Ngôn ngữ mang tính chất hướng nội, độc thoạ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 27)

13. Nhật kỹ chiến tranh của Chu cấm Phong

2.1. Ngôn ngữ mang tính chất hướng nội, độc thoạ

Tháng 3 năm 2010, nhà văn liệt sĩ Chu cấm Phong được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Trong lịch sử Hội nhà văn Việt Nam thành lập từ 1957, Chu cấm phong là nhà văn đầu tiên được phong anh hùng với tư cách nhà văn.

Sự nghiệp cầm bút của Chu cẩm Phong quá ngắn, chỉ có ba năm rưỡi, mà lại là ba năm rưỡi chồng chất biết bao công việc ngoài văn chương. Tuy nhiên, chỉ qua những trang nhật ký Chu cẩm Phong ghi vội giữa khói lửa chiến trường, chúng ta chang những đã được thừa hưởng một khối tư liệu hết sức phong phú đồng thời cũng thấy rõ ở anh một cặp mắt quan sát rất sắc sảo, một trực giác nắm bắt tâm lí bén nhạy, tinh tế, với một lối ghi chân mộc và sinh động, hứa hẹn những tác phẩm tầm cỡ.

Cùng với khối tư liệu quý rất phong phú rất sinh động ấy, xuyên suốt những trang nhật ký, ta gặp một con người với toàn bộ cuộc sống hàng ngày của anh, cuộc chiến đấu hàng ngày của anh, với những ứng xử, lo toan, những vui buồn, yêu giận, suy tư.

Con người đó chính là Chu cẩm Phong.

Và ta gặp không phải là một con người bình thường. Đúng hơn, ta gặp một con người vừa bình thường vừa cao hơn sự bình thường rất nhiều - đây là một đảng viên cộng sản, một cán bộ đảng, người chiến sĩ tiên phong gương mẫu của nhân dân, một người chiến sĩ kiên trung chiến đấu bằng ngòi bút của mình.

Có điều thật lạ, vượt ra ngoài ý định của người ghi, như một nét riêng của văn học Việt Nam chiến đấu, Nhật ký chiến tranh của Chu cấm Phong tự thân nó cứ chứa đựng một giá trị văn học độc đáo cần được tiếp tục khám phá. Và không cần chờ thêm sự sàng lọc của thời gian, không cần dựa vào số lượng sách được in được mua nhiều hay ít, một sự thật hiển nhiên đâ hiện ra với chúng ta: cái lớn lao hơn hết ở Chu cấm Phong chính là con người anh, là sự hòa quyện tự nhiên nhuần nhuyễn giữa tác giả và tác phẩm mà Nhật ký chiến tranh là bằng chứng mãi mãi tươi ròng sự sống.

Có một điều đặc biệt, không giống với Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc, tác giả của hai cuốn nhật ký gây được sự chú ý của dư luận là Nhật ký

Đặng ThùyTrâmMãi mãi tuổi hai mươi, Chu cẩm Phong ra trận với tư cách là

một nhà văn, mang trong mình tư chất của một người nghệ sĩ, anh ra trận thực hiện nhiệm vụ là sáng tác văn nghệ phục vụ chiến tranh. Từ một địa hình gần bờ sông Thu Bồn thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nhà văn Chu Cấm Phong đã xếp lại cuốn nhật ký đang ghi dở dang và cầm súng chuẩn bị chiến đấu. Cuốn nhật ký đã vĩnh viến dừng lại ở dòng chữ “ 10 giờ, 2 chiếc phản lực đến thả

bom và bắn đạn 20 lỵ, sau đó quân bộ kéo sang” (ngày 27-4-1971). Đúng ba

ngày sau, anh hi sinh khi bị địch khui hầm. Anh và đồng đội đã anh dũng chống trả quyết liệt đến viên đạn cuối cùng, cuốn nhật ký vẫn lặng lẽ nằm yên trong ba lô. Lẽ ra số phận của nó đã bị chôn vùi trong đất nếu không có hai sĩ quan bên kia chiến tuyến đã lun giữ nó trong suốt bốn năm trời để rồi đến ngày giải phóng đã được trao tận tay đồng đội của anh, nhà thơ Bùi Minh Quốc. Cuốn nhật ký có số

