1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện

92 1,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 462,5 KB
File đính kèm Lvan_PLKDDVAU_full.zip (22 B)

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh dịch vụ đang là lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Xã hội càng phát triển đòi hỏi các dịch vụ được cung cấp phải thể hiện được tính hữu dụng cao với mục địch đem lại sự thuận lợi tối ưu cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Với đà phát triển của tình hình kinh tế thế giới hiện nay, khi mà điều kiện sống của con người ngày càng tốt hơn, nhu cầu thiết yếu nhiều hơn dẫn tới nhu cầu sử dụng của con người ngày một tăng cao. Theo báo cáo mới đây của Chính phủ, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất so với khu vực công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và có đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP. Đóng góp của ngành dịch vụ vào số điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế Việt Nam ngày càng cao. Nếu năm 2011, phần đóng góp của dịch vụ chỉ đạt 34,4% trong tổng số điểm tăng trưởng kinh tế, thì đến quý 12014, con số này đã lên tới 55,6%, vượt cả mức đạt được của năm 2010 (51,2%). Trong đó, một số lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao như: dịch vụ thông tin và truyền thông, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ giáo dục và đào tạo, dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội. Dịch vụ ăn uống là một trong những lĩnh vực kinh doanh sôi động nhất hiện nay ở Việt Nam bởi nó phục vụ một trong những nhu cầu thiết yếu hàng ngày không thể thiếu của con người. Các quán ăn, nhà hàng đang được mở ra ngày càng nhiều vì con người đang ngày càng chú ý đến nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi. Doanh thu của ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống năm 2010 ước tính là 26898,4 triệu USD, dự tính năm 2015 có thể lên đến 37406,4 triệu USD. Kinh doanh dịch vụ ăn uống là ngành kinh doanh tổng hợp, gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và chịu sự điều chỉnh của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Kinh doanh dịch vụ ăn uống không được liệt kê trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (Phụ lục III) kèm theo Nghị định 59NĐCP ngày 12 tháng 6 năm 2009 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện nhưng vẫn có thể được coi là ngành kinh doanh có điều kiện bởi bên cạnh việc đăng ký kinh doanh, tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, nếu có bán rượu, có bán thuốc lá trong nhà hàng phải xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá; nếu thuộc các trường hợp tại Phụ lục 2 của Nghị định số 352003NĐCP ngày 0442003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC… Nhìn chung, pháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể còn có nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu đóng góp hoàn thiện. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống”

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh dịch vụ đang là lĩnh vực hứa hẹnnhiều tiềm năng phát triển Xã hội càng phát triển đòi hỏi các dịch vụ được cungcấp phải thể hiện được tính hữu dụng cao với mục địch đem lại sự thuận lợi tối

ưu cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ Với đà phát triển của tình hình kinh tếthế giới hiện nay, khi mà điều kiện sống của con người ngày càng tốt hơn, nhucầu thiết yếu nhiều hơn dẫn tới nhu cầu sử dụng của con người ngày một tăngcao Theo báo cáo mới đây của Chính phủ, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởngcao nhất so với khu vực công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và có đóng gópnhiều nhất vào tăng trưởng GDP Đóng góp của ngành dịch vụ vào số điểm phầntrăm tăng trưởng kinh tế Việt Nam ngày càng cao Nếu năm 2011, phần đónggóp của dịch vụ chỉ đạt 34,4% trong tổng số điểm tăng trưởng kinh tế, thì đếnquý 1/2014, con số này đã lên tới 55,6%, vượt cả mức đạt được của năm 2010(51,2%) Trong đó, một số lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao như: dịch

vụ thông tin và truyền thông, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ giáo dục và đàotạo, dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội

Dịch vụ ăn uống là một trong những lĩnh vực kinh doanh sôi động nhấthiện nay ở Việt Nam bởi nó phục vụ một trong những nhu cầu thiết yếu hàngngày không thể thiếu của con người Các quán ăn, nhà hàng đang được mở rangày càng nhiều vì con người đang ngày càng chú ý đến nhu cầu ăn uống, nghỉngơi Doanh thu của ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống năm 2010 ước tính là26898,4 triệu USD, dự tính năm 2015 có thể lên đến 37406,4 triệu USD Kinhdoanh dịch vụ ăn uống là ngành kinh doanh tổng hợp, gồm nhiều hoạt động kinhdoanh khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và chịu sự điều chỉnh củanhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau

Trang 2

Kinh doanh dịch vụ ăn uống không được liệt kê trong Danh mục hàng hóa,dịch vụ kinh doanh có điều kiện (Phụ lục III) kèm theo Nghị định 59/NĐ-CPngày 12 tháng 6 năm 2009 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch

vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụkinh doanh có điều kiện nhưng vẫn có thể được coi là ngành kinh doanh có điềukiện bởi bên cạnh việc đăng ký kinh doanh, tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ

ăn uống phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.Ngoài ra, nếu có bán rượu, có bán thuốc lá trong nhà hàng phải xin cấp Giấyphép kinh doanh bán lẻ rượu, Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá; nếu thuộccác trường hợp tại Phụ lục 2 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy phải xincấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC… Nhìn chung, pháp luật về kinh doanhdịch vụ ăn uống có thể còn có nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu đónggóp hoàn thiện

Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ

ăn uống” để làm luận văn tốt nghiệp Cao học Luật của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tại Việt Nam, pháp luật về quyền kinh doanh dịch vụ ăn uống được đềcập gián tiếp trong Giáo trình Luật thương mại của một số cơ sở đòa tạo luật nhưTrường đại học luật Hà Nội, Trường đại học luật Hồ Chí Minh… Trong các giáotrình này, vấn đề pháp luật kinh doanh dịch vụ ăn uống được đề cập ngắn gọn vàthường nằm xem kẽ trong các nội dung về doanh nghiệp, về thương mại dịch vụ,

về cạnh tranh Do được thể hiện dưới hình thức giáo trình nên các nội dung chủyếu là sự cụ thể hóa quy định pháp luật, không nghiên cứu sâu sắc các quy địnhpháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống

Trang 3

Dưới góc độ khoa học, vấn đề kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng đã được

đề cập gián tiếp trong một số bài viết, báo cáo, tạp chí khoa học pháp lý Có thể

kể một số công trình nghiên cứu sau:

- Bài viết “Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kiến nghị

hoàn thiện” của tác giả Trần Thị Yến (Tạp chí Luật học số 4/2012) Bài viết đưa

ra nhận xét về thực trạng pháp luật ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà kinhdoanh dịch vụ ăn uống là một trong những ngành liên quan, đồng thời đề ra một

số giải pháp hoàn thiện Tuy nhiên, đây là chỉ là bài viết được đăng trên tạp chí

và gián tiếp đề cập đến pháp luật liên quan pháp luật kinh doanh dịch vụ ăn uốngnên chưa mang tính chuyên sâu

- Bài viết “ Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ” của tác giả Đặc Công Hiến (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số

17/2013) Trong bài viết, tác giả đưa ra những bất cập, hạn chế của pháp luật về

vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại trong đó có hoạt độngkinh doanh dịch vụ ăn uống và cũng đưa ra giải pháp hoàn thiện chứ khôngnghiên cứu toàn diện về vấn đề pháp luật kinh doanh dịch vụ ăn uống

- Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về giấy phép kinh doanh tại Vệt

Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Trần Phương Minh; Luận

văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai

đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn” của

tác giả Trần Thị Ngân nghiên cứu cơ sở pháp lý, quá trình phát triển của phápluật Việt nam về Giấy phép và điều kiện kinh doanh để tìm hiểu, đánh giá quyđịnh của Luật thực định về Giấy phép và điều kiện kinh tế, nghiên cứu thực tiễn

áp dụng những cải cách về Giấy phép và điều kiện kinh doanh nhằm khẳng địnhnhững tác động tích cực và những tồn tại của pháp luật về Giấy phép và điềukiện kinh doanh trong giai đoạnh kinh tế thị trường tại Việt Nam, từ đó đưa raphương hướng hoàn thiện các quy định về giấy phép kinh doanh và điều kiện

Trang 4

kinh doanh trong giai đoạn kinh tế thị trường và các kiến nghị về: việc sửa đổi

bổ sung các quy định pháp luật, cơ chế thực thi các quy định pháp luật về Giấyphép kinh doanh và điều kiện kinh doanh

- Luận văn thạc sĩ luật học “Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo quy định

của Luật Doanh nghiệp năm 2005 - Lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn

Thị Giang; Luận án tiến sĩ luật học “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế

nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta” của tác giả Bùi Ngọc Cường,

nghiên cứu về lý luận chung, cơ sở pháp lý, quá trình phát triển, thực tiễn ápdụng các quy định về quyền tự do kinh doanh để đưa ra những phương hướnghoàn thiện pháp luật kinh tế về quyền tự do kinh doanh Quyền tự do kinh doanhchính là cơ sở, điều kiện của kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng và các loạihình dịch vụ khác nói chung Pháp luật về quyền tự do kinh doanh tất yếu điềuchỉnh quan hệ kinh doanh dịch vụ ăn uống Như vậy, những luận văn này vẫn chỉnghiên cứu một cách gián tiếp, có tính liên hệ đề đề tài, không nghiên cứuchuyên sâu, đầy đủ và toàn diện

