BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠIBáo cáo thực tập tốt nghiệp Tên đề tài: NHẬN XÉT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI C
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tên đề tài:
NHẬN XÉT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÀI GÒN
Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Sài Gòn
Thời gian thực tập : 16/3/2015-27/6/2015 Người hướng dẫn : Thái Hoàng Lâm Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Linh Đăng Sinh viên thực hiện : Mai Thanh Lâm
TP.HỒ CHÍ MINH-THÁNG 6 NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tên đề tài:
NHẬN XÉT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN
Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Sài Gòn
Thời gian thực tập : 16/3/2015-27/6/2015
Người hướng dẫn : Thái Hoàng Lâm
Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Linh Đăng
Sinh viên thực hiện : Mai Thanh Lâm
TP.HỒ CHÍ MINH-THÁNG 6 NĂM 2015
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
TPHCM, ngày… tháng 06 năm 2015 Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp 1
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TPHCM, ngày……tháng 06 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn
Trang 5TRÍCH YẾU
Bài báo cáo này được thực hiện dựa vào nguồn thông tin và số liệu tổng hợp từhoạt động thực tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển ViệtNam chi nhánh Sài Gòn, nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụngdoanh nghiệp tại chi nhánh qua các thông số như doanh số tín dụng, dư nợ tíndụng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu Dựa vào những đánh giá trong bài, một số đềxuất được nêu ra như thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, đào tạo phát triểnnguồn nhân lực, tạo nguồn khách hàng ổn định, áp dụng công nghệ hiện đại vàhoàn thiện khâu thẩm định khách hàng Các đề xuất được nêu ra với mục tiêu cảithiện hơn nữa hiệu quả của hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánhSài Gòn trong tương lai
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 9
NHẬP ĐỀ 10
DANH MỤC BẢNG BIỂU 11
Chương I: Cơ sở lý thuyết 12
1.1 Khái niệm về tín dụng 12
1.2 Nguyên tắc tín dụng: 12
1.3 Phân loại tín dụng 13
1.3.1 Theo thời hạn 13
1.3.1.1 Tín dụng ngắn hạn 13
1.3.1.2 Tín dụng trung-dài hạn 13
1.3.2 Theo mục đích sử dụng vốn vay 14
1.3.2.1 Tín dụng sản xuất lưu thông hàng hóa 14
1.3.2.2 Tín dụng bất động sản 14
1.3.2.3 Tín dụng nông nghiệp 14
1.3.3 Theo tính chất đảm bảo 15
1.3.3.1 Tín dụng có đảm bảo 15
1.3.3.2 Tín dụng không có đảm bảo 15
1.4 Các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp 15
1.4.1 Chiết khấu giấy tờ có giá 15
1.4.2 Bao thanh toán 16
1.4.3 Cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh 16
1.4.3.1 Tài trợ ngoại thương 16
1.4.3.2 Cho thuê tài chính 16
1.4.4 Bảo lãnh 17
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 17
1.5.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ 17
1.5.2 Tỷ lệ tăng trường doanh số cho vay 18
Trang 71.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn 18
1.5.4 Tỷ lệ nợ xấu 19
1.6 Phân loại nợ 19
1.7 Phân loại doanh nghiệp dựa vào quy mô vốn và lao động 20
2 Chương II: Giới thiệu cơ quan thực tập 21
2.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 21
2.1.1 Lịch sử hình thành 22
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 22
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 23
2.1.4 Mạng lưới hoạt động 24
2.1.5 Lĩnh vực hoạt động 25
2.1.6 BIDV chi nhánh Sài Gòn 26
2.1.7 Các dịch vụ 26
2.1.8 Cơ cấu phòng ban 27
2.1.9 Nhiệm vụ của các phòng ban 29
2.1.10 Tình hình hoạt động kinh doanh 32
3 Chương III: Đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Sài Gòn 36
3.1 Doanh số tín dụng doanh nghiệp 36
3.2 Dư nợ tín dụng doanh nghiệp 37
3.3 Nợ quá hạn 40
3.4 Nợ xấu 42
3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp 44
4 Chương IV: Một số kiến nghị cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng BIDV chi nhánh Sài Gòn 48
4.1 Định hướng phát triển của chi nhánh giai đoạn 2015-2019 48
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Sài Gòn 49
4.2.1 Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt 49
Trang 84.2.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 494.2.3 Tạo nguồn khách hàng doanh nghiệp ổn định 504.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng 504.2.5 Sử dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực ngân hàng 514.2.6 Hoàn thiện quy trình thẩm định khách hàng 51KẾT LUẬN 52NGUỒN THAM KHẢO 53
Trang 9Cuối lời, xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Hoa Sen cùng các anhchị phòng Khách hàng doanh nghiệp 1 được dồi dào sức khỏe và luôn thành côngtrong sự nghiệp
Trang 10NHẬP ĐỀ
Thời gian thực tập tại ngân hàng BIDV chi nhánh Sài Gòn từ tháng 3/2015 đếntháng 6/2015 đã cung cấp một cái nhìn thực tế về hoạt động tín dụng doanh nghiệpcủa ngân hàng thương mại, về những công việc và kĩ năng mà một nhân viên ngânhàng cần phải có, góp phần bổ sung vào những kiến thức đã có được từ trường đạihọc Qua thời gian tại ngân hàng, tôi đã rút ra một số nhận xét đánh giá về hoạtđộng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chinhánh Sài Gòn và quyết định chọn đề tài là
Bài báo cáo gồm có 4 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Giới thiệu cơ quan thực tập
Chương 3: Đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Sài GònChương 4: Một số kiến nghị cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanhnghiệp tại ngân hàng BIDV chi nhánh Sài Gòn
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP
Hình 2.1: Cơ cấu cổ đông tại ngày 23/9/2013
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của hội sở chính tại thời điểm 30/09/2013
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng tại thời điểm 30/09/2013
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức của BIDV chi nhánh Sài Gòn
Bảng 2.5 : Tình hình dư nợ và huy động vốn của BIDV Sài Gòn giai đoạn
2012-2014
Biểu đồ 2.6: Tổng tài sản của Bivd chi nhánh Sài Gòn từ 2012 đến 2014
Biểu đồ 2.7: Lợi nhuận trước thuế của BIDV chi nhánh Sài Gòn năm 2012-2014Bảng 2.8: Số liệu tổng hợp về tiền gởi tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014
Bảng 3.1: Doanh số tín dụng theo tài sản đảm bảo (đơn vị: tỷ đồng)
Biểu đồ 3.2: Doanh số cho vay từ 2012 đến 2014
Bảng 3.3: Dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp theo thời hạn
Trang 121 Chương I: Cơ sở lý thuyết
1.1 Khái niệm về tín dụng
“Tín dụng theo nghĩa rộng là sự tín nhiệm, sự tin cậy Trong phạm vi kinh tế,tiền tệ, tín dụng được hiểu là số tiền cho vay, cho mượn Tín dụng là quan hệ vaymượn theo nguyên tắc hoàn trả Người sử dụng tiền trong quan hệ tín dụng cónghĩa vụ hoàn trả trực tiếp và có thời hạn.” (Nguyễn Đăng Dờn 2013, trang 21)Tín dụng có một số đặc điểm cơ bản:
− Quyền sở hữu vốn được giữ nguyên, chỉ chuyển đổi quyền sử dụng
− Phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định
