Cấu trúc câu đa dạng gọi cảm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 45)

13. Nhật kỹ chiến tranh của Chu cấm Phong

3.2. Cấu trúc câu đa dạng gọi cảm

Trong cuốn nhật ký của mình, Chu cẩm Phong đã kết hợp sử dụng nhiều kiểu cấu trúc câu như: câu đơn, câu đối xứng, câu dài, câu nhiều tầng bậc. Trước những hoàn cảnh và đối tượng khác nhau, nhà văn đã vận dụng linh hoạt các kiểu diễn đạt khác nhau. Nhờ thế ngôn ngữ văn chương trong tác phẩm trở nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều.

Trên đường đi công tác, giữa cảnh mưa bom bão đạn nguy hiểm, để mô tả, ghi chép cho kịp, cho đúng cảnh tượng của đời sống, của thiên nhiên, của con người, Chu cấm Phong thường sử dụng kiểu câu đơn giản mà đa số là những câu đơn. Chẳng hạn trên đường đến núi Tròn, tác giả viết: “ Ho pháo chỉ chít hai bên đường. Tre gãy cụp” [19;25]. Hay khi viết về những ngày mưa bão, Chu cấm Phong viết: “Hai ngày dầm mưa. Bão gần, bão số 6 đố bộ vào miền Trung. Nước lũ đố về dữ quả. Con sông Nước Mỹ xám ngắt réo rắt xiết qua các thác đá. Các suối nhỏ thành suối lớn. Suối lớn thành sông” [19,179].Những câu văn viết về quá trình trên đường đi công tác vất vả cũng được tác giả rút ngắn giản đơn: “Lên đường đi về. Đi một mình tự lực. Con đường này khác hắn. Bom tọa độ đảnh dày đặc. Nắng như đố lửa, đường nhiều dốc mình lại không cỏ bi đông mang nặng. Mồ hôi ra như tắm. Xuống suối tắm lên lại nóng. Hơi nóng bốc lên

mặt thở không đirợc. Không có bóng mát đế nghỉ. Có lúc mình hóa điên, Mình

càng thấy sức khỏe mình xuống” [19;298]. Các câu văn ngắn tạo cảm giác gấp

gáp, vội vã, cũng như cho người đọc thấy được nỗi gian lao và vất vả trên đường hành quân công tác của nhà văn mang áo lính và những người đồng đội của mình.

Nhưng có lẽ kiểu kiến trúc câu đặc sắc hơn cả là kiểu kiến trúc câu dài nhiều tầng bậc. Chu Cẩm Phong đã sử dụng các câu văn với nhiều vế câu, nhiều thành phần mở rộng, biến hóa linh hoạt. Loại câu này rất phù hợp khi tác giả miêu tả đối tượng đồng thời qua đó thể hiện cảm xúc riêng của mình. Khi miêu tả về mảnh đất Trà Quế nổi tiếng về trồng rau, nhà văn viết:“ Trồng rau trở thành một nghề nghiệp chuyên môn, một thứ gia truyền người ta sinh sống, phát đạt bằng nhũng mảnh vườn tăm tap, ngăn nap và xỉnh đẹp như vườn hoa. Khắp các ngõ lối trong làng, chó nào cũng ngào ngạt hương thơm quyến rũ, kích thích của rau. Nhất là buốỉ chiều về, khi gió ngoài sông thối lộng vào, các chị gái và các bà gánh những gánh rau đầy ắp từ ngoài vườn về đố đẩy sân, chuấn bị cho chuyến chợ phố ngày mai, hương vị rau càng nồng đượm, rau ở đây ngon nhờ chất đất, cũng cây hàng, xà lách, cũng rau húng, rau quế, cũng cây ngò, cây cải đó, một khi đem khỏi cái làng bé nhỏ ngửa mặt ra sông này, đem cấy xuống một mảnh đất khác lạ, chang hạn ở Trường Lệ, rau như là nhớ đất và kém sủt đi, và cái hương vị của Trà Quế mất hắn ” [19; 110]. Hay khi viết về vùng đất cửa ngõ của Hội An, Chu cẩm Phong có viết: “ Dừa nước ở đây nhiều vô kế, mọc thành tùng cụm rải rác, mọc thành đảm khống lồ, mênh mông dọc theo các sông...Đó vân là một căn cứ, một cái hâm bí mật, một thê trận đổ, có điều là cái căn cứ nối nàỵ, cái hâm bí mật này ngàynay to hơn ngày kháng chiến trước rất nhiều ” [19;97]. Nhà văn cứ viết, cứ viết mà không để ý đến việc ngắt câu, cứ để mạch cảm xúc ào ạt, tuôn trào và chân thực.

Đọc nhật ký của Chu cấm Phong, ta có thế bắt gặp nhiều câu dài như thế. Và đa phần ở những đoạn văn miêu tả về phong cảnh, về quê hương là những

đoạn chứa những câu văn dài nhiều tầng bậc như thế. Dường như giữa mưa bom bão đạn, giữa sự tàn khốc của khói lửa chiến tranh thì tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu của anh với mỗi mảnh đất nơi anh đặt chân đến lại làm cho tác giả có những cảm xúc khó nói thành lời và rồi người lính ấy cứ đế cho những dòng cảm xúc ấy tuôn trào trên trang nhật ký thân thương.

Việc sử dụng nhiều kiểu cấu trúc câu không chỉ đáp ứng nhu cầu thế hiện cảm xúc của tác giả mà hơn hết nó còn phù hợp với hoàn cảnh khó khăn khi sáng tác trong chiến tranh ác liệt, mang lại những hiệu quả nghệ thuật rất lớn cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w