Ngôn ngữ có khả năng đan xen, đỗỉ hướng liên tục theo dòng hồi tưởng, suy nghĩ của tác giả

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 35)

13. Nhật kỹ chiến tranh của Chu cấm Phong

2.2. Ngôn ngữ có khả năng đan xen, đỗỉ hướng liên tục theo dòng hồi tưởng, suy nghĩ của tác giả

hồi tưởng, suy nghĩ của tác giả

Thể loại nhật ký nói chung và tác phẩm Nhật ký chiến tranh nói riêng có những đặc điểm rất khác so với các tác phẩm văn học tự sự như truyện ngắn hay tiểu thuyết. Sự khác biệt đó tiêu biểu phải kể đến đó là khả năng đan xen, đổi hướng của ngôn ngữ.

Thông thường, đối với những tác phẩm văn học tự sự, mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm thường phụ thuộc vào cốt truyện và chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ thường có sự thống nhất từ đầu đến cuối văn bản. Tuy nhiên đối với thể loại nhật ký nói chung hay đối với Nhật kỷ chiến tranh của Chu Cam Phong nói riêng thì tư tưởng, suy nghĩ của nhân vật lại có sự thay đổi, đan xen đa chiều không theo một trình tự nhất định. Sở dĩ có điều khác biệt này là bởi nội dung của Nhật

nên một tác phẩm văn học mà nó chính là những suy nghĩ, cảm xúc rất chân thật của người viết, được viết vội vàng trên đường hành quân, công tác, ghi lại những sự kiện, sự việc, con người mà người viết được gặp, được chứng kiến. Nhật ký là thế lời độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác giả hay nhân vật giữ ngôi thứ nhất. Neu trong các thể loại như phóng sự, tùy bút, bút ký...trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm. So với các thể loại khác, vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngại ngần xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên có những khi lời độc thoại của tác giả hay nhân vật lại chính là cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong nhật ký văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mĩ lớn lao.

Cả tập nhật ký là những ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại, có lúc liên tục, nhưng cũng có lúc ngắt quãng vì những lí do khách quan mang tới. Chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ trong tác phẩm có sự đan xen, đổi hướng liên tục theo dòng hồi tưởng, suy nghĩ của tác giả. Ta có thể thấy rõ điều này qua trang viết của nhà văn Chu cẩm Phong. Trong nhật ký ghi ngày 27/1/69, anh có viết: “Cải ký này mình định đặt đề “Mặt biến, mặt trận ” nhung

dềnh cỉàng mãi, buổi sáng mới viết được hơn một trang”. Đang viết về tác phẩm

ký của mình, Chu cẩm Phong lại viết tiếp về tình hình chiến sự: “Từ 9 giờ, tàu gáo, tàu rắn mối vào quần bắn riết vùng thôn 2 thôn

3. Rốc-két, M79 bắn giập như thế một tấm thép, liên thanh. Có tin xe ra, rồi hai chiếc phản lực đến ném bom hàng tiếng đồng ho, một chiếc gọng bừa chỉ điếm dân đường. Đen chiều thì tin xe ra chính xác. Xe đến thôn 2. Đạn

đại liên trên xe bắn rộn và có tràng vút qua đẩu công sự... Ta có thế thấy, mỗi một sự chuyển hướng cảm xúc là một sự chiêm nghiệm, chứng kiến hay suy nghĩ của người viết. Dường như trong cái khó khăn, vất vả, thiếu thốn và đầy hiếm nguy của chiến trường đầy bom đạn, người lính ấy đã cố gắng đế gom hết tất cả những gì mình thấy, mình làm vào từng con chữ, từng trang giấy.

Có thể những dòng chữ ấy còn có cái gì đó lộn xộn, bụi bặm của chiến trường khốc liệt và không thiên về văn chương vì bản thân nó chỉ là một sự ghi chép cá nhân nhưng nó lại mang ý nghĩa nhân văn và giá trị lịch sử vô cùng to lớn.

Ngôn ngữ trong nhật ký của Chu cẩm Phong có sự đổi hướng liên tục theo dòng hồi tưởng và suy nghĩ của người viết, điều này mang lại hiệu quả nghệ thuật rất lớn cho tác phấm. Nó không chỉ nhấn mạnh tính chất của thế loại nhật ký nói chung mà đồng thời những quan sát, chiêm nghiệm của nhà văn cũng được đặc tả một cách chân thực và sâu sắc nhất. Cuốn nhật ký như một bộ phim tư liệu quay chậm, ghi lại một phần quá khứ đau thương của dân tộc trong chiến tranh. Nó có ý nghĩa giáo dục lớn đối với thế hệ trẻ sau này, nhắc nhở họ phải sống, học tập, lao động và cống hiến sao cho không hố thẹn với sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước; nhắc nhở họ nhớ rằng, trong thời kì bom đạn gian khổ ấy, đã có những con người sống với lí tưởng cao cả, dành trọn trái tim, tâm tư, tình cảm và cả sự sống của mình cho nền độc lập dân tộc.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của chu cẩm phong (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w