Quyền và nghĩa vụ của thƣơng nhân kinh doanh sản phẩm rƣợu

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh rượu (Trang 43)

5. Cấu trúc của đề tài

2.3 Quyền và nghĩa vụ của thƣơng nhân kinh doanh sản phẩm rƣợu

2.3.1 Quyền của thƣơng nhân kinh doanh sản phẩm rƣợu

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 94/2012/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu có các quyền sau đây:

Tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm rượu trên thị trường theo Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu được cấp. Giấy phép kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với một doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh vì nó là điều kiện tiên quyết đầu tiên về mặt pháp lý để doanh nghiệp tiến hành hoạt động hợp pháp. Thương nhân sở hữu giấy phép kinh doanh rượu do cơ quan có thẩm quyền cấp thì được tiến hành các hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, bán hàng đến tay người tiêu dùng.

Thương nhân phân phối sản phẩm rượu được mua sản phẩm rượu từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác hoặc thương nhân nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài để bán cho các thương nhân bán buôn sản phẩm rượu hoặc trực tiếp tổ chức bán lẻ sản phẩm rượu tại các cửa hàng trực thuộc trên phạm vi địa bàn được cấp phép. Từ quy định này cho thấy thương nhân phân phối được thực hiện hoạt động mua sản phẩm rượu dưới hai hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn thương nhân có thể lựa chọn mua trực tiếp từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc mua gián tiếp từ hai nguồn là thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác hoặc thương nhân nhập khẩu sản phẩm trực tiếp từ thương nhân nước ngoài. Đối với hoạt động bán hàng thì thương nhân có thể lựa chọn một trong các hình thức như bán cho thương nhân bán buôn sản phẩm rượu hoặc trực tiếp tổ chức bán lẻ tại các cửa hàng trực thuộc của thương nhân.

Thương nhân bán buôn sản phẩm rượu được mua sản phẩm rượu từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu hoặc trực tiếp tổ chức bán lẻ sản phẩm rượu tại các cửa hàng trực thuộc của thương nhân trên địa bàn tỉnh. Tương tự như hoạt động kinh doanh của thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn cũng có thể mua sản phẩm rượu từ nguồn trực tiếp là cá nhân, tổ chức sản xuất rượu hoặc gián tiếp từ doanh nghiệp phân phối để bán lại dưới một trong hai hình thức là bán cho thương nhân bán lẻ hoặc trực tiếp bán lẻ sản phẩm tại các cửa hàng trực thuộc của mình.

Thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu được mua sản phẩm rượu từ thương nhân bán buôn sản phẩm rượu để bán tại địa điểm được cấp phép. Thương nhân bán lẻ bị giới hạn hoạt động mua bán sản phẩm rượu trong phạm vi nhất định như chỉ được mua sản phẩm rượu từ thương nhân bán buôn mà không được mua từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc thương nhân phân phối, thương nhân nhập khẩu rượu và chỉ được bán tại các địa điểm đã ghi trong giấy phép chứ không được lựa chọn bán tại các điểm khác.

2.3.2 Nghĩa vụ của thƣơng nhân kinh doanh sản phẩm rƣợu

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 94/2012/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu có các nghĩa vụ sau đây:

Mua sản phẩm rượu có nguồn gốc hợp pháp tức là những sản phẩm rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được dán tem và nhãn mác theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc thương nhân kinh doanh những sản phẩm rượu không hợp pháp là vi phạm quy định pháp luật và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và lòng tin của người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề này cần được các thương nhân quan tâm đúng mức để đảm bảo chấp hành tốt pháp luật và tạo tiền đề phát triển lâu dài cho việc kinh doanh của mình.

Thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn sản phẩm rượu chỉ được bán sản phẩm rượu cho các thương nhân có Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu thuộc hệ thống phân phối của mình trong phạm vi địa bàn được cấp phép. Như vậy, đối tượng khách hàng mà thương nhân phân phối và thương nhân bán buôn nhắm tới phải thỏa mãn hai điều kiện là có Giấy phép kinh doanh và phải trực thuộc hệ thống phân phối của mình. Bởi vì khách hàng của thương nhân phân phối chủ yếu là thương nhân bán buôn và thương nhân phân phối khác, còn khách hàng của thương nhân bán buôn chủ yếu là thương nhân bán lẻ nên những khách hàng này đều là những thương nhân có tiến hành hoạt động kinh doanh rượu vì thế bắt buộc họ phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu. Hơn nữa, mỗi một thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn đều có riêng cho mình một hệ thống trực thuộc trên địa bàn tỉnh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh nên cần phải bán hàng đúng theo hệ thống của mình để tạo dựng một chuỗi bán hàng xuyên suốt và đồng bộ.

Thương nhân bán lẻ không được bán sản phẩm rượu cho người dưới 18 tuổi. Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Dân sự 2005, người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên nên

về mặt sinh lý và tâm lý vẫn chưa phát triển toàn diện. Vì thế, những đối tượng này cần hạn chế tối đa sử dụng những sản phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu. Việc pháp luật cấm thương nhân bán lẻ bán rượu cho người dưới 18 tuổi nhằm mục đích chủ yếu bảo vệ sức khỏe cho đối tượng này, những trụ cột tương lai của đất nước. Nhưng quy định này tỏ ra không thực tế lắm vì khó có thể kiểm tra được độ tuổi của người đi mua rượu nếu họ không trình giấy tờ chứng minh độ tuổi của mình và việc làm này cũng khá phiền phức và trên thực tế không ai làm như vậy. Hơn nữa, những người dưới 18 tuổi đi mua rượu nhưng không chắc họ sẽ là người sử dụng rượu vì có thể họ mua cho người khác uống hoặc họ không sử dụng để uống mà sử dụng vào mục đích khác như nấu ăn, làm giấm,… thì vấn đề lại trở nên khác.

Thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu phải niêm yết bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và chủng loại, giá cả các loại sản phẩm rượu thương nhân đang kinh doanh tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của thương nhân. Điều này giúp tạo thuận lợi cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng khi tiến hành kiểm tra và tạo sự minh bạch trong vấn đề kinh doanh của thương nhân đối với khách hàng.

Các thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng kinh doanh mua bán sản phẩm rượu. Điều này chỉ áp dụng đối với những thương nhân phân phối, bán buôn và bán lẻ có hoạt động mua bán với nhau chứ không áp dụng cho việc mua bán giữa thương nhân với người tiêu dùng đơn lẻ. Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận này phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật để tạo điều kiện cho giao dịch mua bán có giá trị pháp lý và cũng để xem xét quyền lợi và trách nhiệm của các bên khi xảy ra tranh chấp.

Thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu phải có nghĩa vụ báo cáo và đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Điều này giúp cho các cơ quan chức năng nắm được số lượng hệ thống phân phối của các thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu hiện đang hoạt động trên địa bàn để dễ dàng trong việc quản lý và tạo cơ sở điều chỉnh lại số lượng giấy phép kinh doanh (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp).

Báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu cho thương nhân theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 01 hàng năm doanh nghiệp kinh doanh phân phối sản phẩm rượu, doanh nghiệp kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, thương nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh 6 tháng và một năm theo mẫu tại Phụ lục 49, Phụ lục 48, Phụ lục 47 của Thông tư 39/2012/TT-BCT cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Việc các doanh nghiệp và thương nhân thực hiện chế độ báo cáo định kỳ này nhằm giúp cho cơ quan cấp giấy phép có đủ cơ sở để thực hiện báo cáo lên cấp trên của mình về tình hình kinh doanh rượu trên địa bàn mình quản lý vì trước ngày 31 tháng 02 hàng năm, Phòng công thương có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh trên địa bàn cho Sở Công Thương cấp trên trực tiếp để trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Sở Công Thương báo cáo tình hình kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn cho Bộ Công Thương.

2.4 Các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm về kinh doanh rƣợu 2.4.1 Các hành vi vi phạm

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 94/2012/NĐ-CP, các hành vi sau đây bị xem là vi phạm pháp luật về kinh doanh rượu: Kinh doanh rượu không có Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Mua bán, tiêu thụ sản phẩm rượu nhập lậu, rượu giả, rượu nhái nhãn mác, kiểu dáng, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng theo các quy định của pháp luật; lưu thông, tiêu thụ các sản phẩm rượu không ghi nhãn bao bì hoặc ghi nhãn không đúng quy định, không đăng ký bản công bố hợp quy, không dán tem theo quy định của pháp luật, kinh doanh sản phẩm rượu không đúng đối tượng, địa điểm, nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu được cấp; kinh doanh sản phẩm rượu khi Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu đã hết hiệu lực; giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, mua bán Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu; kinh doanh sản phẩm rượu tại các địa điểm cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; kinh doanh không có hợp đồng hoặc không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng; bán lẻ sản phẩm rượu bằng máy bán hàng tự động; bán sản phẩm rượu cho người dưới 18 tuổi, bán qua mạng internet; tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu không báo cáo hoặc báo cáo không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quảng cáo, khuyến mại sản phẩm rượu trái quy

định của pháp luật; tài trợ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động chăm sóc sức khỏe và các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm rượu; dùng sản phẩm rượu làm giải thưởng cho các cuộc thi, trừ các cuộc thi về sản phẩm rượu; các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

2.4.2 Các hình thức xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu trong trường hợp vi phạm điều kiện về kinh doanh rượu và vi phạm khác theo quy định của pháp luật.47

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh rượu tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.48

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh phân phối sản phẩm rượu sẽ bị xử lý như sau:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân phối sản phẩm rượu không có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng theo quy định

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như: Không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; không có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc các thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê phương tiện phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định; không có kho tàng hoặc hệ thống kho tàng thuộc sở hữu hoặc đồng sở

47 Điều 23 Nghị định 94/2012/NĐ-CP

hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định; không có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường theo quy định.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không có hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên theo quy định; kinh doanh phân phối rượu mà không phải là doanh nghiệp theo quy định.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu sẽ bị xử lý như sau:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu không có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng theo quy định

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như: Không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; không có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc các thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác.

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đối với một trong các hành vi sau: Không có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê phương tiện phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định; không có kho tàng hoặc hệ thống kho tàng thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn hoặc không có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định; không có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bán buôn của doanh nghiệp hoạt động bình thường theo quy định.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu theo quy định; kinh doanh bán buôn rượu mà không phải là doanh nghiệp theo quy định.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu không có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng theo quy định

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh rượu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)