Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam

97 805 3
Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT o0o BÙI THỊ PHƢƠNG THẢO PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014 [ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT o0o BÙI THỊ PHƢƠNG THẢO PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến Hà Nội – 2014 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Bùi Thị Phƣơng Thảo MỤC LỤC Danh mục từ ngữ viết tắt Mục lục Lời cam đoan LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÕI NỢ, KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ Ở VIỆT NAM 6 1.1. Tổng quan về đòi nợ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ 6 1.1.1. Khái niệm nợ, chủ nợ và con nợ 6 1.1.2. Bản chất pháp lý của hoạt động đòi nợ và các phương thức đòi nợ . 12 1.1.3. Khái niệm kinh doanh dịch vụ đòi nợ 15 1.2. Tổng quan pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 22 1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ bằng pháp luật 22 1.2.2. Khái niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 26 1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 27 1.2.4. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 28 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ Ở VIỆT NAM 30 2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam hiện nay 30 2.1.1. Nội dung quy định về hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ 30 2.1.2. Nội dung các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ 33 2.1.3. Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ 46 2.1.4 Nguyên tắc hoạt động của dịch vụ đòi nợ 49 2.1.5. Nội dung và các biện pháp sử dụng trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ 52 2.1.6. Nội dung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ 56 2.1.7. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ 60 2.1.8. Nội dung quy định về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ 62 2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam 63 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ Ở VIỆT NAM 72 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam 72 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam 75 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 75 3.2.2. Cần sửa đổi, bổ sung các quy định khác của pháp luật để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình thực thi 85 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 Danh mục từ ngữ viết tắt Nghị định 104/2007/NĐ-CP :Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/06/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Nghị định số 72/2009/NĐ-CP :Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/09/2009 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Nghị định số 59/2006/NĐ-CP :Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó Quyết định 109/2003/QĐ-TTg :Quyết định 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/06/2003 về việc thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp Thông tư số 33/2010/TT-BTC :Thông tư 33/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. BLDS năm 2005 :Bộ luật dân sự năm 2005 BLHS năm 2009 : Bộ luật hình sự năm sửa đổi, bổ sung năm 2009 DATC :Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp Công ty TNHH :Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Vốn là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của người dân. Quan hệ vay và cho vay vốn ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào bên vay vốn cũng có thể trả được vốn và lãi vay đúng thời hạn cam kết cho bên cho vay. Điều này có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do bên vay vốn làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả, sai mục đích v.v dẫn đến mất khả năng thanh toán. Nguyên nhân chủ quan có thể do bên vay vốn chây ỳ, tìm mọi cách trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc đau ốm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc chủ nợ đòi nợ số vốn cho vay là điều hiển nhiên. Song thực tế cho thấy việc làm này gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp; bởi lẽ không phải lúc nào bên cho vay cũng có thể nhận được khoản vốn và lãi vay một cách suôn sẻ, trôi chảy. Đối với những trường hợp con nợ cố tình chây ỳ hoặc không có thái độ hợp tác trong việc trả nợ thì việc đòi nợ thường rơi vào tình trạng bế tắc và không đạt được mục đích. Hậu quả là chủ nợ thường phải nhờ dịch vụ đòi nợ thay vì tự mình tiến hành đòi nợ. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành nghề kinh doanh nhạy cảm và mới ra đời kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Các quy định điều chỉnh loại hình kinh doanh dịch vụ này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên không tránh khỏi những điểm bất hợp lý, chưa hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ khi triển khai thi hành trên thực tế. Hơn nữa, các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ được ban hành ở những văn bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi một số nội dung mâu thuẫn, chồng chéo. Đây cũng là một nguyên nhân nữa gây thách thức cho quá trình triển khai thi hành. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ xuất 2 hiện tình trạng đòi nợ thuê sử dụng các hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để khống chế, đe dọa về thể xác và tinh thần đối với con nợ và gia đình họ do những tổ chức “xã hội đen” thực hiện; gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong dư luận xã hội và thể hiện thái độ coi thường pháp luật … Điều này có nguyên nhân do pháp luật về lĩnh vực này còn chưa hoàn thiện, đồng bộ. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại này, cần thiết phải có sự đánh giá có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện. Với lý do như vậy, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, Luận văn mong muốn đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học và nội dung của chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. - Đưa ra vấn đề hoàn thiện chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản trên, Luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Phân tích các khái niệm và đặc điểm của nợ, con nợ, chủ nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Phân tích khái niệm và bản chất của đòi nợ và các phương thức đòi nợ. - Lý giải cơ sở của việc hình thành chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; phân tích khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của chế định pháp luật này. 3 - Đánh giá thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm nhận diện những mặt tích cực, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu bao gồm: - Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Cơ sở chính trị việc nghiên cứu là quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Báo cáo tổng kết việc thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn dựa trên cơ sở chính trị và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. - Quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: i) Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê…được sử dụng tại Chương 1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về đòi nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ và pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. ii) Phương pháp bình luận, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp…được sử dụng tại Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. iii) Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp…được sử dụng tại Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. 