Tình hình kinh doanh rƣợu trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh rượu (Trang 50)

5. Cấu trúc của đề tài

3.1 Tình hình kinh doanh rƣợu trong những năm gần đây

Thị trường kinh doanh rượu đang trở nên rất sôi động thu hút nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành với quy mô và tốc độ tăng trưởng khá cao từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Số lượng doanh nghiệp, tốc độ phát triển bình quân của ngành trong giai đoạn từ năm 2000- 2011 liên tục gia tăng theo bảng số liệu sau:

Số lƣợng doanh nghiệp Tốc độ PT bq (%/năm)

2000 2005 2011 2001-2005 2006-2011

28 47 96 10,91% 12,64%

Nguồn: Bộ CT, TCTK (Bộ Công Thương, Tổng cục thống kê)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng các doanh nghiệp qua các năm đều tăng, giai đoạn từ năm 2000-2005 tăng 19 doanh nghiệp, giai đoạn từ 2005-2011 tăng 49 doanh nghiệp; tốc độ tăng trưởng bình quân ở cả hai giai đoạn đều trên 10%, giai đoạn từ năm 2006-2011 tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn giai đoạn từ năm 2000-2005. Với sự gia tăng trên cho thấy ngành rượu đang trên đà phát triển đã và đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp tham gia cuộc chạy đua trên thị trường rượu.

Sản lượng các loại rượu và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn từ 2000-2011 trên thị trường cũng không ngừng gia tăng theo bảng số liệu sau:

Sản phẩm Sản lƣợng các sản phẩm (triệu lít) Tăng BP 2000 2005 2011 2001-2011 (% /năm) Tổng các loại rượu 124,2 221,1 322,6 10,02% Rượu trắng có độ cồn từ 25 độ trở lên 4,7 13,1 52,6 27,40% Rượu mùi 3,5 2,1 6,8 6,71%

Rượu Champagne các loại 0,3 0,3 1,0 12,58%

Rượu vang từ quả tươi 6,3 8,6 16,8 10,27%

Rượu dân nấu 109,3 196,9 248,7 8,57%

Theo bảng số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của rượu trắng có độ cồn từ 25 độ trở lên là cao nhất (27,40%) vì sản lượng của nó qua các năm liên tục tăng cao đặc biệt là giai đoạn từ năm 2005-2011 tăng 39,5 triệu lít đây quả thật là một con số đáng ghi nhận; tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất là rượu mùi (6,71%) vì sản lượng biến động không nhiều qua các năm nhất là giai đoạn từ năm 2000-2005 sản lượng không thay đổi. Sản lượng rượu nhiều nhất qua các năm là rượu dân nấu vì loại rượu này dễ sản xuất, nguyên liệu đầu vào dễ tìm nên có giá rẻ (nhưng tốc độ tăng bình quân của nó không cao so với các loại rượu khác vì sản lượng ít biến động qua các năm); sản lượng rượu thấp nhất là các loại rượu Champagne vì nó thường được nhập khẩu với giá cao nên ít được ưa chuộng so với các loại rượu khác.

Hiện nay, giá bán của các loại rượu trên thị trường cũng rất đa dạng tạo nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng phù hợp với từng mức thu nhập khác nhau. Các sản phẩm rượu trong nước thường được bán với mức giá thấp hơn nhiều lần so với các sản phẩm rượu nhập khẩu. Trong cùng dòng sản phẩm rượu trong nước hay rượu nhập khẩu thì tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng của từng thương hiệu mà giá bán sẽ dao động khác nhau. Theo khảo sát của người viết (tháng 9 năm 2014) thì giá bán thực tế của các loại rượu hiện nay được bày bán tại các siêu thị lớn ở thành phố Cần Thơ như sau:

Siêu thị Coopmark Cần Thơ

Rƣợu trong nƣớc Rƣợu Nhập khẩu

Tên rƣợu Giá bán (VNĐ) Tên rƣợu Giá bán (VNĐ)

Rượu đế Bình Tây 39%

34.000/lít Rượu WStreet VSV 39%

228.600/lít

Rượu Bàu Đá pet 39% 46.100/lít Rượu Whisky Cardru 12Y 40% 1.181.500/lít Rượu Nàng Hương 48.200/lít Rượu Rhum Ronzacapa 40% 1.661.300/lít Rượu vang Đà Lạt Superio 12% 97.500/lít Rượu Hennessy V.S.O.P 40% 2.000.000/lít Rượu vang Đà Lạt đỏ 12% 110.700/lít Rượu Cognac Crystal X.O 40% 2.171.500/lít Rượu vang Đà Lạt trắng Excel 12% 213.300/lít Rượu Remy Martin X.O 40% 6.000.000/lít

