Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
825,32 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CAO KIỀU TRINH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính-Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
12 - 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CAO KIỀU TRINH
MSSV: 5095671
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính-Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TRƢƠNG THỊ BÍCH LIÊN
12 - 2014
LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập, nghiên cứu và rèn luyện nhờ có sự chỉ dạy tận
tình của quý Thầy, Cô ở trƣờng Đại học Cần Thơ đặc biệt là quý Thầy, Cô
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em học tập
và hoàn thành tốt khóa học.
Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học
Cần Thơ cùng quý Thầy Cô trong khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh đã
truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng những kiến
thức đã học vào luận văn của mình.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Cô
Trƣơng Thị Bích Liên, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và
phƣơng pháp để em hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đại Chúng
Việt Nam-chi nhánh Cần Thơ và các Cô, Chú, Anh, Chị đã tạo điều kiện tốt
nhất cho em hoàn thành đề tài luận văn này.
Kính chúc quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ cùng quý Thầy, Cô
Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh lời chúc sức khoẻ và thành công trong
công tác giảng dạy của mình.
Kính chúc Ban Giám Đốc cùng tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng
TMCP Đại Chúng Việt Nam-chi nhánh Cần Thơ dồi dào sức khỏe, công tác
tốt góp phần đƣa ngân hàng ngày càng phát triển.
Trân trọng.
Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2014
Ngƣời thực hiện
Cao Kiều Trinh
i
TRANG CAM KẾT
..................................
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Ngƣời thực hiện
Cao Kiều Trinh
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………
...........................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày …… tháng ……. Năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU…………………………………………………….1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu……………………………………………………..1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………….2
1.2.1 Mục tiêu chung……………………………………………………..……2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể………………………………………………..…………2
1.3 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………..2
1.3.1 Phạm vi không gian…………………………………………………..….2
1.3.2 Phạm vi thời gian……………………………………………………...…2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………....3
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……...4
2.1 Cơ sở lý luận……………………………………………………………….4
2.1.1 Tổng quan về tín dụng…………………………………………………...4
2.1.2 Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp………………………………5
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng…………………7
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………...….…10
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu………………………………………..…10
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu…………………………………………10
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ……………………………………………...11
3.1 Lịch sử hình thành………………………………………………………..11
3.2 Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………12
3.3 Sơ lƣợc kết quả hoạt động kinh doanh tại PVcomBank chi nhánh Cần
Thơ....................................................………………………………………...19
3.3.1 Thu nhập..................................................................................................19
3.3.2 Chi phí....................................................................... ..............................19
3.3.3 Lợi nhuận.................................................................................................20
iv
3.4 Thuận lợi, khó khăn, định hƣớng phát triển……………………………...21
3.4.1 Thuận lợi……………………………………………………………….21
3.4.2 Khó khăn……………………………………………………………….21
3.4.3 Phƣơng hƣớng phát triển………………………………………………22
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN
THƠ………………………………………….……………………………….23
4.1 Phân tích nguồn vốn và tình hình tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Chúng
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua 03 năm 2011, 2012, 2013 và 06 tháng
2014……………………………………………………………………….….23
4.1.1 Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng…………………………………….23
4.1.2 Tình hình tín dụng……………………………………………………...26
4.2 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại
Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua 03 năm 2011, 2012, 2013 và 06
tháng 2014…………………………………………………………………....28
4.2.1 Doanh số cho vay……………………………………………………....29
4.2.2 Doanh số thu nợ………………………………………………………..36
4.2.3 Dƣ nợ…………………………………………………………………...44
4.2.4 Nợ xấu………………………………………………………………….50
4.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân
hàng TMCP Đai Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua 03 năm 2011, 2012,
2013 và 06 tháng 2014……………………………………………………….55
4.3.1 Dƣ nợ doanh nghiệp trên tổng dƣ nợ …………………………......……56
4.3.2 Hệ số thu nợ...................………………………………………………..57
4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng..........…………………………………………57
4.3.4 Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động………………………………….……...57
4.3.5 Tỷ lệ nợ xấu dƣ nợ doanh nghiệp............................................................58
4.3.6 So sánh chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp với các loại tín dụng
khác………………………………………………………………………......58
CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM NGÂN CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH CẦN THƠ………………………………………………………….60
v
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………..63
6.1 Kết luận…………………………………………………………………..63
6.2 Kiến nghị…………………………………………………………………63
6.2.1 Đối với ngân hàng hội sở………..……………………………………..63
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng……………………………………….64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 03 năm 2011, 2012, 2013…..…19
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014.….20
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng qua 03 năm 2011, 2012,
2013…………………………………………………………………………..24
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng 06 tháng 2013 và 6 tháng năm
2014………………..…………………………………………………………25
Bảng 4.3 Tình hình tín dụng của ngân hàng qua 03 năm 2011, 2012,
2013..................................................................................................................26
Bảng 4.4 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn qua 03 năm 2011,
2012, 2013……………………………………………………………………30
Bảng 4.5 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014..………………………………………………………………..…32
Bảng 4.6 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011, 2012,
2013………………………………………………………………………..…34
Bảng 4.7 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014…………………………………………………………………....36
Bảng 4.8 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn qua 03 năm 2011, 2012,
2013……………………………………………………………………38
Bảng 4.9 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014……………………………………………………………...…….40
Bảng 4.10 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011, 2012,
2013…………………………………………………………………………..42
Bảng 4.11 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014……………………………………………………………………43
Bảng 4.12 Dƣ nợ doanh nghiệp theo thời hạn qua 03 năm 2011, 2012,
2013…………………………………………………………………………..45
Bảng 4.13 Dƣ nợ doanh nghiệp theo thời hạn 06 tháng 2013 và 06 tháng
2014……………………………………………………..……………………46
Bảng 4.14 Dƣ nợ doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011, 2012,
2013…………………………………………………………………………..48
vii
Bảng 4.15 Dƣ nợ doanh nghiệp theo ngành 06 tháng 2013 và 06 tháng
2014……………………………………………………………………..……49
Bảng 4.16 Nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn qua 03 năm 2011, 2012,
2013…………………………………………………………………………..51
Bảng 4.17 Nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn 06 tháng 2013 và 06 tháng
2014…………………..………………………………………………...….....52
Bảng 4.18 Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011, 2012,
2013…………………………………………………………………………..54
Bảng 4.19 Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành 06 tháng 2013 và 06 tháng
2014…………………………………………………………………………..55
Bảng 4.20 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp qua 03 năm
2011, 2012, 2013………………………..……………………………………56
Bảng 4.21 Chênh lệch lãi tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng qua 03 năm
2011, 2012, 2013………………………………………………………..……59
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại PvcomBank chi nhánh Cần Thơ................13
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình quy trình cho vay tại PvcomBank chi nhánh Cần
Thơ...................................................................................................................18
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn tại PvcomBank Cần Thơ từ năm 2011 đến
2013..................................................................................................................23
Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp trên tổng doanh số cho vay
của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013................................. ..............................29
Hình 4.3 Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn của chi nhánh
03 năm 2011, 2012, 2013.…………………………………………………....31
Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế qua 03
năm 2011, 2012, 2013........................................................ ..............................33
Hình 4.5 Cơ cấu thu nợ doanh nghiệp trên tổng thu nợ của ngân hàng qua 03
năm 2011, 2012, 2013………………………………………………………..37
Hình 4.6 Cơ cấu thu nợ doanh nghiệp qua 03 năm 2011, 2012,2013………..39
Hình 4.7 Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành của ngân hàng qua 03 năm 2011,
2012, 2013……………………………………………………………………41
Hình 4.8 Cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp trên tổng cơ cấu dƣ nợ qua 03 năm 2011,
2012, 2013………………………………………..…………………………..44
Hình 4.9 Cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011, 2012,
2013.............................................................. ....................................................47
Hình 4.10 Cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp trên tổng nợ xấu của ngân hàng qua 03
năm 2011, 2012, 2013………………………………………..………………50
Hình 4.11 Cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn qua 03 năm 2011, 2012,
2013…………………………………………………………………………..51
Hình 4.12 Cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011, 2012,
2013…………………………………………………………………………..53
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐK: Điều kiện
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
DN: Doanh nghiệp
GP: Giấy phép
HĐ: Hoạt động
HĐTD: Hợp đồng tín dụng
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng Nhà Nƣớc
PDV: Phòng dịch vụ
PGD: Phòng giao dịch
PHC: Phòng hành chính
PKH: Phòng khách hàng
PVFC: Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam
TDDN: Tín dụng Doanh nghiệp
TS: Tài sản
USD: Đô la Mỹ
x
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế hiện nay, Nhà nƣớc luôn chú trọng vào đầu tƣ để phát
triển nền kinh tế một cách vững mạnh và doanh nghiệp là một trong mối quan
tâm hàng đầu của nhà nƣớc. Hiên nay, với sự gia nhập vào nền kinh tế chung
của thế giới, các doanh nghiệp trong nƣớc cần phải có nhiều chiến lƣợc phát
triển phù hợp để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Vai trò
của các doanh nghiệp ngoài tạo ra giá trị cho nền kinh tế còn tạo ra việc làm
giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo… Nhƣng
các doanh nghiệp cũng là bộ phận gặp nhiều khó khăn nhất trƣớc sự biến động
của nền kinh tế. Thực tế, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp phải đƣơng
đầu trƣớc thách thức, trở ngại,… làm cho các doanh nghiệp lâm vào khó khăn
dẫn đến tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Xu hƣớng giảm sút về số lƣợng
doanh nghiệp thành lập mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2011 với số lƣợng đăng
ký mới là 77.548, giảm 7,2% so với năm 2010 và đến năm 2012, số lƣợng này
còn 69.874, tiếp tục giảm 9,9%. Đến năm 2013, khi số lƣợng doanh nghiệp
đăng ký mới lại tăng cao đạt 76.955, tăng 10,1% so với năm 2012, nhƣng tổng
số vốn đăng ký chỉ đạt 398.681 tỷ đồng, giảm 14,7% so với 2012 và giảm sâu
so với 513.700 tỷ đồng của năm 2011. Đồng thời, số lƣợng doanh nghiệp giải
thể, ngừng hoạt động trong năm 2013 tiếp tục tăng so với 2012. Cụ thể, trong
năm 2013 có 60.737 doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, tăng 11,9%
so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011. Năng lực tài chính là vấn đề quan
trọng đối với các doanh nghiệp ở nƣớc ta. Cùng với quy mô nhỏ lẻ nên chƣa
tạo ra uy tín trên thị trƣờng nên các doanh nghiệp thƣờng gặp rất nhiều khó
khăn trong việc huy động vốn trên thị trƣờng. Vấn đề cạnh tranh là hàng đầu
đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài với
quy mô tài chính vững mạnh, khoa học kỹ thuật hiện đại,… Do đó, điều kiện
về vốn là giải pháp tích cực đối với các doanh nghiệp hiện nay, để nâng cao
năng lực năng lực cùng với uy tín của mình trên thị trƣờng, đủ khả năng đứng
vững trên khi nền kinh tế có biến động và cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác trong và ngoài nƣớc.
Các doanh nghiệp tại Cần Thơ cùng với sự phát triển cũng còn nhiều khó
khăn theo xu hƣớng của nền kinh tế. Các ngân hàng trên địa bàn thấy đƣợc
tầm quan trọng của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế đã đƣa ra nhiều chính
sách ƣu đãi cho các doanh nghiệp. Giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới
nguồn vốn. Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ là khách hàng tạo ra nguồn thu
1
nhập cho ngân hàng thông qua việc thanh toán, mua bán ngoại tệ,… Vì thế,
các doanh nghiệp trở thành khách hàng quan tâm hàng đầu của các ngân hàng
thƣơng mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Và ngân hàng TMCP Đại Chúng
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cũng giống nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác
cũng đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi hấp dẫn nhằm thu hút đƣợc đối tƣợng
khách hàng này.
Nhằm đánh giá hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng
TMCP Đại Chúng Việt Nam và đƣa ra các giải pháp trong thời gian tới. Đó là
lý do em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” để
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của em.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp. Từ
đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh
nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại
Chúng chi nhánh Cần Thơ thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ
nợ, nợ xấu.
Tính toán các chi số tài chính: hệ số thu nợ, vòng quay vốn tính dụng, tỷ
lệ dƣ nợ trên vốn huy động, dƣ nợ trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ
doanh nghiệp, chênh lệch lãi tín dụng doanh nghiệp để phân tích đánh giá hiệu
quả của tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh
nghiệp tại ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Ngân hàng TMCP Đại Chúng chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
Số liệu phân tích trong đề tài qua 03 năm 2011, 2012, 2013 và 06 tháng
đầu năm 2014 của ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Thời gian thực hiện đề tài: 11/8/2014 đến 17/11/2014.
2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài là vấn đề cho vay đối với doanh
nghiệp của ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
3
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng đƣợc hiểu theo những định nghĩa
sau:
Tín dụng là quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay cả gốc và lãi sau một
thời gian nhất định.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn lẫn
nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ ngƣời cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa
thanh toán lại trong tƣơng lai của bên kia (thụ trái – ngƣời cho vay)
Nhƣ vậy, “tín dụng” đƣợc diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhƣng
chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và
quan hệ này đƣợc ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành.
2.1.1.2 Phân loại tín dụng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và
thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động và
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: là khoản vay có từ 1-5 năm, đƣợc cung cấp để
mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng
các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 05 năm, loại tín
dụng này đƣợc sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở
rộng sản xuất có qui mô lớn.
4
Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng
+ Tín dụng vốn lƣu động: là loại vốn cho vay đƣợc sử dụng để hình
thành vốn lƣu động của tổ chức kinh tế, nhƣ cho vay để dự trữ hàng hóa, mua
nguyên vật liệu cho sản xuất
+ Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay đƣợc sử dụng để hình thành tài
sản cố định cho các doanh nghiệp.
Căn cứ vào mục đích sử dụng
+ Tín dụng sản xuất và lƣu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho
các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa
và lƣu thông hàng hóa.
+ Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp
úng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.
+ Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ cho việc
học của sinh viên.
Căn cứ vào chủ thể tham gia
+ Tín dụng thƣơng mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp
đƣợc biểu hiện dƣới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
+ Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức
tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
+ Tín dụng Nhà nƣớc: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nƣớc là
ngƣời đi vay.
Căn cứ vào đối tƣợng trả nợ
+ Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó ngƣời đi vay cũng
là ngƣời trả nợ trực tiếp.
+ Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó ngƣời đi vay và
ngƣời trả nợ là 2 đối tƣợng khác nhau.
2.1.2 Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp là tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn của các
ngân hàng để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời và là nguồn vốn để mở rộng, phát
triển doanh nghiệp. Vốn tín dụng mà ngân hàng đầu tƣ cho các doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng. Nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia và ngƣợc
lại thông qua đó tác động ngƣợc lại phát triển hệ thống ngân hàng. Vai trò của
tín dụng đối với doanh nghiệp đƣợc thể hiện:
5
+ Tín dụng ngân hàng đảm bảo cho các hoạt động của các doanh nghiệp
đƣợc liên tục.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp cần phải liên tục cải tiến
kỹ thuật, đổi mới công cụ lao động, máy móc và trang thiết bị để có thể tồn tại
và phát triển trong cạnh tranh. Các doanh nghiệp luôn phải đảm bảo đủ vốn
cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình vì vậy tín dụng ngân hàng đã đáp
ứng đƣợc nhu cầu này. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị để cải thiện
phƣơng thức sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Khi sử dụng vốn của ngân hàng, các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng
nguyên tắc các điều khoản đã ký kết với ngân hàng. Vì vậy, dù kinh doanh có
hiệu quả hay không doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân
hàng. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có phƣơng án sản xuất khả thi. Các
doanh nghiệp không chỉ thu hồi đủ vốn mà còn tìm cách sử dụng vốn có hiệu
quả, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất
ngân hàng thì mới có thể trả đƣợc nợ và kinh doanh có lãi. Nên trong quá trình
cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trƣớc, trong và sau giải ngân buộc
doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
+ Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ƣu cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để
sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh
nghiệp tối ƣu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có
một cơ cấu vốn tối ƣu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay
nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.
+ Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Cạnh tranh là một quy luật của nền kinh tế thị trƣờng, muốn tồn tại và
đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Xu
hƣớng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cƣờng liên doanh, liên kết,
tập trung vốn đầu tƣ và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng
sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lƣợng vốn đủ lớn đầu tƣ cho sự phát triển
trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm
mới thực hiện đƣợc. Và khi đó cơ hội đầu tƣ phát triển không còn nữa. Chỉ có
6
tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thƣc hiện đƣợc mục đích
của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu hồi đƣợc hay
chƣa trong khoản thời gian nhất định.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng thu về đƣợc khi đáo hạn vào một khoản thời gian nhất định.