4 6. Tình hình nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ở phạm vi hẹp, liên quan đến các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho nên ở nước ta chưa có công trình hay nghiên cứu nào một cách đầy đủ và tổng quan nhất. Chỉ xuất hiện một số bài tạp chí, bài báo phân tích các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực trạng dịch vụ đòi nợ đang diễn ra với những bất cập như thế nào. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan như đại diện, hợp đồng ủy quyền có thể kể đến như “Một số ý kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế” của Th.S Lê Thị Bích Thọ, “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam - nhìn từ góc độ luật so sánh” của TS Ngô Huy Cương, luận án tiến sĩ “Đại diện cho thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay” của Hồ Ngọc Hiển. Các công trình khoa học liên quan chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát, nghiên cứu vấn đề này trong cái tổng thể, lớn hơn là quan hệ hợp đồng, chế định đại diện chung hay trong phạm vi hẹp hơn về chế định đại diện cho thương nhân trong Luật thương mại. Ở nước ngoài, các tài liệu nghiên cứu về pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng khá ít, chưa được dịch sang tiếng Việt. Đề tài là sự tiếp tục nghiên cứu trước đây của khóa luận tốt nghiệp của học viên với phạm vi rộng hơn liên quan đến vấn đề ủy quyền cho tổ chức, các số liệu thực tiễn được tổng kết từ các báo cáo qua 5 năm thực thi pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam và kiến nghị sửa đổi, bổ sung sát thực tế hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn được kết cấu thành 03 chương: [...]... luận về đòi nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ và pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam - Chương 2 Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam - Chương 3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam 5 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÒI NỢ, KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về đòi nợ và kinh doanh. .. vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ - Nhóm các quy định về hình thức pháp lý của loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ - Nhóm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đòi nợ - Nhóm các quy định về quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ đòi nợ - Nhóm các quy định về các phương thức cụ thể về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 1.2.4 Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về kinh doanh. .. con nợ để buộc họ phải trả nợ Vì vậy, việc ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đồi nợ là rất cần thiết… 1.2.2 Khái niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 1.2.2.1 Quan niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Thuật ngữ Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ được sử dụng trong các văn bản pháp luật. .. đòi nợ ở Việt Nam phát triển lành mạnh, dịch vụ đòi nợ được ghi nhận là một ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành, nghề kinh tế quốc dân, được sự bảo hộ của pháp luật Phương thức đòi nợ bằng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra đời đã mở ra cơ hội kinh doanh và cơ hội thu hồi các khoản nợ nhanh chóng, đúng pháp luật cho các chủ nợ 1.1.3 Khái niệm kinh doanh dịch vụ đòi nợ Kinh doanh dịch. .. doanh dịch vụ đòi nợ, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ 1.2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Tìm hiểu pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho thấy lĩnh vực pháp luật này bao gồm các nhóm quy định chủ yếu sau đây: 27 - Nhóm các quy định về điều kiện, năng lực và đối tượng của chủ thể thực hiện dịch vụ đòi nợ - Nhóm các quy định về. .. động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là nhằm mục đích sinh lợi 1.2 Tổng quan pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 1.2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ bằng pháp luật Ở nhiều nước phát triển trên thế giới nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ có lịch sử phát triển khá lâu đời, chẳng hạn như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi. .. nợ để thực hiện những biện pháp cần thiết tiến hành thu hồi khoản nợ Các tổ 28 chức, cá nhân khác có liên quan có thể là cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ đòi nợ, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. .. động, điều kiện kinh doanh, nguyên tắc hoạt động, phạm vi, đối tượng kinh doanh, nội dung và biện pháp thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đòi nợ, các hành vi bị nghiêm cấm, quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ 1.2.2.2 Đặc điểm của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Tìm hiểu pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta... văn bản pháp luật giải thích hoặc không được các từ điển Luật học định nghĩa Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về đòi nợ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta có thể khái quát quan niệm về lĩnh vực pháp luật này như sau: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ là toàn bộ những quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bao gồm các quy định về hình... thức về đòi nợ chịu sự điều chỉnh của các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật thương mại về điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh Thứ ba, pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa mang tính chất của lĩnh vực pháp luật tư vừa mang tính chất của pháp luật công Lĩnh vực pháp luật tư thể hiện trong nội dung các quy định về đàm phán, ký kết hợp đồng về dịch vụ . luận về đòi nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ và pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. - Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. - Chương 3. Giải pháp. hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÒI NỢ, KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM 1.1 CHUNG VỀ ĐÕI NỢ, KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ Ở VIỆT NAM 6 1.1. Tổng quan về đòi nợ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ 6 1.1.1. Khái niệm nợ, chủ nợ và con nợ

Ngày đăng: 09/07/2015, 18:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan