Sử dụng linh hoạt và độc đáo nhiều lớp từ vụng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 42)

13. Nhật kỹ chiến tranh của Chu cấm Phong

3.1. Sử dụng linh hoạt và độc đáo nhiều lớp từ vụng

Thi pháp ngôn từ vi mô tức là phong cách học ngôn từ nghệ thuật (phân biệt với phong cách học ngôn ngữ và phong cách học lời nói - theo V. Vinôgrađốp). Nhiệm vụ của nó là nghiên cứu các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ văn học. Từ xa xưa đã hình thành lí thuyết tu từ học nghiên cứu các phép chuyến nghĩa nhằm đạt hiệu quả biểu hiện. Người ta đã biết các phương thức ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, chới chữ, hoán dụ, các phép song hành, trùng điệp.. .Các phương thức và biện pháp ấy có thể nói là chung, nhưng sự lựa chọn và vận dụng cụ thể bộc lộ những nguyên tắc nghệ thuật nhất định, làm thành đối tượng của thi pháp học ngôn từ. Chính vì vậy, với Nhật

ký chiến tranh của Chu cấm Phong, hướng nghiên cứu thi pháp ngôn ngữ nghệ

thuật cũng chỉ đi sâu vào khai thác những đặc trưng nổi bật và cá biệt.

Xuất thân vốn là sinh viên tốt nghiệp khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thuộc loại xuất sắc, khi công tác thì mang trên vai trọng trách của một nhà văn, của một người cầm bút xông pha nơi chiến trường ác liệt để “quay cận cảnh” những gì tàn khốc nhất về cuộc chiến tranh của dân tộc, vì thế sẽ không có gì là khó khăn để Chu cẩm Phong rèn giũa ngòi bút của mình để có được một hệ thống từ vựng phong phú, độc đáo trong các sáng tác. Tìm hiểu ngôn ngữ nhật ký của Chu cẩm Phong, chúng tôi thấy rằng ngôn ngữ trong nhật ký của người lính ấy nhìn chung là giản dị và giàu giá trị biểu cảm, chủ yếu là lời ăn tiếng nói của nhân dân

Trên từng trang nhật ký, nhà văn Chu cẩm Phong thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ hết sức phong phú và linh hoạt. Trong công tác chuyên môn hay sản xuất, chiến đấu, Chu cấm Phong luôn được nhắc đến như một tấm gương mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm, nhận lấy trước hết về mình những gian khổ, hiểm nguy. Không những vậy, anh luôn là người sống gần gũi với bà con dân tộc mỗi nơi anh được tiếp xúc và đi qua. Chu Cam Phong nói thạo tiếng Kà Dong và một ít tiếng Kà Tu, thuộc cả nhiều bài ca nữa. Anh có mối quan hệ tình

nghĩa ruột rà với đồng bào, từ các cụ già đến các em nhỏ ở các nóc dân tộc thiểu số chung quanh cơ quan hoặc bất cứ nơi nào mà anh đặt chân đến. Ở các đoạn hội thoại được Chu cẩm Phong viết lại trong nhật ký, ta có thể dễ dàng thấy được ngôn ngữ nói mang đặc trưng của bà con dân tộc: “Kmeỉ kéc lé? (ngượng cái gì) hát tiếp” hay “ Bé Xia - một cô bé khoảng 1 1 - 1 2 mùa rẫy, mồ côi va, nơn đi bắt chồng khác, nay ở với gia đình chú thím...” {Va, non tiếng Kà Dong có nghĩa là cha, mẹ) [19;55]. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn mang đậm chất địa phương của người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi nơi đây: “Mẹ hỉ, hầm ngắn quá, con phải nằm co chân đây nè...” hay “M/ thiệt, bữa nay về tối hung ác” ( Mị là tiếng địa phương Quảng Nam, có nghĩa là lạ [19;80]; “Trên biền người ta trồng nhiều thuốc lá và khoai tây” ( Biền theo tiếng địa phương Quảng Nam có ngĩa là bãi).

Đọc nhật ký của Chu cẩm Phong, ta thấy những tình cảm, cảm xúc cũng như ngôn ngữ hết sức chân thật và gần gũi với đời sống hàng ngày. Nó đúng với những đặc trưng của thể loại nhật ký, tác giả cầm bút viết cho chính mình, mà khi người ta viết cho chính mình thì thường hết sức chân thật.

Bên cạnh lớp từ vựng thuộc phong cách ngôn ngữ bình dân, thường được sử dụng hàng ngày thì ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cấm Phong còn mang đậm phong cách văn chương nghệ thuật. Ví dụ như hệ thống từ láy, từ tượng thanh, tượng hình...Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy trong tác phẩm của mình, Chu cẩm Phong sử dụng khá thường xuyên và linh hoạt hệ thống các từ láy. Tác giả sử dụng từ láy trong cả lời đối thoại, lời độc thoại nhưng nhiều nhất vẫn là trong lời trần thuật. Đặc biệt là trong lời văn miêu tả thiên nhiên, ông miêu tả “những mảnh vườn tăm tắp”[ 19;110], “nhũng luống rau còn non mướt xanh

mơn mởn ”, “nhũng thân rau mêm yêu, mảnh khảnh ” [ 19; 111], “mặt sông khẽ

sóng sảnh ” [ 19; 123],...

Từ láy cũng xuất hiện nhiều trong các câu văn miêu tả nhân vật, chẳng hạn trong câu văn miêu tả các em bộ đội nhỏ tuối ở Hội An, Chu cấm Phong viết: “

Trong cuộc họp, họ ngồi lén khoèo lấy một củ khoai song ngồi gặm lốp bốp rất

tự nhiên...” [19; 101]. Miêu tả ông già anh gặp ở Bảo An, Chu cấm

Phong viết: “Ông chủ nhà đã già, cặp mắt hơi lem nhem, nhưng tánh tình vui vẻ” [19;80] hay khi viết về một chính tri viên thị đôi tên Hiên, nhà văn viết: “ Người nhỏ bé loắt choắt, mặt tròn, gặp ai cũng cười rất vui vẻ” [19;87]...

Có thể nói vốn từ láy trong kho từ vựng của Chu Cam Phong khá phong phú. Bằng việc sử dụng các từ láy đúng chỗ, đúng lúc, Chu cẩm Phong đã cho người đọc thấy được sự sống động và chân thực của cảnh sắc cũng như con người mà anh đã được gặp, được chứng kiến trên đường công tác.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w