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy hiện tại siêu thị Coopmark đang bán cả hai loại rượu là rượu trong nước và rượu nhập khẩu với mức giá chênh lệnh khá lớn. Trong đó, giá

bán trung bình của các loại rượu trong nước tại siêu thị Coopmark được phân thành hai nhóm với nhóm rượu nếp thường (rượu đế Bình Tây, rượu Bàu Đá, rượu Nàng Hương) thì giá bán trung bình là 42.700 đồng/lít, nhóm rượu vang với giá bán trung bình là 140.500 đồng/lít. Giá bán trung bình của rượu nhập khẩu là 2.207.000 đồng/lít. Ta thấy, mức giá trung bình của rượu nhập khẩu cao gấp 51 lần so với giá của rượu nếp trong nước và cao gấp 15 lần so với rượu vang trong nước.

Siêu thị Big C Cần Thơ

Rƣợu trong nƣớc Rƣợu nhập khẩu

Tên rƣợu Giá bán (VNĐ) Tên rƣợu Giá bán (VNĐ)

Rượu Bàu Đá pet 44.100/lít Rượu Whisky White Horse 318.000/lít Rượu Bạch Mã pet 45.200/lít Rượu Gingondons 329.429/lít Rượu Rhum hồ lô 30 độ 47.200/lít Rượu Brandy Raynal 464.000/lít Rượu đế Bạch Mã hồ lô 47.200/lít Rượu RumHavana Silver dry 455.000/lít Rượu Vodka Absolut Blue 486.600/lít Rượu Brandy X.O Edger 536.600/lít Rượu Whisky Label 518 YO 1.361.600/lít Rượu Cognal X.O Hennessy 6. 576.000/lít

Bảng số liệu cho thấy siêu thị Big C cũng bán cả hai dòng sản phẩm rượu trong nước và rượu nhập khẩu với giá chênh lệch cao, cụ thể giá bán của rượu trong nước dao động từ 44.100 đồng/lít đến 47.200 đồng/lít và giá trung bình là 45.925 đồng/lít. Giá bán của rượu nhập khẩu dao động từ 318.000 đồng/lít đến 6.576.000 đồng/lít và giá trung bình là 1.315.900 đồng/lít. Ta thấy, giá bán trung bình của rượu nhập khẩu cao gấp 28 lần rượu trong nước.

Siêu thị Metro Cần Thơ

Rƣợu trong nƣớc Rƣợu nhập khẩu

Tên rƣợu Giá bán (VNĐ) Tên rƣợu Giá bán (VNĐ)

Rượu Vang Đà Lạt đỏ Export 117.200/lít Rượu Francais Cep Exquis 209.200/lít Rượu Vang Đà Lạt đỏ 119.700/lít Rượu Bordeaux Red 306.800/lít Rượu Vang Đà Lạt trắng

119.700/lít Rượu Gordon Gin 322.500/lít Rượu Brandy ST. Remy 377.000/lít Rượu Brandy Raynal V.S.O.P 387.000/lít Rượu Randon X.O 423.700/lít Rượu Johnie Walker Black Label 850.400/lít Rượu Chivas Regal 12 YR 1.026.500/lít Rượu Johnie Walker Reserve 1.224.600/lít Rượu Melkow Cognac V.S.O.P 1.556.500/lít Rượu Hennessy V.S.O.P 2.203.500/lít Rượu Hennessy X.O 7.151.300/lít

Qua khảo sát cho thấy siêu thị Metro bán nhiều sản phẩm rượu hơn siêu thị Coopmark và Big C nhưng chủ yếu chỉ bán rượu nhập khẩu và rượu vang trong nước, rất khó tìm kiếm được các sản phẩm rượu gạo hay rượu nếp trong nước được bày bán ở đây. Theo bảng số liệu trên cho thấy giá bán trung bình của rượu vang trong nước là 118.867 đồng/lít và giá bán trung bình của rượu nhập khẩu là 1.336.500 đồng/lít. Nếu đem hai mức giá này so sánh với nhau thì rõ ràng giá bán trung bình của rượu nhập khẩu cao hơn nhiều lần so với rượu trong nước và cụ thể là cao gấp 11 lần.

3.2 Những bất cập trong quy định pháp luật và thực tiển áp dụng pháp luật về kinh doanh rƣợu hiện nay

3.2.1 Kinh doanh sản phẩm rƣợu không đăng ký giấy phép

Cùng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rượu ngày một gia tăng thì số lượng các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh sản phẩm này cũng không ngừng ra đời với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu. Bên cạnh các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh có giấy phép theo quy định pháp luật thì vẫn còn nhiều cơ sở hoạt động không có giấy phép chủ yếu là các thương nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Việc kinh doanh sản phẩm rượu không có giấy phép tập trung ở các quán ăn, tiệm tạp hóa, các gia đình tự sản xuất và kinh doanh rượu. Hầu hết họ đều không biết hoặc không hề quan tâm đến sự tồn tại của Nghị định 94/2012/NĐ-CP quy định về vấn đề sản xuất, kinh doanh rượu cho nên trên thực tế các thương nhân này vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh một cách tự phát mà không đi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này chủ yếu xuất phát từ nhận thức của thương nhân và điều kiện thực tế của họ, chẳng hạn như đối với những gia đình tự sản xuất rượu để bán thì họ chỉ làm với quy mô nhỏ lẻ, không liên tục, chủ yếu nấu rượu để bán lẻ sau đó tận dụng hèm (bã rượu) để chăn nuôi nên khó có thể buộc họ phải tiến hành đăng ký kinh doanh, mặt khác họ cũng không có đủ cơ sở vật chất theo quy định pháp luật nên cũng không đủ điều kiện để đăng ký kinh doanh.

Việc kinh doanh rượu khi chưa được cấp giấy phép kinh doanh ở các vùng nông thôn ngày càng trở nên phổ biến, mặc dù Nghị định 94/2012/NĐ-CP đã được ban hành và đi vào cuộc sống gần hai năm nay nhưng trên thực tế vẫn có rất ít doanh nghiệp, thương nhân làm hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh. Theo khảo sát bước đầu của một số địa phương cho thấy sự phân bố doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và các cơ sở sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều và số cơ sở, doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh là quá ít. Chẳng hạn, theo khảo sát của Sở Công Thương phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Trà Vinh và Phòng Kinh doanh các huyện cho biết với số lượng 1.700 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh thì tại thành phố Trà Vinh chỉ có 7/28 cơ sở, doanh nghiệp được cấp giấy phép; huyện Châu Thành có 6/80 cơ sở, doanh nghiệp được cấp giấy phép; tương tự, huyện Càng Long có 3/302; Cầu Ngang có 13/284; Trà Cú có 1/464; còn lại hai huyện Tiểu Cần (178 cơ sở) và Cầu Kè (90 cơ sở) thì không có cơ sở nào được

cấp giấy phép trong tổng số 268 cơ sở.49 Theo một số tỉnh khác thì có rất ít các doanh nghiệp, cơ sở được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu điển hình như ở tỉnh Bắc Giang tính đến hết ngày 31/12/2013 thì Sở Công Thương chỉ cấp 6 giấy phép bán buôn sản phẩm rượu cho các doanh nghiệp trong đó có 05 doanh nghiệp nằm ở Thành phố Bắc Giang (Công ty cổ phần Thương mại Bắc Giang, công ty TNHH Thắng Lợi, công ty TNHH Chiến Nga, công ty TNHH Tiến Thành, công ty TNHH Dũng Tiến, công ty cổ phần thương mại Hoàng Hải), 01 doanh nghiệp Tân Yên và cấp giấy phép bán lẻ cho 136 cơ sở, trong đó Thành phố Bắc Giang cấp 54, Việt Yên cấp 13, Tân Yên cấp 32, Yên Dũng cấp 04, Yên Thế cấp 02, Hiệp Hòa cấp 02, Lục Giang cấp 02, Lạng Giang cấp 02, Lục Ngạn cấp 22 giấy phép.50 Số lượng các doanh nghiệp, cơ sở được cấp giấy phép kinh doanh này thực sự không đáng kể so với hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, cho thấy Khoản 1 Điều 4 Nghị định 94/2012 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (phân phối, bán buôn, bán lẻ) sản phẩm rượu phải đăng ký giấy phép là điều rất khó thực hiện trong thời điểm hiện tại nhất là đối với các thương nhân tự sản xuất và kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

3.2.2 Kinh doanh sản phẩm rƣợu không dán tem, dán nhãn theo quy định

Vào thời điểm Thông tư 160/2013/TT-BCT hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước được ban hành thì các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu đều nhất loạt phản ứng vì Thông tư quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại các sản phẩm rượu phải kiểm kê, lập bảng kê sản phẩm rượu còn tồn đến ngày 15/12/2013. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp căn cứ bảng kê sản phẩm rượu tồn (có xác nhận của cơ quan Quản lý thị trường) để bán tem cho các tổ chức, cá nhân tự dán. Theo đó, tất cả các sản phẩm rượu sản xuất trong nước để tiêu thụ, lưu hành trên thị trường từ ngày 01/01/2014 và sản phẩm rượu nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải dán tem trên bao bì sản phẩm. Nhiều đại diện doanh nghiệp cho rằng thời gian quy định việc dán tem cho sản phẩm rượu như trên là quá ngắn chỉ có 1 tháng từ ngày Thông tư được ban hành (14/11/2013) đến hạn cuối lập bảng báo cáo là 15/12/2013) nên doanh nghiệp không đủ thời gian để kiểm kê hàng tồn kho, hơn nữa phương tiện dán