phận “kì lạ” đã thực sự thu hút đối với người lính đó, thậm chí anh đã bao bìa và vẽ lên đó hình một cái cây mọc thẳng dưới ánh mặt trời. Bởi một điều đơn giản, cuốn nhật ký ấy là nhật ký mà cũng là một tác phẩm văn học, một tác phẩm chân thực đến tận cùng vì tác giả chỉ viết cho riêng mình, một tác phẩm của nhà văn lại được viết khi nhà văn không hề nghĩ mình đang sáng tác, mình đang viết nên một tác phẩm: Chu cấm Phong chỉ muốn ghi lại cuộc chiến mà anh trực tiếp dấn thân, ghi lại những gì anh đã nghĩ, đã thấy, đã xúc cảm mãnh liệt về nhân dân, về đồng đội hay chỉ đơn giản nghĩ rằng nó sẽ trở thành một tư liệu quý giá cho những tác phẩm sau này nếu may mắn còn sống sót thì anh sẽ viết. Ngã xuống khi chưa tròn bốn tuối văn, chưa kịp bộc lộ hết tài năng, nhưng những gì anh đế lại đều gây ấn tượng đối với độc giả, tác phấm nào cũng đáng nhớ. Mỗi tác phẩm là sự chân thành, là khát khao cháy bỏng của cảm xúc. Với

Nhật ký chiến tranh, những dòng viết tươi ròng, liền mạch, chân thật và mềm

mại...đã làm cho tác phẩm có sức sống bất diệt. Tác giả đã cho độc giả một cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về công tác ở chiến trường của những người hoạt động văn nghệ. Bản thân anh vốn là sinh viên tốt nghiệp khoa Ngữ văn - trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thuộc loại xuất sắc, được chọn đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng Chu cấm Phong đã xin về Nam công tác. Từ bỏ cơ hội hiếm có ấy, anh quyết định chọn hướng đi đầy chông gai thử thách đế thỏa chí nam nhi, muốn cống hiến hết mình vì lí tưởng tuối trẻ, xông pha nơi chiến trường khốc liệt, dùng ngòi bút và cặp mắt để “quay cận cảnh” những gì chân thực nhất về cuộc chiến của dân tộc ta.

Đọc từng trang nhật ký của Chu cấm Phong, chúng ta cảm nhận được những khó khăn thử thách sức bền bỉ chịu đựng của con người trong chiến tranh ác liệt: “Dọc con đường Xuyên Phú có những vườn rau tuyệt diệu. Bọn Mĩ ném xuống đây khá nhiêu bom, nhũng trái bom phá khoét những hồ sâu hoăm liên tỉêp nhau. Dân ở đây không thừa nhận bất cứ một sự đâu hàng dưới hình thức

nào, không thừa nhận sự chết trên mảnh đất mà dòng sông Thu Bôn đã mang màu mỡ của muôn nơi vê bôi đăp, mảnh đâtmàu mỡ mà họ đã đem máu và mồ hôi, nước măt của mình ra thâm canh. Họ trông rau muống quanh miệng hô bom, trong lòng hố bom. Rau muông giờ đã xanh, làm thành một vòm xanh tròn trịa, khỏe mạnh cứ thít chặt mãi, thít chặt mãi. Những ngọn rau như còn rụt rè chưa muốn vươn ra cái mặt nước trong hổ vì còn e dè cái chất thuốc nong nặc giết chết sự song của bom Mĩ, nhưng nhiều ngọn khác thì đã coi khỉnh, thách thức vươn ra, nằm trên mặt nước, ngọn rau xanh mướt, to cẫng, khỏe mạnh và hào hứng kì lạ. Thì ra không thế có bất cứ một thứ gì của giặc Mĩ lại có thế làm xấu đi, làm cằn côi đi mảnh đất của chúng ta. Ớ đây có rất nhiều nhũng ao rau muống kiếu ấy. Bây giờ các ao ấy còn xanh tốt giống hệt nhau... ” [19;73].

Qua từng trang nhật ký, ta thấy được trong đó sự vất vả của những nhà văn - chiến sĩ trên mặt trận, vừa chống giặc, vừa sáng tác chiến đấu chống lại cái đói thường trực và những cơn sốt rét để hoàn thành nhiệm vụ: “...Buổi tối ngủ giữa đường, không có gạo, không có mắm muối, phải rang bắp nằm nhai đến muốn

sái quai hàm... ” [19; 176]...Bên cạnh đó, cuốn nhật ký cũng phần nào phản ánh

được tư tưởng tình cảm và thái độ chiến đấu của những con người họ đã tùng gặp, nhũng nơi mà họ đã đi qua, những cảm xúc mà họ đã trải nghiệm: có buồn vui, nước mắt, băn khoăn trăn trở, có thất vọng buồn chán, có mất mát hi sinh...tất cả đều được tái hiện qua những trang viết đậm mùi khói lửa, dòng tâm tư thay lời muốn nói được dồn nén trong những cảm xúc qua từng con chữ trên trang nhật ký giữa chiến trường bom đạn. Anh nhớ mặt, anh nhớ tên, anh quan tâm tới hầu hết với những con người anh được gặp, được tiếp xúc: “ Chị Nhằm có khuôn mặt rất Quảng Nam, cũng khó mà chỉ ra nét nào là của riêng Quảng Nam trên khuôn mặt người đàn bà đó, nhưng cứ nhìn khuôn mặt với búi tóc to như một trái chanh, từ đấy người ta nhận ra ngay chị là một người Quảng Nam...