Dư nợ
Dƣ nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu
hồi đƣợc vào thời điểm nhất định. Để xác định dƣ nợ ngân hàng sẽ so sánh
giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ
Nợ xấu
Để đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu càng
tăng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quy định
493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN,
việc phân loại nợ và nợ xấu đƣợc xác định nhƣ sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi
đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu);
7
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN .
c) Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định
- Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN .
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN .
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5.
Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng trong việc cấp tín
dụng. Nó cho ta biết trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định,
8
ngân hàng sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì công tác
thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả.
Hệ số thu nợ (%) =
Doanh số thu nợ
x 100
Doanh số cho vay
Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
thời gian thu hồi nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì
đồng vốn của ngân hàng càng nhanh, không bị ứ động, luân chuyển liên tục
đạt hiệu quả.
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Dƣ nợ bình quân
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay
vốn. Thông thƣờng khi nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp
hơn so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dƣ nợ càng gấp nhiều lần so với vốn
huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ cấp trên thì không
hiệu quả bằng việc sử dụng vốn huy động. Do đó tỷ lệ này càng gần 1 thì càng
tốt cho hoạt động của ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn huy động đƣợc.
Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động =
x 100
Vốn huy động
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Hệ
số này càng nhỏ chứng tỏ chất lƣợng nghiệp cụ tín dụng càng cao.
Nợ xấu/Tổng dƣ nợ =
Nợ xấu
x 100
Tổng dƣ nợ
Chênh lệch lãi tín dụng doanh nghiệp
Chênh lệch lãi tín dụng doanh nghiệp là tỷ lệ cho thấy hiệu quả của hoạt
động tín dụng doanh nghiệp, nghĩa là cứ 1 đồng cho vay vào doanh nghiệp thì
lợi nhuận của ngân hàng từ hoạt động này là bao nhiêu.
9
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài nghiên cứu tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP
Đại Chúng Việt Nam nên số liệu thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp tại ngân
hàng.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối
So sánh tuyệt đối đƣợc hiểu là hiệu của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ
gốc
∆y = y1 – y0
* Trong đó:
yo : chỉ tiêu kỳ gốc
y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích
∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm giữa kỳ phân tích và kỳ
gốc
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để so sánh số liệu năm tính toán với số
liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân
biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh tương đối
So sánh tƣơng đối đƣợc hiểu là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích
và chi tiêu kỳ gốc
∆y =
y1 – yo
x 100
yo
* Trong đó:
yo: chỉ tiêu kỳ gốc
y1: chỉ tiêu kỳ phân tích
∆y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chi tiêu phân tích
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để làm rõ tình hình biến động mức độ
của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó, so sánh tốc độ tăng trƣởng của
các chỉ tiêu giữa các năm từ đó tìm ra nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến chi tiêu
phân tích.
10
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Cần Thơ tiền thân là Tổng công ty cổ
phần Dầu Khí Việt Nam (PVFC), do đó cần tìm hiểu sơ lƣợc về lịch sử hình
thành của PVFC
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ
chức tín dụng phi ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí Việt
Nam, thành lập ngày 19/06/2000 với phƣơng châm hoạt động “Vì sự phát triển
vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”.
Ngày 17/03/2008, Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam chính thức
chuyển thành Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Đây là
bƣớc chuyển mình từ Công ty 100% vốn Nhà nƣớc lên Tổng Công ty cổ phần.
Theo mô hình công ty đại chúng, PVFC có vốn điều lệ 5000 tỷ đồng, đến
28/11/2011, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp công ty cổ phần thay đổi lần thứ 10 cho PVFC với vốn điều
lệ 6000 tỷ đồng.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại khu vực ĐBSCL, ngày
26/06/2007 PVFC đã khai trƣơng chi nhánh tại Thành Phố Cần Thơ tại địa
chỉ: 131 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng An Phú, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank)
đƣợc thành lập theo quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của
NHNN, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04/10/2013, trên cơ sở hợp nhất
giữa PVFC và Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Phƣơng Tây (WesternBank).
PVcomBank có tổng tài sản đạt 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ
đồng, trong đó cổ đông lớn là PVN (chiếm 52%) và cổ đông chiến lƣợc
Morgan Stanley (6,7%), quy mô hoạt động tại 30 chi nhánh, 67 phòng giao
dịch và 4 quỹ tiết kiệm tại các tỉnh thành trọng điểm của cả nƣớc… Tự hào lọt
vào top 18 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, với tiềm lực lớn về tài
chính, khả năng ứng dụng công nghệ và thế mạnh dịch vụ chuyên nghiệp cả
trên hai mảng bán buôn và bán lẻ, PVcomBank là địa chỉ ngân hàng tin cậy,
uy tín của các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu cung cấp các giải pháp tài
chính trọn gói, toàn diện vì lợi ích tối đa của khách hàng.
11
Tận dụng ƣu thế về công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lƣợng cao
và bề dày kinh nghiệm trong cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong
ngành Dầu khí, năng lƣợng, hạ tầng, cũng nhƣ sự yêu mến tin tƣởng của quý
khách hàng, PVcombank đặt mục tiêu vƣơn tới vị trí top 5 ngân hàng có chỉ số
an toàn nhất Việt Nam trƣớc năm 2015, đứng đầu về cung cấp dịch vụ trong
lĩnh vực năng lƣợng khu vực với tổng tài sản năm 2015 đạt 235.000 tỷ đồng.
Với phƣơng châm “khách hàng là trọng tâm”, PVcomBank cam kết
không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, năng lực quản trị điều
hành, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, hứa hẹn mở ra cơ hội phát triển
ổn định bền vững, gia tăng lợi ích cho cổ đông, khách hàng với dịch vụ linh
hoạt, thông minh và an toàn.
Bằng những thế mạnh sẵn có và nỗ lực không ngừng nhằm mang tới trải
nghiệm về chất lƣợng dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng, PVcomBank đang
từng bƣớc khẳng định uy tín và thƣơng hiệu trên thị trƣờng tài chính tiền tệ,
trở thành một trong những ngân hàng lớn mạnh và quen thuộc với Đại chúng
Việt Nam – PVcomBank “Ngân hàng không khoảng cách”.
Trên cơ sở thành lập PVcomBank, PVFC Cần Thơ đƣợc chuyển đổi
thành PVcomBank Cần Thơ.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức của PVcomBank Cần Thơ gồm có Ban Giám đốc và 8
phòng chức năng. Ban lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp các phòng. Mỗi phòng có các
trƣởng phòng và phó phòng điều hành công việc. Tùy vào nhiệm vụ và chức
năng mà mỗi phòng có thêm các bộ phận trực thuộc sự quản lý của trƣởng,
phó phòng.
12
Chi nhánh Cần Thơ
Ban giám đốc
PDV
khách
hàng
PHC
tín
dụng
PGD
An
Phú
PKH
doanh
nghiệp
lớn
Trƣởng
quỷ
Kiểm
soát
viên
Bộ phận
KHDN
lớn
B.Phận
P.tích
và h.trợ
Nhân
viên
kiểm
ngân lái
xe
Giao
dịch
viên
CVKH
ND
lớn
CV
P.tích
và
h.trợ
KHDN
lớn
PKH
doanh
nghiệp
CV cao
cấp
KHDN,
CVKH
DN, CV
hỗ trợ
KHDN
PKH
cá
nhân
CVK
Hcá
nhân
PHC
tổng
hợp
CV
P.tích và
hỗ trợ
KHCN
Phòng
kế toán
- Thƣ ký
- Lễ tân
- Nhân viên
hành chính
tổng hợp
- Lái xe
công vụ
Trƣởn
g
phòng
CV kế
toán
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2014
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại PvcomBank chi nhánh Cần Thơ
13
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng
Phòng Khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp có chức năng tiếp thị sản phẩm dịch vụ,
phát triển thị trƣờng, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, thực hiện nghiệp vụ
trình cấp tín dụng bao gồm thu xếp vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh,...huy
động vốn các tổ chức, doanh nghiệp ngoài ngành Dầu khí.
Nhiệm vụ của phòng khách hàng doanh nghiệp là:
Công tác phát triển thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng.
Công tác cung cấp sản phẩm dịch vụ.
Công tác thu hồi nợ.
Các nhiệm vụ khác nhƣ thực hiện báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu
về tình hình thực hiện, số liệu hoạt động đối với các mảng công việc của
phòng, thực hiện các nhiệm vụ khác do ban lãnh đạo Ngân hàng, Giám đốc
Chi nhánh giao.
Phòng khách hàng cá nhân
Thực hiện chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân
cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng.
Nhiệm vụ của phòng khách hàng cá nhân:
Thực hiện kế hoạch kinh doanh từ Giám đốc Chi nhánh đối với nhóm
khách hàng cá nhân.
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân theo sản
phẩm, dịch vụ của PvcomBank.
Phát triển đối tƣợng khách hàng cá nhân theo quy định.
Chăm sóc, khai thác các khách hàng cá nhân nhằm tối ƣu hóa nhu cầu
của khách hàng và lợi ích của Chi nhánh.
Phối hợp với các đơn vị khác để thúc đẩy bán chéo các sản phẩm dịch
vụ khác của PVcomBank cho đối tƣợng khách hàng cá nhân.
Hỗ trợ các đơn vị kinh doanh tại Chi nhánh trong việc tiếp cận, khai
thác tối đa khách hàng cá nhân.
Tính toán hiệu quả mạng lại của từng khách hàng, nhóm khách hàng,
từng sản phẩm, nhóm sản phẩm của Chi nhánh.
Tính toán hiệu quả hoạt động bán hàng của phòng, chuyên viên.
14
Phòng dịch vụ khách hàng
Thực hiện chức năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách
hàng theo quy định của Ngân hàng.
Nhiệm vụ của phòng dịch vụ khách hàng:
Cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng theo yêu cầu của
khách hàng.
Thực hiện các giao dịch nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng cho khách hàng một cách tốt nhất.
Lập chứng từ, in sao kê, quản lý các loại tài khoản, thực hiện các báo
cáo liên quan.
Đảm bảo các giao dịch tại quầy với chất lƣợng dịch vụ cao nhất.
Kiểm soát các công tác hoạch toán, kế toán nội bộ phát sinh tại
phòng, quản lý công tác ngân quỹ tại đơn vị, đảm bảo hoạt động của phòng
dịch vụ khách hàng tuân thủ đúng quy định, quy trình của PVcomBank và
Ngân hàng Nhà nƣớc.
Khai thác các nhu cầu của khách hàng trong quá trình giao dịch nhằm
tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ thêm, chăm sóc và phát triển khách
hàng.
Duy trì và cải thiện các tiêu chuẩn về thành tích cá nhân và chất
lƣợng dịch vụ của phòng.
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp quản lý.
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
Chức năng cung cấp dịch vụ huy động vốn và dịch vụ tƣ vấn tài chính
doanh nghiệp.
Bộ phận huy động vốn doanh nghiệp.
+ Tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp và các tổ chức tiềm năng để
thực hiện công tác huy động vốn.
+ Thực hiện huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ dƣới các hình
thức từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.
+ Phối hợp công tác huy động vốn thông qua kênh phát hành giấy tờ
có giá của PVcomBank.
Bộ phận dịch vụ tài chính.
15
+ Thực hiện các dịch vụ tƣ vấn tài chính doanh nghiệp gồm: tƣ vấn
chuyển đổi, chia tách, sáp nhập, mua bán doanh nghiệp; tƣ vấn đầu tƣ; tƣ vấn
lập phƣơng án tài chính, cầu trúc tài chính doanh nghiệp; tƣ vấn niêm yết, phát
hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các doanh nghiệp,…
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phát
sinh theo quy định của PVcomBank.
+ Cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
cho các tổ chức kinh tế.
+ Tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính khác theo quy
định.
Phòng hành chính tín dụng
Chức năng thẩm định, định giá các hồ sơ tín dụng, đầu tƣ, đầu mối thực
hiện công tác pháp chế và quản lý tín dụng tại chi nhánh.
Nhiệm vụ của phòng huy động và dịch vụ tài chính:
Công tác thẩm định: thực hiện công tác thẩm định hồ sơ phát sinh tại
chi nhánh theo phân cấp, ủy quyền và quy định nội bộ của PVcomBank.
Công tác định giá: thực hiện định giá và định giá lại các loại tài sản
trong hoạt động đầu tƣ, ủy thác đầu tƣ, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, định
giá các loại cổ phiếu đầu tƣ, mua bán kỳ hạn, cầm cố tại chi nhánh theo phân
cấp, ủy quyền và quy định nội bộ của PVcomBank.
Công tác pháp chế, quản trị rủi ro: thực hiện công tác pháp chế quản
trị rủi ro, tƣ vấn, kiểm soát pháp chế và hỗ trợ các thủ tục giải quyết tranh chấp
phát sinh tại chi nhánh theo phân cấp, ủy quyền và quy định nội bộ của
PVcomBank.
Công tác quản lý tín dụng: thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác
quản lý tín dụng theo phân cấp, ủy quyền và quy định nội bộ của PVcomBank.
Phòng kế toán
Chức năng quản lý và triển khai công tác hạch toán kế toán, kiểm soát,
cân đối nguồn vốn tại chi nhánh, quản lý tài sản tiền vốn, thực hiện kế hoạch
tài chính do ngân hàng giao để đảm bảo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán:
Công tác hoạch toán kế toán.
Công tác quản lý nguồn vốn.
16
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng tổng hợp
Là đơn vị quản lý tại chi nhánh, có chức năng thực hiện, hỗ trợ thực hiện
công tác kế hoạch, lập trình và phát triển phần mềm, quản trị mạng và trang
thiết bị, thông tin truyền thông, đầu mối thực hiện công tác tổ chức, nhân sự,
tiền lƣơng, đào tạo, công tác hành chính quản trị.
Nhiệm vụ của phòng tổng hợp:
Công tác tổ chức nhân sự và đào tạo: thực hiện, hỗ trợ thực hiện công
tác tổ chức, nhân sự, đào tạo, và tiền lƣơng theo phân công, ủy quyền và quy
định nội bộ của PVcomBank.
Công tác kế hoạch: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kế hoạch
theo phân công, ủy quyền và quy định nội bộ của PVcomBank.
Công tác thông tin và công nghệ tài chính: thực hiện, hỗ trợ thực hiện
các nhiệm vụ liên quan tới công nghệ thông tin theo phân công, ủy quyền và
quy định nội bộ của PVcomBank.
Nhiệm vụ thƣ ký, trợ lý Giám đốc Chi nhánh và đối ngoại.
Nhiệm vụ hành chính, quản trị: thực hiện công tác đầu tƣ mua sắm,
văn thƣ lƣu trữ, hành chính quản trị, lễ tân khách tiết,…theo phân công, ủy
quyền và quy định nội bộ của PVcomBank.
Quy trình cho vay tại ngân hàng
Quy trình NH cho vay:
Bƣớc 1: Khách hàng lập đề nghị và hồ sơ vay vốn
Bƣớc 2: Phân tích và thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay
Bƣớc 3: Ngân hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng
Bƣớc 4: Giải ngân
Bƣớc 5: Kiểm tra và giám sát
Bƣớc 6: Thu nợ gốc và lãi
Bƣớc 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng
17
Vay vốn
Trích rủi ro
Khách hàng
Nguyên tắc:
- Hoàn trả gốc lãi
- Sử dụng vốn hợp pháp
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ kinh tế
- Tài sản thế chấp
- Giấy đề nghị vay vốn
Bán tài sản
Rủi ro
Ngân hàng
Cơ cấu
Thẩm định
- Phƣơng án vay vốn
Xử lý
- Phƣơng án vay vốn
Tái
phân loại
nhóm nợ
Kiểm tra trƣớc
5 ĐK vay vốn
Không đủ
điều kiện
Từ chối
Đủ
điều kiện
Dấu hiệu bất thƣờng
Thƣơng lƣợng:
- HĐTD
- HĐ đảm bảo tiền vay
Quản lý danh mục hồ sơ
Ngân hàng + Khách hàng
Kế toán
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ vay vốn
- Hồ sơ đảm bảo
Tín dụng
- Hồ sơ kinh tế
- Theo dõi nợ
- Phân loại nợ
Kiểm tra trong
khi cho vay
- Hồ sơ pháp lý
- HĐTD
- HĐ đảm bảo tiền vay
- Chữ ký
Thu nợ
Kiểm tra sau
khi cho vay
Kho quỹ
- Quản lý TS thế
chấp
Kiểm tra sau
Giải ngân
khi cho vay
aaaaaayyaaaa
yvvay
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2014
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình cho vay tại PvcomBank Cần Thơ
18
3.3 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
PVCOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ
KINH DOANH
TẠI
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 03 năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2011
2012
2013
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
Số tiền
%
183.976
194.994
210.982
11.018
5,99
15.988
8,20
182.791
194.204
209.779
11.413
6,24
15.575
8,02
1.185
790
1.203
(395)
(33,33)
150.951
154.981
168.472
4.030
2,67
13.491
8,70
136.103
139.645
152.816
3.542
2,60
13.171
9,43
Chi phí khác
14.848
15.336
15.656
488
3,29
320
2,09
3.Lợi nhuận
33.025
40.013
42.510
6.988
21,16
2.497
6,24
1.Thu nhập
Thu nhập từ
lãi
Thu khác
2.Chi phí
Chi phí trả
lãi
2012/2011
2013/2012
413 52,28
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
3.3.1 Thu nhập
Tổng thu nhập của PvcomBank Cần Thơ tăng rõ rệt qua 03 năm. Năm
2012, thu nhập tăng 11.018 triệu đồng tƣơng ứng 5,99% so với năm 2011,
trong tình trạng kinh tế khó khăn, Pvcombank vẫn giữ đƣợc mức tăng trƣởng
thu nhập, sự tăng này là do sự tăng lên đáng kể của các khoản thu nhập từ lãi
Sang năm 2013, thu nhập lại tiếp tục tăng 15.988 triệu đồng tăng tƣơng ứng
8,20% so với 2012. Việc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) điều hành lãi suất đã
định hƣớng và dẫn dắt thị trƣờng, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù
hợp với những diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ; mặt bằng lãi suất cho vay và
huy động đã giảm mạnh so với cuối năm 2011. PVcomBank không nằm ngoài
xu hƣớng chung dƣới sự kiểm soát chặt chẽ nhƣng ngân hàng đã phát huy mọi
thế mạnh của mình nên thu nhập từ lãi vẫn tăng.