− Người cho vay nhận được phần thu nhập là khoản lãi cho vay
Tín dụng nói chung được chia thành tín dụng doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng.Tín dụng doanh nghiệp là quan hệ giữa các công ty, doanh nghiệp trong đó chophép được nhận hàng trước và thanh toán sau một thời hạn đã thỏa thuận trước.Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa một bên là ngân hàng và một bên là
cá nhân hay tổ chức kinh tế đang có nhu cầu về vốn
Vai trò của tín dụng
Đáp ứng nhu cầu về vốn của các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế để sử dụng vàonhiều mục đích khác nhau Đối với cá nhân tín dụng thỏa mãn nhu cầu chi tiêu chocác khoản phát sinh thường xuyên hoặc mua sắm, từ đó kích tiêu dùng và thúc đẩysản xuất phát triển kinh tế Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn các doanhnghiệp càng cần có sự hỗ trợ về vốn từ các khoản vay từ ngân hàng nhằm duy trìsản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô doanh nghiệp Hơn nữa còn giúp doanhnghiệp có được nguồn lực để cạnh tranh với những công ty, tập đoàn đa quốc giachuẩn bị xâm nhập vào thị trường Việt Nam trong tương lai gần
1.2 Nguyên tắc tín dụng:
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã cam kết
Bên vay phải tuân thủ mục đích sử dụng vốn ghi trong hợp đồng tín dụng ký
Trang 13kết giữa bên vay là khách hàng và bên cho vay là ngân hàng Cán bộ ngân hàng sẽthường xuyên đến kiểm tra lại quá trình sử dụng vốn vay Nếu phát hiện sử dụngsai mục đích quy định trong hợp đồng thì ngân hàng có quyền chấm dứt hợp đồng,thu hồi vốn trước hạn và bên vay còn phải chịu một khoản phạt
Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi
Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh nên cần có khoản thu để trả lương chonhân viên và các chi phí hoạt động khác Vì thế, khách hàng vay phải trả chi phíđịnh kỳ cho ngân hàng gọi là là lãi vay Lãi vay thường tính dựa trên lãi suất chovay cụ thể có quy định trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.Khi đáo hạn, khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay và nhận lại tài sảnthế chấp nếu như là vay có đảm bảo Trong trường hợp khách hàng chưa có khảnăng trả nợ thì ngân hàng sẽ xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ Cuối cùng nếukhông thu hồi được khoản vay thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gởi củakhách hàng nếu có và phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi lại nợ
thường xuyên Vì là cho vay trong ngắn hạn nên rủi ro về lãi suất cũng như khảnăng thanh toán thấp hơn so với các khoản vay trong dài hạn Một số khoản cấp tíndụng ngắn hạn phổ biến là chiết khấu, thấu chi, ứng trước
1.3.1.2 Tín dụng trung-dài hạn
Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm và tín dụngdài hạn có thời hạn trên 5 năm Loại tín dụng này được dùng đáp ứng cho các nhucầu vốn dài hạn như mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng, hoặc tài trợ cho
Trang 14các dự án quy mô lớn Các khoản cho vay này thường chịu rủi ro cao do nền kinh
tế trong dài hạn có nhiều diễn biến phức tạp không thể đoán trước được dẫn đếnviệc khả năng thanh toán của bên đi vay không còn được đảm bảo Một số hìnhthức tín dụng trung dài hạn đang được sử dụng phổ biến hiện nay là cho vay theo
dự án, cho vay đồng tài trợ, cho thuê tài chính
1.3.2 Theo mục đích sử dụng vốn vay
1.3.2.1 Tín dụng sản xuất lưu thông hàng hóa
Loại tín dụng này được cấp cho những doanh nghiệp nhằm mục đích đầu tưsản xuất và kinh doanh Đây là hình thức tín dụng phổ biến nhất mà các doanhnghiệp nhận được từ ngân hàng thương mại hiện nay