49Dương Thị Kim Xuyến, Tăng cường quản lý lĩnh vực sản xuất kinh doanh rượu,

http://travinhtrade.com.vn/bizcenter/0/news/65/3140, [ngày truy cập: 08/7/2014]

50 Đào Thị Phương Nga, Những khó khăn trong việc quản lý và kinh doanh rượu,

tem của doanh nghiệp không có phải làm thủ công nên mất thời gian và phải tăng chi phí nhân công dán tem. Mặt khác, do thời gian triển khai thực hiện Thông tư quá gấp nên Tổng cục thuế không phát hành đủ số lượng tem bán khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn và gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước. Vì thế, nhiều doanh nghiệp kiến nghị giãn thời gian thực hiện dán tem và để đáp ứng yêu cầu trên Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn số 443/VPCP-KTTH đồng ý lùi thời hạn dán tem đối với sản phẩm rượu sản xuất trong nước đến ngày 01/3/2014 và giao Bộ Tài Chính phối hợp Bộ Công Thương xử lý cụ thể. Từ khi Công văn được ban hành đã giúp các doanh nghiệp chủ động hơn về mặt thời gian và nghiêm túc thực hiện việc dán tem cho sản phẩm rượu. Thế nhưng, điều này chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn, có tên tuổi trên thị trường còn đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thì vấn đề này vẫn còn nan giải.

Phần lớn các cơ sở kinh doanh rượu nhỏ lẻ này không chấp hành việc đăng ký mua tem và thường gặp nhất là các trường hợp kinh doanh rượu “chui”, không có giấy phép kinh doanh mặt hàng rượu và giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm. Điển hình như cơ sở kinh doanh rượu Anh Nguyên tại ấp Bắc 3, xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa. Cơ sở này không trực tiếp sản xuất, mà giao nguyên liệu gạo cho các lò rượu ở địa phương nấu và thu sản phẩm rượu về đóng chai, dán nhãn rồi đưa đi tiêu thụ. Cơ sở này mỗi ngày tiêu thụ từ 150-200 lít rượu trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận nhưng thực chất cơ sở chỉ đăng ký kinh doanh mặt hàng gạo còn rượu thì không đăng ký nên không đủ điều kiện để đăng ký mua tem rượu.51 Trên địa bàn thành phố Bắc Giang và trung tâm nhiều huyện của tỉnh Bắc Giang chỉ có một số cơ kinh doanh quy mô lớn chấp hành quy định dán tem cho sản phẩm rượu, còn lại hầu hết các hộ kinh doanh cá thể thì làm ngơ trước quy định này. Theo thống kê của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, đến nay chỉ có 5 cơ sở kinh doanh rượu mua tem dán cho sản phẩm có cồn từ năm 2013, 4 cơ sở sản xuất mua tem cho những lô hàng mới và cũ, chiếm tỷ lệ quá thấp so với tổng số cơ sở sản xuất, buôn bán mặt hàng này.52

51Lam Phương, Vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh rượu không đăng ký mua tem,

http://vietpress.vn/20140318100123851p46c118/van-con-nhie%CC%80u-co-so-kinh-doanh-ruou-khong-dang-ky-mua- tem.htm, [ngày truy cập 08/7/2014]

52

Việt Anh, Cần quản chặt từ gốc quy định dán tem cho rượu,

http://baobacgiang.com.vn/281/128723/Can_quan_chat_tu_gocnbspquy_dinh_dan_tem_cho_ruounbsp.bgo, [ngày truy cập 08/7/2014]

Liên quan đến vấn đề phải dán tem cho sản phẩm rượu thì gần đây đã nảy sinh một vấn đề khá mới đó là rượu “núp bóng” thực phẩm chức năng. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh rượu vì để tránh việc mua tem đã sử dụng chiêu thức “biến” sản phẩm rượu thành thực phẩm chức năng, hay nói cách khác từ một sản phẩm được khuyến cáo là ảnh hưởng đến sức khỏe con người sẽ được “chuyển đổi” thành một loại thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Thực phẩm chức năng là mặt hàng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà đơn vị sản xuất, kinh doanh chỉ phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp vì vậy việc doanh nghiệp “biến” tên rượu thành thực phẩm chức năng ít nhất sẽ giúp họ tránh được

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh rượu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)