Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam (Trang 28)

bằng pháp luật

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ có lịch sử phát triển khá lâu đời, chẳng hạn như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì còn

23

khá mới mẻ, điển hình như ở Hàn Quốc mãi đến tận năm 1995, nước này mới ban hành Luật về thông tin tín dụng, trong đó có quy định về dịch vụ đòi nợ. Còn trước đó, ở đất nước này dịch vụ đòi nợ thuê không chịu sự điều chỉnh của bất cứ văn bản pháp lý nào, tình trạng đòi nợ thuê bất hợp pháp dưới hình thức đòi nợ thuê do các băng nhóm xã hội đen thực hiện rất phát triển.

Ở Việt Nam, nghề đòi nợ thuê được hình thành từ lâu với các kiểu hoạt động của các băng nhóm xã hội đen. Hiện nay, chúng ta có nhiều cách thức xử lý nợ khác nhau như mua, bán nợ, đòi nợ…với sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác nhau. Với Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg thì Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp ra đời với số vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng được ngân sách nhà nước cấp, hoạt động trong khối các doanh nghiệp nhà nước và được kinh doanh các ngành, nghề khác. Ngoài ra, còn có các công ty xử lý nợ của các ngân hàng thương mại cũng có quyền kinh doanh trong lĩnh vực đòi nợ.

Đặc biệt, ngày14/06/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (sau đây gọi là Nghị định số 104/2007/NĐ-CP). Như vậy, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ chính thức được pháp luật ghi nhận là một ngành, nghề kinh doanh trong xã hội. Tiếp đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 110/2007/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tiếp đó, để quản lý có hiệu quả hoạt động dịch vụ đòi nợ, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; theo đó, kinh doanh dịch vụ đòi nợ được xếp vào nhóm ngành, nghề này. Cụ thể hóa Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

24

Mặc dù, ở nước ta đã có khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ; tuy nhiên, các văn bản pháp luật về lĩnh vực này là văn bản dưới luật nên tính pháp lý còn hạn chế. Mặt khác, lĩnh vực pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ là lĩnh vực pháp luật đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên còn thiếu hoặc chưa đầy đủ các quy định chi tiết, cụ thể để điều chỉnh. Hơn nữa, các quy định hiện hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ được do nhiều cơ quan nhà nước ban hành ở những văn bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi có một số nội dung mâu thuẫn, chồng chéo và không tương thích, đồng bộ v.v. Điều này gây khó khăn cho công tác thực thi các quy định về kinh doanh dịch vụ đồi nợ.

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta thấy rằng đây là loại hình kinh doanh nhạy cảm và cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật; bởi lẽ:

Thứ nhất, như phần trên đã phân tích, đòi nợ là quyền hay là phản ứng tự vệ của người cho vay (chủ nợ) trong việc yêu cầu người vay (con nợ) phải thực hiện nghĩa vụ cam kết là trả lại phần giá trị tài sản (bao gồm phần tiền/giá trị và các khoản lãi vay) khi đến hạn trả nợ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các con nợ khi đến thời hạn trả nợ bị lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do làm ăn thua lỗ, nợ nần hoặc có tình trạng chây ỳ, cố tình không trả nợ. Vì vậy, để có thể đòi được nợ, chủ nợ phải sử dụng các biện pháp “rắn” (kể cả sử dụng biện pháp không được pháp luật thừa nhận) đối với con nợ. Điều này có khi đưa đến những hậu quả khó có thể lường trước được như gây thương tích, thậm chí dẫn đến tư vong cho con nợ hay gia đình họ; phá hoại, làm hư hỏng tài sản của con nợ; đe dọa, gây ức chế hoặc không chế về mặt tinh thần đối với con nợ v.v. Để ngăn ngừa những hành động này thì rất cần thiết phải có các quy định điều chỉnh quan hệ về đòi nợ. Hay nói cách khác, các quy định của pháp

25

luật ra đời nhằm tạo hành lang pháp lý, phân định giới hạn và phạm vi mà chủ nợ có thể thực hiện đối với con nợ nhằm đòi lại những quyền lợi của mình.

Thứ hai, tìm hiểu kinh nghiệm của các nước phát triển về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho thấy các nước này đều ban hành các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm điều chỉnh và quản lý chặt chẽ loại hình dịch vụ này.

Thứ ba, thực tiễn thời gian qua ở nước ta cho thấy do thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ để điều chỉnh loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ; nên đã phát sinh loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo kiểu xã hội “đen” (loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thông qua việc sử dụng vũ lực bắt, hành hung, đe dọa, khủng bố về tinh thần…đối với con nợ). Đây là những hành vi không được xã hội tán thành và không được pháp luật cho phép; bởi nó không phải là lối ứng xử văn minh trong một xã hội hiện đại. Hơn nữa, việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo hình thức này thể hiện thái độ coi thường pháp luật, dung túng, khuyến khích việc sử dụng bạo lực trong việc giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế trong xã hội.

Thứ tư, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một trong những loại hình kinh doanh nhạy cảm. Xét về bản chất, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là loại hình kinh doanh mang tính chất dân sự - thương mại:

i) Tính chất dân sự thể hiện ở việc chủ nợ thỏa thuận với bên thực hiện dịch vụ đòi nợ trong việc ủy quyền cho họ thay mặt mình để đòi nợ đối với con nợ và bên thực hiện dịch vụ đòi nợ chấp thuận, đồng ý với việc ủy quyền này của chủ nợ. Hình thức pháp lý của thỏa thuận này là hợp đồng dịch vụ đồi nợ được ký kết giữa chủ nợ và bên dịch vụ đòi nợ;

ii) Tính chất thương mại thể hiện ở một trong những khía cạnh đó là bên đòi nợ nhận thực hiện ủy quyền đòi nợ của chủ nợ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Điều này có nghĩa là chủ nợ thỏa thuận với bên đòi nợ sẽ trích phần trăm giá trị

26

tài sản (bao gồm khoản nợ và lãi) của mình cho bên đòi nợ khi đòi được nợ. Tuy nhiên, trên thực tế nếu không quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh, đối tượng, năng lực và phạm vi kinh doanh thì hoạt động đòi nợ rất dễ phát triển và chuyển sang lĩnh vực hình sự khi bên đòi nợ sử dụng vũ lực hoặc đe dạo dũng vũ lực khủng bổ về thể xác và tinh thần con nợ để buộc họ phải trả nợ.

Vì vậy, việc ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đồi nợ…là rất cần thiết…

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam (Trang 28)