Tín dụng tiêu dùng
Nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng chủ yếu của các cá nhân như mua nhà,phương tiện vận chuyển hoặc những khoản chi tiêu khác trong gia đình Tín dụngtiêu dùng đang có xu hướng tăng lên do người dân ngày càng có nhu cầu mua sắmnhiều hơn trong khi khả năng tài chính của họ trong hiện tại chưa đáp ứng đượchoàn toàn Thẻ tín dụng là một ví dụ cụ thể của tín dụng tiêu dùng với hình thứcchi tiêu trước trả tiền sau và lãi suất chỉ áp dụng sau một thời hạn nhất định tùytheo mỗi ngân hàng phát hành
1.3.2.2 Tín dụng bất động sản
Tín dụng bât động sản nhằm mục đích cung vốn cho các dự án bất động sản cónhu cầu về vốn lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài Các khoản vay này thường làtrung và dài hạn nên có rủi ro cao so với một số sản phẩm tín dụng khác Vốn cũngkhông được giải ngân một lần lúc bắt đầu dự án mà giải ngân theo tiến độ hoànthành của công trình như giải phóng mặt bằng, bắt đầu xây dựng nền móng
1.3.2.3 Tín dụng nông nghiệp
Sản phẩm tín dụng này dành cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân hoạt độngtrong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và các hoạt động kinh tế khác nhằm phát triển
Trang 15nông nghiệp-nông thôn theo chính sách của Nhà nước Vì có chính sách khuyếnkhích dành cho các đối tượng thuộc lĩnh vực này nên một số ưu đãi đặc biệt được
áp dụng như không bắt buộc phải có tài sản đảm bảo, lãi suất vay thấp và cho vaytrong dài hạn
1.3.3 Theo tính chất đảm bảo
1.3.3.1 Tín dụng có đảm bảo
Tín dụng có đảm bảo là loại hình tín dụng mà trong đó người đi vay phải có tàisản thế chấp tương đương để đảm bảo cho việc thanh toán khoản vay trong tươnglai Nếu người đi vay không thể hoàn trả thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sảnđảm bảo nhằm mục đích thu hồi vốn Thông thường các ngân hàng chỉ cho vay tối
đa 80% giá trị của tài sản đảm bảo để giảm đến mức thấp nhất những rủi ro có thểxảy ra Những tài sản có thể dùng đảm bảo là động sản, bất động sản có giá trị hơnkhoản tiền vay, không có vấn đề pháp lý như tranh chấp quyền sở hữu, và phải cóđầy đủ giấy tờ hợp lệ
1.3.3.2 Tín dụng không có đảm bảo
Tín dụng không có đảm bảo được cấp không dựa trên tài sản mà trên cơ sở uytín của người đi vay vì vậy rủi ro là rất cao Quá trình cấp tín dụng loại này thườngdựa trên các thẩm định về khả năng tài chính của khách hàng dựa vào những tàiliệu có sẵn như báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng
1.4 Các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp
1.4.1 Chiết khấu giấy tờ có giá
Chiết khấu giấy tờ có giá là một dịch vụ phổ biến dành cho khách hàng doanhnghiệp Khi khách hàng nắm giữ một số giấy tờ có giá như hối phiếu, trái phiếunhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán và có nhu cầu chuyển đổi thành tiền, ngân hàng
sẽ mua lại số giấy tờ có giá này với giá đã trừ đi lãi chiết khấu dựa trên thời hạncòn lại cũng như giá trị của chứng từ Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ
Trang 16sẽ thu một phần phí dựa trên số tiền mà khách hàng được thanh toán
1.4.2 Bao thanh toán
Đây là nghiệp vụ mà trong đó có sự tham gia của ngân hàng thương mại với vaitrò là người đại diện thanh toán tiền cho bên bán hàng và sau đó sẽ thu hồi lại từbên mua hàng Theo luật các tổ chức tín dụng, bao thanh toán là một dạng cấp tíndụng dưới hình thức mua lại các khoản phải thu phát sinh dựa trên hợp đồng kinh
tế cụ thể
1.4.3 Cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh
1.4.3.1 Cho vay xuất nhập khẩu
Cho vay xuất khẩu không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu mà còncung cấp nguồn hỗ trợ tài chính cho những công ty trong ngành sản xuất để thumua nguyên vật liệu phục vụ chế biến sản xuất hàng hóa nhằm mục đích bán ra thịtrường nước ngoài
Cho vay nhập khẩu cũng tương tự như cho vay xuất khẩu chỉ khác ở điểm làtrợ giúp về mặt tài chính cho các hoạt động kinh doanh các mặt hàng nhập khẩuhoặc nguyên vật liệu sản xuất không có ở thị trường trong nước Ngoài ra, thôngqua kênh nhập khẩu doanh nghiệp còn có cơ hội sở hữu những dây chuyền côngnghệ hiện đại, thiết bị chất lượng cao từ các nước tiên tiến
1.4.3.2 Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính dưới góc độ tín dụng được xem là các khoản cho vay trungdài hạn vì đối tượng cụ thể trong loại hình cho vay này là tài sản như máy mócthiết bị Trong đó theo đơn đặt hàng của khách hàng, ngân hàng sẽ mua tài sản vềcho thuê và cuối hợp đồng khách hàng có thể mua lại tài sản theo giá thoả thuậntrong hợp đồng thuê
Trang 171.4.4 Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc một ngân hàng thương mại đứng ra làm đại diện cho bênđược bảo lãnh, trong đó nếu bên được bảo lãnh không thể thực hiện được nhữngcam kết đã quy định trong hợp đồng với phía đối tác thì ngân hàng nhận bảo lãnh
sẽ thay thế thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh Đối với doanh nghiệp, nhậnđược sự bảo đảm từ ngân hàng là một lợi thế rất lớn khi ký kết hợp đồng với mộtchi phí không đáng kể Hơn nữa, ngân hàng sẽ tiến hành giám sát kiểm tra nênkhách hàng được bảo lãnh sẽ thực hiện nghiêm túc hợp đồng và hạn chế đến mứcthấp nhất những rủi ro có thể xảy ra
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
1.5.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = - x 100%
Dư nợ năm trước
“Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng vay đang còn nợ chưa trả lại tại mộtthời điểm, hay nói cách khác, dư nợ cho vay là số tiền đã phát cho khách hàng vaynhưng chưa thu hồi”(Nguyễn Văn Tiến 2014, trang 4)
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm, qua đóthấy được khả năng giải ngân vốn cho khách hàng vay
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ càng lớn thì cho thấy ngân hàng đang có bước tăngtrưởng lớn về cho vay trong năm, giải ngân lượng vốn vay lớn cho khách hàng.Nhưng nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ quá nhanh sẽ dẫn đến lạm phát do luồng vốnlớn gây ra hiện tượng thừa tiền trong nền kinh tế Còn nếu chỉ số này quá thấp chothấy ngân hàng đang gặp vấn đề trong việc tìm đầu ra cho nguồn vốn huy độngđược và sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận cả năm do phần lớn lợi nhuận củangân hàng đến từ hoạt động cho vay
Trang 181.5.2 Tỷ lệ tăng trường doanh số cho vay
(Doanh số năm nay - Doanh số năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (%) = - x 100%
Doanh số năm trước
“Doanh số cho vay là tổng số tiền mà một ngân hàng phát cho khách hàng vaytại một thời kỳ nhất định” (Nguyễn Văn Tiến 2014, trang 4)
Chỉ tiêu ngày thể hiện sự tăng trường qua từng năm để đánh giá khả năng chovay, hiệu quả của công tác tiếp thị khách hàng và cung cấp một chỉ số để đánh giátiến độ của việc thực hiện kế hoạch kinh doanh
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ ngân hàng đang tiến hành tốt công tác quan hệkhách hàng
Trang 19lượng của lượng tín dụng càng thấp.
1.6 Phân loại nợ
Nhóm”1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn ( trả nợ đúng hạn hoặc quá hạn thanh toán từ 1
đến dưới 10 ngày)
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (quá hạn thanh toán từ 10 đến dưới 90 ngày)
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn thanh toán từ 91 đến dưới 180 ngày)
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (quá hạn thanh toán từ 181 đến dưới 360 ngày)
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (quá hạn thanh toán trên 360 ngày)”
1.7 Phân loại doanh nghiệp dựa vào quy mô vốn và lao động
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP
Nguồn: Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Về trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
I Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
10 ngườitrở xuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200người đến
300 người
II Công nghiệp và
xây dựng
10 ngườitrở xuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200người đến
300 người
III Thương mại và
dịch vụ
10 ngườitrở xuống
10 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
50 người
từ trên 10 tỷđồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50người đến
100 người
Trang 202. Chương II: Giới thiệu cơ quan thực tập
2.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng BIDV có tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư vàPhát triển Việt Nam, tên giao dịch trên thị trường quốc tế là Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam.Nội
Logo của ngân hàng
Trang 212.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng“Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chính thức thành lập ngày 26tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính Phủ
Từ ngày 26 tháng 4 năm 1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
Từ ngày 24 tháng 6 năm 1981, Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam
Từ ngày 14 tháng 11 năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Năm 1992: bắt đầu thực hiện các hoạt động phối hợp với đối tác ở nước ngoài
Năm 1995: chuyển sang hoạt động dưới mô hình ngân hàng thương mại vàtăng vốn điều lệ lên 1100 tỷ đồng
Năm 2001-2006: diễn ra hoạt động tái cơ cấu
Năm 2009: vốn điều lệ tăng đến 10498 tỷ đồng
Năm 2010: quyết định tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên mức 14600 tỷ đồng
Năm 2011: ngân hàng chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn và quá trình
Trang 222.1.3 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của hội sở chính tại thời điểm 30/09/2013
Nguồn: www.bidv.com.vn
Trang 23Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng tại thời điểm 30/09/2013
- BIDV đã có đại diện tại một số quốc gia như: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga,Séc nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại các nước này
- “Cùng với một số đối tác nước ngoài, BIDV đã thành lập các ngân hàng liêndoanh như: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liêndoanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối
Trang 24tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lýđầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…”
2.1.5 Lĩnh vực hoạt động
Ngân hàng: với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực ngân hàng từ lúc thànhlập năm 1957 đến nay cùng với sự tiếp cận công nghệ hiện đại, BIDV cung cấpđầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nhiều đối tượng khách hàng khácnhau
Bảo hiểm: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam (BIC) nằm trong số 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần dẫnđầu tại Việt Nam với các loại hình bảo hiểm trực tiếp, tái bảo hiểm,
Chứng khoán: tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn phát hành và bảo lãnh pháthành chứng khoán, tư vấn mua bán & sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015”
Giải thưởng Ngân hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngoại hối tốt nhất ViệtNam năm 2014
Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000
Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền tệ trong nước tốt nhất (2007-2009;2013) của ASIAMONEY
Trang 252.1.6 BIDV chi nhánh Sài Gòn
Địa chỉ:“505 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)38593632 – (08)38555549
Fax: (08)38593630”
BIDV chi nhánh sài gòn được thành lập vào ngày 1/10/2002 Thời điểm banđầu, chi nhánh đã gặp không ít khó khăn, chỉ có dư nợ gần 30 tỷ đồng; số lượngkhách hàng không nhiều; số lượng cán bộ nhân viên còn ít
Đến nay quy mô của chi nhánh đã phát triển được 3 phòng giao dịch Kỳ Hòa,Hàm Nghi, Chánh Hưng với mạng lưới khách hàng rộng khắp, cung cấp các dịch
vụ đa dạng phục vụ cho đối tượng từ cá nhân đến doanh nghiệp Trong suốt thờigian hoạt động từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã nhận được nhiều phầnthưởng và cờ thi đua do Hội sở chính cũng như Ngân hàng Nhà nước trao tặng vìthành tích hoạt động kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địabàn
2.1.7 Các dịch vụ
Sản phẩm tiền gửi
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi chuyên dùng
Tiền gửi ký quỹ
Giấy tờ có giá
Sản phẩm quản lý tiền tệ:
Điều chuyển vốn tự động
Thanh toán hóa đơn
Thu Ngân sách Nhà nước
Nộp thuế điện tử
Thanh toán điện tử