1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong

55 967 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 88,98 KB

Nội dung

... ngữ nghệ thuật loại hình ký văn học Chưong 2: Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật Nhật ký chiến tranh Chu cẩm Phong Chương 3: Một số thủ pháp hiệu biểu đạt việc xây dụng ngôn ngữ nghệ thuật Nhật ký chiến. .. thức lí luận sở, khóa luận nét độc đáo tổ chức ngôn ngữ Nhật ký chiến tranh Chu cẩm Phong 6.2 Phát phân tích thủ pháp sáng tạo ngôn ngữ Nhật ký chiến tranh Chu cấm Phong Với phát này, khóa luận. .. NGỬVĂN soEQcs - ĐỎ THỊ THU HƯƠNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIÉN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI - 2015 Người hưóng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỬVĂN - BT>03ca -

ĐỎ THỊ THU HƯƠNG

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG

NHẬT KÝ CHIÉN TRANH CỦA CHU

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỬVĂN

-soEQcs -ĐỎ THỊ THU HƯƠNG

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG

NHẬT KÝ CHIÉN TRANH CỦA CHU

CẨM PHONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hưóng dẫn khoa học ThS Hoàng Thị Duyên

Trang 3

Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp với đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu cấm

Phong Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo

trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học vàđặc biệt là Thạc sĩ- Giảng viên Hoàng Thị Duyên đã tạo điều kiệngiúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành khóa luận tốtnghiệp này

Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô

Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô

Hà Nội, ngày thảng 5 năm 2015 Sinh viên

Trang 4

Hà Nội, ngày thảng 5 năm 2015 Sinh viên

Đỗ Thị Thu Hương

Trang 5

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Bố cục khóa luận 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ LOẠI HÌNH KÝ VĂN HỌC 7

1.1 Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật 7

1.1.1 Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật 7

1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật 8

1.1.3 Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật 11

1.2 Vài nét về loại hình ký văn học nói chung và thế loại nhật ký nói riêng 11 1.2.1 Khái quát về loại hình ký văn học 11

1.2.2 Vài nét về thể loại nhật ký 14

1.3 Nhật ký chiến tranh của Chu cẩm Phong 20

CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG 23

2.1 Ngôn ngữ mang đậm tính chất hướng nội, độc thoại 23 2.2 Ngôn ngữ có khả năng đan xen, đối hướng liên tục theo dòng

Trang 6

hồi tưởng, suy nghĩ của tác giả 32

2.3 Ngôn ngữ mang đậm tính chủ quan của tác giả 34

2.4 Ngôn ngữ mang tính quy ước ẩn dụ 35

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ THỦ PHÁP XÂY DựNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẤM PHONG 39

3.1 Sử dụng linh hoạt và độc đáo nhiều lớp từ vựng 39

3.2 Cấu trúc câu đa dạng gợi cảm 32

3.3 Những câu văn trần thuật chứa đựng nhiều thông tin 44

3.4 Sử dụng linh hoạt các loại câu kể, câu tả và câu cảm thán 46

KÉT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỎ ĐÀU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Mỗi một loại hình nghệ thuật đều tồn tại những chất liệu riêng để cấu thành nên nó Neu như giai điệu và ca từ là chất liệu của âm nhạc, đường nét và màu sắc làm nên hội họa thì đối với văn học, ngôn từ chính là chất liệu chủ đạo, là phương tiện chủ yếu mang tính đặc trưng của văn học Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ Ta có thế thấy, không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học bởi ngôn từ đã vật chất hóa, cụ thể hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, cốt truyện,

Với nhật ký, một thể loại mang tính chất riêng tư, đời thường, ghi chép lại những sự việc, suy nghĩ, cảm xúc cá nhân bằng những câu chữ thì ngôn từ lại càng đóng một vai trò quan trọng, góp phần phân biệt nhật ký với các thế loại văn học khác và tạo nên diện mạo của thể loại Chính vì vậy, khi khám phá một tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung, một tác phẩm ở thể loại nhật ký nói riêng thì tìm hiếu ngôn ngữ nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng hàng đầu

Trang 7

1.2 Văn học là bức tranh chân thực phản ánh đời sống Theo dòng chảycủa thời gian và dấu ấn lịch sử của dân tộc, văn học đã có những phản ánh kịpthời, ghi lại những mốc son hào hùng, đáng nhớ của cha ông Đặc biệt, với nhữnggiai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc, văn học lại có những sự phản ánh vớinhững khuynh hướng khác nhau Tiêu biểu phải kể đến giai đoạn lịch sử 1965 -

1975, những năm mà nhân dân cả nước dồn hết sức người, sức của cho cuộckháng chiến chống Mĩ cứu nước, những năm mà văn học nói chung và thể ký nóiriêng tập trung toàn lực để phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc thì khuynhhướng sử thi là đặc điểm bao trùm lên cả nền văn học, nó chi phối và ảnh hưởng

rõ nét đến các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Các sáng tác của họ, dù có dunglượng hạn chế của một bài tùy bút hay mở rộng tới bức tranh toàn cảnh trong mộttiếu thuyết dài, dù câu chuyện chỉ diễn ra quanh một tình huống của một conngười hay có quy mô bao quát cả một giai đoạn lịch sử, một chiến dịch lớn thìcác tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề hệ trọng của dân tộc và thời đại, vậnmệnh của đất nước và nhân dân Ký và văn xuôi giai đoạn này đặc biệt phát triển,

tiêu biểu phải kể đến những tác phẩm: Tập truyện và ký Bức thư Cà Mau (1965) của Anh Đức, tập ký Cửu Long cuộn sóng (1965) của Trần Hiếu Minh, truyện ký Người mẹ cầm súng (1965) của Nguyễn Thi Khuynh hướng sử thi không chỉ

