Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 67)

DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 03 NĂM 2011, 2012, 2013.

Sau khi đã phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu doanh nghiệp. Dƣới đây là phần phân tích đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp giúp ta thấy đƣợc hiệu quả trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng doanh nghiệp.

Bảng 4.20: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng qua 03 năm 2011, 2012, 2013 CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013 1. Vốn huy động Triệu đồng 816.932 929.723 1.107.645

2. Dƣ nợ doanh nghiệp Triệu đồng 684.480 765.724 995.570

3. Dƣ nợ DN bình quân Triệu đồng 689.270 725.102 880.647

4. Doanh số cho vay DN Triệu đồng 572.104 564.014 566.650

5. Doanh số thu nợ DN Triệu đồng 568.775 482.770 336.804

6. Nợ xấu DN Triệu đồng 10.430 15.624 14.623 7. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 834.220 984.548 1.235.589 8. Dƣ nợ DN/ Dƣ nợ % 82,05 77,77 80,57 9. Hệ số thu nợ % 99,42 85,60 59,44 10. Dƣ nợ DN/ Vốn huy động Lần 0,84 0,82 0,90 11. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,83 0,67 0,38 12. Nợ xấu/ Dƣ nợ DN % 1,52 2,04 1,47

(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ, 2011, 2012, 2013)

4.3.1 Dƣ nợ doanh nghiệp trên dƣ nợ

Đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp là đối tƣợng chủ yếu của ngân hàng, đƣợc ngân hàng hƣớng đến trong hoạt động tín dung. Vì vậy hoạt động cho vay doanh nghiệp là hoạt động chủ yếu của chi nhánh. Dƣ nợ doanh nghiệp luôn chiếm cao trên 75% dƣ nợ. Cụ thể, dƣ nợ doanh nghiệp trên tổng dƣ nợ năm 2011 đạt 82,05%, sang năm 2012 thì tỷ lệ này còn 77,77% do nhu cầu về vốn của doanh nghiệp thấp bởi ảnh hƣởng của khó khăn từ nền kinh tế và đến năm 2013 tỷ lệ này đã tăng trở lại với 80,57%, trong năm nền kinh tế dần ổn định hơn, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng đƣợc cải thiện nên nhu cầu về vốn tăng nên dƣ nợ doanh nghiệp tăng.

4.3.2 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cho biết tỷ lệ giữa số tiền mà ngân hàng thu hồi đƣợc trong một thời kỳ nhất định so với số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong cùng một thời điểm đó. Nhƣ vậy, tỷ lệ này càng cao thì càng thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh và mở rộng thêm hoạt động kinh doanh và kiếm thêm lợi nhuận.

Qua bảng đánh giá tín dụng doanh nghiệp cho thấy, qua 03 năm hệ số thu nợ doanh nghiệp đều giảm. Năm 2011, hệ số thu nợ là 99,42%, nghĩa là: khi ngân hàng bỏ ra 100 đồng thì thu lại đƣợc 99,24 đồng. Sang năm 2012, doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng giảm nên hệ số thu nợ của ngân hàng chỉ là 85,60% giảm so với năm 2011 nguyên nhân là do chi nhánh đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn nên thu hồi nợ giảm. Năm 2013, hệ số thu nợ là 59,44% và đã giảm mạnh so với năm 2012 do trong năm 2013 doanh số cho vay của ngân hàng tăng mà doanh số thu nợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp lại giảm vì vậy hệ số thu nợ giảm mạnh. Trong giai đoạn này, ảnh hƣởng của nền kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên khả năng thu hồi vốn thấp không chỉ riêng PVcomBank Cần Thơ mà là tình hình chung của các ngân hàng khác.

4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng càng nhanh, không bị ứ động, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả.

Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng cao nhất là 0,83 vòng do dƣ nợ cao và doanh số thu nợ chứng tỏ trong năm này tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng cao. Năm 2012, vòng quay vốn tín dụng là 0,67 vòng giảm so với năm 2012, với doanh số thu nợ giảm 15,12% và dƣ nợ chỉ tăng 11,87% đã làm cho vòng quay vốn tín dụng so với năm 2011. Năm 2013, vòng quay vốn tín dụng thấp nhất trong 03 năm với 0,38 vòng đã giảm so với năm 2012 do doanh số thu nợ giảm mạnh 30,24% và tổng dƣ nợ tăng 30,02% nên làm vòng quay vốn tín dụng giảm ở mức thấp nhất.

4.3.4 Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thƣờng khi nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dƣ nợ càng gấp nhiều lần so với vốn

hiệu quả bằng việc sử dụng vốn huy động. Do đó tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động đƣợc.

Nhìn chung tỷ lệ này có xu hƣớng tăng qua 03 năm, điều này chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động đƣợc. Năm 2011, tỷ lệ này là 0,84. Năm 2012, tỷ lệ này là 0,82 lần tuy có giảm nhung con số này giảm không đáng kể so với năm 2011. Sang năm 2013, tỷ lệ này là 0,90 lần là cao nhất trong 03 năm, với số vốn huy động tăng cao đạt 1.107.645 triệu đồng và dƣ nợ đạt 995.570 triệu đồng làm cho tỷ lệ này tăng cao so với năm 2014, ngân hàng đã cho thấy khả năng của mình trong vấn đề huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động đƣợc.

4.3.5 Tỷ lệ nợ xấu dƣ nợ doanh nghiệp

Hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 03 năm cũng biến động liên tục. Hệ số này đo lƣờng chất lƣợng tín dụng của doanh nghiệp. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng càng cao.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng tăng giảm không ổn định. Năm 2011, hệ số là 1,52%, 2012 hệ số này là 2,04%, 2013 hệ số này là 1,47% ngân hàng lựa chọn khách hàng đáng tin cậy và uy tín nên vấn đề thu nợ đƣợc nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, nợ xấu ở mức thấp nên hệ số này nhỏ. Vào năm 2012, hệ số này cao nhất trong 03 năm, do doanh số thu nợ giảm làm nợ xấu của ngân hàng tăng cao, cho thấy chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị giảm xuống. Sang năm 2013, tình hình đƣợc cải thiện, tuy nợ xấu có tăng nhƣng không đáng kể so với năm 2012 cho thấy chất lƣợng tín dụng của ngân hàng đã đƣợc nâng cao hơn.

4.3.6 So sánh chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp với các loại tín dụng khác

Tỷ lệ dƣ nợ doanh nghiệp trên dƣ nợ cho vay của chi nhánh đạt trên 75%, có nghĩa là trong 1 đồng dƣ nợ của chi nhánh thì có hơn 0,75 đồng là dƣ nợ doanh nghiệp. Còn tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp là hơn 90% tổng nợ xấu của chi nhánh, có nghĩa là trong 1 đồng nợ xấu của chi nhánh thì có hơn 0,9 đồng là nợ xấu doanh nghiệp. Nguyên nhân là do quy mô cho vay doanh nghiệp của ngân hàng khá lớn nên rủi ro cao. Vì vậy cho thấy cần cần có những giải pháp tích cực để xử lý nợ xấu và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp trong thời gian sắp tới .

* Trên lệch lãi tín dụng doanh nghiệp

Dƣới đây là phần tính toán của tác giả về hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng. Qua một số chỉ tiêu tài chính đƣợc lựa chọn nhƣ thu nhập lãi doanh nghiệp trên dƣ nợ doanh nghiệp và chi phí lãi doanh nghiệp trên dƣ nợ doanh nghiệp.

Bảng 4.21: Chênh lệch lãi tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng qua 03 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT 2011 2012 2013 Thu lãi/1 đồng dƣ nợ DN Lần 0,22 0,21 0,17 Chi phí sử dụng vốn của TDDN Lần 0,15 0,14 0,13 Chênh lệch Lần 0,07 0,07 0,04

(Nguồn: Tác giả tự tính toán) Chú thích: DN: Doanh nghiệp

TDDN: Tín dụng doanh nghiệp

Nhìn vào Bảng 4.21 ta thấy đƣợc hoạt động đầu tƣ vào tín dụng doanh nghiệp mang lại hiệu quả cho ngân hàng, khi tỷ lệ thu lãi trên 1 đồng dƣ nợ doanh nghiệp luôn lớn hơn chi phí sử dụng vốn của tín dụng doanh nghiệp, điều đó cho thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp có thể bù đắp đủ chi phí đã bỏ ra và mang lại nguồn cho ngân hàng. Năm 2011, một đồng dƣ nợ đem cho vay thì có 0,22 đồng thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp, trong khi đó thì chi phí sử dụng vốn của tín dụng doanh nghiệp chỉ có 0,15 đồng, chênh lệch giữa hai tỷ lệ này là 0,07 lần, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng cho vay vào doanh nghiệp thì lợi nhuận của ngân hàng là 0,07 đồng. Bƣớc sang năm 2012, 2013, thì chênh lệch này đang có xu hƣớng giảm, vì thu lãi trên 1 đồng dƣ nợ doanh nghiệp giảm dần qua các năm, trong giai đoạn này ngân hàng cũng dần dần hạ lãi suất huy động vì thế chi phí cho hoạt động tín dụng doanh nghiệp cũng giảm, thêm vào đó sự khó khăn cũng đến từ phía các doanh nghiệp vay vốn, do tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, vì thế về phía ngân hàng đã hạ dần lãi suất cho vay doanh nghiệp.

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG CHI

NHÁNH CẦN THƠ

Ƣu điểm

- Hoạt động cho vay tăng qua 03 năm. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn đƣợc ngân hàng quan tâm nên chiếm tỷ trọng cao và luôn tăng.

- Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng ngày càng đƣợc kiềm chế qua 03 năm khoảng 1,5% trên dƣ nợ cho vay ngắn hạn

Giải pháp duy trì

- Cần áp dụng phí giao dịch ƣu đãi hơn đối với các doanh nghiệp có quan hệ tốt với ngân hàng. Đối với khách hàng mới, cần cử cán bộ tín dụng đến tận doanh nghiệp để giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp.

- Mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng. Vì đây là hoạt động mang lại hiệu quả trong công tác sử dụng vốn của ngân hàng và theo chủ trƣơng của NHNH áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế trong đó có ngành nông nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Ngân hàng cần phải tích cực dùng mọi biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn. Bên cạnh đó khi cho khách hàng vay cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngân hàng. Cần giám sát khách hàng sau khi cho vay xem xét khách hàng có sử

Nhƣợc điểm

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn nhƣng lợi nhuận của ngân hàng tăng chậm. Hằng năm, ngân hàng còn phụ thuộc vào nguồn vốn từ Hội sở, làm cho lợi nhuận của ngân hàng không cao.

- Doanh số cho vay chủ yếu tập trung theo ngắn hạn và nhóm ngành thƣơng mại-dịch vụ.

dụng vốn đúng mục đích cho vay chƣa. Các khoản vay sắp đến hạn trả cần theo dõi, nhắc nhở doanh nghiệp trả nợ đúng hạn.

Giải pháp

- Duy trì quan hệ với khách hàng cũ. Thƣờng xuyên quan tâm, theo dõi để nhắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cần tăng cƣờng công tác khuyến mãi nhƣ bóc thăm trúng thƣởng với nhiều phần thƣởng có giá trị hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng mới. - Cần giao khoán chỉ tiêu theo phòng giao dịch, bộ phận, đồng thời cần có chính sách khen thƣởng thích hợp nhằm động viên, khích lệ tinh thần của nhân viên.

- Mở rộng cho vay dài hạn bằng các chính sách phù hợp theo quy định của và với chính sách lãi phù hợp, - Tăng cƣờng mở rộng cho vay dài hạn với các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác.

- Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các hình thức cho vay dài hạn nhƣ hoạt động tín dụng theo hình thức đầu tƣ, hình thức cho thuê tài chính,... Đơn giản hóa trong thủ tục cho vay trung, dài hạn.

- Công tác thu hồi nợ qua 03 năm chƣa đạt hiệu quả cao và ổn định

- Nợ xấu nhóm ngành Tiểu thủ công nghiệp tăng và chiếm tỷ trọng cao.

- Đôn đốc khách hàng trả nợ, thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi để có thể nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có phƣơng pháp xử lý và thu hồi nợ của doanh nghiệp hợp lý.

- Đối với khách hàng đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cần có phƣơng án trả nợ thích hợp mới có thể thu hồi nợ.

- Đối với khách hàng có khoản vay đến hạn trả mà cố ý không trả, lãng tránh cán bộ tín dụng khi liên lạc thu hồi nợ cần xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

- Cần xem xét trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp ở nhóm ngành này. Cho các doanh nghiệp này vay vốn cần kiểm tra, thẩm định chặt chẽ, buộc các doanh nghiệp phải đƣa ra kế hoạch, dự án phát triển, đầu ra cho sản phẩm. Nhƣ vậy mới có thể hạn chế bớt đƣợc rủi ro cho vay của nhóm ngành này, giúp công tác thu nợ cũng nhƣ xử lý nợ xấu của nhóm ngành này đạt hiệu quả hơn.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Tuy mới thành lập nhƣng PVcomBank Cần Thơ đã cho thấy sự tăng trƣởng của mình trong thời gian qua. Ngân hàng đã phần nào hỗ trợ tốt về vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn, thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm cho lao động trong khu vực. Qua 03 năm, ngân hàng đã phần nào khẳng định vị thế của mình, vƣợt qua khó khăn về kinh tế, sự cạnh tranh gây gắt của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Cụ thể cho thấy, nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng và lợi nhuận vẫn tăng đây là một thành tích đáng kể của ngân hàng và trong thời gian sắp tới sẽ phát triển hơn nữa.

Đối với tín dụng doanh nghiệp, qua tìm hiểu và phân tích cũng đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Tuy còn nhiều khó khăn nhƣ nợ xấu vẫn tăng qua các năm, khó khăn trong vấn đề tìm kiếm khách hàng nhƣng đều này sẽ đƣợc ngân hàng khắc phục trong thời gian tới. Kết quả khả quan đạt đƣợc là các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng tƣơng đối ổn định và thay đổi không quá nhiều. Doanh số cho vay doanh nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của ngân hàng cho thấy sự tƣơng xứng với tiềm năng của nó. Trong thời gian tới ngân hàng cần nỗ lực để tìm kiếm nguồn khách hàng mới tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và quản lý tốt vấn đề nợ xấu của doanh nghiệp. Mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp hơn nữa để tạo hiệu quả lâu dài cho sự phát triển của ngân hàng.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với ngân hàng hội sở

Hội sở cần thiết kế những sản phẩm, dịch vụ đa dạng để các chi nhánh có thể linh hoạt trong quá trình hoạt động, tìm kiếm nguồn khách hàng mới theo điều kiện kinh doanh của từng địa phƣơng mang lại sự tích cực cho toàn hệ thống.

Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Các lớp nghiệp vụ chuyên môn về doanh nghiệp cần đƣợc chú trọng để nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng doanh nghiệp, giúp nắm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)