đi nguồn lực quốc gia Việc tiêu thụ rượu quá lớn cũng phá hủy lợi ích kinh tế khi nó trờ thành tệ nạn xã
29 Thúy Hà, Rượu, bia và hệ lụy: hại lớn, lợi nhỏ, Hai-lon-loi-nho/194834.vgp , [Ngày truy cập: 27/10/2014]
Trang 26http://baodientu.chinhphu.vn/Ruou-bia-va-he-luy/Ruou-bia-va-he-luy-hội vì những cơ thể say xỉn thì chắc chắn không thể lao động một cách hiệu quả Mặc dù, việc sản xuất rượu trong nước có giá trị như tạo công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tăng GDP,… nhưng so với các mặt hàng khác thì nó không có giá trị kinh tế cao
Thứ hai, rượu cũng mang lại những hệ lụy đáng kể cho xã hội nếu người uống lạm
dụng nó Theo Báo cáo về Chất có cồn và Sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm 2014 cho thấy trong tổng số hơn 3,3 triệu ca tử vong trên toàn cầu thì 15% số tử vong
đó là do tai nạn giao thông có liên quan đến chất có cồn Tại Việt Nam theo WHO có 71,7% nam giới tử vong do xơ gan có liên quan đến rượu và 36,2% nam giới tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu Các bệnh lý do rượu cũng có xu hướng gia tăng ở Việt Nam Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, số bệnh nhân loạn thần do rượu điều trị nội trú tăng từ 5% năm 2000 lên 13% hiện nay Điều tra cộng đồng mới đây cho thấy tỷ
lệ nghiện rượu là 3,23%, lạm dụng rượu là 11,27% dân số trên 15 tuổi, trên 60% người loạn thần và nghiện rượu bắt đầu uống rượu trước tuổi 20 Theo Bệnh viện Bạch Mai cho thấy các bệnh nhân nghiện rượu thường vào khoa hồi sức cấp cứu vì: Giản vỡ tĩnh mạch thực quản (26,2%), hôn mê gan (12,4%), tai biến mạch máu não (12,4%), xuất huyết dạ dày tá tràng (10,6%), viêm tụy (5,3%),…30
1.6 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh rƣợu
Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh nên hoạt động kinh doanh mặt hàng này được nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh khá chặt chẽ Các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh rượu gồm: Luật Thương mại 2005; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008; Luật An toàn thực phẩm 2010; Luật Quảng cáo 2012; Nghị định của Chính phủ số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về ghi nhãn hàng hóa; Nghị định của Chính phủ số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định của Chính phủ số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 về sản xuất, kinh doanh rượu; Nghị định của Chính phủ số 185/2013 ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, mua bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thông tư của Bộ Y Tế số 45/2010/TT-BYT ngày 22/12/2010 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm
đồ uống có cồn; Thông tư của Bộ Tài Chính số 77/2012/TT-BCT ngày 16/5/2012 quy định
30 Sốc với những con số liên quan đến rượu, bia ở Việt Nam, lien-quan-den-ruou-bia-o-viet-nam.html , [Ngày truy cập: 27/10/2014]
Trang 27http://www.gankhoe.vn/102/316/soc-voi-nhung-con-so-mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, lệ phí cấp giấy cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại; Thông tư của Bộ Công Thương số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 quy định chi tiết một
số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất kinh doanh rượu; Thông tư của Bộ Tài Chính số 160/2013 ngày 14/11/2013 hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước; Thông tư liên tịch của Bộ Công Thương - Bộ Công An - Bộ Tư Pháp - Bộ Y Tế - Tòa án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-
VKSNDTC ngày 07/12/2012 hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu
Trang 28
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH RƯỢU
Theo qui định tại điểm e Khoản 1 Điều 6 Nghị định 59/2006/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo qui định của pháp luật Theo qui định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 94/2012/NĐ-CP thì rượu thuộc nhóm hàng hóa hạn chế kinh doanh Vì thế, tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép
Giấy phép kinh doanh là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật hiện hành Về mặt pháp lý, nó có ý nghĩa là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, là quyền kinh doanh của công dân Ta có thể hiểu rằng giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành mà khi có nó thì các cá nhân, tổ chức kinh doanh được hoạt động một cách hợp pháp Đăng ký giấy phép kinh doanh là bước đầu tiên phải thực hiện để một doanh nghiệp kinh doanh hoạt động hợp pháp Thực chất, đăng ký kinh doanh (nay là đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh) là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lí sự ra đời của thương nhân Đăng ký kinh doanh có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý cũng như về mặt thông tin Về mặt pháp lý, đăng ký kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách thương nhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thương mại Về mặt thông tin, khi đăng ký kinh doanh, những thông tin chủ yếu về thương nhân (tên thương mại, trụ sở, mục tiêu, ngành nghề kinh doanh…) được ghi nhận vào sổ đăng ký kinh doanh và như vậy một người nào đó muốn có thông tin về một thương nhân cụ thể thì chỉ cần đến cơ quan có thẩm quyền cũng có được những thông tin cần thiết Việc đăng ký kinh doanh tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về kinh
tế, cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.31
31 Nguyễn Viết Tý chủ biên và tập thể tác giả, Giáo trình Luật Thương mại tập 1, NXB Công an nhân dân, 2006
Trang 29Mọi hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ theo qui định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP và các qui định khác của pháp luật có liên quan.32 Những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến vấn đề kinh doanh rượu bắt buộc phải tuân theo như Thông tư 39/2012/TT-BCT qui định chi tiết một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; Thông tư 160/2013/TT-BCT hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước; điều kiện kinh doanh thì phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Thương mại 2005; hoạt động quảng cáo thì tuân theo Luật Quảng cáo 2012; Thuế đối với hoạt động kinh doanh rượu thì phải tuân theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008; Chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm thì phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm 2010;…
Nhà nước thống nhất quản lý đối với hoạt động kinh doanh rượu và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu như hoạt động đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, ghi nhãn, quảng cáo, chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường, phòng, chống cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh rượu,… Các hoạt động này đều có mối quan hệ với nhau nên cần được nhà nước thống nhất quản lý một cách chặt chẽ
2.1 Giấy phép kinh doanh sản phẩm rƣợu
Tương ứng với các hình thức kinh doanh sản phẩm rượu sẽ có các loại giấy phép kinh doanh sau đây: Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu, giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu và giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu
2.1.1 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu
2.1.1.1 Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu
Theo qui định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 94/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là doanh nghiệp được thành lập theo qui định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu Theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
32 Khoản 2 Điều 4 Nghị định 94/2012/NĐ-CP