Còn rất nhiều nghiên cứu gián tiếp khác liên quan đến pháp luật kinhdoanh dịch vụ ăn uống nhưng có thể thấy, vấn đề pháp luật kinh doanh dịch vụ

ăn uống đến nay chưa hề có một công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu nào

về vấn đề này Các công trình nghiên cứu kể trên chỉ dừng lại ở mức độ đề cậpgián tiếp, tính toàn diện chưa cao Thực tế hiện nay đã có nhiều thay đổi với một

số văn bản pháp luật thương mại, doanh nghiệp… mới được ban hành cùng sựvận động không ngừng của thực tiễn đòi hỏi cần có một công trình nghiên cứutrực tiếp về pháp luật kinh doanh dịch vụ ăn uống

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về kinh doanhdịch vụ ăn uống trên phạm vi cả nước, trong giới hạn về thời gian từ khi Luật

Trang 5

doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2012 đến nay Để từ đó đề xuấtmột số phương hướng, giải pháp cơ bản, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luậtđiều chỉnh cũng như nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uốngtrong tương lai, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận về kinh doanh dịch vụ ăn uống, pháp luậtkinh doanh dịch vụ ăn uống với tính chất là nhân tố giúp nền kinh tế đất nướcphát triển cũng như đem lại đời sống phong phú, chất lượng và toàn diện chongười dân

+ Thu thập đầy đủ, có hệ thống các thông tin, tư liệu về kinh doanh dịch

vụ ăn uống trên cả nước trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay, đánh giámặt được, mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra hiện nay

+ Đề xuất kiến nghị, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật kinhdoanh dịch vụ ăn uống trong hệ thống pháp luật của đất nước trong thời gian tới

4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài

4.1 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề quy địnhpháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới góc độ những vấn đề liên quan tớiđiều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh dịch vụ ănuống Luận văn không đi sau nghiên cứu các vấn đề như pháp luật về thuế đốivới kinh doanh dịch vụ ăn uống, pháp luật về chế độ kế toán kiểm toán…

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch

vụ ăn uống cũng như việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này trong khoảngthời gian từ năm 2013 đến nay

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc kinh doanh và áp dụng phápluật về kinh doanh dịch vụ ăn uống trên phạm vi cả nước

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sửcủa Chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận của phương phápnghiên cứu kinh tế; luận án dựa vào các qui luật kinh tế và quan điểm, đường lối,chính sách của đảng và Nhà nước làm cơ sở phân tích, đánh giá và đề xuất giảipháp để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, luận án còn sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau:

- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học và phương pháp phân tích hệthống: việc nghiên cứu pháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống được thực hiệnmột cách đồng bộ, gắn với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đấtnước về điều kiện phát triển kinh tế

- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin định lượng: luận văn đã sửdụng các số liệu tài liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích, đánhgiá toàn diện thực trạng kinh doanh và áp dụng pháp luật về kinh doanh dịch vụ

ăn uống trên địa bàn cả nước trong 3 năm vừa qua

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội dung

cơ bản pháp luật kinh doanh dịch vụ ăn uống, luận văn sử dụng phương phápquy nạp để ñưa ra những đánh giá chung mang tính khái quát về thực trạng ápdụng pháp luật kinh doanh dịch vụ ăn uống Thực trạng này ñược đặt trong bốicảnh chung của cả nước và dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường

- Phương pháp chuyên khảo, đối chiếu so sánh: Luận văn tiến hành nghiêncứu một vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống Đồngthời nội dung quản lý của Nhà nước đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống ñượcxem xét ñánh giá trên cơ sở so sánh đối chiếu giữa các năm, các thành phố trongnước, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn bao gồm hai chương:

Trang 7

- Chương 1 Lý luận chung về kinh doanh dịch vụ ăn uống

- Chương 2 Thực trạng áp dụng pháp luật kinh doanh dịch vụ ăn uống vàmột số kiến nghị hoàn thiện

6 Bố cục đề cương chi tiết

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG

1.1 Khái quát về kinh doanh dịch vụ ăn uống (KDDVAU)

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Đặc điểm

1.1.3 Phân loại các loại hình KDDVAU

1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về KDDVAU

1.3 Quy định pháp luật về KDDVAU

1.3.1 Quy định về điều kiện kinh doanh

1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân KDDVAU

1.3.3 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

1.3.4 Các quy định pháp luật khác có liên quan

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1 Khái quát về pháp luật KDDVAU

2.1.1 Khái niệm

2.1.2 Đặc điểm

2.1.3 Vai trò của pháp luật về KDDVAU

2.2 Thực trạng KDDVAU tại Việt Nam hiện nay

2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật về KDDVAU

Trang 8

2.3.1 Những thành tựu

2.3.2 Những bất cập, hạn chế

2.4 Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về KDDVAU

2.4.1 Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống pháp luật vềKDDVAU

2.4.2 Bảo đảm phù hợp với nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về kinh doanhthương mại

2.4.3 Đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam

2.4.4 Đảm bảo phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế

2.5 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về KDDVAU

2.5.1 Giải pháp hoàn thiện về nội dung pháp luật về KDDVAU

2.5.1.1 Nhóm quy định về điều kiện kinh doanh

2.5.1.2 Nhóm quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân KDDVAU

2.5.1.3 Nhóm quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng

2.5.1.4 Nhóm các quy định liên quan khác

2.5.2 Giải pháp hoàn thiện về hình thức pháp luật về KDDVAU

Trang 9

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG

1.1 Khái quát về kinh doanh dịch vụ ăn uống (KDDVAU)

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ ăn uống

Xã hội loài người tính đến nay đã trải qua năm hình thái kinh tế xã hội, bắtđầu từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ, rồi đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, thời kỳ phongkiến, thời kỳ tư bản chủ nghĩa và hiện nay là thời kỳ xã hội chủ nghĩa Và dễ thấyrằng, cùng với chiều dài phát triển của lịch sử thì các ngành kinh tế trong xã hộicũng phát triển theo với khối lượng hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng hơn

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu là động lựcdẫn dắt hoạt động của các chủ thể kinh doanh Để tồn tại trong một nền kinh tếthị trường đầy biến động như hiện nay, buộc các doanh nghiệp phải khai thác tối

đa nhu cầu của khách hàng cũng như tìm mọi cách đáp ứng tốt nhất các nhu cầu

đó Để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của thị trường, không chỉ có những sảnphẩm vật chất hữu hình (hàng hóa) mà cả những sản phẩm vô hình (dịch vụ) đãđược các chủ thể kinh doanh sáng tạo ra Và chưa khi nào lĩnh vực dịch vụthương mại lại có sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, doanh thu từ hoạt độngdịch vụ đã đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho những doanh nghiệp nào biếtkhai thác thị trường này và điều này đã biến dịch vụ thành một khu vực kinh tếnăng động và hoạt động hiệu quả hiện nay Bên cạnh những ngành dịch vụtruyền thống đã được biết đến thì ngày càng xuất hiện nhiều ngành dịch vụ mới

Dịch vụ là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và đã trở nên phổ biến trong

nền kinh tế thị trường Trong phân ngành kinh tế quốc dân ở Việt Nam cũngnhư thế giới người ta chia ra làm ba nhóm ngành lớn là nông nghiệp, côngnghiệp và dịch vụ Thế nhưng cho đến nay, khái niệm về dịch vụ vẫn chưa được

Trang 10

hiểu thống nhất và do đó có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng chưa có kháiniệm nào được chấp nhận toàn cầu Điều đó cũng thể hiện sự phức tạp của lĩnhvực này Chính sự đa dạng và phức tạp của hoạt động dịch vụ cộng với sự pháttriển phong phú, chưa được định hình rõ nét làm cho việc định nghĩa dịch vụ trởnên khó khăn, phức tạp và khó thống nhất Về định nghĩa dịch vụ thì hiện nay cónhiều cách tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Dịch vụ là những hoạt động phục vụ

nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt” Do nhu cầu đa dạng

và phân công lao động xã hội nên có nhiều loại dịch vụ như dịch vụ ngân hàng,dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống…1

Theo Philip Kotler định nghĩa thì Dịch vụ là một giải pháp hay lợi ích mà

một bên có thể cung ứng cho bên kia, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến chuyển quyền sở hữu, việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất 2 Theo định nghĩa này thì chúng ta đã được cung ứng sảnphẩm dịch vụ khi chúng ta đi xem phim, sửa xe máy, đi du lịch, đi cắt tóc hay đixem các buổi biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp… Cách định nghĩa này chophép chúng ta hiểu rõ hơn về sản phẩm dịch vụ trong việc so sánh nó với các sảnphẩm vật chất khác

Ngoài ra, còn có một cách định nghĩa khác về dịch vụ, đó là quan điểm do

Các Mác đưa ra, ông cho rằng: Dịch vụ là con đẻ của nền sản xuất hàng hoá và

khi nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt và liên tục để thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển.Vậy là dưới một góc độ khác, Các Mác đã cho chúng ta thấy

sự ra đời của dịch vụ, bắt nguồn từ sản xuất hàng hoá và sự phát triển của nó gắn

1 hhtp://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

2 Kotler, Philip (1973), Atmospheric as a marketing tool, Journal of Product & Brand Management

Trang 11

chặt với sự phát triển của nền kinh tế “khi nền sản xuất hàng hoá phát triển

mạnh … thì dịch vụ phát triển”.