3.3.2 Chi phí
Cùng với sự tăng lên của tổng thu nhập thì tổng chi phí của ngân hàng
cũng tăng lên qua 03 năm, chủ yếu là sự tăng lên của chi phí lãi. Đặc biệt, tổng
chi phí năm 2013 lại tăng cao so với 2012 là 8,70% do tổng thu nhập trong
giai đoạn này cũng tăng, đặc biệt là chi phí cho việc chi trả lãi cũng tăng. Mà
chi phí lãi năm 2013 cũng tăng 9,43% so với 2012. Vì trong giai đoạn này, do
19
sự quản lý của NHNN tín dụng đã cho nền kinh tế đã tăng vì vậy PvcomBank
Cần Thơ cũng tăng trƣởng nên chi phí trả lãi cũng tăng. Phần chi phí khác của
ngân hàng cũng tăng chậm đặc biệt năm 2013 chỉ tăng 2,09% so với 2012, lý
giải cho vấn đề này là do chi phí lãi của ngân hàng trong giai đoạn này tăng
cao, ngân hàng chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng.
3.3.3 Lợi nhuận
Từ phân tích thu nhập và lợi nhuận phía trên cho ta thấy, tình hình lợi
nhuận của ngân hàng cũng tăng. Năm 2012 thu nhập tăng 5,99% so với năm
2011 nhƣng chi phí lại tăng ít ( tăng 2,67% so với năm 2011) đã làm cho lợi
nhuận tăng 21,16% so với 2011. Năm 2013, thu nhập tăng và chi phí tăng so
với 2012 nhƣ đã phân tích trên. Tổng thu nhập và chi phí cùng tăng ở mức xấp
xỉ nhau, vì vậy lợi nhuận năm 2013 chỉ tăng 6,24% so với năm 2012. Lợi
nhuận của ngân hàng vẫn tăng tuy tốc độ tăng không ổn định nhƣng vẫn cho
thấy ngân hàng hoạt động vẫn hiệu quả. Đó là nhờ sự quản lý tốt của Ban
Lãnh đạo và sự nổ lực của các nhân viên trong ngân hàng, thƣờng xuyên rà
soát, bám sát diễn biến của thị trƣờng để đƣa ra những kế hoạch phù hợp nhằm
tận dụng mọi cơ hội đạt đƣợc hiệu quả và an toàn trong kinh doanh.
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
6T2013
6T2014
6T2013/6T2014
Số tiền
Số tiền
1. Thu nhập
132.251
172.107
39.856
30,14
Thu nhập từ lãi
131.422
170.432
39.010
29,68
Thu khác
829
1.675
846
102,05
2. Chi phí
102.584
133.278
30.694
29,92
Chi phí trả lãi
92.043
108.698
16.655
18,09
Chi phí khác
10.541
24.580
14.039
133,18
3. Lợi nhuận
29.667
3 8.829
9.162
30,88
Số tiền
%
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2013, 2014)
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 có nét
tƣơng đồng với 03 năm 2011, 2012, 2013 nhƣ đã phân tích trên.
20
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
3.4.1 Thuận lợi
Trong hoạt động kinh doanh PVcomBank Cần Thơ có những thuận lợi
sau:
Thành phố Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của cả vùng ĐBSCL, tập
trung nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Thành Phố Cần Thơ là vùng có
hoạt động đầu tƣ, kinh doanh năng động của cả khu vực. Bên cạnh đó, đƣợc sự
chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, NHNN,
đã tạo điều kiện thuận lợi về cung ứng nguồn vốn, đầy đủ và kịp thời góp phần
hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng.
PvcomBank Cần Thơ mang sự tín nhiệm từ thƣơng hiệu Công ty cổ phần
Dầu khí Việt Nam đã đƣợc gầy dựng cũng đã tạo đƣợc niềm tin với khách
hàng trên địa bàn trong suốt thời gian hoạt động.
Quy mô phát triển của đơn vị ngày càng lớn mạnh cùng đội ngũ cán bộ,
nhân viên đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo
và nhiệt huyết trong công việc.
Sự đoàn kết thống nhất về ý chí của Ban giám đốc và cán bộ nhân viên
cũng góp phần làm nên thành công của đơn vị.
3.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi PVcombank Cần Thơ cũng gặp những khó
khăn:
Trong tình hình kinh tế thiếu ổn định trong thời gian qua các doanh
nghiệp trên địa bàn cũng gặp không ít khó khăn. Điều này cũng làm ảnh
hƣởng không nhỏ đến việc huy động và chất lƣợng cho vay trong thời gian
qua.
Cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng có uy tín lớn tại
Cần Thơ nhƣ Vietcombank, Vietinbank,… với nhiều sản phẩm dịch vụ trong
việc huy động vốn, cho vay tại địa phƣơng cũng là một thách thức quan trọng
mà đơn vị đang đối mặt và cần có biện pháp để nâng cao uy tín, chất lƣợng các
sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
Bên cạnh những khó khăn khách quan không thể lƣờng trƣớc đƣợc thì
cũng có những khó khăn chủ quan nếu đƣợc khắc phục thỏa đáng, nhanh
chóng thì đơn vị sẽ tận dụng đƣợc thị trƣờng đầy tiềm năng để mở rộng hoạt
động.
21
3.4.3 Phƣơng hƣớng phát triển
Theo chiến lƣợc phát triển đã đƣợc PVN phê duyệt, từ nay đến năm 2015
và định hƣớng đến năm 2025, mục tiêu tổng quát là xây dựng PVFC trở thành
định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam, PVFC đủ khả năng thu xếp vốn,
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn cho các dự án phát triển tăng tốc của
nghành Dầu khí không chỉ ở trong nƣớc mà còn ở nƣớc ngoài (với vốn điều lệ
vào năm 2015 đạt 1 tỷ USD).
Để đạt đƣợc những mục tiêu tổng quát trên, PVFC đã đề ta những
nguyên tắc phát triển cơ bản là: chuyên nghiệp - hiệu quả - minh bạch - khách
hàng là trọng tâm. Muốn vậy, PVFC phấn đấu đạt mức tăng trƣởng bình quân
hàng năm từ 20% đến 25%. Với đà tăng trƣởng ổn định nhƣ vậy, PVFC phấn
đấu đến năm 2015 giá trị doanh nghiệp tƣơng đƣơng 20 tỷ USD.
Trong chƣơng trình hoạt động của mình, PVFC triển khai thực hiện
nhiều giải pháp cụ thể gắn liền với các nhiệm vụ chiến lƣợc phù hợp với yêu
cầu của thị trƣờng tài chính, tiền tệ, trên cơ sở tái cấu trúc bộ máy, mở rộng và
nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống PVFC đi đôi với xậy dựng
và ứng dựng thành công hệ thống quản trị rủi ro hiện đại theo chuẩn Quốc tế,
hệ thống báo cáo quản trị thẻ điểm cân bằng, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả…Theo đó, PVFC sẽ hoàn thành cơ bản việc thành lập mới các Chi nhánh,
các phòng giao dịch,…Đồng thời, PVFC sẽ tham gia đầu tƣ vào các ngân
hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, cho thuê tài chính…
Giai đoạn tăng tốc phát triển đến năm 2015, PVFC phấn đấu vƣơn ra khu
vực và thế giới nhằm thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ lên 1 tỷ USD, xúc tiến
mở Chi nhánh tại nƣớc ngoài nhằm mở rộng các hoạt động của PVFC trên thị
trƣờng tài chính Quốc tế, tăng cƣờng quan hệ đối ngoại nhằm tạo điều kiện để
tham gia vào các hoạt động tại các thị trƣờng tài chính khu vực và Thế giới.
Và để triển khai cụ thể chiến lƣợc phát triển, ngày 04/10/2013, PVFC đã
chính thức sáp nhập với ngân hàng Phƣơng Tây (WesternBank) thành Ngân
hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank. PVcomBank sẽ cung cấp
đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại nhƣ huy động vốn cá
nhân, dịch vụ thanh toán, mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thu xếp vốn cho các
dự án trọng điểm,… Mạng lƣới hoạt động của PVcomBank sẽ đƣợc khai thác
sâu rộng với 102 điểm giao dịch (1 Hội sở, 30 chi nhánh, 67 phòng giao dịch,
4 quỹ tiết kiệm) tại các tỉnh thành trọng điểm trong cả nƣớc trên cơ sở kế thừa
và phát triển các chi nhánh, điểm giao dịch của PVFC và WesternBank.
22
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ 06
THÁNG NĂM 2014 CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1.1 Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng
Vốn là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ thành
phần kinh tế nào, vì vậy để hoạt động tốt và đem lại hiệu quả cao điều trƣớc
tiên là phải có nguồn vốn mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Trong
quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa
dạng các hình thức huy động vốn để thu hút nguồn vốn dân cƣ hay các doanh
nghiệp để phân phối lại cho những nơi thiếu vốn.
38,49%
44,49%
55,51%
61,51%
Năm 2011
Năm 2012
35,09%
64,91%
Vốn điều
chuyển
Vốn huy
động
Năm 2013
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2013, 2014)
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn tại PvcomBank Cần Thơ từ năm 2011 đến 2013
Nhìn vào hình trên ta thấy Pvcombank Cần Thơ có cơ cấu vốn hình
thành từ 2 nguồn vốn chủ yếu là vốn điều chuyển và vốn huy động. Cơ cấu
23
nguồn vốn nhìn chung ổn định qua 03 năm. Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng
cao trên 55% trong cơ cấu tổng nguồn vốn và luôn tăng qua 03 năm. Vốn điều
chuyển của chi nhánh chiếm tỷ trọng thấp hơn và qua 03 có xu hƣớng giảm
trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do ngân hàng đang phát huy lợi thế sẵn
có do nằm trên địa bàn thuận lợi và đông dân cƣ cũng nhƣ các doanh nghiệp,
cùng nhiều chính sách và sản phẩm ƣu đãi nên thu hút đƣợc nguồn vốn làm
cho vốn huy động của ngân hàng tăng.
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng qua 03 năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2011
2012
2013
2012/2011
Số tiền
%
2013/2012
Số tiền
%
16.973
2,92
Vốn điều
chuyển
654.873
581.892
Vốn huy
động
816.932
929.723 1.107.645
112.791
13,81 177.922 19,14
1.471.805 1.511.615 1.706.510
39.810
2,70 194.895 12,89
Tổng
nguồn vốn
598.865 (72.981) (11,14)
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
4.1.1.1 Vốn điều chuyển
Bên cạnh nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển từ cấp trên là phần
nguồn vốn hỗ trợ cho ngân hàng. Qua 03 năm cho thấy vốn điều chuyển của
ngân hàng tăng trƣởng không ổn định. Năm 2011, vốn điều chuyển đạt
654.873 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 03 năm với 44,49% tổng
nguồn vốn trong giai đoạn này ngân hàng cần nhiều hơn nguồn vốn diều
chuyển để mở rộng chất lƣợng và quy mô tín dụng. Năm 2012, vốn điều
chuyển đạt 598.892 triệu đồng đã giảm 72.981 triệu đồng so với năm 2011 cho
thấy chi nhánh đã từng bƣớc hoạt động tốt và tự lập của ngân hàng đối với
ngân hàng cấp trên, cũng cho thấy ngân hàng đã chủ động trong việc sử dụng
nguồn vốn của mình. Năm 2013, khi vừa thực hiện sáp nhập vào cuối năm
cộng thêm tình hình hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng nên mức
vốn điều chuyển tăng nhẹ 2,92% tức là 16.973 so với năm 2012.
4.1.1.2 Vốn huy động
Huy động vốn là vấn đề quan trọng trong vấn đề tạo vốn cho vay và
phát triển, đồng thời nó cũng là vấn đề cơ bản quyết định cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Đây luôn là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: tiền
24
gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,… để huy động tiền
nhàn rỗi trong dân chúng và doanh nghiệp.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 03 năm điều tăng về cơ cấu và
quy mô. Năm 2011, vốn huy động đạt 816.923 triệu đồng chiếm tỷ trọng
55,51% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Sang năm 2012, nguồn vốn huy động
đã có sự chuyển biến trong tổng nguồn vốn của ngân hàng với mức đạt
929.723 triệu đồng đã tăng 13,81% so với năm 2011, cho thấy tình hình huy
động vốn của ngân hàng đang tăng trƣởng và trong năm này vốn điều chuyển
từ ngân hàng Hội sở cũng giảm. Tiếp tục phát huy thế mạnh trong công tác
huy động vốn, năm 2013, nguồn vốn huy động đạt 1.107.645 triệu đồng, tiếp
tục tăng với mức 19,14% cao hơn năm 2012 là 177.992 triệu đồng, ngân hàng
đang từng bƣớc đổi mới và phát huy thế mạnh là chi nhánh ngân hàng lớn ở
Đồng bằng sông Cửu Long khi nguồn vốn huy động tiếp tục tăng cao và
nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên giảm xuống trong năm nay. Điều đáng
mừng là trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn nhƣng nguồn vốn huy
động của chi nhánh vẫn tăng là một sự nổ lực của toàn thể nhân viên và ban
lãnh đạo của ngân hàng.
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng 06 tháng 2013 và 6 tháng năm
2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
6T2013
6T2014
6T2014-6T2013
Số tiền
Vốn điều chuyển
%
534.991
508.241
(26.750)
(5,00)
Vốn huy động
1.086.194
1.275.062
188.868
17,39
Tổng nguồn vốn
1.621.185
1.783.303
162.118
10,00
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 6T2013, 6T2014)
Tình hình 06 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt
1.783.303 triệu đồng đã tăng 162.118 triệu đồng đã tăng 10,00% so với cùng
kỳ năm 2013. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng có nét tƣơng đồng với 03 năm
đã phân tích trên, chi nhánh vẫn tiếp tục phát huy lợi thế trong hoạt động huy
động vốn của mình với nhiều sản phẩm đa dạng và hấp dẫn giúp thu hút đƣợc
nguồn vốn trong dân cƣ nhiều hơn.
25
4.1.2 Tình hình tín dụng
Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa đáp ứng
nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vừa tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng. Thu
nhập từ hoạt động chi vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của
ngân hàng. Trong thời gian qua, Pvcombank Cần Thơ đã cung cấp một lƣợng
vốn khá lớn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, đạt đƣợc kết quả trên là
nhờ ban lãnh đạo ngân hàng đã đi đúng hƣớng với mục tiêu đã đề ra cùng với
sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng
nhằm khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng.
Bảng 4.3: Tình hình tín dụng của ngân hàng qua 03 năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Danh mục
2011
2012
2013
2012-2011
Số tiền
DS cho
vay
715.549
761.599
776.365
DS thu nợ
706.840
611.271
525.324
Dƣ nợ
834.220
984.548 1.235.589
Nợ xấu
11.241
16.456
15.344
46.050
%
6,44
2013-2011
Số tiền
14.766
%
1,94
(95.569) (13,52) (85.947) (14,06)
150.328
18,02
251.041
25,50
5.215
46,39
(1.112)
(6,76)
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Chú thích: - DS: Doanh số
Doanh số cho vay
Nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ với nhiều điều kiện phát triển
kinh tế xã hội, là thành phố năng động và phát triển bật nhất ở đồng bằng sông
Cửu Long. Nơi thu hút đƣợc nhiều sự đầu tƣ từ phía Nhà nƣớc cũng nhƣ các
doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, đồng thời là trung tâm kinh tế của cả khu
vực thực sự là địa bàn thuận lợi để ngân hàng có thể phát huy tối đa thế mạnh
của mình trong hoạt động mở rộng quy mô và chất lƣợng tín dụng. Điều đó
cho thấy doanh số cho vay qua 03 năm của ngân hàng không ngừng tăng, năm
2011 doanh số cho vay đạt giá trị là 715.549 triệu đồng bƣớc sang năm 2012
doanh số cho vay đạt 761.599 triệu đồng tăng 46.050 triệu đồng với mức tăng
tƣơng ứng 6,44% so với năm 2011. Vào năm 2013 doanh số cho vay đạt
776.365 triệu đồng với mức tăng trƣởng chậm là 1,94% so với năm 2012.
