Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về kinh doanh rƣợu

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh rượu (Trang 63)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3 Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về kinh doanh rƣợu

3.3.1 Đối với vấn đề kinh doanh sản phẩm rƣợu không giấy phép

Để hạn chế tình trạng kinh doanh các sản phẩm rượu không có giấy phép thì các cơ quan chức năng cần tuyên truyền sâu rộng quy định của pháp luật về kinh doanh rượu đặc biệt là quy định của Nghị định 94/2012/NĐ-CP đến với tất cả các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu bằng nhiều hình thức khác nhau như đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức những buổi phổ biến pháp luật tại các địa phương.

Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất rượu đặc biệt là các cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm phát hiện xử lý tại gốc những trường hợp không có giấy phép. Đồng thời, nhà nước cần có chính sách phát triển các làng nghề sản xuất rượu truyền thống để tập hợp các hộ sản xuất nhỏ lẻ lại nhằm giúp họ có điều kiện thuận lợi xin được giấy phép.

Đối với những hộ kinh doanh rượu nhỏ lẻ thì cần kiểm soát thường xuyên và xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh không có giấy phép bằng cách nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính vì suy cho cùng những đối tượng kinh doanh này cũng chỉ vì chút lợi nhỏ mới thực hiện hành vi vi phạm, nếu bị phạt nhiều tiền thì có thể họ sẽ cân nhắc việc có nên tiếp tục vi phạm hay không.

3.3.2 Đối với vấn đề không dán tem, dán nhãn cho sản phẩm rƣợu

Hiện nay, Thông tư 160/2013/TT-BCT hướng dẫn việc in, phát hành và sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước chỉ quy định bán tem rượu sản xuất trong nước cho các tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu (bao gồm Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, giấy phép sản xuất rượu công nghiệp) nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất rượu thủ công đều không đủ điều kiện để xin cấp giấy phép vì thế pháp luật cần có những quy định tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở này có thể dễ dàng xin được giấy phép thì họ mới có thể đăng ký mua tem theo quy định. Mặt khác, cần tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện và tịch thu những sản phẩm rượu không được dán tem, dán nhãn theo quy định và xử lý chủ kinh doanh những sản phẩm rượu này.

Giải quyết vấn đề rượu “núp bóng” thực phẩm chức năng thiết nghĩ pháp luật nên ban hành những quy chuẩn chất lượng cụ thể giúp phân biệt thực phẩm chức năng và rượu

thuốc để tránh xảy ra tình trạng nhọc nhằn khi phân biệt hai sản phẩm này. Đồng thời, các quảng cáo về rượu cũng cần được kiểm soát chặt chẽ để các doanh nghiệp không lợi dụng việc quảng cáo rượu gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng rằng rượu cũng có tác dụng như thực phẩm chức năng.

3.3.3 Đối với vấn đề chất lƣợng, an toàn thực phẩm

Để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cho sản phẩm rượu khi bán ra thị trường thì cần sự hợp tác giữa nhà sản xuất, nhà kinh doanh và nhà quản lý:

+ Đối với nhà sản xuất thì cần tuân thủ đúng quy trình sản xuất ngay từ khâu lựa chọn nguyên liêu đến khâu sản xuất và cho ra thành phẩm.

+ Đối với nhà kinh doanh thì chỉ kinh doanh những sản phẩm đến từ các nhà sản xuất uy tín, phải biết rõ nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm rượu mà mình kinh doanh.

+ Đối với nhà quản lý thì cần một cơ chế kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và để làm được điều này đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và các đơn vị hữu quan khác. Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm nên tổ chức thí điểm thanh tra chuyên ngành ở các thành phố lớn; Cục Quản lý thị trường cần tăng cường lực lượng ở các tỉnh, thành phố, phấn đấu mỗi quận, huyện có một đội quản lý thị trường và mỗi xã, phường có một tổ quản lý thị trường. Tuy nhiên, để công tác này đạt kết quả cao cần có sự hợp tác tích cực của các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về các vụ việc làm giả, làm nhái rượu…

3.3.4 Đối với vấn đề rƣợu giả, rƣợu nhập lậu

Về vấn đề chống rượu nhập lậu thay vì sử dụng “hàng rào người” như bấy lâu nay chúng ta vẫn làm thì tốt nhất nên sử dụng hàng rào thuế quan. Bởi vì việc sử dụng “hàng rào người” như hiện nay bằng cách tăng cường lực lượng hải quan tuần tra kiểm soát cũng không khả quan lắm vì đây là biện pháp kém hiệu quả và tốn kém vì chúng ta không thể bố trí mỗi mét biên giới một người chốt chặn 24/24 được. Mặt khác, buôn lậu xuất hiện khi có sự chênh lệch lớn về thuế, thuế suất càng cao thì buôn lậu càng nhiều nên cần có cơ chế điều chỉnh thuế suất phù hợp và bằng nhiều chủ trương, giải pháp kinh tế không tạo ra kẻ hở để doanh nghiệp lợi dụng nhầm hạn chế đến mức tối đa tình trạng buôn lậu

Để hạn chế rượu nhập khẩu giả trên thị trường thì ngoài việc dán tem cho sản phẩm rượu theo quy định pháp luật nên dán thêm tem chống hàng giả của Bộ Công An vì loại tem này sử dụng công nghệ hiện đại được thiết kế bằng phần mềm của Bộ Công An với vân tem tinh xảo, sắc nét; được in bằng máy móc thiết bị chuyên dụng đặc biệt và chất liệu giấy decal vỡ nhập khẩu từ Đức; có thể dán lên tất cả các chất liệu và sẽ vỡ từng mảnh nhỏ, không thể tái sử dụng.