đau mắt nặng, nên giờ hai mí mat như muốn dính vào làm một, lúc nào cũng phải

nhướn lên rất vất vả, mímăt thành một quầng đỏ tỉm... ” [19;85].

Không chỉ có vậy, Chu cấm Phong còn đau với những nỗi đau mà anh được chứng kiến, những nỗi đau do chiến tranh tàn ác mang đến: “Mới gặp mà mình đã thấy yêu ngay nhũng con người rất trẻ, rất khỏe và dũng cảm đó. Trong 9 người đó, ai cũng có những đau thương dữ dội. Một trái bom đã cướp mất của Miên 4 người thân: cha mẹ, hai con trai, và vợ anh bị thương hóa điên luôn. Bọn Nam Triều Tiên đã giết chết mẹ, hai người chị và bon đứa cháu củ ũ Hồng. Gia đình nào cũng bị xúc tát, chạy tan tác khắp xứ, không tin tức. Gia đình của Dũng là một gia đình kì lạ. Hai ông bà đẻ ra 9 người con trai, và 1 người con gái. Bà hứa với dân làng rằng: 9 con trai bà Ỉớỉĩ lên sẽ đi bộ đội cả 9. Các con đã thực hiện lờỉ hứa đó của mẹ. 7 người trai đã đi bộ đội, trong đó có Mai, năm nay 14 tuoỉ, là một chiến sĩ của thị đội Hội An, có 2 tuoi quân. Đứa em kế của Mai, nhỏ hơn Mai 2 tuốỉ vừa tòng quân. 7 đứa ra đi, bà mẹ có tình cảm rộng lớn tuyệt vời đó đã dặn những lời thiêng liêng nhất và nhân tình nhất mà bà đã nghiền ngâm bằng cả cuộc đời đau khố của mình ” [19;89]. Chu cẩm Phong còn viết những dòng tâm sự đầy xúc động và đau đớn khi phải chứng kiến cái chết của những người mà anh xem như em ruột của mình: “Trời ơi, không phải hai xác, mà là bốn xác rất thảm thương. Cúc áo quần bị xé nát bỏ một bên nằm trần truồng, ngực bị xẻo, đâm, mặt bị chém, một nhát dao đâm từ trên đỉnh đầu xuống. Khắp thân mình bị xây xát mêm nhũn. Anh mặt bị băm nát, rạch ngang dọc, măt bị móc không còn nhận ra hình dạng, hai cánh tay bị giập nát; đẩu vỡ sọ. Hương bị một nhát dao đâm giữa mặt. Dũng bị một phát đạn giữa ngực. Thì ra bắt người, chúng hãm hiếp rồi giết bằng cách bằm nát rồi cho vào hầm giật mìn. Mình nghe tin như vậy ngồi khóc ròng ròng, thương tiếc, uất ức, căm giận. Các em ấy chết cho mình song. Rõ ràng là vậy. Mình thấy nhói trong tỉm... ” [19;254]. Hay như: “Từ hôm nghe tin gia đình thím Ghì tan nát, mình rất xúc động, mình không ngớt

nghĩ đến cải gia đình nghèo ấy. Chú Ghì bị Mĩ bắn. Thím Ghì, cậu của Xuyến, bà ngoại Xuyến, thẳng Đỉnh chết. Xuyến bị Mĩ hiếp hóa điên. Phương, anh thương binh ngoài Hà Tĩnh con nuôi của gia đình bị Mĩ bắn bị thương, sau chết vì bom, đau đớn vô cùng... ” [19;323].

Có thể nói, qua những dòng nhật ký mà nhà văn - người chiến sĩ Chu Cẩm Phong để lại, ta càng thêm khâm phục một con người sống có trách nhiệm, có lí tưởng, kiên trung với Đảng và nhân dân, dù sống hay chiến đấu nơi đâu anh cũng sống hết mình cho lí tưởng. Thường xuyên phải đối mặt với cái chết, Chu Cẩm Phong quý trọng từng giây, từng phút sống. Anh luôn ý thức được trách nhiệm của người cầm bút trong chiến đấu, làm việc hăng say, quên mình. Trang nhật ký ghi ngày 14-8-1970, anh có tổng kết thời gian làm việc của mình như sau: “...Ke hoạch một ngày như thế này:

5 giờ dậy

6 giờ 3 0 - 9 giờ: viết, làm công tác chuyên môn.