Tiến sỹ Lê Thiền Hạ (Viện Nghiên cứu Thương mại) đưa ra định nghĩa

sau về dịch vụ: Dịch vụ là khái niệm để chỉ các ngành kinh tế mà quá trình sản

xuất của nó không tạo ra hàng hoá thông thường nhưng lại tạo ra dịch vụ (hàng hoá đặc biệt) bằng cách đáp ứng nhu cầu của con người (cho người khác) ngoài nhu cầu về hàng hoá do nông nghiệp và công nghiệp cung cấp.

Hiện nay, khi mà ngành dịch vụ thể hiện vai trò ngày càng quan trọngtrong nền kinh tế thì lại càng có nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ dướinhiều góc độ khác nhau Sau đây chúng ta sẽ xem xét dịch vụ theo lý thuyết

kinh tế học Theo lý thuyết này thì dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế nhưng

không phải là vật phẩm, mà là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại.

Ngoài ra, ta còn có thể hiểu về dịch vụ theo một cách chung nhất như sau:

Dịch vụ là một chuỗi lợi ích được tạo ra bởi sự vận hành của hệ thống kỹ thuật hoặc bởi hoạt động của cá nhân, được cung ứng bởi một (hoặc một chuỗi) nhà cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ nhằm thực hiện hoặc trợ giúp hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cá nhân của họ.

Về mặt pháp lý, dịch vụ và hàng hóa đều là đối tượng của các giao dịchthương mại Tùy thuộc vào đối tượng đó là hàng hóa hay dịch vụ mà tên gọi củacác giao dịch sẽ là kinh doanh hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ Sự khác nhau

về đối tượng này không nhất thiết dẫn đến việc điều chỉnh bằng pháp luật đối vớiquan hệ kinh doanh hàng hóa và quan hệ kinh doanh dịch vụ một cách riêng biệt.Các nguyên tắc pháp lý cơ bản của giao dịch dân sự và giao dịch kinh doanh

Trang 12

thương mại đều có thể áp dụng cho quan hệ kinh doanh hàng hóa lẫn quan hệkinh doanh dịch vụ.3

Khái niệm dịch vụ ăn uống

Hiện nay chưa hề có một khái niệm nhất định và thống nhất về dịch vụ ănuống Căn cứ vào tính chất của loại hình dịch vụ này cũng có rất nhiều quan điểmđược đưa ra Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Cục an toàn thực

phẩm Hoa Kỳ định nghĩa ngành dịch vụ ăn uống là “bao gồm những địa điểm, tổ

chức và doanh nghiệp chuyên môn cung cấp đồ ăn các loại được phục vụ ngoài gia đình Ngành này bao gồm hệ thống nhà hàng, nhà ăn trong trường học, bênh viện, các tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống và nhiều loại hình khác” 4

Khái niệm chung nhất rút ra từ định nghĩa về dịch vụ thì dịch vụ ăn uống

được hiểu là một chuỗi lợi ích được tạo ra bởi sự vận hành của hệ thống kỹ thuật hoặc bởi hoạt động của cá nhân, được cung ứng bởi một (hoặc một chuỗi) nhà cung cấp dịch vụ ăn uống theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ (khách hàng) nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ăn uống của khách hàng.

1.1.1.2 Khái niệm kinh doanh dịch vụ ăn uống

Quan hệ mua bán giữa người tạo ra dịch vụ và người sử dụng dịch vụ diễn

ra dưới hình thức cung ứng dịch vụ Đây là một quá trình liên hoàn bao gồmnhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau Quá trình này được gọi chung là kinhdoanh dịch vụ

Kinh doanh dịch vụ là khái niệm rộng, dùng để chỉ tất cả các hoạt động tạo

lập, cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận Hay nói cáchkhác, khái niệm kinh doanh dịch vụ được dùng để nhấn mạnh khía cạnh thươngmại của các dịch vụ và của quá trình trao đổi, cung ứng dịch vụ Đối tượng của

3 Đó là lý do vì sao Luật Thương mại được xem là luật chuyên ngành của pháp luật dân sự Trên bình diện quốc

tế, sự ra đời của Hiệp định GATS là một minh chứng rõ ràng nhất về việc các nguyên tắc pháp lý quốc tế về thương mại hàng hóa(GATT) cũng có thể áp dụng sang lĩnh vực thương mại dịch vụ.

4 http://en.wikipedia.org/wiki/Foodservice

Trang 13

kinh doanh dịch vụ rất rộng, bao hàm gần như mọi loại dịch vụ được tạo ra trênthị trường, không nhất thiết phải gần với lĩnh vực hoạt động thương mại Phươngthức thực hiện kinh doanh dịch vụ cũng rất đa dạng, phong phú và thông quanhiều chủ thể khác nhau Khái niệm kinh doanh dịch vụ được sử dụng phổ biến ởcác nước phát triển cũng như trong các hiệp định quóc tế về lĩnh vực thươngmại, nhất là các hiệu định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tương tự như vậy, kinh doanh dịch vụ ăn uống được hiểu là việc thực

hiện một hoặc một số các hoạt động tạo lập, cung ứng dịch vụ ăn uống trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận.

Theo quan điểm pháp lý thì Luật an toàn thực phẩm 2010 cũng như Thông

tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinhdoanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn được phố tuy không định nghĩa cụ

thể kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì nhưng quy định gián tiếp qua việc giải thích thuật ngữ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho rằng: Kinh doanh dịch vụ ăn

uống là việc tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn đồ uống cho khách hàng Đây làkhái niệm không đầy đủ, không phản ánh được bản chất thương mại vì mục đíchlợi nhuận của hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống Tuy nhiên lại góp phần làm

rõ nội dung cụ thể của hoạt động KDDVAU đó là tổ chức chế biến, cung cấp

thức ăn, đồ uống Vì vậy, ta có thể có một khái niệm bao quát như sau: Kinh

doanh dịch vụ ăn uống được hiểu là việc tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống theo yêu cầu của khách hàng trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống có phần vai trò quan trọng trong nền kinh tếquốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu Vai trò đó được thể hiện ở cách thức màngành này tác động đến sự phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội Kinhdoanh dịch vụ ăn uống có thể làm gia tăng vòng quay của chu trình sản xuất thựcphẩm và tăng hiệu quả của nền kinh tế nói chung Bản thân việc sản xuất và cungứng dịch vụ ăn uống cũng là một ngành công nghiệp, nó có thể đem lại giá trị gia

Trang 14

tăng cho nền kinh tế như các ngành công nghiệp khác Song lợi ích lớn nhất củaviệc phát triển ngành công nghiệp dịch vụ trong đó có dịch vụ ăn uống là ở chỗkhi nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp khác là nguồn nguyên liệukhông tái tạo thì nguyên liệu chính để làm ra dịch vụ là kỹ năng, kiến thức vàkinh nghiệm của những người trực tiếp tham gia cung ứng dịch vụ Chính vì vậy

mà việc sản xuất và cung ứng dịch vụ không dẫn đến can kiệt tài nguyên hay nạn

ô nhiễm Sự phát triển kinh tế dựa vào ngành dịch vụ chính là sự phát triển bềnvững Kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng làm gia tăng phúc lợi xã hội Ngành nàythường sử dụng nhiều nhân công và tạo ra nhiều việc làm Những người làm việctrong ngành này cũng có thu nhập ổn định và ngày càng tăng cao do giá nhâncông trong ngành này luôn có xu hướng tăng lên so với ngành sản xuất

1.1.2 Đặc điểm

Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống là một bộ phận của khu vực kinhdoanh dịch vụ với những đặc điểm chung sau:

- Tính vô hình hay phi vật chất: Trong quá trình tiêu dùng và sử dụng dịch

vụ ăn uống tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách hàng không thể nhìnthấy được dịch vụ trước khi tiêu dùng Chính vì tính vô hình đó của sản phẩmdịch vụ nếu khách hàng không trực tiếp tới tận nơi cung cấp thì không thể biếtđược chất lượng sản phẩm dịch vụ như thế nào Đặc điểm này gây ra trở ngại lớncho cả khách hàng và nhà cung cấp Đối với khách hàng họ khó khăn khi raquyết định là mua hàng hay không mua, vị họ không chắc chắn rằng sản phẩm

mà mình mua khi không nhìn thấy nó liệu chất lượng có tốt không Về phía cơ sởkinh doanh dịch vụ ăn uống gặp khó khăn cho việc bán sản phẩm của mình, khókhăn trong việc quảng cáo, khuyến khích tiêu dung dịch vụ Mà các sản phẩmdịch vụ lại rất dễ bị bắt chước khi tung ra trên thị trường

