Khái niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam (Trang 32)

1.2.2.1. Quan niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Thuật ngữ “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ” được sử dụng trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại không được các văn bản pháp luật giải thích hoặc không được các từ điển Luật học định nghĩa. Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về đòi nợ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta có thể khái quát quan niệm về lĩnh vực pháp luật này như sau: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ là toàn bộ những quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bao gồm các quy định về hình thức hoạt động, điều kiện kinh doanh, nguyên tắc hoạt động, phạm vi, đối tượng kinh doanh, nội dung và biện pháp thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đòi nợ, các hành vi bị nghiêm cấm, quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

1.2.2.2. Đặc điểm của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Tìm hiểu pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta có thể thấy rằng lĩnh vực pháp luật này có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ là lĩnh vực pháp luật gồm tập hợp các quy định của nhiều đạo luật khác nhau liên quan đến kinh doanh

27

dịch vụ đòi nợ. Nó bao gồm các quy định của BLDS năm 2005, các quy định của Luật doanh nghiệp, các quy định của Luật thương mại, các quy định về điều kiện kinh doanh...Mặt khác, đây là một lĩnh vực pháp luật còn khá non trẻ ở nước ta và đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên không tránh khỏi những “khoảng trống”, thiếu các quy định để điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Thứ hai, pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ có những nội dung “giao thoa” giữa pháp luật dân sự và pháp luật thương mại. Điều này có nghĩa là kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa tuân theo các quy định chung của BLDS năm 2005 về điều kiện, phạm vi, nguyên tắc, hình thức…về đòi nợ chịu sự điều chỉnh của các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật thương mại về điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh…

Thứ ba, pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa mang tính chất của lĩnh vực pháp luật tư vừa mang tính chất của pháp luật công.

Lĩnh vực pháp luật tư thể hiện trong nội dung các quy định về đàm phán, ký kết hợp đồng về dịch vụ đòi nợ giữa chủ nợ với bên thực hiện dịch vụ đồi nợ như quy định về phí dịch vụ đòi nợ, quy định về thời gian thực hiện hợp đồng, nguyên tắc thực hiện hợp đồng, thỏa thuận về xử lý tranh chấp phát sinh; quyền và nghĩa vụ của các bên…

Tính chất pháp luật công thể hiện trong nội dung các quy định về quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ, thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ...

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam (Trang 32)