9 giờ - 17 giờ 30: lao động sản xuất (trù' giờ nghỉ trưa). 18 giờ 15 - 20 giờ: Nghe đài, nghỉ ngơi.

20 giờ - ì giờ 30: viết.

Cộng: công tác chuyên môn: 8 tiếng. Lao động sản xuất: 6 tiếng rưỡi.

Ngủ: 3 tiếng rưỡi”. Có như vậy ta mới thấy được sức chiến đâu và lao động của

anh thật bền bỉ. Không những thế, lúc nào, ở đâu Chu cấm Phong cũng luôn là con người mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm, nhận lấy trước hết về mình những gian khổ, hiếm nguy. Đi vùng sâu, trong những chuyến vượt đường rất dễ đụng các 0 phục kích của giặc, người ta hay đùn đẩy nhau đi trước, thì anh liền nhận đi trước, sát gót giao liên. Có lẽ, những gian khổ, thiếu thốn về mặt vật chất và khó khăn trên chiến trường không đáng sợ và kinh khủng như sự mất mát, thiếu thốn về tinh thần, đó là những khi Chu cấm Phong nhận được tin những người thân, bạn bè, người yêu và ngay cả những người dân mà anh từng gặp đã

ngã xuống hi sinh bởi bom đạn của kẻ thù. Càng mất mát đau thương, con người ta càng được tôi luyện, vì thế đối với họ mà nói, được sống và cống hiến cuộc đời mình vì lí tưởng, vì sự nghiệp của nhân dân là một sự vẻ vang, là một sự hi sinh đúng đắn. Và Chu cấm Phong là một người như thế.

Ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu cẩm Phong mang tính độc thoại hướng tâm rất cao. Độc thoại chiết tự có nghĩa là “nói một mình”. Trong ngôn ngữ học độc thoại còn gọi là đơn thoại, trong đó hình thức giao tiếp chỉ có một bên nói còn một bên tiếp nhận, không có phản ứng của một người thứ hai và không bị tác động chi phối bởi ngôn cảnh của một cuộc thoại. Theo Đỗ Hữu Châu: Độc thoại là một quá trình giao tiếp mà ở đó người nhận bị trừu tượng hóa, xem như có mặt nhưng không có ảnh hưởng gì đến việc nói và viết cả. Nhà lí luận văn học Nga G. N. Pôpêlốp cũng viết: Lời độc thoại là lời không nhắm tới người khác mà tác động qua lại giữa người và người. Chúng ta thường gặp một loại rất phố biến trong văn học nghệ thuật đó là lời độc thoại nội tâm, lời độc thoại nội tâm là lời xuất phát từ chính nhân vật (người viết) rất tự nhiên không gò bó, độc thoại nội tâm là loại độc thoại tồn tại chủ yếu trong văn bản nghệ thuật là phương thức truyền đạt tư tưởng, tình cảm của nhà văn thường xuyên sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ thuật. Khi sử dụng độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử dụng ngôn ngữ riêng đó là ngôn ngữ hướng tâm độc thoại.

Ngôn ngữ độc thoại trong nhật ký là sự độc thoại nói về nỗi buồn. Đặc biệt ngôn ngữ hướng tâm độc thoại trong Nhật ký chiến tranh của Chu cẩm Phong là sự thể hiện nỗi buồn của nhà văn về chiến tranh, về những gian lao và khó khăn trên đường hành quân cũng như trong công việc sáng tác. Tạm biệt gia đình, từ chối một tương lai đang rộng mở phía trước, chàng trai Chu Cẩm Phong đã hăng hái xung phong tình nguyện gắn bó cuộc đời mình với nơi chiến tranh đang diễn ra ác liệt. Những lúc cô đơn, mệt mỏi hay đơn giản chỉ là muốn lưu giữu lại

những tài liệu để sáng tác sau này, Chu cấm Phong lại tâm sự với chính mình qua những tranh nhật ký. Cuốn nhật ký đã trở thành người bạn tâm tình, ở đó nhà văn có thể bộc lộ cảm xúc, thái độ, suy nghĩ về tất cả những gì được chứng kiến, từ cuộc sống hàng ngày đến công tác chuyên môn và tình yêu đôi lứa: “Mình nghẹn ngào...Khỉ chủng mình yêu nhau trong hoàn cảnh chiến tranh này, mình đã nghĩ đến những gì tàn nhân nhất có thế đến. 'Nhung cuối cùng còn ngưng tụ lại trong mình,, trong suy nghĩ của mình, lóng lánh, óng ả những săc màu và ầm áp khôn cùng là hạnh phúc của một tình yêu sáng ngời trong những hi sỉnhh gian khố. Không có một thử thách lớn lao nào băng sự thử thách trong chiên tranh lân này.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w