Như vậy để tạo nên một dịch vụ ăn uống có chất lượng cao, đáp ứng mộtcách thiết thực nhất vừa nhằm đem lại uy tín cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn

Trang 15

uống vừa đáp ứng sự trông đợi và ra quyết định từ phía khách hàng thì công việc

mà các nhà cung ứng dịch vụ phải làm là cần bám vào các yếu tố hữu hình đểhấp dẫn cho sản phẩm ăn uống của mình, bằng cách như đồ ăn thức uống phảiđược trình bày bắt mắt có sức hút, trang trí đẹp mắt, khuyến khích cảm giác ănngon miệng Đặc biệt là chú ý đến không gian ăn uống phù hợp, quá trình chếbiến đồ ăn thức uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Đi đôi với việc chếbiến món ăn nhanh, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thể hiện sự văn minhlịch sự, chu đáo Tất cả sẽ tạo nên một bầu không khí thoải mái cho khách hànggóp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống

- Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ: Đối với kinh doanh

hàng hóa, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không đồng thời mà tách rời nhau, phảitrải qua một thời gian qua các khâu trung gian, thì sản phẩm mới đến tay ngườitiêu dùng và khí đó quá trình tiêu dùng hàng hóa mới được diên ra Nhưng đốivới sản phẩm dịch vụ ăn uống thì lại khác Quá trình sản xuất được diễn ra cũng

là lúc tiêu dùng được thực hiện Đặc điểm này gây khó khăn cho nhà cung cấpdịch vụ vì khoảng thời gian để sửa chữa sai sót, kiểm tra các sản phẩm không đạttiêu chuẩn chất lượng dường như là không có Do vậy vô hình chung ảnh hưởngđến uy tín của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Do đó đòi hỏi các nhà quản trị

về chất lượng trong ngành này phải cân nhắc và đảm bảo tránh sai hỏng nhằmcung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất

- Tính không đồng nhất: Dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt như hàng

hóa, do vậy chất lượng dịch vụ thường không đồng nhất, không ổn định, khôngthể kiểm định theo phương pháp thông thường như đối với hàng hóa Dịch vụ làkết quả tương tác giữa khách hàng, người cung cấp dịch vụ và tiện nghi dịch vụnên chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào năng lực, trình độ nghiệp vụ của ngườicung cấp dịch vụ ăn uống, đánh giá chủ quan của khách hàng, tính tiện lợi củatrang thiết bị phục vụ

Trang 16

Đối với người cung cấp dịch vụ trong đó có nhân viên phục vụ thì việcđào tạo kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ là tất yếu Nhưng việc tiếp thu nhữngkiến thưc đó nhiều hay ít, áp dụng năng động hay thụ động lại tùy vào khả năngcủa mỗi nhân viên Từ đó góp phần quyết định chất lượng dịch vụ đem lại.

Còn đối với khách hàng, có thể cùng một loại dịch vụ và tiện nghi phục vụnhưng người cung cấp khác nhau thì chất lượng dịch vụ cũng khác nhau, thậmchí cùng một người cung cấp, nhưng mỗi khách hàng lại đánh giá khác nhau vềchất lượng dịch vụ Nguyên nhân xuất phát từ ý chí chủ quan của khách hàng,mỗi người có sở thích, nhu cầu, nền văn hóa và bản sắc riêng nên nhu cầu ănuống là khác nhau Trong quá trình sử dụng dịch vụ họ luôn đòi hỏi sự phục vụnhiệt tình, chu đáo Do vậy, đôi khi gây áp lực tâm lý với không chỉ cho kháchhàng mà còn cả người phục vụ, từ đó dẫn đến những đánh giá không mong đợi

- Tính dễ hư hỏng và không thể cất giữ: Dịch vụ không thể được cất trữ

trong kho để làm phần đệm cho sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩmvật chất khác Chính vì vậy sản phẩm dịch vụ tuy không mất chi phí bảo quảntrong kho nhưng bên cạnh đó đặc điểm này còn gây nên nhiều hạn chế khác Sẽkhông có gì đáng nói nếu nhu cầu về dịch vụ ổn định và dự đoán đựơc chính xácnhưng nếu nhu cầu dịch vụ thay đổi thất thường thì doanh nghiệp kịnh doanhdịch vụ sẽ gặp khó khăn rất lớn về khả năng huy động cơ sở vật chất kỹ thuật vànhân lực Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần xây dựng kế hoạch

vè nhu cầu thị trường thật chính xác để có các phương án thích hợp khi nhu cầuthị trường thay đổi hoặc tăng cao

- Quyền sở hữu: Do tính không hiện hữu của dịch vụ nên không thể xác

lập quyền sở hữu với dịch vụ Các quyền năng của quyền sở hữu trong pháp luậtdân sự không thể được xác lập đầy đủ với đối tượng dịch vụ Hay nói cách khác,người sử dụng dịch vụ không thể xác lập quyền chiếm hữu và định đoạt đối vớidịch vụ mà chỉ có quyền sử dụng dịch vụ mà thôi

Trang 17

Ngoài ra, kinh doanh dịch vụ ăn uống còn có những đặc trưng riêng biệtchỉ có ngành này mới có bao gồm các đặc điểm sau:

- Ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của con người: Nhu cầu

ăn uống là nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất của con người, nằm trong bậc thứcnhất nhu cầu con người của Maslow Đó là nhu cầu không thể nào mất đi, trái lại

nó luôn phát triển với những yêu cầu ngày càng cao Cùng với tốc độ tăngtrưởng dân số, quy mô ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng lớn lên khôngngừng về số lượng, chất lượng, loại hình cũng như chiến lược kinh doanh

- Ngành dịch vụ kết hợp cung cấp sản phẩm với dịch vụ: Khác với nhiều

ngành dịch vụ khác như tài chính, giải trí… mục đích của ngành dịch vụ ăn uốngđem lại cho khách hàng những sản phẩm thực phẩm, đồ uống cũng như nhữngtiện ích kèm theo như tiết kiệm thời gian, công sức, có không gian thư giãn vàthưởng thức… Như vậy, vượt lên khỏi mục đích cơ bản là cung cấp bữa ăn chongười tiêu dùng, ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống hướng tới việc sử dụng mọicông cụ, phương tiện để đem lại cho khách hàng một sự kết hợp hoàn hảo giữasản phẩm và dịch vụ, tối đa hóa mức độ hài lòng của họ

- Sản phẩm của ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống là loại sản phẩm tác động được đến tất cả giác quan của con người: Không chỉ giải quyết nhu cầu ăn,

uống, các món ăn, đồ uống tác động lên các giác quan của con người để đme lại

sự thỏa mãn cao nhất Khách hàng có thể cảm nhận vị ngon bằng vị giác, hươngthơm qua khứu giác, độ nóng qua xúc giác cũng như mầu sắc hấp dẫn của món

ăn, thức uống bằng thị giác Hiếm có ngành dịch vụ nào có thể đem lại nhiềucảm nhận đầy đủ về giác quan như ngành công nghiệp này

- Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống là loại hình kinh doanh chịu tác động nhiều bởi yếu tố văn hóa: Ăn uống luôn gắn liên với văn hóa ẩm thực, là

một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Mỗi quốc gia, vùng miền, địa phươngđều có những đặc điểm văn hóa khác biệt, những phong tục tập quán đặc trưng

Trang 18

cũng như những đặc sản đại diện cho vùng miền đó Theo đó, dịch vụ ăn uốngcũng phải hoạt động và phát triển sao cho phù hợp với những nét văn hóa đó.Hơn bất kỳ ngành nào khác, yếu tố văn hóa có tác độc rất lớn tới hoạt động kinhdoanh dịch vụ ăn uống, từ thiết kết trang trí nội thất cơ sở đến cách thức nấunướng, sử dụng gia vụ, tạo mùi hương cho món ăn…

1.1.3 Phân loại các loại hình KDDVAU

1.1.3.1 Cách phân loại trên thế giới

Theo hệ thống phân ngành của Hoa Kỳ năm 2002, ngành kinh doanh dịch

vụ ăn uống thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống đồng thời được phân thànhcác nhóm ngành như sau:

- Các nhà hàng dịch vụ đầy đủ: Nhóm này bao gồm các chủ thể chuyênmôn cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng đặt món, được phục vụ tại chỗtrong nhà hàng và trả tiền sau khi dùng bữa Một số cửa hàng của nhóm này cóthể cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách kèm theo các dịch vụ khác như đồ uống

có cồn, mua đồ ăn mang về hoặc chương trình tiết mục biểu diễn trong nhà hàng

- Các điểm dịch vụ ăn uống một phần: Nhóm này bao gồm những tổ chức,

cá nhân chuyên môn cung cấp dịch vụ ăn uống, nơi mà khách hàng thường gọihoặc chọn đồ ăn và trả trước khi ăn Hầu hết những cơ sở này không có ngườiphục vụ, tuy nhiên một số vẫn cung cấp những dịch vụ một phần như làm đồ ăntheo yêu cầu, chuyển đồ đến chỗ ngồi cho khách hàng hoặc dịch vụ chuyển đếntận nhà Nhóm này có thể chia nhỏ hơn nữa thành các loại hình: Quán ăn nhanh,quán café, quầy tự phục vụ bữa ăn nhẹ và thức uống có cồn

- Các dịch vụ ăn uống đặc biệt: Nhóm này bao gồm những chủ thể cungcấp dịch vụ ăn ống tại một trong các địa điểm sau: nơi ở của khách hàng, nơikhách yêu cầu, các điểm bán hàng lưu động Nhóm này có thể chia thành cácloại hình dịch vụ cụ thể sau: Nhà cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng; nhàcung cấp dịch vụ ăn uống theo sự kiện; Các điểm bán hàng lưu động

Trang 19

1.1.3.2 Cách phân loại tại Việt Nam

Theo tìm hiểu của tác giả, hiên chưa có một tài liệu chính thức nào địnhnghĩa và phân loại ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam Tuy nhiên,việc phân loại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống lại được quy định gián tiếp tạikhoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010 theo đó ngành kinh doanh dịch vụ

ăn uống bao gồm những nhóm như sau:

- Cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín;

tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay có địa điểm cố định baogồm cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp

ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống; cửahàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.5

Cách phân loại này chưa thực sự rõ ràng so với cách phân loại chi tiết của

hệ thống phân ngành của Hoa Kỳ nêu trên Dựa trên hai cách phân loại này cùngvới quan sát cá nhân và tìm hiểu thực tế, tác gia xin tạm chia ngành kinh doanhdịch vụ ăn uống tại Việt Nam thành các nhóm sau:

- Nhà cung cấp dịch vụ ăn uống tập thể hay còn gọi là Căng-tin và bếp ăntập thể;

5 Khoản 1 Điều 2 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố

Trang 20

- Các nhà hàng ăn uống theo quy mô gồm: Nhà hàng ăn uống của kháchsạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng có phong cách đặc trưng, chuyên biệt; cửa hàng

ăn uống bình dân

- Các cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi hàng ăn;

- Các quầy hàng lưu động;

- Cơ sở chế biến thức ăn nhanh, thức ăn sẵn;

- Các quán bar – café, giải khát

Cách phân loại trên căn cứ vào hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống, quy

mô, sản phầm và đối tượng khách hàng của các nhóm Tuy nhiên, sự phân loạinày chỉ mang tính tương đối và có thể linh động theo điều kiện phát triển củaloại hình kinh doanh dịch vụ này để phù hợp với thị trường và nhu cầu của người

sử dụng dịch vụ

1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về KDDVAU

Pháp luật về KDDVAU là một bộ phận cấu thành của pháp luật về thươngmại dịch vụ của mỗi quốc gia Ở mỗi nước thường có các đạo luật về thương mạiriêng, trong đó có các quy định về thương mại dịch vụ Luật thương mại điềuchỉnh hoạt động thương mại dịch vụ nói chung, bên cạnh đó có các luật chuyênngành điều chỉnh từng lĩnh vực thương mại dịch vụ trong đó có kinh doanh dịch

vụ ăn uống Ngoài ra do thương mại dịch vụ có liên quan mật thiết với các lĩnhvực khác nên các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụcòn được tìm thấy trong Bộ luật Dân sự hay Luật doanh nghiệp… Mọi quy địnhcủa Luật thương mại điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thì đều có hiệulực đối với hoạt động KDDVAU Như vậy, quá trình hình thành và phát triểncủa pháp luật về KDDVAU gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển củapháp luật thương mại và các văn bản pháp luật có liên quan Căn cứ vào đó ta cóthể chia quá trình hình thành và phát triển pháp luật về KDDVAU thành các thời

kỳ như sau:

Trang 21

1.2.1 Pháp luật KDDVAU Việt Nam thời kỳ trước năm 1997

Pháp luật thương mại Việt Nam và pháp luật KDDVAU trước thời kỳ đổi mới (từ năm 1945 đến trước năm 1987)

Đây là giai đoạn kéo dài từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đượcthành lập (năm 1945) đến trước khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đấtnước Đặc trưng của giai đoạn này là nền kinh tế tự cung, tự cấp, bao cấp, kếhoạch hóa tập trung Mọi hoạt động sản xuất từ trung ướng đến địa phương đềuđược Nhà nước giao chỉ tiêu, quyền phân phối sản phẩm sản xuất đều nằm trongtay Nhà nước Nhà nước không chỉ độc quyền nội thương mà còn độc quyền cảhoạt động mua bán, trao đổi với nước ngoài Do đó, thương mại nước ta giaiđoạn này không được quan tâm một cách đúng mức, chưa được phát triển thànhmột ngành kinh tế thực sự Bản chất của hoạt động thương mại là nhằm mục đíchthu lợi nhuận, nhưng từ “lợi nhuận” đối với các nhà sản xuất, đối với người dânlúc này là một từ rất xa lạ, hầu như không tồn tại trong ý thức của họ.6 Bất kỳhoạt động của cá nhân nào nhằm làm giàu cho chính bản thân đều bị quy chịp cái

mũ “tiểu tư sản”, “địa chủ”… và bị mọi người khinh rẻ, xã hội lên án Nói cáchkhác, hoạt động thương mại cũng tức là hoạt động làm giàu cho bản thân mìnhchưa được xã hội chấp nhận, chưa được pháp luật công nhận như một quyền hợppháp của công dân Và hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng không nằmngoài thực tế này với bản chất hướng tới mục tiêu lợi nhuận của nó Thậm chíthuật ngữ “dịch vụ” chưa hề tồn tại trong giai đoạn này

Với những “rào cản” như vậy, thương mại nước ta giai đoạn này khôngthể phát triển được Và điều này kéo theo pháp luật về thương mại của Việt Namcũng như pháp luật về KDDVAU chưa được hình thành và phát triển theo đúngnghĩa của nó Pháp luật thương mại hầu như không tồn tại trong chương trình

6 PGS.TS Nguyễn Thị Mơ, Hoàn thiện pháp luật về thương mại và hàng hại trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr.70

Trang 22

làm việc của Quốc hội Nếu cố gắng tìm kiếm những văn bản quy định vềthương mại có liên quan tới KDDVAU, chúng ta cũng có thể thấy được một sốvăn bản như: Sắc lệnh quy định việc buôn bán vàng bạc (ban hành ngày15/10/1946, hết hiệu lực ngày 30/4/1975); Sắc lệnh ấn định Thuế nhập nội (banhành ngày 01/6/1947, hết hiệu lực ngày 30/4/1975)… Trong những văn bản đó,chưa từng xuất hiện khái niệm như “thương mại”, “hành vi thương mại”,

“thương nhân”… Còn các văn bản về KDDVAU chưa được ban hành dưới bất

kỳ hình thức nào dù là văn bản chứa đựng quy định có liên quan

Pháp luật thương mại Việt Nam và pháp luật KDDVAU khi có đường lối đổi mới của Đảng đến khi ban hành Luật thương mại 1997 (từ 1987 đến 1997)

Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển từ quan liêu bao cấp, kế hoạch hóatập trung sang nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần định hướng XHCN có

sự quản lý của Nhà nước Nhờ sự quan tâm đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hoạtđộng thương mại đã được phát triển như một ngành kinh tế thực thụ trong nền kinh

tế quốc dân, có đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tếnước nhà Đây cũng là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển mới của hệ thốngpháp luật thương mại nước ta trong đó có pháp luật về KDDVAU

Có thể nói, trong giai đoạn này, pháp luật thương mại Việt Nam đã từngbước hình thành một hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mạibao gồm cả hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống Ở giai đoạn này, đầu tiên cầnnhắc đến sự ra đời của Hiến pháp 1992 – Hiến pháp cụ thể hóa đường lối đổimới của Đảng ra khi ghi nhận sự tồn tại khách quan của cơ chế thị trường, cơ chếđam rbaor hoạt động thương mại được hình thành và phát triển như một hoạtđộng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế Đây là cơ sở pháp lý vững vàng, chắc chắncho sự phát triển của nền thương mại bao gồm ngành KDDVAU

Dựa trên cơ sở pháp lý đó, hàng loạt những luật, văn bản dưới luật đượcban hành nhằm điểu chỉnh các hoạt động KDDVAU ở Việt Nam như: Luật công

Trang 23

ty năm 1990; Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990; Bộ luật dân sự năm 1995;Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989… Và hàng loạt những nghị định, thông tư,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành những văn bản luật nói trên được công bố:

Nghị định 222/HĐBT ngày 23/07/1991 Ban hành Quy định về cụ thể hoá một sốđiều trong Luật Công ty; Thông tư 13/TM-CSTTTM ngày 21/06/1995Hướngdẫn phạm vi, đối tượng thực hiện Nghị định của Chính phủ số 02/CP ngày 5-1-

1995 và trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì điều kiện kinhdoanh đối với loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; Thông tư của Liên

bộ Tổng cục du lịch, Bộ thương mại số 27/LB.TCDL-TM ban hành ngày10/1/1996 quy định về điều kiện kinh doanh tại cơ sở lưu trú du lịch và nhà hàng

ăn uống… Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại tạo cơ

sở pháp lý khá ổn định cho các hoạt động KDDVAU ở Việt Nam

Bên cạnh những đóng góp đáng ghi nhận kể trên, pháp luật Thương mạinói chung và pháp luật về KDDVAU của Việt Nam giai đoạn này còn một sốhạn chế cần khắc phục, đó là: Chưa ban hành được một đạo luật về thương mại –với vai trò một đạo luật chung có phạm vi điều chỉnh rộng nhất về các hoạt độngthương mại ở Việt Nam trong đó có hoạt động KDDVAU; Tuy có nhiều văn bảnpháp luật được ban hành, nhưng vẫn thiếu những quy định cơ bản đảm bảo cho

sự vận hành của cơ chế thị trường nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở ViệtNam Các chế định “tự do kinh doanh thương mại” và “bình đẳng trước phápluật” tuy được Hiến pháp thừa nhận những vẫn chưa được cụ thể hóa trong phápluật về thương mại; Pháp luật thương mại Việt Nam về KDDVAU còn tản mạn,chắp vá, chồng chéo gây khó khăn trong quá trình thực thi thực tế… Những hạnchế này đã cản trở rất nhiều đến sự phát triển của nền thương mại nước ta trongnhững năm nửa đầu của quá trình đổi mới Từ đây, những yêu cầu về ban hànhmột đạo luật về thương mại ngày càng trở nên cấp thiết

1.2.2 Pháp luật KDDVAU Việt Nam thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2005

Trang 24

Năm 1989, Nhà nước có chủ trương soạn thảo Pháp lệnh thương mại.Nhưng nhận thấy để điều chỉnh một hoạt động rộng lớn trong nền kinh tế giaiđoạn này bằng một văn bản dưới luật sẽ không hiệu quả và phạm vi điều chỉnh

sẽ có nhiều hạn chế Nên ngày 10/02/1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định

số 192/HĐBT giao cho Bộ Thương mại và Du lịch (nay là Bộ thương mại) chủtrì việc soạn thảo Luật thương mại.7Sau quá trình hơn năm năm tiến hành điềutra tình hình thị trường, nghiên cứu luật thương mại của nhiều nước, lấy ý kiếncác doanh nghiệp, các chuyên gia, các luật sư… đóng góp vào dự thảo, Quốc hộiViệt Nam khóa IX kỳ họp thứ 11 đã thông qua đạo luật về thương mại đầu tiênmang tên Luật Thương mại (ban hành ngày 23/10/1997 và có hiệu lực ngày01/1/1998) Luật được ban hành với 6 chương và 264 điều đã trở thành một công

cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết hoạt động thương mại để hoạt động này đitheo đúng hướng mà Đảng ta đã định ra Luật thương mại là cơ sở pháp lý đểphát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh

tế quốc dân; phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại trên các vùngcủa đất nước; mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài; góp phần đẩy mạnhsản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sảnxuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần tích luỹnhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, văn minh

Liên quan đến KDDVAU, Luật thương mại 1997 quy định điều khoản quyđịnh chung đối với hoạt động thương mại dịch vụ bao hàm cả hoạt động kinh

7 Dự án VIE/94/003, Báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực của khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam, tập 1, Hà Nội, 3/1998, tr.83

Trang 25

doanh dịch vụ ăn uống cụ thể: Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại vàchính sách thương mại đối với hoạt động thương mại dịch vụ; thương nhân kinhdoanh dịch vụ; chế tài và việc giải quyết tranh chấp; Xử lý vi phạm; Quản lý nhànước đối với hoạt động thương mại dịch vụ.

Sau khi Luật thương mại 1997 có hiệu lực, hàng loạt những văn bản luật

có liên quan đến thương mại được Quốc hội và Chính phủ ban hành Có thể nhậnthấy đây là thời ký có nhiều văn bản luật về thương mại được ban hành nhất Đốivới ngành KDDVAU, văn bản dưới luật cũng được củng cố, sửa đổi, bổ sungnhằm phù hợp với tinh thần của Luật thương mại 1997, cụ thể:

- Nghị định số 11/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/02/1999

về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa dịch vụthương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện Theo nghị định này thìnhà hàng ăn uống và kinh doanh ăn uống bình dân thuộc Danh mục 3 – Hànghóa, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện Bộ thương mại quy định chủthể kinh doanh dịch vụ ăn uống có các điều kiện thực hiện phải là thương nhân;

có cơ sở vật chất – kỹ thuật và trang thiết bị theo đúng tiêu chuẩn do các cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền quy định; cán bộ, nhân viên trực tiếp kinhdoanh phải đảm bảo quy định về sức khỏe; Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môitrường, phòng chống cháy nổ.8

- Thông tư 04/1998/TT-BYT Hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinhthực phẩm trong kinh doanh dịch vụ và phục vụ ăn uống Thông tư này quy định

về các yêu cầu vệ sinh và quy định về việc báo cáo, điều tra ngộ độc thức ăn ápdụng với mọi cá nhân và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh, dịch

vụ và phục vụ ăn uống như: các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thực phẩmchín, thức ăn ngay (cơ sở kinh doanh thực phẩm chín, thức ăn ngay); các nhà

8 Điều 6 Nghị định số 11/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/02/1999 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện

Trang 26

hàng và quán ăn (cơ sở dịch vụ ăn uống); căn-tin và bếp ăn tập thể của cơ quan,

xí nghiệp, bệnh viện, trường học (cơ sở phục vụ ăn uống),

- Thông tư 18/1999.TT-BTM Hướng dẫn điều kiện kinh doanh nhà hàng ănuống, quán ăn uống bình dân Đây là thông tư thi hành Nghị định11/1999/NĐ -

CP ngày 3 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về hàng hoá cấm lưuthông, dịch vụthương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh,kinh doanh có điều kiện Theo đó, thông tư quy định về: điều kiện kinh doanh nhà

ăn uống, quán ăn uống bình dân bao gồm điều kiện về chủ thể kinh doanh, điềukiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị, điều kiện về bảo vệ môi trường,phòng chống cháy nổ (có phụ lục đính kèm); trách nhiệm của chủ thể kinh doanhnhà hàng ăn uống, quán ăn bình dân và xử lý đối với các chủ thể vi phạm

Tóm lại, thời kỳ này đã ghi nhận một sự phát triển khá toàn diện và hệthống của pháp luật thương mại Việt Nam Đó là cơ sở pháp lý quan trọng chocác thương nhân tiến hành các hoạt động thương mại nhằm mục đích thu lợinhuận nói riêng và làm giàu cho đất nước nói chung cũng như phát triển phúc lợi

xã hội trong đó có nhu cầu ăn uống của con người nói riêng mà ngànhKDDVAU đem lại

1.2.3 Pháp luật KDDVAU Việt Nam thời kỳ từ năm 2005 đến nay

Như đã khẳng định, việc ra đời của Luật thương mại 1997 là một dấu mốcquan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luậtthương mại nước ta từ khi giành độc lập đến nay Luật thương mại 1997 đã thểchế hóa đường lối, chinh sách về thương mại của Đảng và Nhà nước ta trongthời kỳ đổi mới; Luật thương mại còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của cáchoạt động thương mại trong đó có hoạt động KDDVAU; góp phần tích cực trongviệc hình thành và phát triển hệ thống pháp luật thương mại nói chung và phápluật KDDVAU nói riêng…

Trang 27

Tuy nhiên Luật Thương mại 1997 cũng không tránh khỏi những hạn chếnhất định như: có phạm vi điều chỉnh hẹp đối với 14 hành vi thương mại thuộcphạm vi điều chỉnh Đây là cản trở sự phát triển các hoạt động thương mại vốn

có bản chất thương mại nhưng không được luật điều chỉnh tạo tâm lý hoangmang cho các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào lĩnh vực này; Những quy định vềthương nhân trong luật chưa đủ chính xác va cụ thể để giúp cho việc xác định tưcách thương nhân; chế định hợp đồng còn nhiều bất cập… Trong bối cảnh mới,việc sử đổi Luật thương mại 1997 là một yêu cầu cấp thiết Nó xuất phát từnhững lý do khách quan và chủ quan của quy luật phát triển của nền kinh tế cũngnhư yếu tố luôn đổi mới của thị trường

Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, yêu cầu sửa đổi Luậtthương mại 1997 cho phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại ở nước ta cũngnhư phù hợp với thông lệ quốc tế Chính vì thế mà Quốc hội khóa XI tại kỳ họpthứ 11 đã thống qua Luật thương mại sửa đổi mang tên Luật thương mại Việt Nam

2005 thay thể Luật thương mại 1997 và có hiệu lực trên toàn quốc từ ngàu01/01/2006 Với tổng số 324 điều khoản, được sắp xếp thành 9 chương, Luậtthương mại 2005 đã được sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thông thoáng hơn nữacho các hoạt động thương mại ở trong nước phát triển cũng như để Việt Nam thựchiện thuận lợi các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết đối với WTO

Về pháp luật điều chỉnh KDDVAU, Luật thương mại 2005 thể hiện sự tiến

bộ hơn so với luật cũ khi quy định riêng Chương III về cung ứng dịch vụ nhằmđiều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ Đây là một chương hoàn toàn mới quyđịnh về việc cung ứng dịch vụ của các thương nhân, do đó nhiêu fquy định trongchương này mới chỉ có tác dụng là tạo khung pháp lý cho hoạt động cung ứngdịch vụ trên thị trường trong đó có hoạt động cung ứng dịch vụ ăn uống Đồngthời luật đã đưa ra các quy định về dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh

và kinh doanh có điều kiện làm cơ sở quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ

Trang 28

trong nước Song song với điều này, luật còn đưa ra những quy định cơ bản vềquyền cung ứng và quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân, được xây dựng trên

cơ sở các phương thức cung ứng dịch vụ phù hợp vơi quy định về thương mạidịch vụ của Hiệp định thương mại dịch vụ Việt Nam – Hoa Kỳ và WTO Luậtcũng đưa ra các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ,đặc biệt là nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc và theo nỗlực cao nhất của bên cung ứng

Các quy định chung về đối tượng áp dụng, nguyên tắc cơ bản trong hoạtđộng thương mại, các chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp thươngmại vẫn được áp dụng chung cho mọi hoạt động thương mại kể cả hoạt động kinhdoanh dịch vụ ăn uống Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt độngKDDVAU cũng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với Luật thương mại mớicũng như phù hợp với tính chất của ngành kinh doanh này, cụ thể:

- Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổchức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đốivới thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thựcphẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy

cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về antoàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; tráchnhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủquy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm quy định chi tiết thihành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về: Công bố hợp quy hoặc công bốphù hợp quy định an toàn thực phẩm; Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen;Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Kiểm tranhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; Ghi

Trang 29

nhãn thực phẩm; Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;Thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm.

- Nghị định 59/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hànghóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.Nghị định liệt kê chi tiết danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điềukiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; chế độ kiểm tra điềukiện kinh doanh và quy định về xử lý vi phạm

- Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với

cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố bao gồm cácquy định về phạm vi áp dụng; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sởkinh doanh dịch vụ ăn uống, đối với kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm tra cơ

sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố

- Thông tư 47/2014/TT-BYT Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đốivới cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống quy định về hồ sơ, thủ tục và phân cấp cấpgiấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch

vụ ăn uống; quản lý các cơ sở dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh; trình tự, thủ tục xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với

cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống…

Tóm lại, pháp luật thương mại Việt Nam nói chung và pháp luật vềKDDVAU nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ từ khi Đảng và Nhà nước ta tiếnhành đổi mới toàn diện đất nước Với việc ban hành nhiều văn bản pháp luật điềuchỉnh hoạt động thương mại dịch vụ, pháp luật thương mại Việt Nam ngày càngđược hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn thương mại dịch vụ trongnước cũng như những đòi hỏi của quá trình hội nhập

1.3 Quy định pháp luật về KDDVAU

1.3.1 Quy định về điều kiện kinh doanh

Trang 30

Tại Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Đối với ngành, nghề

mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.”

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữuđược thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật về doanh nghiệp Theo các quyđịnh này, doanh nghiệp được coi là thành lập hợp pháp khi thực hiện đầy đủ cácquy định của pháp luật về đăng kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Riêng đối với công ty nhà nước, do tính chất sở hữu nhà nước quy định nên trướckhi đăng ký kinh doanh còn phải thực hiện thêm thủ tục thẩm định và quyết địnhthành lập công ty nhà nước Tuy nhiên, các quy định riêng này không còn tồn tạisau khi các công ty nhà nước thực hiện xong việc chuyển đổi thành công ty tráchnhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Nhìn chung, nếu ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn lànhững ngành nghề thông thường, phổ biến thì doanh nghiệp được quyền hoạtđộng kinh doanh hợp pháp kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh (nay trong là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) Tại khoản 1

Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần

kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.” Như vậy,

quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành chophép doanh nghiệp được quyền lựa chọn để kinh doanh tất cả các ngành nghề, trừmột số ngành nghề có ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xãhội, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục được liệt kê trong danh mục ngành nghề

Trang 31

cấm kinh doanh Đối với một số ngành nghề Nhà nước cần hạn chế hoặc đặc biệthạn chế kinh doanh do có liên quan đến vấn đề môi trường, vấn đề trật tự an toàn

xã hội hoặc phải tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ Pháp luật khôngcấm kinh doanh nhưng kiểm soát chủ thể kinh doanh bằng việc buộc họ phải đápứng đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết

Pháp luật về doanh nghiệp quy định doanh nghiệp có quyền hoạt độngkinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Đối vớingành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được quyền kinh doanh cácngành nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phépkinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định Như vậy, đối vớinhững ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Nhà nước thực hiện việc quản lýthông qua cơ chế cấp giấy phép kinh doanh hoặc yêu cầu thương nhân cam kếtđáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định mà không cần phải thực hiệnthủ tục xin phép

Điều kiện kinh doanh không cần giấy phép là các điều kiện mà thươngnhân phải đáp ứng khi kinh doanh một hoặc một số ngành nghề nhất định dopháp luật quy định và không thông qua cơ chế cấp giấy phép kinh doanh Khácbiệt với cơ chế xin cấp giấy phép kinh doanh, khi đáp ứng đủ các điều kiện kinhdoanh, thương nhân chỉ cần đăng ký (hoặc cam kết) với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền trước khi hoạt động Trong cơ chế cấp giấy phép kinh doanh, tráchnhiệm của cơ quan nhà nước là kiểm tra, thẩm định các điều kiện kinh doanh màthương nhân phải đáp ứng và xác nhận việc đáp ứng đủ các điều kiện đó bằnghành vi cấp giấy phép Điều này có thể dẫn đến tình trạng, thương nhân tập trungcác điều kiện mang tính chất đối phó để được cấp giấy phép, coi đó là “bìnhphong” của hoạt động kinh doanh mà ít có ý thức tuân thủ các điều kiện kinhdoanh đó Việc áp dụng “điều kiện kinh doanh không cần giấy phép” có ý nghĩalàm tăng tính tự chịu trách nhiệm của thương nhân trong hoạt động kinh doanh,

Trang 32

bởi vì, với phương thức quản lý này, Nhà nước chỉ ghi nhận chứ không chịutrách nhiệm về các điều kiện kinh doanh do thương nhân kê khai Thương nhânphải có trách nhiệm cao và thường xuyên về những cam kết kinh doanh đã đăng

ký Cơ quan nhà nước có vai trò giám sát thực hiện và tạo ra cơ chế giám sátthực hiện hoạt động kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả Điều kiện kinhdoanh thường do các bộ, ngành quy định cụ thể

Đối với ngành KDDVAU với đặc trưng cung cấp dịch vụ liên quan đếnnhu cầu ăn uống, nhu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao và duy trìsức khỏe, thể trạng của người dân trong cuộc sống hàng ngày Cho nên, đòi hỏithương nhân khi kinh doanh ngành này cần đáp ứng những điều kiện nhất địnhtheo luật định nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng của khách hàng khi sử dụngdịch vụ Những quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với KDDVAUbao gồm:

- Điều kiện về chủ thể KDDVAU được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều

13 Luật doanh nghiệp 2005 thì:

“1 Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2 Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

Trang 33

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn

sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc

bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.”

Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều

có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp KDDVAU trừ những chủ thể quyđịnh tại Khoản 2 Điều 16 Luật doanh nghiệp 2005 được nêu ở trên Việc quy địnhđối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp theo phương pháp loại trừ phù hợp vớiđòi hỏi của cơ chế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thểnhận thức pháp luật để tiến hành thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp Việccấm một số đối tương thành lập doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệpKDDVAU được xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích xã hộicũng như lợi ích của bản thân các nhà đầu tư Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những đốitương bị cấm thành lập doanh nghiệp vẫn có quyền góp vốn vào doanh nghiệp, trừtrường hợp cũng thuộc đối tượng bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp

- Điều kiện về kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Mục 4 Luật an

toàn thực phẩm 2010 bao gồm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩmđối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống; đối với cơ sở chế biến, kinhdoanh dịch vụ ăn uống; điều kiện về thực phẩm và bảo quản thực phẩm Cụ thể tạicác điều sau:

“Điều 28 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

Trang 34

1 Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

2 Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

3 Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh

4 Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

5 Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại

6 Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

7 Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điều 29 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

1 Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

2 Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

3 Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.