Về phía người tiêu dùng cũng cần thận trọng trong vấn đề lựa chọn sản phẩm rượu, chúng ta nên lựa chọn những thương hiệu rượu uy tín để an tâm về mặt chất lượng, học cách phân biệt sản phẩm thật giả trên thị trường để trở thành người tiêu dùng thông thái. Đồng thời người tiêu dùng cần có thái độ tích cực khi sử dụng rượu, phải biết tự điều chỉnh “tửu lượng” của mình để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.

3.3.5 Cụ thể hóa quy định xử lý vi phạm

Pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về hình thức xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại và chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với từng hành vi vi phạm để tạo hiệu quả xử lý và tạo sự răn đe thích hợp cho những đối tượng đang có ý định vi phạm.

Thứ nhất, quy định cụ thể hình thức xử lý kỷ luật có thể áp dụng như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc đối với từng hành vi vi phạm của các chủ thể có thẩm quyền.

Thứ hai, quy định cụ thể trường hợp nào là truy cứu trách nhiệm hình sự? mức truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn,…)? ai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Thứ ba, quy định trường hợp nào phải bồi thường thiệt hại? bồi thường bao nhiêu và ai có trách nhiệm bồi thường?

Thứ tư, quy định chủ thể có thẩm quyền xử lý. Chẳng hạn, quy định Bộ Công Thương sẽ xử lý những vi phạm liên quan đến kinh doanh phân phối sản phẩm rượu, Sở Công Thương sẽ xử lý những vi phạm về kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, Phòng Công Thương xử lý vi phạm về kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

PHẦN KẾT LUẬN

Trải qua nhiều thế hệ và nhiều thăng trầm của cuộc sống thì rượu vẫn là thức uống gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam. Rượu không chỉ là sản phẩm vật chất mà nó còn là sản phẩm tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng của người Việt.

Hiện nay, chính sách của nhà nước ta là hạn chế tiêu dùng sản phẩm rượu đến mức thấp nhất có thể vì những tác hại không thể bàn cải của việc lạm dụng rượu nhưng hoàn toàn không thể cấm tiêu dùng mặt hàng này vì chúng ta không thể phủ nhận vai trò xã hội và kinh tế mà nó mang lại. Trên thực tế ngành rượu đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nếu người dân vẫn còn nhu cầu sử dụng rượu, mà nói đến vấn đề nhu cầu về rượu thì hầu như ai cũng có. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành kinh doanh rượu trụ vững như hiện nay và mang về những con số doanh thu ấn tượng cho ngành.

Đồng hành với sự phát triển của ngành kinh doanh rượu thì pháp luật về kinh doanh rượu cũng ra đời và phát triển theo. Hiện nay, pháp luật đã có những quy định điều chỉnh mới trong lĩnh vực này như kinh doanh sản phẩm rượu bắt buộc phải có giấy phép; cấp phép theo số dân trên địa bàn; sản phẩm rượu trước khi đưa ra thị trường phải đảm bảo đủ ba điều kiện như chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải có nhãn mác và có tem theo quy định. Mặc dù, pháp luật về kinh doanh rượu có nhiều điểm mới và chặt chẽ hơn trước đây nhưng cũng không thể dự liệu hết những trường hợp xảy ra trên thực tế và càng không thể kiểm soát nổi chúng khi mà đời sống kinh tế xã hội vẫn cứ vận động và phát triển không ngừng đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh rượu. Vì thế, vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp tiêu cực xoay quanh vấn đề này như kinh doanh rượu không có giấy phép, kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng, rượu nhập lậu… đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đến uy tín của những thương nhân kinh doanh chính đáng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của ngành. Đứng trước thực trạng này người viết cũng đã tiến hành tìm hiểu, phân tích và đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau như cần hoàn thiện hơn nữa chính sách, pháp luật về kinh doanh rượu; nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà kinh doanh và hỗ trợ người tiêu dùng với hy vọng sẽ góp phần vào việc hạn chế những tình trạng tiêu cực đang xảy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013

2. Luật Thương mại năm 2005 3. Luật Doanh nghiệp năm 2005

4. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 5. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008

6. Luật Quảng cáo năm 2012

7. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

8. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm

9. Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu

10. Nghị định số 185/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

11. Quyết định 224/QĐ-TTg về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến 2020

12. Thông tư số 45/2010/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn

13. Thông tư số 77/2012/TT-BCT quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa

14. Thông tư số 39/2012/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu

15. Thông tư số 160/2013/TT-BCT hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước

Sách, báo, tạp chí

1. Lê Xuân Anh và nhóm biên soạn, Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXBĐại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2009.

