Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh rượu (Trang 26 - 29)

5. Cấu trúc của đề tài

1.6 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động

Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh nên hoạt động kinh doanh mặt hàng này được nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh khá chặt chẽ. Các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh rượu gồm: Luật Thương mại 2005; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008; Luật An toàn thực phẩm 2010; Luật Quảng cáo 2012; Nghị định của Chính phủ số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về ghi nhãn hàng hóa; Nghị định của Chính phủ số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định của Chính phủ số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 về sản xuất, kinh doanh rượu; Nghị định của Chính phủ số 185/2013 ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, mua bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thông tư của Bộ Y Tế số 45/2010/TT-BYT ngày 22/12/2010 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đồ uống có cồn; Thông tư của Bộ Tài Chính số 77/2012/TT-BCT ngày 16/5/2012 quy định

30 Sốc với những con số liên quan đến rượu, bia ở Việt Nam, http://www.gankhoe.vn/102/316/soc-voi-nhung-con-so- lien-quan-den-ruou-bia-o-viet-nam.html, [Ngày truy cập: 27/10/2014]

mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, lệ phí cấp giấy cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại; Thông tư của Bộ Công Thương số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất kinh doanh rượu; Thông tư của Bộ Tài Chính số 160/2013 ngày 14/11/2013 hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước; Thông tư liên tịch của Bộ Công Thương - Bộ Công An - Bộ Tư Pháp - Bộ Y Tế - Tòa án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC- VKSNDTC ngày 07/12/2012 hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu.

CHƢƠNG 2

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH RƢỢU

Theo qui định tại điểm e Khoản 1 Điều 6 Nghị định 59/2006/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo qui định của pháp luật. Theo qui định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 94/2012/NĐ-CP thì rượu thuộc nhóm hàng hóa hạn chế kinh doanh. Vì thế, tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép.

Giấy phép kinh doanh là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật hiện hành. Về mặt pháp lý, nó có ý nghĩa là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, là quyền kinh doanh của công dân. Ta có thể hiểu rằng giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành mà khi có nó thì các cá nhân, tổ chức kinh doanh được hoạt động một cách hợp pháp. Đăng ký giấy phép kinh doanh là bước đầu tiên phải thực hiện để một doanh nghiệp kinh doanh hoạt động hợp pháp. Thực chất, đăng ký kinh doanh (nay là đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh) là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lí sự ra đời của thương nhân. Đăng ký kinh doanh có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý cũng như về mặt thông tin. Về mặt pháp lý, đăng ký kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách thương nhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thương mại. Về mặt thông tin, khi đăng ký kinh doanh, những thông tin chủ yếu về thương nhân (tên thương mại, trụ sở, mục tiêu, ngành nghề kinh doanh…) được ghi nhận vào sổ đăng ký kinh doanh và như vậy một người nào đó muốn có thông tin về một thương nhân cụ thể thì chỉ cần đến cơ quan có thẩm quyền cũng có được những thông tin cần thiết. Việc đăng ký kinh doanh tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về kinh tế, cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.31

Mọi hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ theo qui định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP và các qui định khác của pháp luật có liên quan.32 Những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến vấn đề kinh doanh rượu bắt buộc phải tuân theo như Thông tư 39/2012/TT-BCT qui định chi tiết một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; Thông tư 160/2013/TT-BCT hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước; điều kiện kinh doanh thì phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Thương mại 2005; hoạt động quảng cáo thì tuân theo Luật Quảng cáo 2012; Thuế đối với hoạt động kinh doanh rượu thì phải tuân theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008; Chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm thì phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm 2010;…

Nhà nước thống nhất quản lý đối với hoạt động kinh doanh rượu và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu như hoạt động đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, ghi nhãn, quảng cáo, chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường, phòng, chống cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh rượu,… Các hoạt động này đều có mối quan hệ với nhau nên cần được nhà nước thống nhất quản lý một cách chặt chẽ.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh rượu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)