3. Chương III: Đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Sà
3.2. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ngoài việc xem xét các số liệu về doanh số cho vay thì còn phải chú ý đến dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng là số tiền mà khách hàng còn nợ lại mà ngân hàng phải thu tại một thời điểm nhất định. Giá trị dư nợ càng lớn cho thấy ngân hàng có bước phát triển tốt và đảm bảo thực hiện đúng theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, dù phải trải qua biến động về cơ cấu nhưng BIDV chi nhánh Sài Gòn không ngừng nỗ lực trong việc tăng dư nợ tín dụng cấp cho các doanh nghiệp không chỉ trong địa bàn quận 5 mà còn ở các quận khác
Bảng: dư nợ cho vay tại chi nhánh Sài Gòn và tỷ trọng cho vay đối với từng đối tượng khách hàng từ 2012 đến 2014
Bảng 3.3: Dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014
Nguồn: báo cáo tổng hợp BIDV-CN Sài Gòn
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh nghiệp lớn 757 14,01 439 14,98 525 15 Doanh nghiệp vừa và
nhỏ 4292 84,99 2853 85,02 2978 85
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 14.01 14.98 15 84.99 85.02 85 Doanh nghiệp lớn DNVVN
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014
Theo số liệu thể hiện ở bảng thống kê, dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp có chiều hướng phục hồi từ năm 2013 do nguyên nhân thành lập chi nhánh 3 tháng 2 từ chi nhánh Sài Gòn. Năm 2012, dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt giá trị 5050 tỷ đồng, sang năm 2013 dư nợ giảm xuống 2120 tỷ đồng, đương tương với 42% so với năm trước, chỉ còn 2930 tỷ đồng. Năm tiếp theo, dư nợ của các doanh nghiệp là 3504, có sự tăng nhẹ trở lại (574 tỷ đồng) sau khi giảm xuống vào năm 2013.
Dựa vào biểu đồ cơ cấu dư nợ, ta thấy phần lớn dư nợ tín dụng trong 3 năm là của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp này . Với sự hỗ trợ này, doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội lớn để tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và biểu đồ cơ cấu đã cho thấy hiệu quả của các chính sách ưu đãi.
Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp theo thời hạn
Theo những số liệu thể hiện trên bảng thống kê, ta thấy rằng: dư nợ cho vay trong ngắn hạn có sự tăng giảm khác nhau qua từng năm từ 2012 đến 2014 nhưng xu hướng chung là đều chiếm tỷ trọng lớn ( lớn hơn 70%) trên tổng dư nợ tín dụng cấp cho các doanh nghiệp. Số liệu cụ thể năm 2013, trong ngắn hạn dư nợ cho vay đạt giá trị 2.368 tỷ đồng, giảm 1571 tỷ đồng so với dư nợ ngắn hạn 3.939 tỷ đồng của năm 2012. Mặc dù trong năm 2013 dư nợ cho vay dối với khách hàng doanh nghiệp có giảm xuống so với năm trước nhưng trong đó tỷ trọng của dư nợ cho vay ngắn hạn lại tăng lên 3,15% (tỷ trọng của năm 2012 là 77,67 và của năm 2013 là 80,82%). Bước sang năm 2014, tổng dư nợ cho vay tăng lên 4485 tỷ đồng nhưng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn giảm 9,19%. Lý do của việc dư nợ cho vay ngắn hạn thường có tỷ lệ lớn trên tổng dư nợ là chi nhánh muốn giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không còn tốt như trước. Các khoản cho vay ngắn hạn thường có thời hạn dưới 12 tháng nên phải chịu ít rủi ro từ biến động của kinh tế từ đó dẫn đến khả năng thu hồi nợ được đảm bảo hơn. Mặt khác, phần lớn khách hàng vay vốn của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vòng quay vốn ngắn, chủ yếu có nhu cầu về nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các chi phí phát sinh nên dẫn đến dư nợ cho vay ngắn hạn có tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 3.939 77,67 2.368 80,82 2509,92 71,63 Trung dài hạn 1.132 22,33 562 19,18 990,23 28,36 Tổng dư nợ 5.071 100 2.930 100 3504 100
Dư nợ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh có tỷ trọng thấp trên tổng dư nợ tín dụng ( chỉ đạt dưới 30% trong giai đoạn 2012 đến 2014). Giá trị của dư nợ trung dài hạn cũng có xu hướng biến động giảm vào năm 2013 ( giảm 3,12 tỷ đồng so với 22,33 tỷ đồng của năm 2012) và phục hồi trở lại vào năm kế tiếp (đạt 1.272 tỷ đồng). Tỷ trọng Rủi ro đối với các khoản cho vay trung và dài hạn thường cao hơn do thời gian thu hồi vốn dài và trong thời gian đó khả năng tài chính cũng như tình hình kinh doanh của khách hàng có thể chuyển biến xấu dẫn đến không có khả năng thanh toán cho ngân hàng khi đáo hạn.