Trang 30hoạt động kinh doanh.33 Doanh nghiệp muốn hành nghề kinh doanh phân phối sản phẩm rượu trước hết phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp như trên, ngoài ra còn phải tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh dưới dạng kinh doanh bán buôn đồ uống
có cồn hoặc kinh doanh rượu Đối với những doanh nghiệp đã có sẵn ý định kinh doanh rượu cũng như những thức uống có cồn khác thì tốt nhất nên đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn thay vì chỉ đăng ký kinh doanh rượu để tránh trường hợp sau này phải tiến hành đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh thức uống có cồn khác
Doanh nghiệp phải có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định Ngoài ra, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh phải có từ 03 thương nhân bán buôn sản phẩm rượu trở lên; có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức,
cá nhân sản xuất rượu hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác)
Doanh nghiệp phải có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 300m2 trở lên hoặc khối diện tích phải từ 1000m3
trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho; có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 03 xe tải trọng từ 500 kg trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển; có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 01 tỷ đồng Việt Nam trở lên); có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy định tại Điều
18 Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu cụ thể là phù hợp với quy định
về số lượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu
33 Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005
Trang 31Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCT, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu lập 02 bộ hồ sơ, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu gồm:
a/ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu theo Mẫu tại Phụ lục 27 của Thông tư 39/2012/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu;
b/ Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
c/ Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có: Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh rượu; bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm); bản kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để đảm bảo khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu); bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo qui định của pháp luật đối với địa điểm kinh doanh;
d/ Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu khác, các khoản thuế đã nộp; hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối;
đ/ Bản kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã
số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (nếu đã kinh doanh) của các doanh nghiệp đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh phải có từ 03 doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu trở lên);
Trang 32e/ Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu khác (trong đó ghi rõ địa bàn, loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh);
g/ Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của doanh nghiệp dự kiến kinh doanh;
h/ Hồ sơ về phương tiện vận chuyển, bao gồm: Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm); tối thiểu phải có 03 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
i/ Hồ sơ về năng lực tài chính: Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu là 01 tỷ Việt Nam đồng trở lên);
k/ Hồ sơ về kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng), bao gồm: Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm); tối thiểu tổng diện tích phải từ 300 m2 trở lên hoặc khối diện tích phải từ 1000 m3 trở lên đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho; bản cam kết của doanh nghiệp
về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng; bản sao phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính
2.1.1.2 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu
Theo qui định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 94/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp để được cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu phải đáp ứng các điều kiện sau:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu; có địa điểm kinh doanh
cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo qui định
Trang 33Doanh nghiệp có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên) Đây là điểm khác biệt đầu tiên so với điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu, cụ thể là khác nhau về phạm vi địa bàn đặt hệ thống phân phối là 06 tỉnh trở lên
và tại địa bàn mỗi tỉnh phải có từ 03 thương nhân bán buôn sản phẩm rượu trở lên, địa bàn đặt hệ thống bán buôn là 01 tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính và có tối thiểu 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên
Doanh nghiệp trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu Đây là điểm khác biệt thứ hai so với điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm rượu: Đối với doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu không cần phải trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu
Doanh nghiệp phải có kho hàng (hoặc có hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3
trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời hạn lưu kho Đối với hợp đồng thuê kho hàng của doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu thì cần diện tích nhỏ hơn so với hợp đồng thuê kho hàng của doanh nghiệp kinh doanh phân phối sản phẩm rượu (tối thiểu tổng diện tích từ 300 m2 trở lên hoặc khối tích từ 1000 m3 trở lên)
Doanh nghiệp có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển
Doanh nghiệp có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường ( có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiếu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên)
Doanh nghiệp có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
Trang 34phù hợp với qui định tại điều 18 Nghị định 194/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
cụ thể là phù hợp với quy định về số lượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCT, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu lập 02 bộ hồ sơ, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu tương tự hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu, chỉ khác ở một vài chi tiết như: Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (nếu đã kinh doanh) của các doanh nghiệp đã hoặc sẽ thuộc hệ thống bán buôn sản phẩm rượu tối thiểu phải có từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên; hồ sơ về phương tiện vận tải tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500
kg trở lên; hồ sơ về năng lực tài chính có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên; tối thiểu tổng diện tích kho phải từ 50 m2
trở lên hoặc khối tích phải
từ 150 m3 trở lên
2.1.1.3 Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu
Theo qui định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 94/2012/NĐ-CP, chủ thể được cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu Chủ thể kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu chỉ cần là thương nhân34 có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu, không bắt buộc chủ thể đó phải là doanh nghiệp như đối với chủ thể kinh doanh phân phối hoặc bán buôn sản phẩm rượu
Thương nhân có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu
về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu; có kho tàng (hoặc hệ thống kho tàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp
34 Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh