Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nhận xét tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 41)

3. Chương III: Đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Sà

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Qua một loạt số liệu thống kê và tính toán phân tích về tình hình tín dụng doanh nghiệp, dù cho có những biến động về cơ cấu tổ chức hay do khủng hoảng kinh tế, nhìn chung chất lượng của tín dụng doanh nghiệp vẫn liên tục được cải thiện.

Bên trong

a) Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh chính là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tín dụng. Khi khởi đầu một năm kinh doanh mới, ngân hàng thường đề ra một chiến lược được xây dựng trên nền tảng thực tế của các năm trước đó và những dự báo cho tươn lai... Với chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch đúng đắn, ngân hàng sẽ dựa vào đó để cụ thể hóa thành hành động, giao nhiệm vụ và chỉ tiêu cho từng phòng ban để đảm bảo mục tiêu đã đề ra như tăng trưởng tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu...

b) Quá trình thẩm định khách hàng

Cơ sở chính cho việc ra quyết định cấp tín dụng chính là quá trình thẩm định để có hình dung tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ trong tương lai. Công tác thẩm định thường được cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện, ngoài việc dựa trên tài liệu như báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp còn phải trực tiếp đến cơ sở sản xuất kinh doanh để biết được năng lực sản xuất kinh doanh cũng như tình trạng của tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp. Nếu quá trình thẩm định được thực hiện theo quy trình chặt chẽ sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể phát sinh. Nhưng mặt khác, quá trình thẩm định qua nhiều bước mất nhiều thời gian, phải xem xét nhiều cơ sở khác nhau đôi lúc cản trở quá trình thu hút khách hàng mới. Vì thế trong quá trình thực hiện thẩm định khách hàng luôn cần có những giải pháp hoàn thiện nhằm đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro tín

dụng.

c) Khả năng xử lý, giám sát tình huống phát sinh sau khi cho vay

Mặc”dù đã lựa chọn được những khách hàng tiềm năng thông qua quá trình thẩm định tín dụng nhưng từ thời điểm giải ngân cho khách hàng đến khi thu hồi nợ vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra rủi ro trong kinh doanh. Chính vì vậy công tác giám sát và xử lý các tình huống phát sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cho vay khách hàng doanh nghiệp, nhất là các khoản vay trung dài hạn.”Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào đảm bảo mục đích sử dụng vốn quy định trong hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh hoặc tiến độ của những dự án sử dụng vốn vay của ngân hàng, tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc những biến động trong ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng như hiện trạng của tài sản dùng để đảm bảo cho việc vay vốn.“Thực hiện giám sát tốt sẽ giúp ngân hàng theo sát được hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có những biện pháp hỗ trợ như tư vấn cung cấp thông tin, gia hạn hoặc cơ cấu lại nợ trong trường hợp khó khăn để giúp doanh nghiệp hoạt động tốt từ đó tăng khả năng thu nợ, gia tăng chất lượng tín dụng.”Đối với những trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì công tác giám sát sẽ kịp thời ngăn chặn việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản thế chấp gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

d) Các chính sách của ngân hàng

Chính sách tín dụng của một ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quy mô, chất lượng tín dụng và khả năng thu hút khách hàng. Dựa vào thực tế cần phải có những quy định hợp lý về lãi suất, phí dịch vụ cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng thời hạn khác nhau. Ngoài ra còn phải có chính sách đa dạng về phương thức giải ngân, thế chấp tài sản linh động để không bị hạn chế bởi một tiêu chuẩn duy nhất. Trong những thời điểm khác nhau thì chính sách cũng phải thay đổi để thích ứng. Ví dụ như lúc kinh tế khó khăn, ngân hàng thường điều chỉnh lãi suất và các điều kiện khác về tài sản để đảm bảo chất lượng tín dụng. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đối với việc tăng dư nợ hoặc các tiêu chí tăng trưởng khác nhưng lợi ích mang lại là đảm bảo hiệu quả cho vay cho vay

khách hàng được duy trì. Bên cạnh đó chính sách tín dụng còn bao gồm nhiều nội dung khác như các điều kiện cần đáp ứng để được cấp khoản vay, các lựa chọn về tài sản đảm bảo, quy trình kiểm soát và quản lý tín dụng,... Với một chính sách hợp lý cân bằng giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là khách hàng doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng trong tương lai là rất hứa hẹn.

e) Cán bộ tín dụng và công tác quản lý cán bộ

Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động chính là nhân tố con người và việc quản lý được nhân sự trong tổ chức cũng quan trọng không kém. Dù công nghệ ngày nay đã tiến bộ vượt bậc nhưng đối với công tác đặc thù như cấp tín dụng thì sự phán đoán hay kinh nghiệm của người cán bộ là không thể thay thế được. Ngân hàng luôn chú ý đến điều này và luôn có biện pháp để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Chất lượng nhân sự không chỉ là trình độ chuyên môn tốt mà còn là kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp do đặc điểm công việc có tiếp xúc rất nhiều với khách hàng. Kết hợp giữa chuyên môn giỏi và lương tâm nghề nghiệp sẽ dẫn đến việc chất lượng và quy mô tín dụng được nâng cao đáng kể. Bên cạnh việc tập hợp được đội ngũ tốt còn phải quan tâm đến công tác sắp xếp nhân sự vào từng phòng ban cụ thể để từng cá nhân có cơ hội thể hiện bản thân. Mỗi cán bộ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng nên lãnh đạo nhân sự cần có kế hoạch sắp xếp để phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế tối đa nhược điểm. Song song đó là chế độ đãi ngộ, khen thưởng phải hợp lý để tạo động lực và nâng cao tình thần trách nhiệm của từng cá nhân trong tập thể nhằm mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả công việc.

f) Công nghệ của ngân hàng

Ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin và thiết bị điện tử có mặt ở hầu hết các lĩnh vực và ngân hàng cũng từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này giúp tránh sai sót khi phải làm việc với một lượng thông tin lớn từ khách hàng và cũng tăng tốc độ xử lý thông tin lên gấp nhiều lần so với trước kia. Và kết quả là cán bộ tín dụng có nhiều thời gian để tập trung cho những công việc khác quan trọng hơn.

Bên ngoài

a) Về phía khách hàng

Năng lực tài chính của khách hàng. với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan trọng đầu tiên là khả năng trả nợ của khách hàng. Khoản vay chỉ được cấp khi ngân hàng xét thấy doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về tình trạng tài chính và nguồn dùng để trả nợ

b) Lịch sử tín dụng của khách hàng

“Dù một khách hàng hiện nay có thể đủ tiêu chuẩn để vay vốn từ ngân hàng nhưng lịch sử giao dịch trong quá khứ có vấn đề thì yêu cầu cấp tín dụng đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận.”Hiện nay thông tin về giao dịch của khách hàng với hệ thống các ngân hàng đều được cập nhật trên hệ thống thông tin tín dụng (CIC) và cán bộ tín dụng có thể truy cập vào hệ thống này để tham khảo thông tin cho quá trình tác nghiệp.

c) Về môi trường kinh tế

Là”một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường này. Sự biến động theo chiều hướng tốt hay xấu đều làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp biến động theo.”Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay thì kinh tế Việt Nam lại càng chịu nhiều tác động từ kinh tế thế giới. Và khi khách hàng là các doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu từ kinh tế hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng sẽ chứng kiến sự suy giảm đáng kể về chất lượng và quy mô.

d) Đối thủ cạnh tranh

Với địa bàn quan trọng như khu vực quận 5 mà chi nhánh Sài Gòn đặt trụ sở thì sự cạnh tranh với những ngân hàng khác càng gay gắt. Có thể kể tên một số ngân hàng là đối thủ cạnh tranh mạnh như ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam... Việc đối thủ cạnh tranh tung ra những chính sách hấp dẫn về lãi suất hay ưu đãi khi vay vốn sẽ làm sụt giảm doanh số cho vay cũng như dư nợ khách hàng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu nhận xét tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)