Ngôn ngữ mang tính quy ước ấn dụ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 39)

13. Nhật kỹ chiến tranh của Chu cấm Phong

2.4. Ngôn ngữ mang tính quy ước ấn dụ

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học sáng tạo, tiếp nhận và đánh giá văn học nói chung và nhật ký nói riêng không thể thiếu yếu tố này.. Ngôn ngữ trong văn học vô cùng phong phú, điều này phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và vận dụng của người viết.

Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn từ văn học) là sự phân từ khác của ngôn ngữ tự nhiên, tương đồng nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ tự nhiên. Nhật ký chiến

tranh của Chu cẩm Phong là sự kết hợp tài tình vừa mang ngôn ngữ đời thường

vừa kết hợp yếu tố tự’ sự, trữ tình lãng mạn.

Ngôn tù’ quy ước, ẩn dụ là thứ ngôn ngữ được sử dụng khá phổ biến trong thể loại nhật ký đặc biệt trong nhật ký chiến tranh, tác giả sử dụng nó như một ký hiệu riêng trong những trang nhật ký của mình, để gọi tên thân thương nào đó và để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, thái độ của mình một cách kín đáo và khách quan nhất. Đó là tên gọi của đồng đội, bạn bè, thậm chí là người yêu là cách tác giả tự nói với mình hay hình dung ra người thân yêu đang hiện diện để thổ lộ tâm sự, tình cảm của mình với họ. Trong nhật ký thông thường, cách sử dụng ký hiệu này cũng xuất hiện, nhưng với nhật ký chiến tranh thì xuất hiện với mật độ dày đặc, các ký hiệu như : BMQ, P.L, P.A, M.. .được sử dụng khá nhiều trong mỗi trang nhật ký.

Bắt nguồn tù' điều kiện ra đời đặc biệt : viết trong bom đạn, trong ý thức thường trực về cái chết đến bất ngờ. Hệ thống từ ngữ, tên riêng viết tắt, những ký hiệu, ẩn dụ trong cuốn nhật ký đều có thể cắt nghĩa bằng tâm thức đặc biệt của người cầm b ú t : đế đảm bảo bí mật cho đồng đội, người thân và giữ kín chuyện riêng tư, phòng khi chiến sự ác liệt, cuốn nhật ký có thể rơi vào tay kẻ thù hoặc nhiều người khác, vì thế các ký hiệu hay chữ viết tắt là công cụ hữu hiệu hơn cả. Chu Cấm Phong đã ghi lại những cảm xúc nhớ nhung người yêu, anh gọi chị bằng ký hiệu riêng như chỉ để cất giấu chị cho riêng mình. Yêu nhau đâu phải nói ra chỉ thông qua ký hiệu tên người yêu thôi cũng đủ, để nhấn mạnh tình cảm, tình yêu. Trên đường hành quân vất vả, Chu cẩm Phong vẫn dành một khoảng lặng nhỏ, sự quan tâm nho nhỏ cho người mình yêu thương ; “Nghe tin PL có một chuyện buồn, do một sơ xuất trong công tấc mà bị kiếm điêm, và hôm nay lại sôt. Chãc PL buôn và khô vì chuyện đó lăm. Tự nhiên mình cũng thấy không vui. Mình muốn có một lá thư, một lời an ủi, động viên gửi tới P.L nhưng không biết làm sao được” [19;444]. Khói lửa chiến tranh ngăn bước họ gần lại bên nhau, nhưng cứ mỗi lúc có cơ hội được gặp nhau,họ lại có rất nhiều cảm xúc khó nói thành lời: “Ph. A reo lên: “Ỏi, P.L đến!”. Bông dung mình lặng người đi trong giây lát rồi trong lòng rộn rực niềm vui sôi noi, người nóng rực. Mình nén xúc động, bình tĩnh bước ra tận ngõ đón P.L. Điều mình nhận ra đầu tiên là P.L không đên nôi gây, có hơi xanh, nhưng vì đi đường hay xúc động nên gương mặt thoáng hồng, P.L rụt rè và ít nói. Anh em trong cơ quan thì cứ ghẹo mình. Mình rất muốn nói chuyên với P.L nhung lần đầu tiên em đến, vả lại anh em đông quá, rất tỉnh nghịch, PL lại rất rụt rè lúc nào cũng ngồi với Ph. A, nên mình chang nói được gì. Buốỉ toi nói được ít câu, nhưng toàn nhũng chuyện đâu đâu như không phải chính miệng mình nói ra. Buối tối em lại giành ngủ dưới bếp với Ph. A đế canh bảnh chưng. Mình không biết làm thế nào đế trò chuyện sau nửa năm xa cách. Mình năm ở nhà trên vân ngghe tiêng hai cô bạn gái chuyện trò thức suốt

đêm. P.L bảo sáng mai phải về vì lí do công tác chuyên môn. Mình thấy buồn chang lẽ chang nói được gì? Nhưng không có cách nào giữ P.L lại được. Khuya, mình thức dậy viết một lả thư ngắn ” [19;459]. Tình yêu trải qua trong chiến tranh dường như nó thiêng liêng và cao cả hơn nhiều lắm, hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau đôi khi chỉ bình dị là được nhìn thấy nhau hay giản đơn hơn chỉ là thỉnh thoảng được nghe tin về nhau. Chu cấm Phong tâm sự: “Trông gặp PL là một khao khát: mỗi lần gặp em, mình càng phát hiện ra những phấm chất tốt đẹp và nết na rất đáng yêu và đáng kính trọng. Sau mỏi lẩn gặp, hình ảnh P.L càng tràn ngập trong tỉm mình và mình cảm thấy đang xích lại gần em, đang đi đến một Tình Yêu. Đen với PL, mình cảm thấy đó là một cuộc gặp gỡ kì diệu, sự hòa hợp của hai tâm hon mà mình vân ôm âp mong ước. Đền với PL, mình sẽ chan chứa hạnh phúc suôt cả cuộc đời. Đềm nay ngoi trước trang giấy,, hình ảnh PL thẳm thiết tràn ngập trong những mơ ước về tương lai... ” [19;459].

Không chỉ viết về người yêu, Chu cẩm Phong còn dùng những ký hiệu khi viết về những người bạn, những người đồng đội của mình: “ Trường hợp BMQhơỉ buồn, trước đây mình cũng đã nghe, mình không ngờ cậu ta lại có những suy nghĩ tệ vậy, mình thất vọng ghê (chuyên trên đường đi, chuyên định xin ra, chuyên ghen tị với mình). Trong chỉnh huân cậu ta tự phê phán thành khãn, kiếm điếm tốt. Mình tin cậu ta sẽ khác. Quốc ơi, muốn sáng tác phục vụ cho nhân dân, hãy vứt bỏ những cái quái quỷ, thấp kém đó đi” [19;47].

Như vậy, ta thấy qua việc dùng từ ngữ quy ước, người viết bày tỏ được tâm tư, tình cảm, thái độ của bản thân khi nhận xét một cách khách quan về mọi việc xung quanh. Cách dùng ký hiệu trong ngôn ngữ khiến nhật ký tạo nên được sức hút đối với độc giả, làm cho người đọc có thể tư duy theo suy nghĩ chủ quan của bản thân để dò đoán người mà tác giả nhắc đến ở đây là ai. Nhưng điều quan trọng ở đây là dùng từ ngữ quy ước như vậy thì người viết có thể bày tỏ được quan điểm của bản thân khi nhận xét về đồng đội của mình và khách quan nói ra

những suy nghĩ nhận xét về đức tính của con người trong hoàn cảnh khó khăn, nơi mà mặt tốt và mặt xấu của con người rất dễ bộc lộ. Việc sử dụng ngôn ngữ có những ký hiệu riêng đồng thời còn góp

phần khắng định cái “tôi”, cái riêng của tác giả trong những trang viết của mình mà không có sự trùng lặp hay giống bất cứ một bài viết của ai khác.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ THỦ PHÁP XÂY DựNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w