26
Đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn, ngân hàng đã mở rộng quy mô
bằng cách mở thêm nhiều phòng giao dịch, đa dạng các sản phẩm tín dụng để
khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Các sản
phẩm cho vay của Pvcombank Cần Thơ rất đa dạng bao gồm các sản phẩm
cho vay các nhân và cho vay doanh nghiệp, với các hình thức cho vay nhƣ:
vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh, vay nông nghiệp, vay thấu chi, vay
mua ô tô, cấp tín dụng bảo đảm, cho vay sau giao hàng,…
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lƣợng và quy mô tín dụng của ngân.
Thu nợ cũng là vấn đề đáng chú trọng của ngân hàng trong giai đoạn kinh tế
khó khăn nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì chứng tỏ
ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, có thể luân chuyển đƣợc
nguồn vốn. Tình hình thu nợ của ngân hàng qua 03 năm có xu hƣớng giảm,
năm 2011 doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 706.840 triệu đồng, năm 2012
doanh số thu nợ đạt giá trị là 611.271 triệu đồng giảm 95.569 triệu đồng với
tốc độ giảm tƣơng ứng là 13,52% so với năm 2011 nguyên nhân là do trong
năm 2012 nền kinh tế có nhiều khó khăn thách thức ảnh hƣởng từ sự bất ổn
của nền kinh tế thế giới khủng hoảng tài chính, tình trạng thất nghiệp gia tăng,
khiến cho hoạt động sản xuất và thƣơng mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả
hàng hóa diễn biến phức tạp làm ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và đời sống dân cƣ trong nƣớc. Thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp,
hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, nhiều doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể
nên không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Năm 2013 doanh số thu
nợ chỉ đạt giá trị là 525.324 triệu đồng giảm 85.947 tốc độ giảm còn 14,06%
so với năm 2012 nhờ sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc đã tháo gỡ đƣợc nhiều khó
khăn trong nền kinh tế tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển
biến, tăng trƣởng còn chậm, chƣa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông
nghiệp. Lạm phát tuy đã đƣợc kiểm soát nhƣng nguy cơ tiềm ẩn còn cao. Sản
xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn nên công tác thu hồi nợ của ngân
hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
Dư nợ
Dƣ nợ của ngân hàng qua 03 năm tăng do doanh số cho vay tăng mà
doanh số thu nợ của ngân hàng đều giảm nên dƣ nợ của ngân hàng qua 03
năm tăng mạnh. Năm 2011, dƣ nợ đạt 834.220 triệu đồng sang năm 2012 dƣ
nợ là 984.548 triệu đồng tăng 150.328 triệu đồng tức tăng tƣơng ứng 18,02%
so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013, dƣ nợ đạt 1.235.589 triệu đồng tăng
27
mạnh 25,50% tức tăng 251.041 triệu đồng. Tình hình dƣ nợ tăng cho thấy
ngân hàng đang thu hút đƣợc khách hàng, đa dạng hóa các hình thức cho vay,
bên cạnh đó tình hình thu hồi nợ có xu hƣớng giảm. Chi nhánh cần chú trọng
trong công tác thu hồi nợ để đảm bảo các khoản vay đƣợc khách hàng hoàn trả
đúng thời hạn.
Nợ xấu
Nợ xấu là vấn đề quan trọng của các ngân hàng hiện nay, có ảnh hƣởng
đến việc lƣu chuyển vốn của nền kinh tế. Nợ xấu tăng nhanh và vƣợt mức cho
phép qua các năm. Trong giai đoạn này theo thống kê của ngân hàng nhà
nƣớc, nợ xấu của hệ thống ngân hàng luôn tăng ở mức đáng báo động: Năm
2011, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 - 3,8% tổng dƣ nợ. Con số
này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %, cho dù theo các tổ
chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều. Bƣớc sang năm 2013,
tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013. Tuy
nhiên, con số mà NHNN cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ tín dụng tính
đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính
đến cuối tháng 5/2013.
Tình hình nợ xấu của ngân hàng qua 03 năm biến động. Vào năm 2011,
nợ xấu đạt 11.241 triệu đồng, năm 2012 đạt 15.344 triệu đồng tăng 5.215 triệu
đồng tăng tƣơng ứng là 46,39% do ảnh hƣởng từ nền kinh tế trong nƣớc cũng
nhƣ kinh tế thế giới bất ổn, lạm phát tăng cao,…. Năm 2013 nợ xấu ở mức
15.344 triệu đồng đã giảm 1.112 triệu đồng tức giảm 6,76% so với năm 2012,
tới năm 2013 nhờ sự nổ lực từ Nhà nƣớc nền kinh tế đang có dấu hiệu khôi
phục tăng trƣởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô tạo điều kiện cho
các thành phần kinh tế phát triển nên nợ xấu đã giảm. Ngân hàng đã và đang
nổ lực rất nhiều để xử lý tình trạng nợ xấu, để nợ xấu của ngân hàng xuống
mức thấp.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 03
NĂM VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân
hàng. Trong đó tín dụng doanh nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn trong tổng quy mô
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu vốn
lớn và đa dạng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nên đây là nhóm đối
tƣợng đƣợc ngân hàng hƣớng đến. Việc phân tích thực trạng của hoạt động tín
dụng doanh nghiệp sẽ giúp hạn chế đƣợc rủi ro và nâng cao hiệu quả cũng nhƣ
lợi nhuận của ngân hàng.
28
4.2.1 Doanh số cho vay doanh nghiệp
Doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định bao gồm
tất cả các khoản đã thu hồi hay chƣa thu hồi. Trƣớc khi vào phân tích, ta cần
biết doanh số cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong
tổng doanh số cho vay của ngân hàng theo hình 4.1 dƣới đây.
20,05%
27,01%
25,94%
DSCV
DN
74,06%
72,99%
DSCV
CN
79,95%
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Chú thích: DSCVDN: Doanh số cho vay doanh nghiệp
DSCVCN: Doanh số cho vay cá nhân
Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp trên tổng doanh số cho vay
của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013
Qua quan sát cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp trên tổng doanh số
cho vay của ngân hàng, nhìn chung qua 03 năm, doanh số cho vay chủ yếu tập
trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp chiếm trên 70% doanh số cho vay
của ngân hàng. Nguyên nhân là do chi nhánh ngân hàng nằm trên địa bàn các
doanh nghiệp tập trung nhiều nên nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng này
khá cao nên doanh số cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, ngân hàng
có nhiều sản phẩm tín dụng và chính sách ƣu đãi dành cho khách hàng doanh
nghiệp và nhóm khách hàng này là đối tƣợng mà ngân hàng hƣớng tới. Tuy
nhiên, doanh số cho đang có sự chuyển dịch cơ cấu khi doanh số cho vay của
khách hàng các nhân ngày càng tăng lên, cho thấy ngân hàng đã có xu hƣớng
mở rộng đến nhóm khách hàng các nhân.
4.1.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Để thấy rõ hơn về sự biến động trong cơ cấu doanh số cho vay doanh
nghiệp của chi nhánh, đề tài đã đi vào phân tích cơ cấu doanh số cho vay theo
thời hạn theo bảng dƣới đây.
29
Bảng 4.4: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn qua 03 năm 2011,
2012, 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2012-2011
Số tiền
%
2013-2012
Số tiền
%
Ngắn
hạn
461.996
327.139
359.821
(134.857)
(29,19)
32.682
9,99
Trung,
dài hạn
110.108
236.875
206.829
126.767
115,13
(30.046)
(12,68)
Tổng
572.104
564.014
566.650
(8.090)
(1,41)
2.636
0,47
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Các doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ chủ yếu là các doanh nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ. Đặc điểm chính của các doanh nghiệp này là có quy trình
sản xuất ngắn, vốn vay ngân hàng đƣợc dùng để bù đắp thiếu hụt nên là nhóm
đối tƣợng ngân hàng hƣớng đến. Bảng số liệu trên cho ta thấy qua 03 năm,
doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng không ổn định. Năm 2012 đạt
564.014 triệu đồng giảm 8.090 triệu đồng so với năm 2011 đạt 572.104 triệu
đồng. Nguyên nhân của vấn đề là trong giai đoạn này nền kinh tế đang gặp
khó khăn, doanh nghiệp là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng chủ yếu từ sự tác động
này nên doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn để mở rộng
sản xuất, kinh doanh giảm do đó ảnh hƣởng đến doanh số cho vay doanh
nghiệp của ngân hàng. Sang năm 2013, doanh số cho vay đạt 566.650 triệu
đồng tăng 2.636 triệu đồng so với năm 2012 đạt 564.014 triệu đồng. Tuy chỉ
tăng trƣởng thấp 0,47%, nhƣng đây vẫn là dấu hiệu đáng mừng vì trong giai
đoạn này vấn đề tìm kiếm khách hàng cho vay là điều khó khăn do tâm lý e
ngại của doanh nghiệp trƣớc giai đoạn nền kinh tế khó khăn này.
30
19,25%
42,00%
80,75%
58,00%
Năm 2011
Năm 2012
Ngắn hạn
36,5%
Trung, dài
hạn
63,5%
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Hình 4.3 Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn của ngân
hàng năm 2011, 2012, 2013
Cho vay ngắn hạn là hoạt động tín dụng chủ yếu của các ngân hàng.
Với thời gian thu hồi nhanh sẽ hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng, đảm bảo khả năng
thanh toán của ngân hàng. Các doanh nghiệp vay ngắn hạn để bù đắp vào phần
vốn lƣu động của mình hay vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong hoạt động
kinh doanh của mình, từ đó dẫn đến nhu cầu về nguồn vốn này rất lớn. Ngân
hàng nắm bắt đƣợc xu hƣớng này nên luôn chú trọng vào hình thức cho vay
doanh nghiệp này. Vì vậy, nguồn vốn cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
cao trong doanh số cho vay doanh nghiệp, cụ thể năm 2011 doanh số cho vay
doanh nghiệp là 461.996 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 80,75% trong cơ cấu
doanh số cho vay của chi nhánh). Sang năm 2012 đạt 327.139 triệu đồng
(chiếm tỷ trọng 58,00% trong cơ cấu doanh số cho vay của chi nhánh). Bƣớc
sang năm 2013 đạt 359.821 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 63,50% trong cơ cấu
doanh số cho vay của chi nhánh). Nhìn vào bảng số liệu trên, cho vay ngắn
31
hạn năm 2012 giảm 134.857 triệu đồng so với năm 2011 do doanh số cho vay
doanh nghiệp trong năm 2012 giảm nên cho vay ngắn hạn doanh nghiệp cũng
giảm. Bƣớc qua năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 359.821 triệu đồng
tăng 32.682 triệu đồng so với năm 2012, do tình hình cho vay doanh nghiệp có
xu hƣớng tăng trở lại nên doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng lên.
Cho vay trung, dài hạn tuy không chiếm tỷ trọng cao trong doanh số
cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Do tình hình kinh tế biến động bất ổn và
các khoản vay này thƣờng chứa đựng nhiều rủi ro nhƣng qua 03 năm cũng có
sự chuyển biến tích cực. Một nguyên nhân nữa là do chi nhánh luôn xem xét
cẩn trọng với hình thức cho vay này làm cho doanh số cho vay trung, dài hạn
chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay trung, dài hạn đạt
236.875 triệu đồng tăng 126.767 triệu đồng so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng
42,00% trong cơ cấu cho vay theo thời hạn của chi nhánh và cũng là tỷ trọng
cao nhất qua 03 năm. Năm 2013 đạt 126.767 triệu đồng đã giảm 30.046 triệu
đồng so với năm 2012 do giai đoạn này phần lớn các doanh nghiệp vay ngắn
hạn để làm nguồn vốn tạm thời trong giai đoạn khó khăn chứ chƣa có nhu cầu
mở rộng sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị,…
Bảng 4.5: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Ngắn hạn
6T2013
6T2014
6T2014-6T2013
Số tiền
%
335.378
376.721
41.343
12,33
Trung, dài hạn
90.502
97.891
7.389
8,16
Tổng
425.880
474.612
48.732
11,44
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 6T2013, 6T2014)
Tình hình 06 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay doanh nghiệp tăng
so với cùng kỳ năm 2013, doanh số cho vay đạt 474.612 triệu đồng tăng
48.732 triệu đồng so với 2013. Bƣớc sang năm 2014 tình hình kinh tế tốt hơn
so với những năm trƣớc, nhƣng trong giai đoạn 06 tháng đầu năm các doanh
nghiệp chƣa có nhu cầu vay vốn nên tốc độ tăng chỉ 11,44%. Và cho vay ngắn
hạn tăng 12,33% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, cho vay trung, dài
hạn cũng tăng 8,16% so với cùng kỳ 2013. Tuy tốc độ tăng chƣa cao nhƣng
điều này cho thấy các doanh nghiệp đang dần hồi phục và mở rộng quy mô
sản xuất nên cần nguồn vốn vay dài hạn để phục vụ cho nhu cầu đó của mình.
32
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành
Các doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và
thành phố Cần Thơ nói riêng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ, tập trung vào sản xuất, kinh doanh ở một số ngành thuộc một số lĩnh vực:
nông nghiệp; Tiểu thủ công nghiệp; Thƣơng mại-dịch vụ,…
9%
7%
8%
8%
13%
21%
21%
7%
21%
Nông
nghiệp
TTCN
TM-DV
Khác
64%
62%
59%
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp thep ngành kinh tế qua
03 năm 2011, 2012, 2013
Chi nhánh trong thời gian qua đã có nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu
vay vốn của doanh nghiệp. Theo biểu đồ ta thấy, qua 03 năm hoạt động cho
vay chủ yếu của chi nhánh là chi các doanh nghiệp hoạt động TM-DV (chiếm
hơn 60% tổng doanh số cho vay), do địa bàn Cần thơ các doanh nghiệp chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực TM-DV nên nhu cầu vay vốn của nhóm doanh
nghiệp này cao. Tiểu thủ công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao khoảng 20%
tổng doanh số cho vay, cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này cũng tƣơng đối cao trên địa bàn và các vùng lân cận. Nhu cầu vay vốn cho
nhóm ngành nông nghiệp chiếm khoảng 7% và khá ổn định, còn nhóm ngành
khác chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Cơ
cấu cho vay theo ngành 06 tháng 2014 vẫn có sự tƣơng đồng giữa các nhóm
ngành trong tổng doanh số cho vay.
Để thấy rõ hơn, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích doanh số cho
vay doanh nghiệp của chi nhánh theo ngành kinh tế để có cái nhìn chi tiết hơn
cũng nhƣ nắm đƣợc sự biến động qua các năm của từng khoản mục qua bảng
dƣới đây.
33
Bảng 4.6: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011, 2012,
2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011
2012
2013
Chỉ tiêu
2012/2011
Số tiền
Nông nghiệp
2013/2012
%
Số tiền
%
45.545
43.670
41.540
(1.875)
(4,12)
(2.130)
(4,88)
TTCN
117.881
120.512
119.742
2.631
2,23
(770)
(0,64)
TM-DV
359.353
360.726
332.600
1.373
0,38
(28.126)
(7,80)
Khác
49.325
39.106
72.768
(10.219) (20,72)
33.662
86,08
Tổng
572.104
564.014
566.650
2.636
0,47
(8.090)
(1,41)
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Chú thích: TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
TM-DV: Thương Mại- Dịch vụ
Nông nghiệp: doanh số cho vay có xu hƣớng giảm qua 03 năm. Năm
2011, doanh số cho vay đạt 45.545 triệu đồng, bƣớc sang năm 2012 chỉ đạt
43.670 triệu đồng và năm 2013 doanh số cho vay chỉ đạt đạt 41.540 triệu
đồng. Năm 2012 giảm 1.875 triệu đồng tƣơng ứng giảm 4.12% so với năm
2011 và năm 2013 doanh số cho vay ngành này đã giảm 2.130 triệu đồng
tƣơng ứng là 4,88% so với năm 2012. Doanh số cho vay của nhóm ngành này
giảm không đáng kể, đặc biệt ở năm 2012 chiếm tỷ trọng thứ 3 trong cơ cấu
cho vay theo ngành của ngân hàng. Doanh số cho vay của nhóm ngành này
giảm do ảnh hƣởng xu thế chung nhóm ngành nông nghiệp chƣa phục hồi có
sự chuyển biến chậm, các mặt hàng nông sản chủ lực nhƣ lúa gạo, thủy sản
tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá giảm, sức mua giảm, chính sách bảo hộ
thƣơng mại của một số thị trƣờng lớn... làm cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn hiện nay, NHNN đang có xu hƣớng hỗ trợ cho nhóm ngành
này và đƣợc triển khai trên thực tế nên thu hút đƣợc các doanh nghiệp trong
nhóm ngành này.