ảnh hưởng nhiều đến nội dung của các sáng tác thời kỳ này mà nó còn tác độngmạnh mẽ đến khía cạnh khai thác ngôn từ, đặc điểm từ ngữ, câu văn, các thủpháp sáng tạo về ngôn từ

Năm 2000, tập nhật ký Chu cẩm Phong được NXB Văn Học xuất bản

mang tên Nhật ký chiến tranh và cuốn sách đã được Hội Nhà Văn Việt Nam trao

tặng thưởng Ngay khi được xuất bản, cuốn nhật ký đã làm rung động hàng triệucon tim của bạn đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết, tình yêu quê hương đất nước

Trang 8

nồng nàn thể hiện qua những cảm nhận bình dị của một nhà văn, một người chiến

sĩ luôn gương mẫu, đi đầu trong công tác Rất nhiều cuộc hội thảo đã được tố

chức, nhiều bài phê bình, đánh giá về Nhật ký chiến tranh xuất hiện Tuy vậy, các

cuộc hội thảo, các bài viết, nghiên cứu mới dừng lại ở việc giới thiệu về cuốnsách, khai thác thông tin bên lề tác phẩm, tìm hiểu cuộc đời, thân thế của Chucẩm Phong cũng như nghiên cứu về chiến tranh dưới góc nhìn chân thực của mộtnhà văn mang áo lính chứ chưa có một công trình nghiên cứu cụ thế nào đi sâutìm hiếu về nghệ thuật của thể loại văn học đặc biệt này Những đặc trưng vềngôn ngữ trong thể loại nhật ký nói chung và ngôn ngữ mang đặc trưng của Chucẩm Phong nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu, đề cập và tìm hiểu một cách tỉmỉ

Vì vậy, đề tài khóa luận này góp phần tìm ra một hướng đi mới trong việcnghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật cơ bản nhất của thế loại nhật ký chiến tranh

đó là ngôn ngữ nghệ thuật Từ đó có một cái nhìn đầy đủ và xác đáng hon vềnhững đóng góp của nhà văn liệt sĩ Chu cẩm Phong đối với nền văn học nướcnhà

2 Lịch sử nghiên cún vấn đề

2.1 Với đặc trưng thể loại “Nhật ký” là những ghi chép mang tĩnh chấtriêng tư vì thế có thể nói trước những năm 1986, sự xuất hiện của chúng khôngnhiều, chưa thu hút được sự chú ý, quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu Vìthế sự góp mặt của nhật ký chiến tranh trên diễn đàn văn học trong giai đoạn gầnđây được cho là của “hiếm” vì chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vàotìm hiểu về thể loại nhật ký chiến tranh này, đặc biệt ở khía cạnh ngôn ngữ

2.2 Từ sau năm 1986, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện đầu tiên của cuốn

Nhật kỷ Đặng Thủy Trâm - tác giả là một nữ bác sĩ, liệt sĩ đã được công bố rộng

Trang 9

rãi và đã tạo nên một cơn sốt trong dư luận về nhật ký chiến tranh; tiếp theo đó là

Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký chiến tranh của Chu cấm

Phong đã thực sự gây được ấn tượng mạnh mẽ và thu hút được sự quan tâm củatoàn xã hội, khiến các nhà nghiên cứu phải có cái nhìn sâu rộng và nghiêm túcvới thể loại văn học đặc biệt này Bên cạnh việc xuất hiện của những cuốn nhật

ký gây xôn xao dư luận thì hàng loạt các bài viết, bài giới thiệu, phê bình cũngđược ra mắt với tần suất lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng, điến hìnhphải kế đến hàng chục bài báo viết về đề tài này với những nội dung phong phúkhác nhau:

- Đọc Nhật ký chiến tranh: Một tác phấm văn học kì lạ; Chu cấm Phong xứng đảng là một anh hùng; Đi tìm người cất giữ Nhật ký chiến tranh của Chu Cấm Phong Những bài viết này đã có những tác động tích cực tới dư luận xã

hội, khiến cho độc giả có một cái nhìn chân thực hơn về cuộc chiến vĩ đại mà thế

hệ cha anh đã đi qua; những khó khăn gian khổ và sự hi sinh vô tư vì lí tưởngtuối trẻ Hơn thế nữa, nhờ đó mà văn hóa đọc được hưởng ứng sâu rộng, thu húthấp dẫn hàng triệu độc giả đón đọc và theo dõi cuộc hành trình cùng số phận đểcuốn nhật ký đến được với bạn đọc ngày hôm nay

- Những bài nghiên cứu về nhật ký chiến tranh có tính chất chuyên sâuxuất hiện rất ít: Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh của tác giả TônPhương Lan cũng là một trong những đóng góp điến hình

Có thể nói nghiên cứu về Nhật ký chiến tranh bước đầu chỉ dừng lại ở việc

giới thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm, chứ chưa có một côngtrình nghiên cứu cụ thể nào đi sâu vào khai thác về nghiên cứu về khía cạnh nghệthuật, đặc biệt về ngôn ngữ của cuốn nhật ký này Chính vì vậy, đề tài khóa luận

của chúng tôi đã tìm một hướng đi mới trong việc nghiên cứu về Nhật ký chiến

Trang 10

tranh của Chu cẩm Phong, đó là khai thác khía cạnh ngôn ngữ nghệ thuật Có thể

khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô và toànthể hội đồng nhận xét và cho ý kiến đóng góp để khóa luận có thể hoàn thiệnhơn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cún

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của khóa luận là tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo của ngôn

ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu cẩm Phong; chỉ ra những thủ pháp tiêu

biếu trong sáng tạo ngôn từ của nhà văn, tất nhiên không tách rời nó với việc thểhiện, làm sáng tỏ giá trị nội dung của cuốn nhật ký

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1 Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về ngôn ngữ trong vănhọc nói chung và ngôn ngữ trong thể ký, nhật ký nói riêng, khóa luận có nhiệm

vụ chỉ ra những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ trong cuốn Nhật ký chim tranh của

Chu Cam Phong

3.2.2.Khóa luận đi sâu phát hiện những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ củanhà văn và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể hiện nộidung tác phẩm

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cún

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu cấm Phong.

4.2.Phạm vỉ nghiên cứu

Nhật ký chiến tranh của Chu cẩm Phong , Nxb Hội Nhà Văn tái bản năm

2011 và những công trình nghiên cứu, phê bình liên quan đến tác phẩm

Trang 11

6 Đóng góp của khóa ỉuận

6.1 Trên cơ sở những kiến thức lí luận cơ sở, khóa luận chỉ ra những nét

độc đáo về tổ chức ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu cẩm Phong.

6.2 Phát hiện và phân tích những thủ pháp sáng tạo ngôn ngữ trong Nhật

ký chiến tranh của Chu cấm Phong Với những phát hiện này, khóa luận sẽ chỉ ra

được sự khác biệt và cá tính sáng tạo của nhà văn trong việc sử dụng ngôn ngữ

so với những tác phẩm của những tác giả cùng thể loại

Chưong 2: Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh

của Chu cẩm Phong

Chương 3: Một số thủ pháp và hiệu quả biểu đạt của việc xây dụng

ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu cấm Phong

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

Trang 12

NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯNG VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT YÀ LOẠI HÌNH

KÝ VĂN HỌC

1.1 Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật

1.1.1 Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật

Từ trước đến nay, ngôn ngữ được coi là một phương tiện giao tiếp trọng yếu và quan trọng nhất của loài người Nhờ có ngôn ngữ mà con người truyền đạt được những suy nghĩ, tư tưởng, mục đích, ý định với nhau đế có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa: “ Ngôn ngữ là hệ thong nhũng âm, những từ và nhũng quy tắc kết hợp chủng, làm phương tiện đế giao tiếp chung trong một cộng đồng” [18;688] Cuốn Bàn về ngôn ngữ thì nhận đinh: “ Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiên, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũngnhưỷ thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác nữa ”[15; 14].

Văn học là nghệ thuật ngôn từ nhưng không chỉ là ngôn từ Nghệ thuậtngôn từ xa xưa đã bao gồm không chỉ thơ trữ tình, kịch, sử thi, mà bao gồm cảnghệ thuật hùng biện dùng trong giảng đạo, trong xét xử, trong diễn thuyết chínhtrị trước công chúng Ngày nay, với sự phát triển của báo chí và phương tiệntruyền thông đại chúng thì phạm vi của nghệ thuật ngôn từ còn rộng hơn và đổikhác Do vậy, khi nói văn học là nghệ thuật, ta chỉ nói tới một loại hình của nghệthuật đó - tức là loại hình sử dụng ngôn từ đế sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vìmục đích nghệ thuật Xét ở lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật chính là

ngôn ngữ trong tác phẩm văn học Từ điển thuật ngữ văn

Trang 13

học viết: “ Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ Trong tácphấm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu to quan trọng thế hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà V ữ 7 2 ” [ 6;215] Ớ đây, ta cần phân biệt rõ ngôn ngữ tự nhiên vàngôn ngữ nghệ thuật Neu như ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu đầu tiên conngười dùng để diễn đạt ý nghĩ, diễn đạt tình cảm nảy sinh trong hoàn cảnh nhấtđịnh một cách cảm tính thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai, đượcphát triển từ hệ thống tín hiệu thứ nhất, có nhiệm vụ thể hiện tư tưởng của tácphẩm Ngôn ngữ tự nhiên có chức năng giao tiếp là chủ yếu, còn chức năng thứyếu là chức năng thẩm mĩ Nhưng đối với ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng thấm

mĩ là chức năng cơ bản nhất, quan trọng nhất Đó là ngôn ngữ giàu tính hìnhtượng nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tưtưởng tình cảm và tác động thẳm mĩ tới người đọc

Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngônngữ văn hóa toàn dân Nó được hoàn thiện nhờ tài năng và khả năng sáng tạo củanhà văn Qua ngôn ngừ nghệ thuật, người đọc không chỉ khám phá được tu*tưởng, quan niệm của người viết gửi gắm trong tác phẩm mà còn thấy đượcphong cách cá nhân của nhà văn đó

1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật

Bắt nguồn từ nhu cầu trao đối thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn từnhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời Văn học sử dụng ngônngữ nhưng văn học và ngôn ngữ là hai loại hình ký hiệu khác nhau, do đó khôngthể suy trực tiếp đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật từ đặc điểm của ngôn ngữthông thường Mà đây là điều nhầm lẫn rất phố biến Ngôn từ văn học là mộthiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo theo quy luật chung của nghệ thuật.Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt một ý nghĩa mà không một phát ngôn đồngnghĩa nào có thể thay thế được

Trang 14

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm của mình về đặc trưngcủa ngôn ngữ nghệ thuật Chẳng hạn như tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn

Phong cách học Tiếng Việt đã chỉ ra tính chất cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là:

tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính cụ thế hóa

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ học từ vụng đã bổ sung thêm tính

hệ thống bên cạnh bốn tính chất của tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra

Nguyễn Phan Cảnh trong chuyên luận Ngôn ngũ' thơ (2000) đã nhấn mạnh

tính tạo hình, tính biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật

Nguyễn Thế Lịch trong bài viết về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật

(TCNN số 4 - 1998) cho rằng: Ngôn ngữ nghệ thuật có tính chính xác Tính hàmsúc, tính phóng đại, tính cách điệu và tính tổ chức

Trong cuốn Lý luận vãn học (NXB GD - 2006), Hà Minh Đức (chủ biên)

thì cho rằng tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng là những đặc điếmchung của ngôn ngữ văn học

Tóm lại, từ những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về đặctrưng của ngôn ngữ nghệ thuật, ta có thể nhìn nhận khái quát những tính chất cơbản của ngôn ngữ nghệ thuật, đó là: Tính chính xác, tính hình tượng, tính cấutrúc, tính hệ thống, tính cá thể hóa

Tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật xuất phát từ một yêu cầu rất quantrọng của văn học là nói phải phản ánh hiện thực một cách chân thực, đầy đủ như

nó vốn có Giống như nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nói: “Văn muốn haytrước hết phải đúng” Nói rõ hơn, đây chính là khả năng của ngôn ngữ văn học cóthế biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn nói, miêu tả đúng cái mà nhà văn muốnbiểu hiện Tính chính xác là một đặc trưng cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ nghệthuật

Tính hình tượng là khả năng gợi lên những hình tượng nghệ thuật đưa tathâm nhập vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng Tính hình tượng

Trang 15

của ngôn ngữ thể hiện ở nhiều mặt như các loại từ, các phương thức chuyển nghĩa

để soi sáng một vật này qua vật khác Ngôn ngữ nghệ thuật không chấp nhậnnhững mô hình có sẵn mà tính hình tượng của nó thể hiện ở sự thống nhất giữamặt tạo hình và mặt biếu đạt của văn bản ngôn từ Hai bình diện này có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau trong việc tạo thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo

Ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một cấu trúc có tính hệ thống Trong một tácphẩm nghệ thuật hoàn chỉnh phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc bề mặt vàcấu trúc bề sâu Là sự kết hợp hữu cơ giữa văn bản ngôn từ (về mặt hình thứcbiểu đạt, chất liệu), hệ thống hình tượng (thành tố trung gian gắn bó thành tố vànội dung) và các lớp nội dung ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật (cấu trúc chiềusâu: chủ đề tư tưởng, cảm xúc), cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu có sự thốngnhất căn bản: nội dung nào thì hình thức ấy Tính cấu trúc và tính hệ thống củangôn ngữ tự nhiên biếu hiện ở mối quan hệ bên trong ngôn ngữ (chủ thể lời nóiluôn luôn thống nhất) thì với ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện chủ yếu trong quan

hệ với các nhân tố ngoài ngôn ngữ (hình tượng nghệ thuật, phong cách tác giả, tácphẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học, hệ tư tưởng, quan niệm thấm mĩ thời đại)

Từ mối quan hệ đó, văn bản tác phẩm trở thành một bản hòa tấu có một tống hợplực mạnh mẽ, tác động đến người tiếp nhận văn bản

Ngôn ngữ nghệ thuật có tính cá thể hóa và đó chính là đặc điểm phongcách tác giả thể hiện trên văn bản nghệ thuật Nó thể hiện qua các thao tác sửdụng ngôn từ, các thủ pháp sáng tạo mà tác giả sử dụng đế xây dựng hình tượng.Ngôn ngữ nghệ thuật được cá thế hóa khi nó mang dấu ấn phong cách tác giả tóc

là mang quan niệm của tác giả về đời sống con người Những nhân tố ảnh hưởngđến bút pháp tác giả, hệ thống hình tượng nghệ thuật trong tác phấm đó là cácbiện pháp thể hiện hình tượng và nội dung tư tưởng sự vận dụng ngôn ngữ quacác thao tác Ngôn từ nghệ thuật đạt tới tính cá thể (có phong cách) phải thể hiệnđược nhân cách, tâm hồn, tư tưởng của nhà văn thông qua những thao tác lựa

Trang 16

chọn từ vựng, phương thức thể hiện giọng điệu của họ Tác giả có phong cáchngôn ngữ riêng biệt, độc đáo phải là người có quan niệm nghệ thuật riêng, cáinhìn riêng đối với đời sống con người và phải được biểu đạt bằng một giọng điệuriêng, tiếng nói riêng của mình.

1.1.3 Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật

Neu như trong thơ trữ tình, kiểu nói duy nhất thống lĩnh toàn bộ thế giớinghệ thuật là lời trực tiếp của nhân vật trữ tình thì trong văn xuôi tự sự các kiểulời lại phong phú hơn nhiều: Ngôn ngữ nhân vật có lời đối thoại, lời độc thoại,độc thoại nội tâm; Ngôn ngữ trần thuật có lời kể, lời tả, lời bình luận trữ tình, cáckiểu lời trung gian như lời nửa trực tiếp, sự đan xen các kiểu lời Tùy thuộc vàocác chức năng của mỗi kiểu lời và khả năng vận dụng của mình mỗi nhà văn lại

sử dụng và phát huy các kiểu lời ấy trong quá trình sáng tạo nghệ thuật

1.2 Vài nét về loại hình ký văn học nói chung và thể loại nhật ký nói riêng

1.2.1 Khái quát về loại hình ký vẫn học

1.2.1.1 Khái niệm chung về loại hình ký văn học

Ký là loại hình văn học có nhiều biến thể Nghĩa gốc của chữ “ký” là ghichép một sự việc gì đó để không quên Phải có chữ viết rồi mới có ghi chép, chonên so với các thể loại văn thơ cách luật, ký văn học xuất hiện muộn; lịch sử của

nó gắn liền với lịch sử của văn học bác học Ớ Việt Nam, sau năm 1945, chúng ta

có cả một nền văn học ký Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và hiện thực haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để lại dấu ấn đậm nét trong ký củaNguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Anh Đức, Hoàng PhủNgọc Tường

Tuy xuất hiện muộn nhưng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lịch sử của

ký đã trải qua nhiều giai đoạn, vận động, phát triển với rất nhiều sự đổi thay vàhàng loạt những biến thể Từ văn học trung đại đã thấy có lục, thực lục, ngũ’ lục,tạp văn, tạp lục, mạn lục, tiểu lục, tiệp bút, toái sự, mị ngữ, khảo, văn chú, truyện

Trang 17

ký, sử ký, ký sự, tùy bút Bước sang thời hiện đại lại thấy có du ký, nhật ký, hồi

ký, phóng sự, tản văn, ký chính luận, tiểu luận

1.2.1.2 Đặc trung chung của loại hình ký văn học

a Ký là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội Nghệ thuật

là hoạt động nhằm thỏa mãn những tình cảm thấm mĩ của con người Nó có các yếu tố của trò diễn giúp con người giải trí, vui chơi Văn học nghệ thuật chính là trò diễn bằng ngôn từ nhằm chiếm lĩnh những giá trị tinh thần mang ý nghĩa nhânsinh

Ký là một loại hình nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn - tinhthần có tham vọng can dự trực tiếp vào mọi lĩnh vực của đời sống Nhà văn LêMinh đã từng nói: “Với thể loại ký, từ sự thôi thúc của cuộc sống mà tác giả cónhu cầu được công bố kịp thời những nhận xét, những đánh giá, những ý tưởng

Ký ghi được rất rõ những dấu ấn của một sự kiện, của một thời kỳ, của một lớpngười, của một vùng miền”

Lê Minh đã khẳng định một đặc điểm nổi bật, thuộc loại quan trọng nhấtcủa ký mà từ lâu đã được mọi người thừa nhận Tìm mọi cách can dự trực tiếpvào đời sống, ký trở thành loại hình văn học thời sự, một thể văn xung kích theosát các vấn đề nóng hổi, cấp bách của hiện thực mang ý nghĩa xã hội rộng lớn Đecan dự trực tiếp vào tiến trình đời sống, người viết ký chẳng những phải nhậpcuộc mà nhiều khi còn phải “dấn thân” với tinh thần chiến đấu cao và tínhkhuynh hướng rõ ràng Sau năm 1975, nhất là những năm 80 của thế kỉ trước,nhiều nhà văn Việt Nam đã có tinh thần “dấn thân” như thế Những bài ký nảy

lửa như Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của Trần Khắc, Cải đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc đã góp phần vào công cuộc đổi mới

toàn diện của đất nước

b Ký là sự thông tin về sự thực của các giá trị nhân sinh

Trang 18

Do “ký” là ghi chép sự việc, nên tính xác thực của việc ghi chép được xem

là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại Có tư liệu để chứng minh, ở các nước

xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, quan điểm thể loại về kýđược xác lập chủ yếu vào thời kì mà tư tưởng lĩ luận rất đề cao việc sáng tác vănnghệ theo cách ghi chép sự thực đời sống Cho nên, yêu cầu về tính xác thực của

ký càng được nhấn mạnh, gần như tuyệt đối hóa Nó được xem là tri thức, là quanđiểm nền tảng mà khi biên soạn từ điển tra cứu phố thông hay viết sách giáokhoa, giáo trình dùng trong nhà trường, tư duy lí thuyết phải dựa vào đó để xácđịnh nội hàm khái niệm

c Ký có cách xử riêng về khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật

Ký là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào hiện thực xã hội Đẻ tạo ranhững tác phẩm có khả năng tác động mạnh mẽ tới con người và đời sống, kýđiều chỉnh tối đa khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật Và đểxóa bỏ tối đa khoảng cách giữa thời gian trần thuật và thời gian sự kiện, ký vănhọc sử dụng rất nhiều thủ pháp kết cấu Có thế thường xuyên bắt gặp bốn thủ

pháp cơ bản: một: dựa vào cái đơn nhất, xác thực để xây dựng hình tượng; hai: tôn trọng trật tự biên niên của thời gian sự kiện; ba: lược bỏ ngôn ngữ trần thuật,

sử dụng kĩ thuật “lắp ráp” điện ảnh; bon: làm nổi bật hình tượng tác giả, người

chứng kiến, tham gia

d Ký kết hợp linh hoạt các phương thức tự sự, trữ tình, nghị luận với những thao tác tư duy khoa học

Tự sự là nền tảng cấu trúc của tác phẩm ký Ký ghi chép sự việc, thuật lạicác sự kiện, biến cố Trong ký có tả người, tả cảnh Cho nên nhiều nhà nghiêncứu xếp ký vào loại văn xuôi tự sự

Tuy nhiên, là một loại hình văn học trung gian, ký thường có sự kết hợp rấtlinh hoạt các phương thức chiếm lĩnh đời sống Như đã nói, ký là sự thông tin về

sự thực của những giá trị nhân sinh Cho nên trên nền tảng tự sự, ký phát triến rất

Trang 19

tự nhiên yếu tố nghị luận Ta có thể thấy rõ điều này trong Đường chủng ta đi của Nguyễn Trung Thành, Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc

Việc nhận thức những giá trị nhân sinh cũng mở đường đế ký kết hợp mộtcách tự nhiên, linh hoạt giữa tự sự, nghị luận với trữ tình Ký không chỉ kế việc,

tả người, tả cảnh mà còn là tiếng reo vui trước vẻ đẹp của cảnh, của người

Ký không chỉ kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, trữ tình, tự sự

mà còn kết hợp một cách tự nhiên tư duy nghệ thuật với tư duy khoa học Ở ViệtNam, Nguyễn Tuân là cây bút có biệt tài trong việc đưa nhiều lĩnh vực tri thứcvào những bài ký tài hoa của mình

Nằm trong loại thế ký, nhật ký nói chung và nhật ký viết về chiến tranh nóiriêng đều mang những nét đặc điểm chung của thể loại đồng thời lại có nét riêngđộc đáo góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật

1.2.2.1 Các quan niệm về nhật ký

Trang 20

Theo quan niệm của Từ điến thuật ngữ văn học thì nhật ký “là một thế loại

thuộc loại hình ký”, là một dạng biến thể của ký hiện đại So với các thể loại khácnhư tiểu thuyết, thơ thì ký xuất hiện muộn hơn, tận thế kỉ XVIII khi có sự giatăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu cầu tự bộc bạch,

tự quan sát thì thế loại này mới xuất hiện ở châu Âu và phát triển cực thịnh vàothế kỉ XIX Ở Việt Nam, thể ký ra đời muộn, có thể lấy điểm mốc cho sự xuất

hiện thể loại này ở thời Lý - Trần với Vũ Trung tùy bút và Thượng kinh ký sự.

Cũng như ở phương Tây, thể ký ở Việt Nam cũng được coi là thế loại mở đườngdẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật Quanhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có những biến thể cho phù hợp với xu thế pháttriển của văn học Nhật ký chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnhhồi ký, tùy bút, tản văn, phóng sự

Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa nhật ký là “Loại văn ghi chép sinh

hoạt thường ngày Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất

số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng ( ) bao giờcũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm;

nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc

được công chúng tiếp nhận”[9;1257] Từ đỉến thuật ngữ văn học cũng coi nhật ký

là “một thể loại thuộc loại hình ký” hay “là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất đượcthực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những

sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia

hay chứng kiến” Giáo trình Lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do Giáo sư Trần Đình Sử chủ biên thì định nghĩa: “ Nhật ký là thể loại ghi

chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu

có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết”[22;261] Như vậy, có thể nói rằng,nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc,suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần

Trang 21

về phân loại, tùy vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại thànhnhững thể khác nhau của nhật ký Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn học

và nhật ký ngoài văn học Các nhật ký ngoài văn học như: nhật ký riêng tư, nhật

ký khoa học, nhật ký công tác không nhằm công bố rộng rãi, chỉ viết dành chomục đích cá nhân; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra với cá nhânchứ không quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện xảy ra với ý nghĩa xã hộirộng lớn, ý nghĩa nhân bản Vì thế, nhật ký ngoài văn học thường không thu hútđược sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận cũng như giới nghiên cứu vănhọc, không có tầm ảnh hưởng lớn Còn nhật ký văn học thường hướng tới các chủ

đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến thế giới nội tâm của tác giả hoặc của cácnhân vật trước nhứng sự kiện lớn có ý nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mốiquan tâm của toàn xã hội; nhật ký văn học được viết ra nhằm hướng tới đông đảocông chúng Bên cạnh đó có những cuốn nhật ký riêng tư viết không nhằm làmvăn, không hướng tới đông đảo công chúng và không chủ định xây dựng hìnhtượng văn học, song một khi nó “thế hiện được một thế giới tâm hồn, khi quanhững sự việc và tâm tình cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn

đề xã hội trọng đại” thì nó đã mang trong mình phấm chất văn học

1.2.2.2 Đặc điếm của thế loại nhật ký

Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất của

ký, đồng thời lại có điếm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thế loại Vớithể ký - thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xãhội” với đặc điểm nổi bật là ghi chép sự việc, thì tính xác thực của việc ghi chépđược xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại Nhật ký cũng vậy, cho dù lànhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học đều coi trọng tính chân thực,đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là

sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những

gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm Với thể loại nhật ký ngoài văn học

Trang 22

thì tính xác thực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ một cuốn nhật ký công táchay nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư, yếu

tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thểkhông hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực Còn vớinhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề mang ý nghĩa thì bảnthân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả

cũng như xã hội: Ví dụ như nhật ký Ớ rùng của Nam Cao là những ghi chép chân

thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cáchmạng của nhà văn, đó cũng là những gian khổ, khó khăn, thách thức các văn nghệ

sĩ trong việc “nhận đường” Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựngnhững cảm xúc chân thành của người viết thế hiện tư tưởng, tình cảm và cái nhìn

bao quát mọi sự vật, sự việc Hay tập Nhật ký trong tù của Nguyễn Ái Quốc đã

cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác của nhà tù với những gian khố, thiếu thốn

đủ điều nhưng lại toát lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến

sĩ, thi sĩ cách mạng Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký,tuy nhiên nếu như hồi ký có thể có yếu tố hư cấu những khi thế hiện thái độ,những sự việc mà nhân vật trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tácphẩm thì với nhật ký, yêu cầu về tính xác thực rất khắt khe Vì hư cấu trong nhật

ký là điều tối kị Người viết nhật ký không được phép hư cấu thêm tình tiết Hưcấu ở nhật ký chẳng khác với sự phản bội chính bản thân mình, lừa dối chínhmình

Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc

cô đơn, muốn tự chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra Vì thế, có thể nói, nhật kýchính là thể loại mang tính chất riêng tư, chân thật và rất đời thường “Với tưcách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký, người viết có thể tự do trình bàysuy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự thật” [7] Riêng tư chính là

lí do tồn tại của nhật ký, là yếu tố hấp dẫn của thể loại văn học đặc biệt này, vì nó

Trang 23

liên quan đến những tâm tư, tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân

vật được xã hội quan tâm Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật ký: “Neu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ

có Nhưng nếu nhật kỹ mà có thế có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều

-họ không dám nói sự thật, nói đủng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đủng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ Mà

đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” [24;225].

Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luônthấy tác giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất Neu trong các thể loại nhưphóng sự, tùy bút, bút ký trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là cácvấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm So với các thểloại khác, “vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn học bao quát, quánxuyến toàn bộ tác phẩm Tác giả không ngần ngại xuất hiện trong từng chi tiếtnhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo

ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật màtác giả là người trực tiếp chứng kiến”[7] Tuy nhiên, có những khi lời độc thoạicủa tác giả hay nhân vật lại chính là một cuộc đối thoại ngầm với người khác vềcon người và cuộc đời nó chung, về bản thân mình nói riêng Hình tượng tác giảtrong nhật ký văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thấm mĩ lớnlao

Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại,

có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi Neu như ở hồi ký

là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng cách hồi cố, hồi tưởng lạithì nhật ký ghi chép bằng thời gian hiện tại Có thể ngắt quãng nhưng chắc chắn

Trang 24

thời gian phải là thời gian của hiện tại, không thể ở thời điểm ghi nhật ký mà ghi

hộ cho thời điểm trước hay sau đó được

Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bêntrong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, ýnghĩa thành thực, vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình,giữa ngôn ngữ đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà

1.2.2.3 Đôi nét về nhật ký chiến tranh

Xuất hiện trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, thể loại nhật kýđược biết đến như một điển hình về sự mới mẻ và chân thực của nó kể từ khi có

sự phát hiện và công bố hai cuốn nhật ký gây ấn tượng mạnh mẽ với đông đảo

nhân dân như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuốỉ hai mươi và tiếp đó là Nhật

kỷ chiến tranh; Tài hoa ra trận Đến lúc này nhật ký chiến tranh mới thực sự thu

hút được sự quan tâm của độc giả cũng như giới nghiên cứu Những cuốn nhật ký

kể trên đã tạo nên những “chấn động” trong lòng bạn đọc, gây xúc động mạnh mẽ

và tạo ra một hiệu ứng xã hội rộng lớn Chính vì thế, với thể loại văn học vô cùngđặc biệt này đòi hỏi cần phải có một sự quan tâm, nghiên cứu một cách nghiêmtúc và toàn diện

Văn chương Việt Nam đã mang một diện mạo mới vô cùng phong phú kể

từ khi có sự ra đời và góp mặt của thể nhật ký chiến tranh Căn cứ từ thực tế xuấtbản mấy thập niên qua, chúng ta có thể xem nhật ký chiến tranh như một tiểu thểloại, với những nét đặc trưng khu biệt của đề tài, hoàn cảnh viết và theo đó là đặctrưng bút pháp nghệ thuật Qua những ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, các tác giả nhật ký

đã cho thế hệ mai sau biết về chiến tranh một cách chân thực nhất, sống độngnhất về những khó khăn gian khố, những mất mát hi sinh của thế hệ cha anh đãsống và chiến đấu giành độc lập tự chủ cho Tố quốc Hơn thế nữa, đó lại chính lànhững trang viết của những người trong cuộc, chính họ đã có mặt trong cuộcchiến, trực tiếp sống và chiến đấu cho nên những di bút của họ rất chân thực vàchính xác, phản ánh được đời sống tinh thần của thế hệ thanh niên Việt Nam thời

Trang 25

đó và tác động nhất định đến xã hội hiện tại Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về thể loạinhật ký chiến tranh vừa mang ý nghĩa lí luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.Nói tóm lại, nhật ký chiến tranh không những có đóng góp lớn về mặt thểloại mà còn mang đến sự mới lạ cho đời sống văn học, tác động mạnh mẽ và ảnhhưởng sâu sắc đến tâm hồn con người với hiệu ứng xã hội tích cực Đặc biệt là

trong nhận thức của giới trẻ hiện nay Sự có mặt của cuốn Nhật ký chiến tranh

của Chu cấm Phong nói riêng và những cuốn nhật ký viết về chiến tranh nóichung đã trở thành những minh chứng lịch sử nhắc nhở các thế hệ người ViệtNam về một thời kỳ đau thương mà hào hùng của dân tộc và công lao to lớn củathế hệ cha anh đi trước đã cống hiến, hi sinh vì lí tưởng tuối trẻ, vì nền độc lậpcủa Tố quốc

13 Nhật kỹ chiến tranh của Chu cấm Phong

Nhà văn, liệt sĩ Chu cẩm Phong (1941- 1971) tên thật là Trần Tiến, sinhnăm 1941 tại Hội An (Quảng Nam), cha là cán bộ chỉ huy quân sự của Hội Anthời kháng chiến chống Pháp, mẹ là cơ sở hoạt động cách mạng hoạt động bí mậtcũng tại thị xã này thời kì kháng chiến chống Mĩ Năm 1954 Chu Cẩm Phongtheo cha tập kết ra miền Bắc học phổ thông tại các trường học sinh miền Nam vàhọc đại học tại khoa Ngữ văn (khóa 5) trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đượckết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam năm 1963 khi đang học năm thứ ba Tốtnghiệp đại học vào hàng xuất sắc, được chọn đi làm nghiên cứu sinh ở nướcngoài, nhưng Chu cẩm Phong đã không chọn con đường ấy mà xin về Nam chiếnđấu cuối năm 1964, thời gian đầu làm phóng viên TTXVN sau đó chuyển sanglàm phóng viên, biên tập viên tạp chí VĂN NGHỆ GIẢI PHÓNG TRƯNGTRUNG BỘ (Khu Năm), bí thư chi bộ tiểu ban văn nghệ Ban tuyên huấn KhuNăm Trong công tác cũng như trong đời sống hàng ngày, ở đâu làm gì Chu cấmPhong cũng luôn là một Đảng viên gương mẫu Ngày 1 tháng 5 năm 1971, Chucẩm Phong đã anh dũng hi sinh, để lại tấm gương ngời sáng của một nhà báo, nhà

Trang 26

văn chiến sĩ cùng những trang viết giá trị Đặc biệt cuốn nhật ký của nhà văn đãđược các bạn chiến đấu là các nhà thơ Thanh Quế và Ngô Thế Oanh giữu gìn vàbảo quản tại cơ quan trên núi, sau trao lại cho gia đình Một phần cuốn nhật ký

mà nhà văn đem theo bên mình tưởng bị mất vĩnh viễn không ngờ đã được một sĩquan quân đội Sài Gòn thu giữ được, sau trao cho bạn, đó là Hoàng Đình Hiếu -sống trong lòng Đà Nang dưới chế độ cũ, sau ngày giải phóng Đà Nang anh Hiếu

đã tìm đến trao lại cho nhà thơ Bùi Minh Quốc

Năm 2000 tập nhật ký Chu cẩm Phong được NXB Văn Học xuất bản mang

tên Nhật ký chiến tranh và cuốn sách đã được Hội Nhà Văn Việt Nam trao tặng

thưởng Năm 2005, NXB Đà Nằng xuất bản Tuyển tập Chu cẩm Phong bao gồm

truyện ngắn, bút ký và Nhật ký chiến tranh của nhà văn.

Tháng 2 năm 2007, nhà văn Chu Cam Phong được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Tháng 3 năm 2010, nhà văn liệt sĩ Chu cẩm Phong được Nhà nước truy phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân

Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày mất nhà văn liệt sĩ Chu cẩm Phong, NXB

Hội Nhà văn đã cho xuất bản cuốn Nhật kỷ chiến tranh.

CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT

KỶ CHIÉN TRANH CỦA CHU CẲM PHONG

Nhật ký là những lời bộc bạch, tâm sự thầm kín của chủ thế sáng tạo viết rakhông nhằm mục đích giao lưu, xuất bản thành sách Vì vậy ở đó người viết bộc

lộ toàn bộ tâm tư, tình cảm, những sự kiện xảy ra xung quanh mình một cáchchân thực nhất Đó là những dòng tâm tư tình cảm, sự lắng đọng cảm xúc của tâmhồn những lúc chất chứa những tâm trạng, nhiều cảm xúc nhất muốn tự mìnhchiêm nghiệm lại những sự kiện vừa xảy ra, đang xảy ra hoặc đang được chứngkiến Đe thể hiện được điều này, ngôn từ là một phương tiện hữu ích nhất Qua đó

Trang 27

ta có thể gặp được những phút giây độc thoại với chính mình của nhà văn - ngườilính Chu cẩm Phong thông qua ngôn từ hướng tâm độc thoại Ta thấy được tìnhcảm của anh dành cho người thân, đồng đội, đồng bào nhân dân và đặc biệt làtình cảm với P.L - người con gái anh yêu thông qua ngôn từ mang quy ước ấn dụ.

ta còn thấy do bản thân nhà văn phải đối diện với những khó khăn, gian khổ, giữanhững bom đạn chiến tranh, nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùngmong manh nên trong nhật ký của anh, ta bắt gặp những ngôn từ mang giọng điệubuồn thương mà dường như sự xuất hiện của nó đã tạo ra được sức hấp dẫn lớnđối với người đọc Chính những điều này đã tạo nên sự thành công và mang đến

sức hấp dẫn mạnh mẽ của thể loại nhật ký nói chung và cuốn Nhật ký chiến tranh

của Chu cẩm Phong nói riêng đối với độc giả

2.1 Ngôn ngữ mang tính chất hướng nội, độc thoại

Tháng 3 năm 2010, nhà văn liệt sĩ Chu cấm Phong được Nhà nước truytặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Trong lịch sử Hội nhà vănViệt Nam thành lập từ 1957, Chu cấm phong là nhà văn đầu tiên được phong anhhùng với tư cách nhà văn

Sự nghiệp cầm bút của Chu cẩm Phong quá ngắn, chỉ có ba năm rưỡi, màlại là ba năm rưỡi chồng chất biết bao công việc ngoài văn chương Tuy nhiên,chỉ qua những trang nhật ký Chu cẩm Phong ghi vội giữa khói lửa chiến trường,chúng ta chang những đã được thừa hưởng một khối tư liệu hết sức phong phúđồng thời cũng thấy rõ ở anh một cặp mắt quan sát rất sắc sảo, một trực giác nắmbắt tâm lí bén nhạy, tinh tế, với một lối ghi chân mộc và sinh động, hứa hẹnnhững tác phẩm tầm cỡ

Cùng với khối tư liệu quý rất phong phú rất sinh động ấy, xuyên suốtnhững trang nhật ký, ta gặp một con người với toàn bộ cuộc sống hàng ngày củaanh, cuộc chiến đấu hàng ngày của anh, với những ứng xử, lo toan, những vuibuồn, yêu giận, suy tư

Ngày đăng: 01/10/2015, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w