2. Nguyễn Phan Khôi, Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Cần Thơ, 2013

3. Nguyễn Viết Tý chủ biên và tập thể tác giả, Giáo trình Luật Thương mại tập 1, NXB Công an nhân dân, 2006

Trang thông tin điện tử

1. An Nhi, Vụ ngộ độc rượu nếp 29 Hà Nội: Con voi lại chui lọt lổ kim,

http://vov.vn/dien-dan/vu-ngo-doc-ruou-nep-29-ha-noi-con-voi-lai-chui-lot-lo-

kim-296321.vov, [ngày truy cập: 10/7/2014].

2. Bảo Cường, Năm 2013: Ngành rượu-bia-nước giải khát đã nộp vào ngân sách nhà nước gần 21 ngàn tỉ đồng, http://tapchithue.com.vn/doanh-nghiep-thi-

truong/4374-ruou-boa-ngk-nop-ngan-sach.html, [ngày truy cập: 12/6/2014]

3. Cục an toàn thực phẩm-Bộ Y Tế, Ngộ độc rượu-Vấn đề báo động đỏ ở Việt Nam, http://vfa.gov.vn/tin-tuc/ngo-doc-ruou-van-de-bao-dong-do-tai-viet-nam- 112.vfa, [ngày truy cập: 10/7/2014]

4. Dương Ngân, Cấm rượu quê không nhãn mác: Ai xử lý?,

http://www.baomoi.com/Cam-ruou-que-khong-nhan-mac-Ai-xu-

ly/45/10209023.epi, [ngày truy cập 08/6/2014]

5. Dương Thị Kim Xuyến, http://travinhtrade.com.vn/bizcenter/0/news/65/3140, [ngày truy cập: 08/7/2014]

6. Duyên Hà, Rượu mạnh “núp bóng” thực phẩm chức năng,

http://baocongthuong.com.vn/thi-truong-sang-toi/54739/ruou-manh-nup-bong-

thuc-pham-chuc-nang.htm#.U8FRfpR_uOE, [ngày truy cập: 09/07/2014]

7. Đào Thị Phương Nga, Những khó khăn trong việc quản lý và kinh doanh rượu,

http://www.bacgiangintrade.gov.vn/?menu=da&id=5150, [ngày truy cập:

08/7/2014]

8. Hồng Loan, Qui trình chung sản xuất rượu,

http://thegioiruouviet.vn/XemTinTuc.aspx?tt=12, [ngày truy cập 04/6/2014]

9. Hoàng Giang, Kinh ngạc chuyện bia rượu của người Việt, http://tuoitre.vn/Ban-

doc/595044/kinh-ngac-chuyen-bia-ruou-cua-nguoi-viet.html, [ngày truy cập:

08/6/2014]

10. Lam Phương, Vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh rượu không đăng ký mua tem,

http://vietpress.vn/20140318100123851p46c118/van-con-nhie%CC%80u-co-

11. Lưu Vân, Nóng bỏng “cuộc chiến” chống rượu lậu,

http://bienphong.com.vn/Baobienphong/News/Nong-bong-cuoc-chien-chong-

ruou-lau/22814.bbp,[ngày truy cập: 11/7/2014]

12. Nguyễn Thị Nhiễu và các thành viên, Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khã năng vận dụng vào Việt Nam, http://doc.edu.vn/tai- lieu/de-tai-nghien-cuu-cac-dich-vu-ban-buon-ban-le-cua-mot-so-nuoc-va-kha-

nang-van-dung-vao-viet-nam-33265/, [ngày truy cập 04/6/2014]

13. Nhóm phóng viên, Rượu ồ ạt “chảy” vào nội địa, http://laodong.com.vn/thi-

truong/ruou-lau-o-at-chay-vao-noi-dia-166433.bld, [ngày truy cập: 12/7/2014].

14. Quỳnh Chi, Rượu tự nấu không nhãn mác vẫn tràn lan trên thị trường,

http://www.nguoiduatin.vn/ruou-tu-nau-khong-nhan-mac-van-tran-lan-ngoai-

thi-truong-a65534.html, [ngày truy cập 09/7/2014]

15. Sơn Tùng, Những vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng năm 2013,

http://www.nguoiduatin.vn/nhung-vu-ngo-doc-thuc-pham-nghiem-trong-nhat-

nam-2013-a119562.html, [ngày truy cập 10/7/2014]

16. Thùy Giang, Dân số Việt Nam chính thức đạt ngưỡng 90 triệu người,

http://www.vietnamplus.vn/dan-so-viet-nam-chinh-thuc-dat-nguong-90-trieu-

nguoi/227875.vnp, [ngày truy cập: 08/6/2014]

17. Trường Đại học Cảnh Sát nhân dân, Văn hóa rượu, http://pup.edu.vn/vi/CLB-

khong-lam-dung-ruou-bia/Van-hoa-ruou--509, [ngày truy cập 12/6/2014]

18. Việt Anh, Cần quản chặt từ gốc quy định dán tem cho rượu,

http://baobacgiang.com.vn/281/128723/Can_quan_chat_tu_gocnbspquy_dinh_

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh rượu (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)