Tiểu thủ công nghiệp: doanh số cho vay của nhóm ngành này tƣơng
đối ổn định qua 03 năm. Luôn chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu cho vay
theo ngành của ngân hàng. Năm 2011 doanh số cho vay ngành này đạt
117.881 triệu đồng, bƣớc năm 2012 doanh số cho vay ngành này với giá trị đạt
là 120.512 tăng 2.631 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ tăng trƣởng là
2,23%. Sang năm 2013 doanh số cho vay ngành với giá trị chỉ đạt 119.742
triệu đồng giảm 770 triệu đồng so với năm 2012 nhƣng tốc độ này chỉ giảm
nhẹ 0,64% tốc độ tăng này không cao mặc dù trong giai đoạn này lãnh đạo địa
34
phƣơng đã chú trọng phát triển và đƣa ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển
nhƣng đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp cần có đầu ra ổn định mới có
thể thu hút doanh nghiệp chú trọng đầu tƣ và phát triển. Nguyên nhân là do
tình hình kinh tế khó khăn nên hoạt động các doanh nghiệp trong giai đoạn
này chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chính nhận đƣợc nhiều sự
ƣu đãi và hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc.
TM-DV: doanh số cho vay của ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
qua 03 năm, nhƣng tốc độ tăng trƣởng không ổn định và biến động. Năm
2011, doanh số cho vay đạt 359.353 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,60% trong
cơ cấu doanh số cho vay theo ngành. Bƣớc sang năm 2012, doanh số cho vay
đạt giá trị 360.726 triệu đồng có tăng 0,38% so với năm 2011, Đến năm 2013,
doanh số cho vay đạt 332.600 triệu đồng giảm 28.126 triệu đồng, tƣơng ứng
giảm là 7,80% so với năm 2012. Trong giai đoạn này Chính phủ đề ra chính
sách hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nhóm ngành
này nhƣ gia hạn thời gian trả nợ, lãi suất ƣu đãi, giảm thuế cho doanh
nghiệp,… Vì vậy các doanh nghiệp tận dụng lợi thế này đang dần dần tìm
kiếm nguồn vốn để hổ trợ phát triển và mở rộng quy mô sản xuất nhƣng thực
tế khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế
còn thấp.
Khác: doanh số cho vay của nhóm ngành này qua 03 năm không ổn
định. Năm 2011, doanh số cho vay đạt 49.325 triệu đồng chiếm tỷ trọng
khoảng 9% sang năm 2012 doanh số cho vay đạt 39.106 triệu đồng đã giảm
với giá trị 10.219 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 20,72% so với năm 2011 theo
tình hình chung với các nhóm ngành khác. Bƣớc sang năm 2013, doanh số cho
vay đạt 72.768 triệu đồng chiếm tỷ trọng thứ 3 trong cơ cấu cho vay doanh
nghiệp theo ngành của ngân hàng, tăng 33.662 triệu đồng, tƣơng ứng tăng
86,08% so với năm 2012, với quy mô tín dụng của ngân hàng tăng, mở rộng
đối tƣợng thuộc các nhóm ngành khác nên doanh số cho vay của nhóm ngành
khác tăng.
35
Bảng 4.7: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014
Đơn vi tính: Triệu đồng
6T2013
6T2014
CHỈ TIÊU
6T2014-6T2013
Số tiền
%
Nông nghiệp
39.460
38.885
(575)
(1,46)
TTCN
99.051
93.816
(5.235)
(5,29)
245.327
309.854
64.527
26,30
Khác
42.042
32.056
(9.986)
(23,75)
Tổng
425.880
474.611
48.731
11,44
TM-DV
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 6T 2013, 6T2014)
Chú thích: TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
TM-DV: Thương Mại- Dịch vụ
Tình hình doanh số cho vay theo ngành 6 tháng năm 2014 nhƣ sau:
Nhóm ngành TM-DV vẫn là ngành đứng vị trí cao nhất với giá trị đạt 309.854
triệu đồng; tiểu thủ công nghiệp đứng vị trí thứ 2 với giá trị đạt 93.816 triệu
đồng, nhóm ngành nông nghiệp với giá trị đạt 38.885 triệu đồng cuối cùng các
ngành khác giá trị đạt 32.056 triệu đồng. Nhìn chung doanh số cho vay có nét
tƣơng đồng với 03 năm đã phân tích trên. Doanh số cho vay ở các nhóm ngành
đều giảm nhƣng đối với nhóm ngành TM-DV đã tăng 26,30% so với cùng kỳ
năm 2013, với các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế đã đề ra với nhóm ngành này
là tăng trƣởng bình quân là 17%-17,5% trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội của TP. Cần Thơ, nên nhóm ngành này đƣợc chú trọng nhiều hơn và đây
là đối tƣợng đƣợc ngân hàng trên địa bàn hƣớng đến nên doanh số cho vay của
nhóm các doanh nghiệp ngành này so với cùng kỳ năm 2013.
4.2.2 Doanh số thu nợ doanh nghiệp
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về
đƣợc khi đáo hạn vào một khoản thời gian nhất định.
Hình dƣới đây thể hiện cơ cấu của doanh số thu nợ doanh nghiệp trên
tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, từ đó giúp ta có cái nhìn tổng thể về việc
thu hồi nợ doanh nghiệp, qua phân tích ta sẽ đƣa ra đƣợc những giải pháp hiệu
quả nâng cao chất lƣợng công tác thu hồi nợ của ngân hàng.
36
19,53%
21,02%
80,47%
Năm 2011
35,89%
78,98%
Năm 2012
DSTN DN
DSTN CN
64,11%
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Chú thích: DSTNDN: Doanh số thu nợ doanh nghiệp
DSTNCN: Doanh số thu nợ cá nhân
Hình 4.5 Cơ cấu thu nợ doanh nghiệp trên tổng thu nợ của ngân hàng qua
03 năm 2011, 2012, 2013
Qua biểu đồ cho thấy, doanh số thu nợ doanh nghiệp có cơ cấu khá lớn
trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, do hoạt động tín dụng chủ yếu tập
trung ở nhóm khách hàng doanh nghiệp nhƣ đã phân tích. Doanh số thu nợ
doanh nghiệp cũng có nhiều biến chuyển khá tƣơng đồng so với doanh số cho
vay các năm của ngân hàng. Cụ thể doanh số cho vay doanh nghiệp năm 2011
chiếm tỷ trọng 79,95% nhƣng doanh số thu nợ chiếm 80,47% chứng tỏ hiệu
quả thu hồi nợ đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp đạt kết quả tốt. Sang năm
2012, doanh số thu nợ doanh nghiệp giảm nhƣng không đáng kể, năm 2013,
doanh số thu nợ giảm chiếm tỷ trọng 64,11% với doanh số cho vay chiếm
72,99% cho thấy công tác thu hồi nợ doanh nghiệp của ngân hàng không hiệu
quả và một lý do nữa là ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đến nhóm khách hàng
các nhân hơn nên khiến tỷ lệ doanh số thu hồi nợ doanh nghiệp cũng giảm
theo. Qua đó cho thấy ngân hàng cần có biện pháp tăng cƣờng hiệu quả thu
hồi nợ với nhóm khách hàng doanh nghiệp và qua đó cũng cho thấy sự chuyển
dịch cơ cấu cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
Với bảng dƣới đây ta có thể thấy đƣợc chi tiết thực trạng thu hồi nợ của
từng khoản mục doanh số thu nợ theo thời hạn.
37
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo thời hạn qua 03 năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2011
2012
2013
2012/2011
Số tiền
Ngắn hạn
456.139 296.281 212.176
Trung, dài
hạn
112.636 186.489 124.628
Tổng
568.775 482.770 336.804
%
(159.858) (35,05)
73.853
65,57
2013/2012
Số tiền
%
(84.105) (28,39)
(61.861) (33,17)
(86.005) (15,12) (145.966) (30,24)
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Nhìn chung vào bảng trên ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng qua
03 năm giảm. Kết quả này cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng thấp
do ảnh hƣởng của nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, các doanh
nghiệp không đủ khả năng chi trả các khoản vay đến hạn cho ngân hàng làm
cho doanh số thu nợ giảm. Cũng nhƣ doanh số cho vay, doanh số thu hồi nợ
ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số thu hồi nợ
trung, dài hạn. Do nhu cầu vay vốn ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao vì vậy
doanh số thu hồi nợ ngắn hạn luôn cao hơn. Cụ thể:
38
19,80%
38,63%
80,20%
61,37%
Năm 2011
Năm 2012
37%
Ngắn
hạn
Trung,
dài hạn
63%
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Hình 4.6 Cơ cấu thu nợ doanh nghiệp qua 03 năm 2011, 2012, 2013
Doanh số thu nợ ngắn hạn: chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh số
thu nợ, nhƣng lại giảm liên tục qua 03 năm. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn
hạn đạt 456.139 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80,20% trong cơ cấu cho vay doanh
nghiệp theo ngành của ngân hàng, sang năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn
đạt 296.281 triệu đồng với tỷ trọng 61,37% trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp
theo ngành của ngân hàng và năm 2013 doanh số thu nợ đạt 212.176 triệu
đồng với tỷ trọng 63,00% trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành của
ngân hàng. Qua 03 năm doanh số thu nợ ngắn hạn đều giảm, năm 2012 doanh
số thu nợ ngắn hạn giảm 159.858 triệu đồng giảm tƣơng ứng giảm 35,05% so
với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013 doanh số thu nợ cũng giảm nhƣng thấp
hơn giai đoạn trƣớc đó, giảm 84.105 triệu đồng và giảm tƣơng ứng 28,39% so
với năm 2012. Do trong giai đoạn này, ảnh hƣởng của nền kinh tế khó khăn,
các doanh nghiệp cũng bị ảnh hƣởng nặng nè, nên không có khả năng thanh
toán cho ngân hàng. Các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn ngắn hạn của ngân
39
hàng nếu bị ảnh hƣởng làm hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ, kém hiệu
quả nên không có khả năng sinh lời và thu hồi vốn để trả nợ cho ngân hàng.
Doanh số thu nợ trung, dài hạn: qua 03 năm doanh số thu nợ trung,
dài hạn biến động. Năm 2011, doanh số thu nợ này đạt giá trị là 112.636 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 19,80% trong cơ cấu thu nợ doanh nghiệp theo ngành của
ngân hàng, năm 2012 đạt giá trị 186.489 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38,63%
trong cơ cấu thu nợ doanh nghiệp theo ngành của ngân hàng, năm 2013 doanh
số thu nợ này đạt giá trị 124.628 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,00% trong cơ
cấu thu nợ doanh nghiệp theo ngành của ngân hàng. Năm 2012 chiếm tỷ trọng
cao nhất qua 03 năm với tốc độ tăng 65,57% và giá trị tăng thêm là 73.853
triệu đồng so với năm 2011, trong năm 2012 này doanh số thu nợ ngắn hạn
giảm do ngân hàng tập trung thu hồi vốn của các doanh nghiệp có thời hạn vay
trung, dài hạn đã đến hạn vì vậy doanh số thu nợ trong năm tăng. Bƣớc sang
năm 2013, doanh số thu nợ lại giảm 61.861 triệu đồng với tốc độ giảm là
33,17% so với năm 2012 nền kinh tế đã có hƣớng khôi phục nhƣng còn chậm,
lạm phát vẫn còn tìm ẩn, sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các
doanh nghiệp vẫn chƣa kịp phục hồi sản xuất kinh doanh nên khả năng thanh
toán cho ngân hàng chậm, làm cho doanh số thu nợ giảm.
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
6T2013
6T2014
Chỉ tiêu
6T2014-6T2013
Số tiền
%
Ngắn hạn
127.876
253.067
125.191
97,90
Trung, dài hạn
106.473
108.014
1.541
1,45
Tổng
234.349
361.081
126.732
54,08
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 6T2013, 6T2014)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh số thu hồi nợ giai đoạn này có khả
quan. 06 tháng đầu năm 2014 doanh tổng doanh số thu nợ đạt 253.067 triệu
đồng tốc độ tăng 97,90% so với cùng kỳ năm 2013 và doanh số thu hồi nợ
ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng. Các doanh nghiệp trong giai đoạn 06
tháng đầu năm 2014, có động thái tích cực trong trả những món vay cho ngân
hàng cũng một phần vào sự nỗ lực của ngân hàng trong vấn đề thu hồi nợ, khả
năng thu hồi vốn của ngân hàng đƣợc nâng cao.
40
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành
10,31
9,47
7,80
8,03
20,01
17,68
Nông
nghiệp
TTCN
27,83
35,72
TM-DV
21,87
46,17
Khác
54,67
Năm 2011
40,44
Năm 2012
Năm 20 13
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Hình 4.7 Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành của ngân hàng qua 03 năm
2011, 2012, 2013
Nhận xét biểu đồ trên, ta thấy rằng cơ cấu doanh số thu nợ doanh
nghiệp qua 03 năm 2011, 2012, 2013 biến động theo xu hƣớng của doanh số
cho vay. Trong đó doanh số thu nợ của nhóm ngành TM-DV chiếm tỷ trọng
cao nhất (trên 40% tổng doanh số thu nợ), kế tiếp là nhóm Tiểu thủ công
nghiệp (chiếm trên 20% tổng doanh số thu nợ) rồi đến nhóm ngành nông
nghiệp và nhóm ngành khác.
Nhìn tổng thể doanh số thu nợ theo ngành có sự chuyển biến lớn trong
cơ cấu từng khoản mục nhất là vào năm 2013. Để chi tiết hơn ta cùng xem
bảng dƣới đây để có cái nhìn cụ thể về sự thay đổi của từng khoản mục trong
phân loại doanh số thu nợ theo ngành để hiểu đƣợc thực trạng thu hồi nợ của
ngân hàng từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi
nợ.
41
Bảng 4.10: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm
2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011
Chỉ tiêu
Nông
nghiệp
2012
2013
Số tiền
37.644
59.537
TTCN
158.277 172.450
136.204
TM-DV
310.956 222.897
73.674
Khác
Tổng
2012/2011
45.651
53.891
49.779
67.389
568.775 482.770
336.804
%
(8.007) (17,54)
14.173
2013/2012
Số tiền
21.893
%
58,16
8,95
(36.246) (21,02)
(88.059) (28,32)
(149.223) (66,95)
(4.112)
(7,63)
(86.005) (15,12)
17.610
35,38
(145.966) (30,24)
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Cũng nhƣ doanh số cho vay, doanh số thu nợ theo ngành phân bổ
không đều và tăng giảm không ổn định qua 03 năm. Nhóm ngành TM-DV vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất, kế tiếp là TTCN, khác và nhóm ngành nông nghiệp
có giá trị thấp nhất trong nhóm ngành. Dựa theo xu hƣớng chuyển dịch của
doanh số cho vay nên doanh số thu nợ cũng có thay đổi qua từng năm. Cụ thể:
Nông nghiệp: doanh số thu nợ tăng trƣởng không ổn định qua 03 năm.
Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 45.651 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,03% trong
cơ thu nợ theo ngành của ngân hàng. Năm 2012 doanh số thu nợ chiếm tỷ
trọng 7,80% trong cơ thu nợ theo ngành của ngân hàng với giá trị đạt 37.644
triệu đồng. Năm 2013, doanh số thu nợ đạt 59.537 triệu đồng chiếm tỷ trọng
17,68% trong cơ cấu thu nợ theo ngành của ngân hàng. Doanh số thu nợ năm
2012 giảm tƣơng ứng 17,54% với giá trị giảm là 8.007 triệu đồng so với năm
2011. Nhƣng bƣớc sang năm 2013, doanh số thu nợ ngành này lạ tăng mạnh
với 58,16% so với năm 2012. Do doanh số cho vay trong nhóm ngành này có
xu hƣớng giảm trong giai đoạn này và các doanh nghiệp nhận đƣợc sự hỗ trợ
từ phía nhà nƣớc nên có vốn chi trả các khoản vay cho ngân hàng.
TTCN: tỷ trọng tăng liên tục qua 03 năm. Năm 2013, chiếm tỷ trọng cao
nhất vƣợt qua nhóm ngành TM-DV nhƣng lại giảm so với năm 2012 là
20,90%. Do các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành đang gặp khó khăn, đặc
biệt các doanh nghiệp khó khăn trong quá trình hoạt động là đầu ra sản phẩm.