4 Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều 30 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm

1 Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.

2 Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.

3 Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.”

Trang 35

Ngoài ra, Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định chi tiết điều kiện an toànthực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đườngphố Theo đó, Thông tư quy định cụ thể điều kiện an toàn thực phẩm đối vớitừng loại hình cơ sở KDDVAU tại Chương II của thông tư theo 3 nhóm nội dung

là điều kiện về vệ sinh cơ sở, điều kiện về vệ sinh thực phẩm và điều kiện vềtrang thiết bị, dụng cụ Cụ thể như sau:

+ Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, điều kiện được quy định tại Điều 3của thông tư 30/2012/TT-BYT bao gồm các điều kiện về: cơ sở vật chất, trangthiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến suất ăn sẵn tuân thủ theo các yêu cầuquy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng

09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thựcphẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Số lượng suất ăn phù hợpvới công năng thiết kế dây chuyền chế biến; Nguyên liệu thực phẩm có hợp đồng

về nguồn cung cấp theo quy định và còn hạn sử dụng, phụ gia thực phẩm đượcphép sử dụng do Bộ Y tế ban hành; Nước đá sử dụng trong ăn uống phải đượcsản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; ghi chép sổsách về việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế;Bảo đảm về vận chuyển

+ Đối với căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng

ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống điều kiện về đảm bảo

an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2012/TT-BYT baogồm quy định về: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chếbiến, phục vụ tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4Thông tư số 15/2012/TT-BYT; Thiết kế các khu vực riêng biệt; nơi chế biếnthức ăn thiết kế theo nguyên tắc một chiều; Có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, sửdụng riêng cho thực phẩm sống và đã qua chế biến, đủ dụng cụ chia và phải luônđảm bảo sạch sẽ, vệ sinh hàng ngày; Khu vực ăn uống thàng mát, đủ bàn ghế và

Trang 36

thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, có đủ thiết bị chống công trùng và động vật gâybệnh, có bồn rửa tay với số lượng quy định; Khu trưng bày, bảo quản thức ănngay, thực phẩm chín phải sạch sẽ; Nước đá sử dụng trong ăn uống sản xuất từnguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; chế độ ghi chép sổ sách

về việc thực hiện kiểm thực; điều kiện về dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải

+ Đối với của hàng ăn uống, quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thựcphẩm quy định tại Điều 5 Thông tư 30/2012/TT-BYT bao gồm quy định về: cơ

sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uốngtuân thủ theo các yêu cầu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 12 Điều 5, khoản 1,

2 và 3 Điều 6, khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7, khoản 1, 2, 4, 5, 7 và 8 Điều 4 Thông tư

số 15/2012/TT-BYT; Cơ sở được thiết kế có nơi chế biến thức ăn, nơi bày bánhàng, nơi rửa tay cho khách hàng; nơi chế biến thức ăn, đồ uống; nơi ăn uốngsạch sẽ, cách biệt nguồn ô nhiễm; khu vực trưng bày thức ăn phải cách biệt giữathực phẩm sống và thức ăn chín; có đủ dụng cụ chế biến, chia, chứa đựng thức

ăn và dụng cụ ăn uống; Nước dùng để nấu nướng thức ăn phù hợp với Quychuẩn kỹ thuật quốc gia và phải được định kỳ kiểm nghiệm; Nguyên liệu thựcphẩm phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, phụ gia thựcphẩm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng do Bộ Y tế banhành; Trưng bày thức ăn ngay, thực phẩm chín đúng quy cách, cao ráo chốngbụi, mưa, nắng, côn trùng và động vật gây bệnh; Có đủ dụng cụ chứa đựng chấtthải, rác thải; dụng cụ chứa đựng chất thải

+ Đối với cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín,quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 6Thông tư 30/2012/TT-BYT bao gồm quy định về: bố trí ở địa điểm cách xa cácnguồn ô nhiễm; Nơi chế biến, nơi bán thức ăn phải sạch sẽ, thoáng mát, táchbiệt; Nước sử dụng để chế biến thức ăn ngay, thực phẩm chín phù hợp với Quychuẩn kỹ thuật quốc gia; Đủ dụng cụ chế biến, chia, gắp, chứa đựng, bảo quản

Trang 37

thức ăn và phải sạch sẽ; Nguyên liệu dùng để chế biến, thức ăn ngay, thực phẩmchín có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc; đảm bảo bảo quản, trưng bàythức ăn ngay, thực phẩm chín; Điều kiện đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinhdoanh thức ăn ngay, thực phẩm chín; về dụng cụ chứa đựng rác thải; đủ dụng cụchứa rác thải đúng quy định; chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thức ăn ngay,thực phẩm chín tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7Thông tư số 15/2012/TT-BYT.

Như vậy, có thể thấy hoạt động KDDVAU là hoạt động kinh doanh cóđiều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Khi thương nhân đáp ứng đầy

đủ các điều kiện phù hợp với từng loại hình KDDVAU tương ứng thì mới đượcphép kinh doanh ngành nghề này Sự xác nhận đủ điều kiện KDDVAU được thểhiện dưới hình thức Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đốivới cơ sở KDDVAU do cơ quan có thẩm quyền cấp ban hành Trình tự thủ tụcxin cấp giấy này được quy định cụ thể tại Thông tư 47/2014/TT-BYT của Bộ y

tế ban hành ngày 11/12/2014 hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sởkinh doanh dịch vụ ăn uống

1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân KDDVAU

1.3.2.1 Theo luật doanh nghiệp

Chủ thể KDDVAU là các thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành lậphợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và cóđăng ký kinh doanh đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống, là đối tượng thuộcphạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2005 Theo quy định của luật doanhnghiệp 2005 thì doanh nghiệp KDDVAU có quyền và nghĩa vụ như sau:

“Điều 8 Quyền của doanh nghiệp

1 Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được

Trang 38

Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

2 Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

3 Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

4 Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

5 Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

6 Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

7 Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.

8 Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

9 Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.

10 Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

11 Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

12 Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9 Nghĩa vụ của doanh nghiệp

1 Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

2 Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

3 Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4 Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật

về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

Trang 39

5 Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

6 Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định

kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

7 Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn

xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

8 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp áp dụng chung cho mọi loại hìnhdoanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề bao gồm KDDVAU làmột trong những nội dung cơ bản cấu thành địa vị pháp lý cho doanh nghiệp nên

có ảnh hưởng lớn đến các chế định còn lại như việc thành lập, tổ chức quản lý nộibộ… của doanh nghiệp Theo đó, quyền và nghĩa vụ của luật doanh nghiệp ghinhận một cách khách quan và cso tính nguyên tắc thể hiện mối quan hệ giữaquyền tự do kinh doanh với vai trò quản lý nhà nước và là cơ sở để giải quyết hàihòa lợi ích của chủ thể tham gia thị trường Có thể nói rằng, chế định quyền vànghĩa vụ của doanh nghiệp là sản phẩn nhận thức của nhà làm luật về giới hạn của

tự do mà doanh nghiệp có thể có Các quy định trong luật doanh nghiệp về quyền

và nghĩa vụ của doanh nghiệp là cơ sở để hình thành chức năng kinh doanh chodoanh nghiệp trên tinh thần tự chủ và trách nhiệm

1.3.2.2 Theo pháp luật Thương mại

Bởi Luật thương mại là bộ luật chung áp dụng cho mọi hoạt động thươngmại trên mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống Cho nênxét trong mối quan hệ cung ứng dịch vụ thì thương nhân KDDVAU chính là bên

Trang 40

cung ứng dịch vụ trong quan hệ này được Luật thương mại 2005 điều chỉnh.Quyền và nghĩa vụ của thương nhân KDDVAU được quy định của Luật thươngmại 2005 như sau:

- Quyền cung ứng dịch vụ của thương nhân quy định tại khoản 1 Điều 75Luật thương mại 2005 thì trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân

có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây:

“a) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài;

d) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.”

Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo Luật Thương mại 2005 gồm có:

- Cung ứng dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách

đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận và theo quy định của Luật thương mại 2005 Bêncung ứng dịch vụ phải thực hiện đầy đủ về số lượng, khối lượng công việc hoặcyêu cầu công việc dịch vụ, phù hợp với thỏa thuận của các bên trong hợp đồngdịch vụ và theo quy định pháp luật

- Bảo quản các tài liệu và phương tiện được giao Bên cung ứng dịch vụ có

thể được bên cung ứng giao cho quản lý một số tài liệu, phương tiện để thực hiệncông việc dịch vụ theo thỏa thuận Bên cung ứng dịch vụ có trách nhiệm bảo quảncác tài liệu và phương tiện được giao trong quá trình thực hiện công việc dịch vụ.Nếu thấy các tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo để hoàn thànhviệc cung ứng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải thông báo ngay cho khách

Ngày đăng: 17/06/2016, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w