5. Cấu trúc của đề tài
1.5 Tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh rƣợu
Bên cạnh những vai trò tích cực mà hoạt động kinh doanh rượu đem lại thì nó vẫn có những tác động tiêu cực nhất định đối với nền kinh tế và xã hội.
Thứ nhất, chi phí dành cho rượu đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo ước tính chi phí cho rượu và giải quyết hậu quả tác hại của nó chiếm từ 2-8% GDP quốc gia.29
Hằng năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ khoảng trên dưới 3 tỷ USD thì người Việt Nam cũng bỏ ra 3 tỷ USD cho tiêu thụ bia, rượu. Nếu lượng tiền dùng cho bia, rượu này được đầu tư cho phát triển kinh tế, cho sản xuất, xuất khẩu chắc chắn sẽ tạo ra được giá trị gia tăng tốt hơn. Mặt khác, do nhu cầu tiêu thụ rượu của người dân Việt Nam ngày một tăng nên số lượng rượu sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước đương nhiên sẽ không thể xuất khẩu và như thế sẽ làm mất đi nguồn lực quốc gia. Việc tiêu thụ rượu quá lớn cũng phá hủy lợi ích kinh tế khi nó trờ thành tệ nạn xã
29 Thúy Hà, Rượu, bia và hệ lụy: hại lớn, lợi nhỏ, http://baodientu.chinhphu.vn/Ruou-bia-va-he-luy/Ruou-bia-va-he-luy- Hai-lon-loi-nho/194834.vgp, [Ngày truy cập: 27/10/2014].
hội vì những cơ thể say xỉn thì chắc chắn không thể lao động một cách hiệu quả. Mặc dù, việc sản xuất rượu trong nước có giá trị như tạo công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tăng GDP,… nhưng so với các mặt hàng khác thì nó không có giá trị kinh tế cao.
Thứ hai, rượu cũng mang lại những hệ lụy đáng kể cho xã hội nếu người uống lạm dụng nó. Theo Báo cáo về Chất có cồn và Sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm 2014 cho thấy trong tổng số hơn 3,3 triệu ca tử vong trên toàn cầu thì 15% số tử vong đó là do tai nạn giao thông có liên quan đến chất có cồn. Tại Việt Nam theo WHO có 71,7% nam giới tử vong do xơ gan có liên quan đến rượu và 36,2% nam giới tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu. Các bệnh lý do rượu cũng có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, số bệnh nhân loạn thần do rượu điều trị nội trú tăng từ 5% năm 2000 lên 13% hiện nay. Điều tra cộng đồng mới đây cho thấy tỷ lệ nghiện rượu là 3,23%, lạm dụng rượu là 11,27% dân số trên 15 tuổi, trên 60% người loạn thần và nghiện rượu bắt đầu uống rượu trước tuổi 20. Theo Bệnh viện Bạch Mai cho thấy các bệnh nhân nghiện rượu thường vào khoa hồi sức cấp cứu vì: Giản vỡ tĩnh mạch thực quản (26,2%), hôn mê gan (12,4%), tai biến mạch máu não (12,4%), xuất huyết dạ dày tá tràng (10,6%), viêm tụy (5,3%),…30