Nhƣng bƣớc sang năm 2014, nhờ sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc, các doanh
nghiệp có xu hƣớng phục hồi trở lại, chính vì vậy mà doanh số thu nợ tăng
52,23% so với cùng kỳ năm 2013.
42
TM-DV: luôn chiếm tỷ trọng cao nhƣng tốc độ tăng trƣởng lại giảm qua
03 năm. Năm 2011, doanh số thu nợ đạt 310.956 triệu đồng, năm 2012 doanh
số này với giá trị đạt 222.897 triệu đồng và đến năm 2013 chỉ đạt 73.674 triệu
đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ này giảm 28,32% so với năm 2011. Năm
2013 doanh số thu nợ này lại giảm mạnh là 66,95% so với năm 2012. Do tình
hình kinh tế khó khăn, việc làm và thu nhập của ngƣời lao động bị ảnh
hƣởng nên ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng chi tiêu tiết kiệm hơn, không chi cho
các khoản mua sắm, du lịch, ăn uống…
Khác: doanh số thu nợ của nhóm ngành này năm 2011 đạt 53.891 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 10,31% trong cơ cấu doanh số thu nợ doanh nghiệp của
ngân hàng. Bƣớc sang năm 2012, doanh số thu nợ đạt 49.779 triệu đồng giảm
4.112 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 7,63% so với năm 2011. Năm 2013, doanh
số thu nợ đạt 67.389 triệu đồng đã tăng 17.610 triệu đồng, tƣơng ứng tăng
35,38% so với năm 2012. Nguyên nhân do nền kinh tế có sự chuyển biến khả
quan, các doanh nghiệp trong nhóm ngành này hoạt động có hiệu quả nên khả
năng hoàn trả các khoản vay của ngân hàng tăng.
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
6T2013
6T2014
Chỉ tiêu
6T2014-6T2013
Số tiền
%
Nông nghiệp
42.312
24.323
(17.989)
(42,52)
TTCN
70.723
93.087
22.364
31,62
TM-DV
70.597
183.773
113.176
160,31
Khác
50.717
59.879
9.162
18,06
Tổng
234.349
361.062
126.713
54,07
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 6T2013, 6T2014)
Tình hình doanh số thu nợ theo ngành 06 tháng đầu năm 2014 chuyển
biến khả quan hơn so với cùng kỳ năm 2013, doanh số cho vay của các ngành
trong giai đoạn này đều tăng và có sự chuyển biến tích cực. Trong giai đoạn
này, doanh số thu nợ của các ngành có sự tƣơng đồng với 03 năm đã phân tích
nhƣ trên. Đặc biệt ngành thƣơng mại-dịch vụ có mức độ tăng doanh số thu nợ
cao nhất từ trƣớc đến nay do trong giai đoạn này do nhận đƣợc sự hỗ trợ từ
phía Nhà nƣớc nên các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và nhu cầu hoàn
trả cho ngân hàng tăng cao.
43
4.2.3 Dƣ nợ
Dƣ nợ cho vay là con số thời điểm. Dƣ nợ phản ánh số nợ gốc chƣa thu
hồi tại một thời điểm đang xét. Dƣ nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng
đã cho vay và chƣa thu hồi đƣợc vào thời điểm nhất định. Để xác định dƣ nợ
ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Nhƣ vậy, dƣ nợ càng cao chƣa chắc đã tốt. Tuy nhiên, dƣ nợ còn phản ánh quy
mô hoạt động tín dụng của chi nhánh.
22,22%
16,85%
77,77%
83,15%
Năm 2011
Năm 2012
19,43%
80,57%
Dƣ nợ
DN
Dƣ nợ
CN
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Hình 4.8 Cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp trên tổng cơ cấu dƣ nợ qua 03
năm 2011, 2012, 2013
Nhìn vào cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp trên tổng dƣ nợ của ngân hàng
cho thấy dƣ nợ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao ( trên 70% tổng dƣ nợ)
qua 03 năm 2011 đến năm 2013 và đến thởi điểm 6 tháng 2013, 6 tháng 2014
cũng có nét tƣơng đồng, chứng tỏ chi nhánh tập trung phát triển hoạt động tín
dụng hƣớng đến nhóm khách hàng doanh nghiệp nhƣng nhóm đối tƣợng
44
khách hàng các nhân đang đƣợc ngân hàng hƣớng đến thực tế đã cho thấy dƣ
nợ doanh nghiệp đã giảm vào năm 2012.
4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn
Bảng 4.12: Dƣ nợ doanh nghiệp theo thời hạn qua 03 năm 2011, 2012,
2013
Đơn vị tính: triệu đồng
2011
2012
2013
Chỉ tiêu
2012/2011
2013/2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
Trung, dài
hạn
605.896
636.754
784.399
30.858
5,09
147.645
23,19
78.584
128.970
211.171
50.386
64,12
82.201
63,74
Tổng
684.480
765.724
995.570
81.244
11,87
229.846
30,02
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Với quy mô nguồn vốn ngày càng mở rộng thì doanh số cho vay và dƣ
nợ của ngân hàng không ngừng đƣợc tăng lên. Dƣ nợ của ngân hàng tăng
nhanh qua 03 năm. Năm 2011 dƣ nợ đạt 684.480 triệu đồng, năm 2012 dƣ nợ
tăng 11,87% đạt mức 765.724 triệu đồng, tăng 81.244 triệu đồng so với năm
2011. Năm 2013 dƣ nợ tăng lên nhanh chóng với mức tăng 30,02%, đạt mức
995.570 triệu đồng đã tăng 229.846 triệu đồng so với năm 2012. Cho thấy
ngân hàng thu hút đƣợc khách hàng từ đó tăng tính cạnh tranh của ngân hàng.
Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 75% trong cơ cấu dƣ nợ
của ngân hàng. Dƣ nợ ngắn hạn có xu hƣớng giảm qua 03 năm. Mặc dù năm
2012 tỷ trọng là 83,16% trong cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn của ngân hàng và
đến năm 2013 tỷ trọng dƣ nợ quá hạn chiếm 78,79% trong cơ cấu dƣ nợ theo
thời hạn của ngân hàng. Nhƣng xét về lƣợng, năm 2011 dƣ nợ đạt 636.754
triệu đồng, tăng 5,09% so với năm 2011 với giá trị đạt 605.896 triệu đồng.
Năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh 23,19%, đạt mức 784.399 triệu
đồng so với năm 2012. Sự tăng trƣởng của dƣ nợ ngắn hạn là tất yếu bởi ngân
hàng tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn cộng thêm dƣ nợ của những năm
trƣớc đó càng làm dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng thêm.
Dư nợ trung, dài hạn: cũng giống nhƣ dƣ nợ ngắn hạn, dƣ nợ dài hạn
cũng tăng lên liên tục. Năm 2011 đạt 78.584 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,48%
trong cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn của ngân hàng. Sang năm 2012, dƣ nợ tăng
mạnh 64,12% với giá trị tăng thêm 50.386 triệu đồng, đạt mức 128.970 triệu
đồng. Năm 2013, dƣ nợ đạt mức 211.171 triệu đồng tăng 63,74% so với năm
2012. Mức tăng có giảm nhƣng tốc độ tăng vẫn cao do nhu cầu cho vay trung
45
và dài hạn vẫn ổn định nhƣng doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng
năm 2013 giảm nên dƣ nợ trung, dài hạn tăng cao.
Bảng 4.13: Dƣ nợ doanh nghiệp theo thời hạn 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
6T2013
6T2014
Chỉ tiêu
6T2014/6T2013
Số tiền
%
Ngắn hạn
844.256
908.053
63.797
7,56
Trung, dài hạn
112.999
201.048
88.049
77,92
Tổng
957.255
1.109.101
151.846
15,86
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 6T2013, 6T2014)
Tình hình dƣ nợ ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng so với
cùng kỳ năm 2013. Với giá trị đạt 1.109.101 triệu đồng, tăng 15,10 % so với
cùng kỳ năm 2013. Do doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 tăng và cộng
thêm phần dƣ nợ trƣớc đó của ngân hàng nên dƣ nợ càng tăng. Dƣ nợ ngắn
hạn đạt giá trị 908.053 triệu đồng đã tăng 6,84% so với cùng kỳ năm 2013. Dƣ
nợ trung, dài hạn đạt 201.048 triệu đồng, tăng mạnh với 77,92% so với cùng
kỳ năm 2013 trong giai đoạn này các doanh nghiệp vay vốn với thời hạn trung,
dài hạn chƣa tới hạn thanh toán và một số doanh nghiệp chƣa có khả năng
thanh toán cho ngân hàng nên dƣ nợ trung và dài hạn tăng cao.
4.2.3.2 Dư nợ theo ngành kinh tế
Chúng ta đã phân tích dƣ nợ doanh nghiệp theo thời hạn nhƣ trên, để
nắm rõ hơn hoạt động tín dụng của chi nhánh ta tìm hiểu dƣ nợ cho vay của
doanh nghiệp theo ngành kinh tế, trƣớc tiên là cơ cấu của từng khoản mục trên
tổng dƣ nợ theo hình dƣới đây.
46
3,98% 3,44%
\ / 2,37%
6,01% 2,96%
10,24%
80,79%
90,21%
Năm 2011
Năm 2012
3,60%
\
Nông nghiệp
TTCN
TM-DV
Khác
95,40%
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Hình 4.9 Cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011,
2012, 2013
Qua hình trên cho thấy, dƣ nợ nhóm ngành TM-DV của ngân hàng luôn
chiếm tỷ trọng khá cao (trên 80%) trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh
nghiệp. Cụ thể năm 2011 chiếm 80,79% trên tổng dƣ nợ doanh nghiệp, năm
2012 chiếm 90,21% trên tổng dƣ nợ doanh nghiệp và năm 2013 chiếm 95,40%
trên tổng dƣ nợ doanh nghiệp. Kế tiếp là nhóm ngành khác rồi đến tiểu thủ
công nghiệp và cuối cùng là nhóm ngành nông nghiệp. Sở dĩ có tình trạng dƣ
nợ các ngành giảm mạnh trong cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp là do nhóm ngành
TM-DV là nhóm đối tƣợng khách hàng chủ yếu, có nhu cầu cao về nguồn vốn
nên doanh số cho vay của nhóm ngành này cao nên dƣ nợ của nhóm ngành
này tăng và chiếm tỷ trọng cao qua 03 năm. Biểu đồ cơ cấu dƣ nợ doanh
nghiệp theo ngành kinh tế xét đến cuối thời điểm 6 tháng 2013 và 6 tháng
2014 cũng có nét tƣơng đồng về cơ cấu.
Chúng ta vừa khái quát về cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp theo ngành kinh
tế trên tổng dƣ nợ doanh nghiệp qua 03 năm. Tiếp đến, sẽ đi sâu vào chi tiết
47
theo bảng dƣới đây, từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thay đổi của từng
khoản mục trong 03 năm.
Bảng 4.14: Dƣ nợ doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
2011
2012
2013
2012/2011
Chỉ tiêu
Nông
nghiệp
20.285
26.311
8.314
TTCN
70.064
18.126
1.664 (51.938) (74,13) (16.462) (90,82)
552.983
690.812
Khác
41.148
30.475
Tổng
684.480
765.724
TM-DV
Số tiền
2013/2012
949.738
6.026
29,71
Số tiền
%
(17.997) (68,40)
24,92
258.926
37,48
35.854 (10.673) (25,94)
5.379
17,65
229.846
30,02
995.570
137.829
%
81.244
11,87
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Tình hình dƣ nợ theo ngành của ngân hàng phân bố không đều, có sự
tăng giảm không ổn định qua 03 năm. Cùng với doanh số cho vay, nhóm
ngành TM-DV vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, kế tiếp là TTCN, nhóm ngành
khác và nông nghiệp.
Nông nghiệp: dƣ nợ qua 03 năm giảm. Năm 2011 đạt 20.285 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 2,96% trong cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp theo ngành của
ngân hàng. Năm 2012, dƣ nợ tăng 29,71% so với năm 2011 dƣ nợ ngành này
với giá trị đạt 26.311 triệu đồng đã tăng 6.026 triệu đồng. Sang năm 2013, dƣ
nợ ngành này đạt 41.540 triệu đồng giảm 17.997 triệu đồng, tƣơng đƣơng
giảm mạnh 68,40% so với năm 2012. Do trong giai đoạn này doanh số cho
vay của nhóm ngành này giảm và doanh số thu nợ lại tăng nên dƣ nợ của
nhóm ngành này giảm mạnh.
TTCN: dƣ nợ của nhóm ngành này cũng có xu hƣớng giảm mạnh. Với
năm 2011 đạt 70.064 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,24% trong cơ cấu dƣ nợ
doanh nghiệp theo ngành của ngân hàng đến năm 2012 chỉ đạt 18.126 triệu
đồng với tỷ trọng ở mức 2,37% trong cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp theo ngành
của chi nhánh thấp nhất trong cơ cấu dƣ nợ của ngân hàng, năm 2013 đạt
1.664 triệu đồng với mức tỷ trọng thấp hơn 0,17% trong cơ cấu dƣ nợ doanh
nghiệp theo ngành của ngân hàng. So về lƣợng thì năm 2012 dƣ nợ giảm
74,13% với giá trị giảm 51.938 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 còn
giảm mạnh 90,82% với giá trị giảm 16.462 triệu đồng. Nguyên nhân của tình
48
trạng này là do doanh số cho vay của nhóm ngành này thấp có khi giảm còn
doanh số thu nợ thì tăng nên dƣ nợ của nhóm ngành này giảm mạnh qua 03
năm.
TM-DV: các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là hoạt động này nên
cần chú trọng và mở rộng nên chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay
nên dƣ nợ của nhóm ngành này cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dƣ nợ.
Và dƣ nợ của nhóm ngành này có xu hƣớng tăng qua 03 năm cụ thể năm 2011
giá trị đạt 552.983 triệu đồng, năm 2012 đạt 690.812 triệu đồng và đến năm
2013 lên đến 949.738 triệu đồng. Năm 2012 tăng 137.829 triệu đồng tăng
24,92% so với năm 2011. Tới năm 2013 với mức tăng mạnh 37,48% với giá
trị tăng 258.926 triệu đồng so với năm 2012. Nhóm ngành này có doanh số
cho vay cao nhƣng do ảnh hƣởng từ nền kinh tế các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn nên vấn đề thanh toán nợ cho ngân
hàng chậm làm dƣ nợ tăng cao.
Khác: các doanh nghiệp nhóm ngành này là đối tƣợng ngân hàng chú ý
trong công tác cho vay cũng nhƣ thu hồi nợ, điều này cho thấy dƣ nợ của
nhóm ngành này chuyển biến theo doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Năm
2011, dƣ nợ đạt 41.148 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,01% trong cơ cấu dƣ nợ
doanh nghiệp theo ngành của ngân hàng. Năm 2013 đạt 35.854 triệu đồng tăng
5.379 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 17,65% so với năm 2012 chỉ đạt 30.475 triệu
đồng.
Bảng 4.15: Dƣ nợ doanh nghiệp theo ngành 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
6T2013
6T2014
Chỉ tiêu
6T2014/6T2013
Số tiền
%
(583)
(2,49)
Nông nghiệp
23.459
22.876
TTCN
46.454
2.391
(44.063)
(94,85)
TM-DV
865.542
1.075.819
210.277
24,29
Khác
21.800
8.031
(13.769)
(63,16)
Tổng
957.255
1.109.117
151.862
15,86
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 6T2013, 6T2014)
Tình hình dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.109.101 triệu đồng tăng
151.846 triệu đồng so với cùng kỳ 2013 điều này chứng tỏ quy mô tín dụng
doanh nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng. Dƣ nợ doanh nghiệp của ngân hàng
trong giai đoạn này tiếp tục phân bố không đồng đều và có sự tăng giảm giữa
49
các nhóm ngành. TM-DV vẫn là nhóm ngành chiếm giá trị trong cơ cấu dƣ nợ
của ngân hàng, với giá trị đạt 1.075.819 triệu đồng đã tăng 24,29% so với
cùng kỳ 2013. Nhóm ngành TTCN có xu hƣớng giảm mạnh nhất 94,85% so
với cùng kỳ năm 2013, kế tiếp là nhóm ngành nông nghiệp rồi đến nhóm
ngành khác tăng 15,86% so với cùng kỳ năm 2013. Tình hình dƣ nợ tăng lên
nhanh chóng do giai đoạn này nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh
nghiệp cần nguồn vốn nên ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng, làm
doanh số cho vay tăng lên nhanh chóng nên dƣ nợ cũng tăng.
4.2.4 Nợ xấu
Nợ xấu là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng có thể gặp phải trong
hoạt động tín dụng của mình. Nợ xấu còn là chỉ tiêu đo lƣờng chất lƣợng tín
dụng của ngân hàng, do đó công tác quản lý các khoản nợ, đôn đốc xử lý các
khoản nợ xấu luôn đƣợc ngân hàng chú trọng và đặt lên hàng đầu trong hoạt
động của mình.
7,00%
5,06%
4,70%
Nợ xấu DN
Nợ xấu CN
93,00%
Năm 2011
94,94%
95,30%
Năm 2012
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Chú thích: DN: Doanh nghiệp
CN: Cá nhân
Hình 4.10 Cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp trên tổng nợ xấu của ngân hàng
qua 03 năm 2011, 2012, 2013
Qua quan sát hình trên cho thấy nợ xấu doanh nghiệp luôn chiếm tỷ
trọng cao trên 90% trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng. Nhóm khách hàng
doanh nghiệp luôn là đối tƣợng mà ngân hàng hƣớng đến nên doanh số cho
vay của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay và tăng
qua 03 năm lần lƣợt là 93,00% ở năm 2011, đến năm 2012 là 94,94% và ở
năm 2013 chiếm tỷ trong cao nhất là 95,30%. Nhƣng do ảnh hƣởng của nền
kinh tế khó khăn trong giai đoạn hiện nay, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất
50
kinh doanh của doanh nghiệp, nên không có khả năng hoàn trả các khoản nợ
đã vay của ngân hàng.
4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn
Giống nhƣ doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu của doanh
nghiệp cũng đƣợc chia thành nợ xấu ngắn hạn; nợ xấu trung, dài hạn. Để tìm
hiểu rõ hơn, ta sẽ đi sâu vào phân tích từng khoản mục nợ xấu doanh nghiệp
của ngân hàng.
Bảng 4.16: Nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn qua 03 năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2011
2012
2013
2012-2011
Số tiền
Ngắn hạn
Trung, dài
hạn
Tổng
2013-2012
Số tiền
%
%
6.827
9.957
9.327
3.130
45,85
(630)
(6,33)
3.603
5.667
5.296
2.064
57,29
(371)
(6,55)
10.430
15.624
14.623
5.194
49,80
(1.001)
(6,41)
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Nợ xấu của ngân hàng qua 03 năm 2011, 2012, 2013: Năm 2012 nợ xấu
với giá trị là 15.624 triệu đồng đã tăng 49,80% so với năm 2011. Do trong giai
đoạn này, tình hình nợ xấu của các ngân hàng không chỉ riêng là PVcomBank
Cần Thơ, đều đáng lo ngại và là vấn đề khó giải quyết đối với hệ thống ngân
hàng. Sang năm 2013, con số này là 14.623 triệu đồng và đã giảm 6,41% so
với 2012, điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh đang
càng tốt lên, các khoản nợ xấu đƣợc thu hồi và xử lý. Để hiểu rõ về nợ xấu
doanh nghiệp của chi nhánh ta đi sâu phân tích từng khoản mục:
34,54%
37,41%
36,27%
65,46%
63,73%
Năm 2011
Năm 2012
62,59%
Ngắn
hạn
Trung,
dài hạn
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Hình 4.11 Cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn qua 03 năm 2011,
2012, 2013
51
Ngắn hạn: chiếm tỷ trọng cao trên 60% nợ xấu doanh nghiệp trong cơ
cấu nợ xấu theo thời hạn. Cụ thể năm 2012, đạt giá trị cao nhất tăng 3.130
triệu đồng tức tăng 45,85% so với nợ xấu năm 2011, nguyên nhân do trong
giai đoạn này tình hình lạm phát ở nƣớc ta tăng cao, tiêu dùng giảm từ đó dẫn
tới các doanh nghiệp gặp khó khăn, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hƣởng dịch
bệnh, giá lúa gạo không ổn định... Sang năm 2013, nợ xấu doanh nghiệp giảm
và nợ xấu ngắn hạn cũng giảm nhƣng chỉ giảm 6,33% so với năm 2012,
nguyên nhân là trong năm ngân hàng thực hiện siết chặt hơn hoạt động tín
dụng để có thể hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng, mặt khác ngân hàng tiến hành xử
lý nợ xấu hiện tại và các năm trƣớc đó.
Trung, dài hạn: tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ xấu ngắn hạn nhƣng có
xu hƣớng tăng qua 03 năm. Cụ thể năm 2012, đạt 5.667 triệu đồng đã tăng
57,29% so với năm 2011 chỉ là 3.603 triệu đồng điều đáng chú ý là tình hình
nợ xấu trung, dài hạn trong năm lại có tốc độ tăng cao hơn nợ xấu ngắn hạn.
Nguyên nhân nợ xấu tăng là do những năm trƣớc đây, Ngân hàng thực hiện
đẩy mạnh chính sách tăng trƣởng tín dụng, nhiều hồ sơ vay vốn không đƣợc
kiểm soát chặt chẽ nên nợ xấu những năm về sau tăng. Mặt khác các doanh
nghiệp do ảnh hƣởng của tính hình kinh tế đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
có thời hạn dài không có khả năng trả nợ cùng với đó là các khoản vay trung,
dài hạn ở những năm trƣớc đến hạn trả nhƣng do các doanh nghiệp kinh doanh
thua lỗ nên không có khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng
nên nợ xấu trung, dài hạn tăng. Sang năm 2013, ngân hàng nâng cao công tác
xử lý nợ xấu nhƣ phải đòi đƣợc nợ của khách hàng, xử lý tài sản thế chấp và
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dần ổn định trở lại, nên nợ xấu đã
đƣợc giải quyết phần nào.
Bảng 4.17: Nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn 06 tháng 2013 và 06
tháng 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6T2013
6T2014
6T2014-6T2014
Số tiền
%
Ngắn hạn
7.796
8.317
521
6,68
Trung, dài hạn
4.785
5.940
1.155
24,14
12.581
14.257
1.676
13,32
Tổng
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 6T2013, 6T2014)
06 tháng đầu 2014 tình hình nợ xấu với giá trị là 14.576 triệu đồng tăng
1.676 triệu đồng tăng tƣơng ứng 13,32% so với cùng kỳ 2013. Nguyên nhân là
52
do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn khó
khăn, cho nên đến hạn trả nợ nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ,
dẫn đến số nợ xấu tăng lên trong khi khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế
do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trên địa bàn còn hạn chế.
4.2.4.2 Nợ xấu theo ngành
Cũng nhƣ doanh số cho vay, doanh số thu nợ thì nợ xấu doanh nghiệp
cũng đƣợc chia thành các nhóm ngành gồm: nông nghiệp; tiểu thủ công
nghiệp; TM-DV và nhóm ngành khác.
26%
25%
25%
31%
24%
30%
Nông
nghiệp
TM-DV
TTCN
10%
15%
12%
37%
34%
Năm 2011
Năm 2012
Khác
31%
Năm 2013
Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013
Hình 4.12 Cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011,
2012, 2013
Qua 03 năm cho thấy, nợ xấu theo nhóm ngành của ngân hàng không
đều, cụ thể: nhóm ngành TM-DV ở năm 2011, 2012 luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất trên 30% trong cơ cấu, nhóm ngành nông nghiệp chiếm trên 25%, nhóm
ngành khác cũng chiếm tỷ trọng trên 20% và nhóm ngành thiểu thủ công
nghiệp chiếm tỷ trọng trên 10%. Đến năm 2013, sự thay đổi cơ cấu mạnh mẽ,
nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 31%, nhóm
ngành khác chỉ đứng sau với khoảng 30%, nhóm ngành nông nghiệp khoảng
24% và nhóm ngành TM-DV là khoảng 15%. Có sự chuyển dịch cơ cấu nhƣ
vậy là do sự chuyển biến của nền kinh tế đã ảnh hƣởng đến các ngành, làm
cho khả năng thu hồi nợ của các nhóm ngành giảm kéo theo nợ xấu theo nhóm
ngành cũng thay đổi nhiều.
Để thấy rõ hơn tình hình nợ xấu của các ngành, ta sẽ đi sâu vào phân
tích các khoản mục của nợ xấu theo ngành cùng với bảng dƣới đây.
53
Bảng 4.18: Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành qua 03 năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2012-2011
Số tiền
%
2013-2012
Số tiền
%
Nông nghiệp
3.217
3.953
3.449
736
22,88
(504)
(12,75)
TM-DV
3.586
5.812
2.154
2.226
62,07
(3.658)
(62,94)
TTCN
1.002
1.848
4.590
846
84,43
2.742
148,38
Khác
2.625
4.011
4.430
1.386
52,80
419
10,45
Tổng
10.430
15.624
14.623
5.194
49,80
(1.001)
(6,41)
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
Nông nghiệp: nợ xấu nhóm ngành này năm 2012 đạt 3.953 triệu đồng
đã tăng 22,88% so với năm 2011. Nguyên nhân do doanh số thu nợ trong năm
đã giảm do diễn biến của hoạt động nông nghiệp trong năm thời tiết, sâu bệnh,
sản lƣợng giảm nên không đạt đƣợc kết quả cao ảnh hƣởng đến khả năng trả
nợ của doanh nghiệp. Năm 2013 nợ xấu là 3.449 triệu đồng đã giảm 12,75%
so với năm 2012 đây là tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh, cho thấy khả cho
thấy ngân hàng đang tích cực nâng cao trong công tác thu hồi nợ và đã đạt
đƣợc những hiệu quả.
TM-DV: nợ xấu năm 2012 đạt 5.812 triệu đồng tăng đến 62,07% so với
năm 2011 nguyên nhân do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
đang gặp khó khăn làm doanh số thu nợ của ngành giảm. Năm 2013, nợ xấu là
2.154 triệu đồng đã giảm 62,94% so với năm 2012, trong năm nền kinh tế đã
dần đƣợc phục hồi, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tốt hơn, khả năng
thu hồi vốn của doanh nghiệp cao nên doanh nghiệp có khả năng chi trả cho
ngân hàng làm nợ xấu theo nhóm ngành này giảm so với các năm trƣớc đó
TTCN: Nhóm ngành này đang khó khăn trong quá trình hoạt động sản
xuất, đầu ra sản phẩm gặp khó khăn, thêm vào đó các doanh nghiệp trong
ngành cần nguồn vốn cho khâu mua nguyên vật liệu, máy móc để sản xuất và
chi trả cho nhân công lao động nên cần nguồn vốn nhiều nhƣng do khó khăn
chung của nền kinh tế làm đầu ra sản phẩm không ổn định nên doanh nghiệp
không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, nợ xấu của nhóm ngành này
qua 03 năm luôn tăng, với tốc độ tăng cao cụ thể với năm 2012, tăng 84,43%
so với năm 2011 và năm 2013 tăng vƣợt bậc với 148,38% so với năm 2012.
54
Khác: cũng tăng qua 03 năm nhƣng tốc độ tăng đã đƣợc kiềm chế. Cụ
thể: năm 2012 tăng 52,80% so với năm 2011, nhƣng năm 2013 chỉ tăng
10,45% so với năm 2012. Nguyên nhân do trong giai đoạn nền kinh tế đang
gặp khó khăn với nhiều biến động nhƣ lạm phát cao, chi phí nguyên vật liệu,
chi phí để mƣớn nhân công tăng,… nên nợ xấu của nhóm ngành này tăng.
Bảng 4.19 Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành 06 tháng 2013 và 06 tháng
2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6T2013
6T2014
6T2014-6T2014
Số tiền
%
Nông nghiệp
2.045
2.365
320
15,65
TM-DV
3.942
3.855
(87)
(2,21)
TTCN
1.699
2.184
485
28,55
Khác
4.895
5.853
958
19,57
Tổng
12.581
14.257
1.676
13,32
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 6T2013, 6T2014)
Tình hình nợ xấu 06 tháng đầu năm 2014 của ngân hàng theo bảng trên
ta thấy đƣợc nợ xấu đã tăng trở lại. Cụ thể ở nhóm ngành nông nghiệp tăng
15,65% so với cùng kỳ năm 2013 do ở thời điểm này các doanh nghiệp chƣa
có khả năng trả nợ cho ngân hàng cùng với các khoản nợ xấu trƣớc đó nên làm
tinh trạng nợ xấu lại càng tăng thêm. Các nhóm ngành khác có tình hình biến
động theo tình hình chung về nợ xấu 03 năm.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 03 NĂM 2011,
2012, 2013.
Sau khi đã phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của
ngân hàng qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ
xấu doanh nghiệp. Dƣới đây là phần phân tích đánh giá hoạt động tín dụng
doanh nghiệp giúp ta thấy đƣợc hiệu quả trong hoạt động tín dụng doanh
nghiệp của ngân hàng từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
55
Bảng 4.20: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng qua 03 năm 2011,
2012, 2013
CHỈ TIÊU
Năm
Đơn vị
tính
2011
2012
2013
1. Vốn huy động
Triệu đồng
816.932
929.723
1.107.645
2. Dƣ nợ doanh nghiệp
Triệu đồng
684.480
765.724
995.570
3. Dƣ nợ DN bình quân
Triệu đồng
689.270
725.102
880.647
4. Doanh số cho vay DN
Triệu đồng
572.104
564.014
566.650
5. Doanh số thu nợ DN
Triệu đồng
568.775
482.770
336.804
6. Nợ xấu DN
Triệu đồng
10.430
15.624
14.623
7. Tổng dƣ nợ
Triệu đồng
834.220
984.548
1.235.589
8. Dƣ nợ DN/ Dƣ nợ
%
82,05
77,77
80,57
9. Hệ số thu nợ
%
99,42
85,60
59,44
10. Dƣ nợ DN/ Vốn huy
động
Lần
0,84
0,82
0,90
11. Vòng quay vốn tín
dụng
Vòng
0,83
0,67
0,38
12. Nợ xấu/ Dƣ nợ DN
%
1,52
2,04
1,47
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)
4.3.1 Dƣ nợ doanh nghiệp trên dƣ nợ
Đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp là đối tƣợng chủ yếu của ngân
hàng, đƣợc ngân hàng hƣớng đến trong hoạt động tín dung. Vì vậy hoạt động
cho vay doanh nghiệp là hoạt động chủ yếu của chi nhánh. Dƣ nợ doanh
nghiệp luôn chiếm cao trên 75% dƣ nợ. Cụ thể, dƣ nợ doanh nghiệp trên tổng
dƣ nợ năm 2011 đạt 82,05%, sang năm 2012 thì tỷ lệ này còn 77,77% do nhu
cầu về vốn của doanh nghiệp thấp bởi ảnh hƣởng của khó khăn từ nền kinh tế
và đến năm 2013 tỷ lệ này đã tăng trở lại với 80,57%, trong năm nền kinh tế
dần ổn định hơn, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng đƣợc cải
thiện nên nhu cầu về vốn tăng nên dƣ nợ doanh nghiệp tăng.
56
4.3.2 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cho biết tỷ lệ giữa số tiền mà ngân hàng thu hồi đƣợc trong
một thời kỳ nhất định so với số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong cùng một
thời điểm đó. Nhƣ vậy, tỷ lệ này càng cao thì càng thuận lợi cho hoạt động của
ngân hàng. Ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh và mở rộng thêm hoạt động
kinh doanh và kiếm thêm lợi nhuận.
Qua bảng đánh giá tín dụng doanh nghiệp cho thấy, qua 03 năm hệ số thu
nợ doanh nghiệp đều giảm. Năm 2011, hệ số thu nợ là 99,42%, nghĩa là: khi
ngân hàng bỏ ra 100 đồng thì thu lại đƣợc 99,24 đồng. Sang năm 2012, doanh
số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng giảm nên hệ số thu nợ của ngân
hàng chỉ là 85,60% giảm so với năm 2011 nguyên nhân là do chi nhánh đẩy
mạnh cho vay trung và dài hạn nên thu hồi nợ giảm. Năm 2013, hệ số thu nợ
là 59,44% và đã giảm mạnh so với năm 2012 do trong năm 2013 doanh số cho
vay của ngân hàng tăng mà doanh số thu nợ của ngân hàng đối với doanh
nghiệp lại giảm vì vậy hệ số thu nợ giảm mạnh. Trong giai đoạn này, ảnh
hƣởng của nền kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên khả
năng thu hồi vốn thấp không chỉ riêng PVcomBank Cần Thơ mà là tình hình
chung của các ngân hàng khác.
4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của
ngân hàng, thời gian thu hồi nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng
càng cao thì đồng vốn của ngân hàng càng nhanh, không bị ứ động, luân
chuyển liên tục đạt hiệu quả.
Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng cao nhất là 0,83 vòng do dƣ nợ cao
và doanh số thu nợ chứng tỏ trong năm này tốc độ luân chuyển vốn tín dụng
của ngân hàng cao. Năm 2012, vòng quay vốn tín dụng là 0,67 vòng giảm so
với năm 2012, với doanh số thu nợ giảm 15,12% và dƣ nợ chỉ tăng 11,87% đã
làm cho vòng quay vốn tín dụng so với năm 2011. Năm 2013, vòng quay vốn
tín dụng thấp nhất trong 03 năm với 0,38 vòng đã giảm so với năm 2012 do
doanh số thu nợ giảm mạnh 30,24% và tổng dƣ nợ tăng 30,02% nên làm vòng
quay vốn tín dụng giảm ở mức thấp nhất.
4.3.4 Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay
vốn. Thông thƣờng khi nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp
hơn so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dƣ nợ càng gấp nhiều lần so với vốn
huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ cấp trên thì không
57
hiệu quả bằng việc sử dụng vốn huy động. Do đó tỷ lệ này càng gần 1 thì càng
tốt cho hoạt động của ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn huy động đƣợc.
Nhìn chung tỷ lệ này có xu hƣớng tăng qua 03 năm, điều này chứng tỏ
ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động đƣợc. Năm 2011, tỷ lệ
này là 0,84. Năm 2012, tỷ lệ này là 0,82 lần tuy có giảm nhung con số này
giảm không đáng kể so với năm 2011. Sang năm 2013, tỷ lệ này là 0,90 lần là
cao nhất trong 03 năm, với số vốn huy động tăng cao đạt 1.107.645 triệu đồng
và dƣ nợ đạt 995.570 triệu đồng làm cho tỷ lệ này tăng cao so với năm 2014,
ngân hàng đã cho thấy khả năng của mình trong vấn đề huy động vốn và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động đƣợc.
4.3.5 Tỷ lệ nợ xấu dƣ nợ doanh nghiệp
Hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 03 năm cũng biến động liên
tục. Hệ số này đo lƣờng chất lƣợng tín dụng của doanh nghiệp. Hệ số này càng
nhỏ chứng tỏ chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng càng cao.
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng
tăng giảm không ổn định. Năm 2011, hệ số là 1,52%, 2012 hệ số này là
2,04%, 2013 hệ số này là 1,47% ngân hàng lựa chọn khách hàng đáng tin cậy
và uy tín nên vấn đề thu nợ đƣợc nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, nợ xấu ở
mức thấp nên hệ số này nhỏ. Vào năm 2012, hệ số này cao nhất trong 03 năm,
do doanh số thu nợ giảm làm nợ xấu của ngân hàng tăng cao, cho thấy chất
lƣợng tín dụng của ngân hàng bị giảm xuống. Sang năm 2013, tình hình đƣợc
cải thiện, tuy nợ xấu có tăng nhƣng không đáng kể so với năm 2012 cho thấy
chất lƣợng tín dụng của ngân hàng đã đƣợc nâng cao hơn.
4.3.6 So sánh chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp với các loại tín dụng khác
Tỷ lệ dƣ nợ doanh nghiệp trên dƣ nợ cho vay của chi nhánh đạt trên
75%, có nghĩa là trong 1 đồng dƣ nợ của chi nhánh thì có hơn 0,75 đồng là dƣ
nợ doanh nghiệp. Còn tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp là hơn 90% tổng nợ xấu của
chi nhánh, có nghĩa là trong 1 đồng nợ xấu của chi nhánh thì có hơn 0,9 đồng
là nợ xấu doanh nghiệp. Nguyên nhân là do quy mô cho vay doanh nghiệp của
ngân hàng khá lớn nên rủi ro cao. Vì vậy cho thấy cần cần có những giải pháp
tích cực để xử lý nợ xấu và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp trong
thời gian sắp tới .
58
* Trên lệch lãi tín dụng doanh nghiệp
Dƣới đây là phần tính toán của tác giả về hiệu quả hoạt động tín dụng
doanh nghiệp của ngân hàng. Qua một số chỉ tiêu tài chính đƣợc lựa chọn nhƣ
thu nhập lãi doanh nghiệp trên dƣ nợ doanh nghiệp và chi phí lãi doanh nghiệp
trên dƣ nợ doanh nghiệp.
Bảng 4.21: Chênh lệch lãi tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng qua 03 năm
2011, 2012, 2013
ĐVT
2011
2012
2013
Thu lãi/1 đồng dƣ nợ DN
Chi phí sử dụng vốn của
TDDN
Lần
0,22
0,21
0,17
Lần
0,15
0,14
0,13
Chênh lệch
Lần
0,07
0,07
0,04
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Chú thích: DN: Doanh nghiệp
TDDN: Tín dụng doanh nghiệp
Nhìn vào Bảng 4.21 ta thấy đƣợc hoạt động đầu tƣ vào tín dụng doanh
nghiệp mang lại hiệu quả cho ngân hàng, khi tỷ lệ thu lãi trên 1 đồng dƣ nợ
doanh nghiệp luôn lớn hơn chi phí sử dụng vốn của tín dụng doanh nghiệp,
điều đó cho thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp có thể bù đắp đủ chi phí đã
bỏ ra và mang lại nguồn cho ngân hàng. Năm 2011, một đồng dƣ nợ đem cho
vay thì có 0,22 đồng thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp, trong khi
đó thì chi phí sử dụng vốn của tín dụng doanh nghiệp chỉ có 0,15 đồng, chênh
lệch giữa hai tỷ lệ này là 0,07 lần, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng cho vay vào
doanh nghiệp thì lợi nhuận của ngân hàng là 0,07 đồng. Bƣớc sang năm 2012,
2013, thì chênh lệch này đang có xu hƣớng giảm, vì thu lãi trên 1 đồng dƣ nợ
doanh nghiệp giảm dần qua các năm, trong giai đoạn này ngân hàng cũng dần
dần hạ lãi suất huy động vì thế chi phí cho hoạt động tín dụng doanh nghiệp
cũng giảm, thêm vào đó sự khó khăn cũng đến từ phía các doanh nghiệp vay
vốn, do tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, vì thế về phía ngân hàng đã hạ dần
lãi suất cho vay doanh nghiệp.
59
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG CHI
NHÁNH CẦN THƠ
Ƣu điểm
Giải pháp duy trì
- Cần áp dụng phí giao dịch ƣu đãi
hơn đối với các doanh nghiệp có
quan hệ tốt với ngân hàng. Đối với
khách hàng mới, cần cử cán bộ tín
dụng đến tận doanh nghiệp để giới
thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng sẽ cung cấp cho doanh
nghiệp.
- Hoạt động cho vay tăng qua 03
năm. Trong đó doanh số cho vay
ngắn hạn luôn đƣợc ngân hàng
quan tâm nên chiếm tỷ trọng cao và
luôn tăng.
- Mở rộng hoạt động tín dụng
doanh nghiệp của ngân hàng. Vì
đây là hoạt động mang lại hiệu quả
trong công tác sử dụng vốn của
ngân hàng và theo chủ trƣơng của
NHNH áp dụng mức lãi suất cho
vay ngắn hạn đối với khách hàng
vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn
phục vụ một số lĩnh vực, ngành
kinh tế trong đó có ngành nông
nghiệp và doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
- Ngân hàng cần phải tích cực dùng
mọi biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ
quá hạn. Bên cạnh đó khi cho
khách hàng vay cần tuân thủ chặt
chẽ các quy định của ngân hàng.
Cần giám sát khách hàng sau khi
cho vay xem xét khách hàng có sử
- Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trong hoạt
động tín dụng doanh nghiệp của
ngân hàng ngày càng đƣợc kiềm
chế qua 03 năm khoảng 1,5% trên
dƣ nợ cho vay ngắn hạn
60
dụng vốn đúng mục đích cho vay
chƣa. Các khoản vay sắp đến hạn
trả cần theo dõi, nhắc nhở doanh
nghiệp trả nợ đúng hạn.
Nhƣợc điểm
Giải pháp
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong
công tác huy động vốn nhƣng lợi
nhuận của ngân hàng tăng chậm.
Hằng năm, ngân hàng còn phụ
thuộc vào nguồn vốn từ Hội sở, làm
cho lợi nhuận của ngân hàng không
cao.
- Duy trì quan hệ với khách
cũ. Thƣờng xuyên quan tâm,
dõi để nhắm bắt tình hình
động sản xuất kinh doanh
doanh nghiệp.
hàng
theo
hoạt
của
- Cần tăng cƣờng công tác khuyến
mãi nhƣ bóc thăm trúng thƣởng với
nhiều phần thƣởng có giá trị hấp
dẫn nhằm thu hút khách hàng mới.
- Cần giao khoán chỉ tiêu theo
phòng giao dịch, bộ phận, đồng
thời cần có chính sách khen thƣởng
thích hợp nhằm động viên, khích lệ
tinh thần của nhân viên.
- Mở rộng cho vay dài hạn bằng các
chính sách phù hợp theo quy định
của và với chính sách lãi phù hợp,
- Doanh số cho vay chủ yếu tập
trung theo ngắn hạn và nhóm ngành
thƣơng mại-dịch vụ.
- Tăng cƣờng mở rộng cho vay dài
hạn với các doanh nghiệp ở các
ngành nghề khác.
- Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các
hình thức cho vay dài hạn nhƣ hoạt
động tín dụng theo hình thức đầu
tƣ, hình thức cho thuê tài chính,...
Đơn giản hóa trong thủ tục cho vay
trung, dài hạn.
61
- Công tác thu hồi nợ qua 03 năm
chƣa đạt hiệu quả cao và ổn định
- Đôn đốc khách hàng trả nợ,
thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi để
có thể nắm bắt tình hình hoạt động
của doanh nghiệp để có phƣơng
pháp xử lý và thu hồi nợ của doanh
nghiệp hợp lý.
- Đối với khách hàng đang gặp khó
khăn trong sản xuất kinh doanh cần
có phƣơng án trả nợ thích hợp mới
có thể thu hồi nợ.
- Đối với khách hàng có khoản vay
đến hạn trả mà cố ý không trả, lãng
tránh cán bộ tín dụng khi liên lạc
thu hồi nợ cần xử lý tài sản thế
chấp để thu hồi nợ.
- Nợ xấu nhóm ngành Tiểu thủ
công nghiệp tăng và chiếm tỷ trọng
cao.
- Cần xem xét trong việc cho vay
đối với các doanh nghiệp ở nhóm
ngành này. Cho các doanh nghiệp
này vay vốn cần kiểm tra, thẩm
định chặt chẽ, buộc các doanh
nghiệp phải đƣa ra kế hoạch, dự án
phát triển, đầu ra cho sản phẩm.
Nhƣ vậy mới có thể hạn chế bớt
đƣợc rủi ro cho vay của nhóm
ngành này, giúp công tác thu nợ
cũng nhƣ xử lý nợ xấu của nhóm
ngành này đạt hiệu quả hơn.
62
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Tuy mới thành lập nhƣng PVcomBank Cần Thơ đã cho thấy sự tăng
trƣởng của mình trong thời gian qua. Ngân hàng đã phần nào hỗ trợ tốt về vốn
cho các doanh nghiệp trên địa bàn, thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, mở
rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm cho lao động trong
khu vực. Qua 03 năm, ngân hàng đã phần nào khẳng định vị thế của mình,
vƣợt qua khó khăn về kinh tế, sự cạnh tranh gây gắt của các ngân hàng trên địa
bàn thành phố Cần Thơ. Cụ thể cho thấy, nguồn vốn huy động qua các năm
đều tăng và lợi nhuận vẫn tăng đây là một thành tích đáng kể của ngân hàng và
trong thời gian sắp tới sẽ phát triển hơn nữa.
Đối với tín dụng doanh nghiệp, qua tìm hiểu và phân tích cũng đạt đƣợc
nhiều kết quả khả quan. Tuy còn nhiều khó khăn nhƣ nợ xấu vẫn tăng qua các
năm, khó khăn trong vấn đề tìm kiếm khách hàng nhƣng đều này sẽ đƣợc ngân
hàng khắc phục trong thời gian tới. Kết quả khả quan đạt đƣợc là các chỉ số
đánh giá hiệu quả tín dụng tƣơng đối ổn định và thay đổi không quá nhiều.
Doanh số cho vay doanh nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho
vay của ngân hàng cho thấy sự tƣơng xứng với tiềm năng của nó. Trong thời
gian tới ngân hàng cần nỗ lực để tìm kiếm nguồn khách hàng mới tăng doanh
số cho vay, doanh số thu nợ và quản lý tốt vấn đề nợ xấu của doanh nghiệp.
Mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp hơn nữa để tạo hiệu quả lâu dài cho
sự phát triển của ngân hàng.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với ngân hàng hội sở
Hội sở cần thiết kế những sản phẩm, dịch vụ đa dạng để các chi nhánh có
thể linh hoạt trong quá trình hoạt động, tìm kiếm nguồn khách hàng mới theo
điều kiện kinh doanh của từng địa phƣơng mang lại sự tích cực cho toàn hệ
thống.
Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao nghiệp
vụ chuyên môn. Các lớp nghiệp vụ chuyên môn về doanh nghiệp cần đƣợc
chú trọng để nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng doanh nghiệp, giúp nắm
bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Cần tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên đủ về số lƣợng, đảm bảo
chất lƣợng cho các chi nhánh, để bộ máy hoạt động của chi nhánh hiệu quả tốt.
63
Cần có chƣơng trình quảng cáo lớn khi mở thêm chi nhánh, phòng giao
dịch mới ở các địa phƣơng để hình ảnh PVcomBank đƣợc biết đến rộng rãi
hơn. Thực hiện đồng tài trợ với doanh nghiệp trong các chƣơng trình nhằm
giúp quảng bá thƣơng hiệu của ngân hàng để mọi ngƣời biết đến.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng
Cần hỗ trợ cho phía ngân hàng, khi cán bộ ngân hàng xuống làm việc với
doanh nghiệp. Khi ngân hàng cần thông tin về doanh nghiệp, địa phƣơng nên
cung cấp đầy đủ, xác thực. Hỗ trợ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, xử lý
nợ. Và công tác quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với ngƣời dân trên địa
bàn.
Cơ quan quản lý khi cấp giấy phép cho doanh nghiệp hoạt động cần yêu
cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn vốn góp theo
đúng quy định của pháp luật.
64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2014. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học
Cần Thơ
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình quản trị ngân
hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
3. Trần Ái Kết và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Giáo trình Căn bản về Quản
trị tài chính. Đại học Cần Thơ.
65
[...]... WesternBank 22 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ 06 THÁNG NĂM 2014 CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1.1 Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng Vốn là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ thành phần kinh tế nào,... nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại Chúng chi nhánh Cần Thơ thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu Tính toán các chi số tài chính: hệ số thu nợ, vòng quay vốn tính dụng, tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động, dƣ nợ trên tổng nguồn... dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam và đƣa ra các giải pháp trong thời gian tới Đó là lý do em chọn đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của em 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp Từ... làm ảnh hƣởng đến chi tiêu phân tích 10 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Ngân hàng TMCP Đại Chúng Cần Thơ tiền thân là Tổng công ty cổ phần Dầu Khí Việt Nam (PVFC), do đó cần tìm hiểu sơ lƣợc về lịch sử hình thành của PVFC Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tiền thân là... tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ doanh nghiệp, chênh lệch lãi tín dụng doanh nghiệp để phân tích đánh giá hiệu quả của tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Ngân hàng TMCP Đại Chúng chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Số liệu phân tích trong đề tài qua 03 năm 2011, 2012,... cho ngân hàng thông qua việc thanh toán, mua bán ngoại tệ,… Vì thế, các doanh nghiệp trở thành khách hàng quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ Và ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cũng giống nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác cũng đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi hấp dẫn nhằm thu hút đƣợc đối tƣợng khách hàng này Nhằm đánh giá hoạt động tín dụng. .. 2014 của ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Thời gian thực hiện đề tài: 11/8/2014 đến 17/11/2014 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài là vấn đề cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng. .. tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ cho việc học của sinh viên Căn cứ vào chủ thể tham gia + Tín dụng thƣơng mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp đƣợc biểu hiện dƣới hình thức mua bán chịu hàng hóa + Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân + Tín dụng Nhà nƣớc: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nƣớc... Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần thay đổi lần thứ 10 cho PVFC với vốn điều lệ 6000 tỷ đồng Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại khu vực ĐBSCL, ngày 26/06/2007 PVFC đã khai trƣơng chi nhánh tại Thành Phố Cần Thơ tại địa chỉ: 131 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng An Phú, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đƣợc thành lập theo quyết... sản xuất kinh doanh + Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi sử dụng vốn của ngân hàng, các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng nguyên tắc các điều khoản đã ký kết với ngân hàng Vì vậy, dù kinh doanh có hiệu quả hay không doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có phƣơng án sản xuất khả thi Các doanh nghiệp không ... chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp ngân hàng TMCP Đại Chúng chi nhánh Cần Thơ thông... CHƢƠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ………………………………………….……………………………….23 4.1 Phân tích nguồn vốn tình hình tín dụng ngân hàng TMCP Đại. ..TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH CAO KIỀU TRINH MSSV: 5095671 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